Tài liệu tham khảo: Viết bài văn nghị luận về lòng quả cảm của con người (đồng nghĩa: dũng cảm)
Tài liệu tham khảo: Viết bài văn nghị luận về lòng quả cảm của con người (đồng nghĩa: dũng cảm)với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào
Môn: Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRẦẦN BÍCH TRÀ
ĐỀ 1: Viết bài văn nghị luận về lòng quả cảm của con
người (đồng nghĩa: dũng cảm) Bài làm
William Shakespeare từng quan niệm rằng: “Kẻ hèn nhát chết nhiều
lần trước cái chết; người gan dạ chỉ nếm trải cái chết một lần”, câu
nói ấy quả thật đúng đắn khi ta suy nghĩ về một đạo đức con người
là lòng quả cảm. Có ai đó đã từng nói, khi quay ngược trái tim mình
lên thì trái tim sẽ có hình ngọn lửa, và đó chính là ngọn lửa của lòng
quả cảm. Chúng ta vẫn luôn làm cháy lên ngọn lửa ấy từng ngày
trong quá trình chúng ta hoàn thiện bản thân. Vì vậy, lòng quả cảm
như là một tia sáng làm tỏa sáng những giá trị riêng trong cuộc đời
phong phú của mỗi con người chúng ta.
Ta đã nghe quá nhiều về cụm từ “lòng quả cảm”. Vậy theo bạn hiểu,
lòng quả cảm nghĩa là gì? Trong cuộc sống, con người ta luôn cần ý
chí để vượt qua mọi gian nan, cách trở, nhưng trước khi có được ý
chí ấy, thì không thể không cần đến lòng quả cảm đối diện với
chúng. Quả cảm là dám đương đầu với mọi khó khăn, gian lao vất
vả, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì công lí, không sợ hãi, hèn yếu mà
bỏ cuộc; dám vượt qua mọi thử thách, thậm chí là giới hạn của chính
mình, chiến thắng bản thân để hoàn thành mục đích đề ra. Quả cảm
là một đức tính cao đẹp, vô cùng cần thiết, luôn được đề cao từ xưa
đến nay. Thế nên mới nói, quả cảm ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi
con người. Lòng quả cảm – một điều rất quan trọng mà mỗi người
cần và nên có. Đó là tinh thần quyết tâm và dũng khí, dám đương
đầu với nguy hiểm để làm những việc thấy cần phải làm. Đó là sự
can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó
khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin. Từ đó, A.d’Houdetot
đã quan niệm rằng: “Kẻ nhút nhát trốn chạy sự nguy hiểm, cái hiểm
nguy trốn chạy kẻ gan dạ”
Có phải chỉ khi có chiến tranh thì chúng ta mới cần có lòng quả cảm?
Nếu nghĩ như vậy có lẽ chúng ta đã hiểu sai về lòng quả cảm. Phẩm
chất này đơn giản là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng
quả cảm là người không run sợ không hèn nhát, dám đứng lên chống
lại cái sai, cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, bảo
vệ lẽ phải. Người có lòng quả cảm sẽ dám đương đầu, dám dấn thân,
còn kẻ yếu đuối sẽ chẳng bao giờ đi đến được cái đích của mình.
“Bạn không thể yếu đuối trên con đường theo đuổi giấc mơ. Hãy
dám vượt qua các rào chắn để tìm con đường của riêng mình.” (Les
Brown). Nếu không có lòng quả cảm, bạn chắc chắn sẽ bị bỏ lại ở
phía sau, đó là lý do vì sao có rất nhiều những tấm gương sáng về
lòng quả cảm ấy đã dám đương đầu để đạt được những điều tốt đẹp.
Vậy tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Ta không thể tránh khỏi có
những lúc gặp phải thất bại khiến ta gần như tuyệt vọng, thế nhưng
nếu cứ để cho nỗi tuyệt vọng ăn mòn đi chính khả năng của bạn thì
vĩnh viễn bạn sẽ chẳng thể nào thành công, điều cần thiết nhất khi
ấy là cần biết đứng dậy, nhìn nhận ra lỗi sai của bản thân, can đảm
mà bước tiếp bằng những kinh nghiệm đã rút ra được, rồi một lần,
hai lần, ban lần, nhiều lần như vậy, bạn chắc chắn sẽ đạt được điều
mà mình mong muốn. Đó chính là lòng quả cảm dám đối diện với
khó khăn và lỗi lầm của bản thân mình. Bên cạnh đó, khi mọi thứ
dường như quá sức hoặc ngoài tầm tay của ta thì lòng quả cảm sẽ
giúp đơn giản hóa mọi chuyện, cho ta bản lĩnh, sự tự tin, kiên cường
để đối diện với mọi điều đang chờ ở phía trước.
Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trở
thành con bướm biết bay. Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất nảy
mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày để thành cây
cứng cáp. Những thử thách đã làm nên giá trị của sự thành công và
ta sẽ không thể vượt qua được những thử thách ấy để thành công
nếu không có lòng quả cảm. Lòng quả cảm giúp ta chấp nhận hậu
quả sau mỗi quyết định, dám đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, đương
đầu với những nỗi khổ đau và quan trọng hơn hết là tạo cho ta sức
mạnh để chiến thắng chính mình, vượt qua số phận mà đến với
thành công. Không chỉ vậy, nó còn là động lực giúp ta đứng lên bảo
vệ công lí, động cơ nâng cao tình thần tương thân tương ái giữ người
với người và cuối cùng nâng cao hơn là tình yêu Tổ quốc. Ta có thể
thấy dù trong thời kì nào đi chăng nữa thì luôn có sự hiện diện của lòng quả cảm.
Thời xưa thì có Trần Bình Trọng thà “ làm ma nước Nam chứ không
làm vương đất Bắc”, thời chống Pháp, chống Mỹ thì có anh Bế Văn
Đàn lấy thân mình làm giá súng để đoàn quân tiến về phía trước hay
các cô gái Ngã ba Đồng Lộc không ngại hiểm nguy phá đá mở đường
cho đoàn xe tiến tới.Và trong cuộc sống hiện nay của thời kì đổi mới,
lại cũng có không ít những tấm gương về lòng dũng cảm vô cùng
đáng khâm phục như các bác xe ôm Võ Việt Cường ở chợ Tân Định
tay không bắt cướp, cậu học trò Phạm Văn Phong cứu sống cả ba
người bị chết đuối trong lúc đang đi bắt ốc trên ghe. Bởi vậy nếu nói
rằng lòng dũng cảm quả thực trở thành phẩm chất tạo nên những
bậc anh hùng thì quả thực không sai.
Lòng quả cảm đã thôi thúc anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình
chèn pháo hay lòng dũng cảm đã khiến anh hùng Phan Đình Giót
rướn cả tấm ngực thanh xuân của mình để bịt kín lỗ châu mai của
địch. Ngày nay, trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng
chống tội phạm, các chiến sĩ công an cũng không ngại hiểm nguy
để hoàn thành nhiệm vụ. Trong cuộc sống hàng ngày cũng có bao
nhiêu tấm gương dũng cảm cứu người bị nạn. Chúng ta còn nhớ
Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ
An) đã hề đắn đo nhảy xuống dòng nước cứu được 5 em nhỏ. Nhưng
tiếc thay, tuổi đời của chàng trai ấy mãi mãi dừng lại ở độ tuổi 18, độ
tuổi đẹp nhất trong cuộc đời. Ngày nay, khi vấn đề tranh chấp Biển
Đông ngày càng phức tạp thì lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh
sát biển thật đáng trân trọng. Họ đề cao nhiệm vụ của tổ quốc hơn
tình cảm gia đình. Ngày đêm họ vẫn đang bám biển để bảo về chủ
quyền của dân tộc. Từ đó có thể thấy, lòng quả cảm không chỉ ở
những người anh hùng bảo vệ đất nước, mà còn là “anh hùng” trong
chính cuộc sống đơn giản hàng ngày, trong những câu chuyện tưởng
chừng bình thường nhưng đó là “phi thường”. Và trong cuộc sống
của chúng ta luôn luôn có những anh hùng không giáp sắt. Đó có thể
là ba, mẹ đang hi sinh vì bạn, hay cũng có thể là một người nào đó
luôn quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh chúng ta. Và bản
thân chúng ta, ai cũng có thể trở thành một anh hùng không giáp sắt
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, có những người nhầm tưởng lòng
dũng cảm với những hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí
hay có những tư tưởng xem thường thái độ quả cảm. Lòng quả cảm
cần thiết là vậy nhưng đáng buồn thay khi cũng vẫn còn đó những
con người hèn nhát nhu nhược. Họ mới gặp chút khó khăn đã sớm
chán nản,thoái lui rồi càng dấn sâu vào con đường sai trai hay tự kết
liễu đời mình như những trường hợp tự tử vì thi rớt đại học hay thất
tình mà ta vẫn thường nghe thấy trên báo đài.Bên cạnh đó, ta cũng
cần phân biệt lòng dũng cảm thực sự với sự bồng bột liều lĩnh nhất
thời hùa theo những điều sai trái, bất chấp lời khuyên răng của mọi
người để rồi không chỉ hại người mà còn hại đến mình. Chúng ta
cũng cần phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám
đấu tranh, không dám đương đầu với những khó khăn trong cuộc
sống; phê phán những thái độ coi thường lòng quả cảm vì một cuộc sống văn minh hơn.
Mở cửa nhìn ngắm thế giới và tự nhìn lại chính mình, tôi tự cảm thấy
bản thân vẫn chưa rèn luyện tốt được lòng quả cảm. “Con người cần
có ít nhất một ước mơ, một lí do để kiên cường. Nếu trong tim không
có chốn dừng chân, vậy đi đâu cũng là lạc lối”. Vì vậy, để không lạc
lối, mù quáng, không chỉ tôi mà tất cả chúng ta cần rèn luyện lòng
quả cảm ngay từ việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Hãy học
cách dũng cảm với bản thân mình, đừng bao giờ sợ hãi hay tự ti về
bất kỳ một khiếm khuyết nào mà tự tìm ra điểm yếu để sửa chữa và
hoàn thiện, có như thế, con người ta mới có một bản lĩnh kiên cường,
vững vàng. Chúng ta còn có trách nhiệm rèn luyện lòng dũng cảm,
phát huy nó như một truyền thống quý báu của dân tộc. Chúng ta
cũng cần nhận ra rằng: lòng dũng cảm có một sức mạnh cực kì lớn.
Nó là sức mạnh thúc đẩy sự phát triển của con người. Nó là gốc rễ
của sự bứt phá, nó là động lực để vượt lên chính bản thân mình. Có
lòng dũng cảm, đó sẽ là ngọn đèn soi sáng mọi con đường tối tăm
trong cuộc sống của mỗi người. “Lòng quả cảm không phải lúc nào
cũng là tiếng gầm ghê gớm. Đôi khi can đảm là tiếng nói nhỏ cuối
ngày hứa ngày mai sẽ cố gắng trở lại”-Ann Rudmacher
Tôi còn nhớ Thầy Nguyễn Nhật Ánh từng nói rằng: “Để đến được
thảo nguyên bình yên, đôi khi con người ta buộc phải leo qua những
ngọn núi cao trong lòng mình”. Như vậy, lòng quả cảm chính là một
tia sáng lấp lánh tạo nên vầng hào quang cho những ai đang sở hữu.
Cần phải có đủ bản lĩnh, không sợ hãi khi đối đầu với khó khăn mà
và cố gắng học tập thật tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Chúng ta cần rèn luyện lòng quả cảm hằng ngày, từ những việc nhỏ
nhất. Điều đó cũng sẽ quyết định cho mọi lợi lạc sau này mà chúng
ta được hưởng thụ. Trên bầu trời ngàn vạn vì sao tinh tú, hãy là một
ngôi sao tỏa sáng rạng ngời và bùng cháy với ảnh sáng của lòng quả
cảm. Nó như là một bài học cho sự chín chắn và quyết định ta sẽ
chết nhiều lần trong sự trốn chạy hay chết một lần dưới hào quang dũng cảm.
Đề 2: Viết bài văn nghị luận về trân trọng khoảnh khắc
hạnh phúc của con người (trân trọng cuộc sống) Bài làm
Trong cuốn sách “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, Phạm Lữ Ân từng
nhắn gửi độc giả thông điệp “Đừng để mình cứ mãi xoay theo những
tiếng ồn ào khác. Hãy lắng nghe tiếng thì thầm của trái tim”. Lời
nhắn gửi ấy có giá trị đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi
con người đang chạy theo những giá trị nhất thời, quên đi cách cảm
nhận và tận hưởng cuộc sống. Ít ai nhận thức được về việc đôi khi
con người phải học cách để tâm hồn tĩnh lại và lắng nghe nhiều hơn.
Giống như có người đã từng nói “Cuộc sống hiện đại với những âm
thanh náo nhiệt đôi khi làm ta vô tình quên đi việc lắng nghe những
tiếng thì thầm trong cuộc sống”. Trong một khoảnh khắc bất chợt,
tôi nhận ra hình như mình đã bỏ lỡ biết bao bao nhiêu khoảnh khắc
hạnh phúc trong đời. Và đó là lúc tôi biết mình phải dành thời gian
lắng tai nghe những thanh âm thật đẹp từ cuộc đời. Đó cũng là lúc,
tâm hồn của tôi nói với tôi: “Bạn đang cần lắm để hiểu về cách trân
trọng những khoảnh khắc hạnh phục từ cuộc sống của chính bạn”
Chúng ta thường nói “Mình cần nên trân trọng khoảnh khắc hạnh
phúc”. Vậy “trân trọng” và “Hạnh phúc” là gì? Trân trọng là biết ơn,
yêu thương một điều hay người nào đó. Hạnh phúc chính là cảm giác
vui vẻ, sung sướng, mãn nguyện, thỏa đáng khi đạt được một điều gì
đó mà bản thân mình mơ ước hoặc được người khác làm cho bất
ngờ, vui vẻ, in sâu vào tâm trí của họ. Hạnh phúc cũng là khi chúng
ta thỏa mãn với những gì bản thân đang đó, trân trọng cuộc sống
mỗi ngày. Mỗi người con chúng ta trong cuộc đời sẽ trải qua rất
nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau với những kỉ niệm được lưu giữ
và đi theo ta suốt cuộc đời này. Ở mỗi độ tuổi, chúng ta có những
cột mốc ghi dấu khác nhau, những khoảnh khắc hạnh phúc sẽ mãi là
kỉ niệm đẹp mà chúng ta trân trọng. Có thể thấy, hạnh phúc là cảm
xúc đặc biệt nhất của con người. Việc trân quý những khoảnh khắc
hạnh phúc mà bản thân mình đang có sẽ đem lại sự thoải mái, bình
yên bởi khi đó ta đang hài lòng với cuộc sống hiện tại nhưng không
vì thế mà không ngừng tiến lên và chinh phục ước mơ. Nâng niu
từng khoảnh khắc hạnh phúc ấy giúp ta biết được giá trị và ý nghĩa
cao cả của cuộc sống, từ đó có một nhân cách tốt đẹp hơn, một thái độ sống tích cực hơn.
Người biết tận hưởng hạnh phúc là người sống tích cực, hướng đến
những điều tốt đẹp, biết thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn, những
người này sẽ trau dồi được những đức tính tốt đẹp khác và dễ có
được thành công hơn. Mỗi con người chỉ được sống một lần trên đời,
nếu chúng ta cứ mãi đau khổ, sống trong tiêu cực và suy nghĩ đến
những điều không may mắn, chúng ta sẽ không bao giờ có được
hạnh phúc đồng thời khiến cho bản thân mình chìm trong đau khổ,
tăm tối. Người biết tận hưởng hạnh phúc cũng là người sẽ mang lại
hạnh phúc, nguồn cảm hứng tích cực cho người khác, niềm vui sẽ
được nhân rộng và xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Khi biết trân trọng niềm hạnh phúc trong cuộc sống, ta không chỉ
khiến cuộc sống của mình trở nên muôn màu muôn vẻ mà còn thổi
vào cuộc sống của người khác những tia năng lượng tích cực từ bản
thân ta. Mỗi chúng ta biết trân trọng từng khoảnh khắc trôi qua
trong cuộc sống , dẫu ngắn ngủi nhưng đó là khoảnh khắc tạo nên ý
nghĩa cho cuộc đời. Sống hết mình, không lãng phí từng niềm hạnh
phúc, tạo nên những kỉ niệm đẹp trong quá trình ta trưởng thành hơn.
Có một câu nói của nhà báo Lại Văn Sâm mà tôi rất tâm đắc rằng:
“Cái giá của cuộc sống này đôi khi rất đắt và đôi khi rất rẻ. Chúng ta
không xác định được đâu là giá thực của cuộc đời vì cuộc đời này là
vô giá. Vì thế chúng ta nên yêu cái cuộc đời này.” Thật vậy, cuộc đời
vô giá nên ta cần trân trọng từng khoảng khắc trôi qua dù nó ngắn
ngủi vì suy cho cùng, ta đã sống hết mình vì chính ta. Điều này phải
kể đến Nick Vujicic-anh chàng không tay không chân. Thực tế là Nick
có một bàn chân nhỏ xíu và Nick rất trân trọng bàn chân ấy. Nick
dùng bàn chân nhỏ xíu của mình để dùng chuột, dùng bàn phím hay
thậm chí là tập bơi. Và điều tuyệt vời nhất là anh ấy luôn trân trọng
tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời anh, anh trân trọng những
niềm hạnh phúc đã đến với anh kể cả lúc anh đau đớn. Chính điều
đó đã giúp Nick Vujicic có một gia đình hạnh phúc, trở thành diễn giả
truyền cảm hứng cho hàng triệu bạn trẻ trên thế giới.
Theo tôi biết, Đan Mạch được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất
thế giới. Một trong những bí quyết của người Đan Mạch chính là lối
sống theo phong cách Hygge-theo đuổi niềm vui, hạnh phúc theo
những cách giản dị không ngờ, khuyến khích con người tìm kiếm
những niềm vui nho nhỏ từ những điều giản dị, tránh xa những ồn
ào, đông đúc huyên náo từ hoàn cảnh và nội tâm. Bởi thế mà Đan
Mạch như một quốc gia mang tia năng lượng tích cực, tự tạo khoảnh
khắc cho mình và trân trọng điều đó. Hay có thể kể đến nhân vật bé
Long trong phim “Gia đình mình vui bất thình lình”, cậu bé từng nói
rằng: “Nhà không cần quá lớn, chỉ cẩn trong đó có đủ tình yêu
thương, có cơm mẹ nấu, có tiếng bố cười, có tuổi thơ bình yên nuôi
dưỡng con khôn lớn”. Nhờ câu nói ấy mà ta cảm nhận được cậu bé
hiểu chuyện và biết rõ định nghĩa của sự hạnh phúc. Từ đó mà bé
Long càng thêm trân trọng những tình yêu thương đơn giản từ gia
đình. Như vậy, việc trân trọng khoảnh khắc hạnh phúc không phải
việc quá khó khăn, nó xuất phát từ thái độ sống tích cực của mỗi
người, xuất phát từ những tình yêu thương đơn giản giúp ta vui vẻ cả ngày dài.
Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn một số bộ phận đi ngược lại với việc
học cách trân trọng. Trong xã hội hiện nay vẫn còn có không ít người
có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần
suy nghĩ cho người khác, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại
có những người có lối sống tiêu cực, bi quan sẵn sàng bỏ cuộc,
buông xuôi khi gặp vấn đề trắc trở trong cuộc sống,… hay những
điều hạnh phúc có đến với họ nhưng họ thờ ơ và coi đó là lẽ hiển
nhiên… những người này cần bị phê phán để họ vượt lên mà thay
đổi, học cách trân trọng niềm hạnh phúc dù là nhỏ nhoi trong cuộc
sống qua từng ngày, để rồi sẽ trở thành một phiên bản tích cực và
vui tươi hơn của chính mình.
“Có những lúc tôi gục ngã nhìn ngày trôi hững hờ. Có lúc tôi thầm
mơ sẽ hái sao trên trời. Mà nào có biết rằng, hạnh phúc luôn bên
mình, là những điều nhỏ nhoi thường ngày, mà tôi tìm mãi nơi phù
du…” (bài hát Những điều nhỏ nhoi)-Những lời ca này chắc hẳn đã
gặp gỡ với quan niệm hạnh phúc của không ít người trong chúng ta.
Mỗi chúng ta đều chỉ được sống 1 lần trên cõi đời này. Chính vì vậy
từng giây từng phút trong cuộc sống đều vô cùng quý giá mà chúng
ta phải trân trọng. Hãy sống với thái độ sống tích cực, biết yêu mến,
nâng niu cuộc sống bởi cuộc sống là hữu hạn, nếu không biết trân
trọng từng giây phút chúng ta đã lãng phí cuộc đời một cách vô
nghĩa. Đơn giản bằng việc mỗi sáng thức dậy trân trọng từng bữa
sáng mẹ làm, cảm ơn bố vì xem xe con có vấn đề gì không hay vui
vẻ khi thấy nụ cười của bạn bè, cảm động khi nghe lời giảng của
thầy cô… Đặc biệt, trước những biến cố của cuộc đời chúng ta lại
càng hiểu thêm về giá trị của cuộc sống. Khi nằm trên giường bệnh,
lúc đó bạn mới nghe rõ những âm thanh của cuộc sống. Những điều
tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt mà ta vẫn bỏ qua hằng ngày sao
lại trở nên trân quý đến vậy. Chính vì vậy hãy trân trọng từng
khoảnh khắc trôi qua của cuộc sống, dẫu ngắn ngủi nhưng đó là
khoảnh khắc tạo nên ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta. Hãy sống hết
mình, không lãng phí từng khoảnh khắc cuộc đời, tạo nên những
khoảnh khắc đẹp để mỗi khoảnh khắc là mãi mãi... Nếu bạn vẫn
đang là một người sống hời hợt, xem thường giá trị của cuộc sống thì
hãy thay đổi ngay đi. Bởi chúng ta không thể biết được một ngày
nào đó sự sống sẽ vụt qua tầm tay với và những gì đọng lại trong ta
chỉ còn là những khoảng trống vô tận.
“Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có
cả ngàn lí do để cười”
Thật vậy, hạnh phúc đâu khó kiếm tìm mà nó luôn hiện hữu ngay tại
đây, trong giờ phút này, khi bạn hít thở thật sâu và nhận ra bao điều
tươi đẹp của cuộc sống khiến bạn trân trọng. Chúng ta sẽ không thể
sống, thậm chí không thể tồn tại nếu không tìm được cho mình niềm
vui sống. Việc trân trọng từng khoảnh khắc hạnh phúc sẽ giúp cho ta
sống một cuộc đời hạnh phúc và có chiều sâu hơn, là động lực để
phấn đấu và là sức mạnh để vượt qua giông bão trên vạn dặm
trường chinh. Mỗi người trong chúng ta sẽ có một định nghĩa riêng
về hạnh phúc, mong rằng hạnh phúc sẽ đến theo cách mà chúng ta
tâm niệm và biết trân trọng từng khoảnh khắc ấy theo cách của
riêng mình. Với tôi, tôi luôn tin trân trọng từng khoảnh khắc hạnh
phúc sẽ giúp tôi bình an ở thực tại và hạnh phúc chỉ đến khi ta biết
trân trọng những gì ta đang có. Còn bạn, trân trọng khoảnh khắc
hạnh phúc là như thế nào?