Tài liệu Triết học ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Tài liệu Triết học ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
Tài liệu Triết học Marx-Lenin 1.
Phương pháp luận:...............................................................................................................................1 2.
Ý nghĩa phương pháp luận...................................................................................................................1 3.
Vai trò của ý thức.................................................................................................................................2 4.
Vấn đề thất nghiệp của sinh viên hiện nay sau khi ra trường dưới góc nhìn của quan điểm toàn diện
(tài liệu).......................................................................................................................................................3 5.
Vấn đề công dân toàn cầu dưới góc nhìn của quan điểm toàn diện (pros and cons)............................3 6.
Phân biệt vận động và phát triển..........................................................................................................3 7.
Phát triển của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập Việt Nam...............................................3 8.
Nguyên nhân áp lực đồng trang lứa.....................................................................................................6 9.
Giải quyết mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động...............................................9
9.1 Thực trạng mâu thuẫn lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ở Việt Nam hiện nay nhìn
từ các cuộc đình công..............................................................................................................................9
9.2 Giải pháp.........................................................................................................................................10 10.
Tính chất và trình độ lực lượng sản xuất........................................................................................12 11.
Đặc trưng của lực lượng sản xuất..................................................................................................13 12.
Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị..............................................................................................14 13.
Xây dựng nền văn hóa vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc (ảnh hưởng của toàn cầu hóa)...15 14.
Ý thức pháp luật và tình trạng thực thi pháp luật...........................................................................19
15. Nguyên tắc khách quan (Chủ nghĩa duy vật biện chứng rút ra):..........................................................22 16.
Cách mạng công nghiệp lần 4........................................................................................................23 17.
Đổi mới .........................................................................................................................................24 18.
Covid 19........................................................................................................................................25 19.
Quan điểm toàn cầu hóa.................................................................................................................28 1. Phương pháp luận:
Theo tư tưởng, quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, phương pháp luận là lý
luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc hướng tới việc chỉ ra
phương hướng, những nguyên tắc giúp con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận
dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn. Hay nói cách khác, phương pháp
luận là hệ thống các quan điểm, nguyên lý đã được công nhận về sự chuẩn xác và tính sử dụng hiệu quả. 2.
Ý nghĩa phương pháp luận about:blank 1/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
Có phương pháp luận, bài nghiên cứu của bạn không những logic trong cấu trúc
câu từ mà nội dung có sức thuyết phục rất cao. Phương pháp luận có ý nghĩa như cách
để xác định hướng đi cho tiến trình nghiên cứu một đề tài và tìm ra cấu trúc logic nhất
cho các công trình khoa học hiện tại.
Phương pháp luận cũng chú ý đến phương pháp tổ chức, quản lý nghiên cứu hoạt
động nghiên cứu khoa học và công nghệ, cách để nâng cao tiềm lực khoa học và để
các công trình khoa học đạt hiệu quả cao.
Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp luận là những hệ thống, nguyên lý, quan
điểm làm cơ sở để xây dựng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu khoa học.
Các quan điểm mà phương pháp luận nghiên cứu khoa học đưa ra thường mang
khuynh hướng triết học, tuy nhiên không đồng nhất với triết học.
Một số phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa
học nhất định như kinh tế học, toán học, hóa học,… Do đó, những phương pháp luận
khoa học sẽ được làm sáng tỏa khi thực hành nghiên cứu đúng chủ đề đó.
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học cũng được xem như là một hệ thống
lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cơ chế sáng tạo.
Phương pháp luận được chia làm hai loại chính, đó là:
2.1. Phương pháp luận bộ môn (ngành)
+ Phương pháp luận bộ môn hay phương pháp luận môn học có cấp độ hẹp nhất. Ở
phương pháp này, các nguyên tắc và quan điểm được rút ra từ một lý thuyết khoa học
chuyên ngành, nó phải phản ánh được quy luật của một lĩnh vực cụ thể như triết học,
kiểm toán, văn học, toán học,…
2.2. Phương pháp luận chung
+ Phương pháp luận chung được chia thành 2 cấp độ khác nhau:
. Phương pháp luận chung: Là phương pháp dùng để xác định phương pháp hay
phương pháp luận của nhóm có đối tượng được nghiên cứu chung. Ở phương pháp
luận này, người nghiên cứu sẽ sử dụng một hoặc một vài phương pháp chung để tiến
hành nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhóm đối tượng. Tại phương
pháp này, việc nghiên cứu mang tính chất tổng quan chung, không đi sâu vào nghiên
cứu từng đặc điểm, tính chất của đối tượng. Nói cách khác, phương pháp luận chung là
phương pháp mang tính chất tổng hợp chung, áp dụng nghiên cứu cho nhiều nhóm đối tượng.
. Phương pháp luận chung nhất: Là phương pháp thể hiện chung nhất để mô tả
tổng quan nhất các nguyên tắc, quan điểm khái quát. Phương pháp này được sử dụng
như cơ sở để xác định phương pháp luận chung và phương pháp luận ngành. 3.
Vai trò của ý thức
Vai trò của ý thức có một tầm quan trọng đối với thực tiễn cuộc sống và khẳng
định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là
sản phẩm, là sự phản ánh chân thật về thế giới khách quan. Và hành động của con
người chỉ xuất phát từ những yếu tố tác động của thế giới khách quan. about:blank 2/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
Điều này đã tạo cho con người sự thông minh, nhạy bén để có thể ứng phó kịp thời
với tác động của môi trường xung quanh. Từ đó giúp tạo bên các giá trị thực tiễn cho
đời sống xã hội, nhiều công trình kiến trúc được tạo nên, nhiều phát minh khoa học
được hình thành do ý thức của con người dự đoán được những thiên tai, hay những
thay đổi của tương lai ....
Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý thức tự nó
không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn thực hiện tư tưởng
phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con người muốn thực hiện quy luật khách
quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và
phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo các hoạt động
của con người, có thể quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành
công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định.
Do vậy, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế giới khách quan thì càng
cải tạo thế giới có hiệu quả. Vì thế, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức,
phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan. 4.
Vấn đề thất nghiệp của sinh viên hiện nay sau khi ra trường dưới góc nhìn
của quan điểm toàn diện (tài liệu) 5.
Vấn đề công dân toàn cầu dưới góc nhìn của quan điểm toàn diện (pros and cons)
Being a global citizen is one way to tackle major economic and environmental
problems faced by the world today. One can promote sustainability by consuming
responsibly and supporting companies that tout their sustainability efforts. One can
also take part in anti-poverty and anti-discrimination campaigns that advocate for
helping people all over the world. One can travel abroad sustainably in order to learn
about different cultures and gain a better understanding than one would gain from
his/her home country's narrative about them.
There are some downsides to being a global citizen, however. One may not feel as
much attachment to one's own home country. One may not feel an urge to help local
people with their own anti-poverty and anti-discrimination efforts. One may also be in
favor of international trade deals that would benefit large parts of the world but would
actually hurt local producers and consumers. One may also not take as much interest in
local and state politics even though issues at the local level can be just as important as
issues on the global level. One may also feel as though one's efforts are too small to
change the world; therefore, a once-aspiring global citizen may fall into an apathetic mindset. 6.
Phân biệt vận động và phát triển
Vận động: Là sự biến đổi (biến hóa) nói chung...
Do đó có vận động theo chiều hướng tiến lên, thụt lùi, tuần hoàn,...
Phát triển: Chỉ những vận động theo chiều hướng tiến lên.....
=> Như vậy, có thể thấy chỉ vận động theo chiều hướng tiến lên mới được coi là phát triển. about:blank 3/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
=> Có phát triển là có vận động.
=> Còn có vận động chưa chắc phát triển. 7.
Phát triển của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập Việt Nam
7.1 Biểu hiện toàn cầu hóa ở Việt Nam
Toàn cầu hóa trở thành xu thế từ những năm 80 của thế kỷ XX, kết nối nền kinh tế
các quốc gia, dân tộc lại với nhau. Để đất nước phát triển thì xu thế toàn cầu hóa là tất
yếu. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cũng vừa là thách thức đối với Việt Nam.
Ở Việt Nam, toàn cầu hóa được biểu hiện thông qua:
+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. Việt Nam ra nhập WTO năm
2006 và sau gần 15 năm Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt trội, kinh tế chuyển mình mạnh mẽ.
+ Khi gia nhập WTO, Việt Nam là một nước có thu nhập thấp, năm 2016 khi tham
gia AEC và các FTA mới, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình
(thấp), là một trong 32 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD, trong đó có một
số mặt hàng đứng hàng đầu thế giới, là nước thu hút FDI ổn định nhất trong ASEAN.
+ Tính đến nay, nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm
“điểm đến”, như: Microsoft, Samsung, LG, Canon, , Toyota, Honda…
+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Việt Nam đã
thu hút sự đầu tư của rất nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia như trong ngành
công nghiệp khai thác dầu khí sẽ có Shell (Anh – Hà Lan), Mobil Oil (Mỹ), Total
(Pháp),…; trong lĩnh vực bưu chính có Nokia (Phần Lan), Samsung (Hàn Quốc),…;
+ Ngoài ra còn các lĩnh vực điện tử, may mặc, công nghệ ô tô,… đem lại nhiều
công việc cho người lao động.
+ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh. Trong những năm vừa qua, Việt Nam
đã liên tục rót vốn đầu tư ra nước ngoài với hơn 30 quốc gia và hàng tỷ USD.
+ Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Các ngân hàng trong nước kết nối với
nhau và kết nối với ngân hàng nước ngoài thông qua mạng viễn thông điện tử. Bên
cạnh các ngân hàng trong nước, Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước
ngoài được hoạt động tại Việt Nam như: HSBC; ANZ Việt Nam (ANZ Bank);
Standard Chartered; Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam,…
7.2 Cơ hội và thách thức của Việt Nam
Toàn cầu hóa tạo nên lợi thế về sự tự do thương mại, hàng rào thuế quan được gỡ
bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa được lưu thông rộng rãi hơn.
Trong qua trình toàn cầu hóa, Việt Nam có thể nhanh chóng tiếp cận các công
nghệ hiện đại, áp dụng vào cuộc sống.
Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về
khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh, giúp Việt Nam có thể thực
hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế,…
Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi Việt Nam phải tự chủ trong nên kinh tế
khi thị trường rộng mở, hàng hóa nước ngoài cũng sẽ xâm nhập nhiều hơn vào nước
ta. Khi có sự giao thương mạnh mẽ giữa các quốc gia thì sự xâm nhập văn hóa cũng sẽ
có, đồng nghĩa với việc phải giữ gìn bản sắc dân tộc như thế nào để không bị hòa tan. about:blank 4/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
Như vậy, toàn cầu hóa là xu thế chung của toàn thế giới, Việt Nam cũng chịu tác
động cả tích cực lẫn tiêu cực. Chúng ta cần tận dụng ưu thế toàn cầu hóa đem lại và
vượt qua thách thức do nó đặt ra.
7.3 Yêu cầu đặt ra đối với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
Để đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế của một quốc gia, cần lấy phạm vi, mức
độ tham gia và vị thế của quốc gia đó trong các mặt đời sống của cộng đồng quốc tế,
trong các hệ thống thế giới làm tiêu chí:
Về chiều “rộng - hẹp”, có ba cấp độ hội nhập: Một là, hội nhập hẹp, khi quốc gia
hội nhập chỉ tham gia một vài lĩnh vực trong đời sống cộng đồng quốc tế; hai là, hội
nhập tương đối rộng, khi quốc gia hội nhập tham gia phần lớn các lĩnh vực trong đời
sống cộng đồng quốc tế; ba là, hội nhập rộng, khi quốc gia hội nhập tham gia tất cả các
lĩnh vực trong đời sống cộng đồng quốc tế.
Về chiều “nông - sâu”, cũng có ba cấp độ hội nhập: Một là, hội nhập nông, khi
quốc gia hội nhập hầu như không có vị trí, vai trò trong cộng đồng quốc tế; hai là, hội
nhập tương đối sâu, khi quốc gia hội nhập có vị trí, vai trò nhất định trong cộng đồng
quốc tế; ba là, hội nhập sâu, khi quốc gia hội nhập có vị trí, vai trò đáng kể trong cộng
đồng quốc tế. Nói theo ngôn ngữ của lý thuyết hệ thống, hội nhập sâu là trường hợp
quốc gia hội nhập với tư cách là một bộ phận cấu thành hệ thống, có ảnh hưởng đáng
kể đến việc hình thành và phát triển “tính trồi” (emergent) của cả hệ thống; còn hội
nhập nông là trường hợp quốc gia hội nhập hầu như không có ảnh hưởng đến việc hình
thành và phát triển “tính trồi” của cả hệ thống.
Với cách tiếp cận trên, có thể thấy, sau hai thập niên chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế từ Đại hội IX của Đảng đến nay, Việt Nam từng bước tham gia tất cả các lĩnh
vực của đời sống chính trị - xã hội quốc tế; trở thành thành viên có trách nhiệm, có vị
trí, vai trò và ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng quốc tế, cả về kinh tế, chính trị,
văn hóa - xã hội... Điều đó có nghĩa là Việt Nam tích cực hội nhập vào chỉnh thể thế
giới. Do vậy, để phát triển đất nước trong bối cảnh mới của “toàn cầu hóa” và giai
đoạn mới của “hội nhập quốc tế”, cần quan tâm một số vấn đề lớn sau:
Thứ nhất, nhận thức đúng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” để làm cơ sở
cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đặc biệt, cần thấy rõ bước phát triển mới của toàn
cầu hóa trong những năm tới khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ; từ đó, tính
toán sách lược, chiến lược trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Thứ hai, Việt Nam hiện tham gia các mặt đời sống chính trị - xã hội quốc tế, tức là
đã hội nhập rộng vào chỉnh thể thế giới, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ hội nhập tương
đối sâu với vị trí, vai trò nhất định trong một số lĩnh vực. Tiến trình chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đưa Việt Nam trở thành bộ phận cấu thành của
chỉnh thể thế giới. Tới đây, cần xác định việc giành lấy vị trí, vai trò ngày càng đáng kể
trong nền kinh tế thế giới, nền chính trị thế giới và nền văn minh nhân loại là nội dung
chủ yếu của tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Về kinh tế, cần phấn đấu giành chỗ đứng trong các chuỗi sản xuất và cung ứng
toàn cầu; ưu tiên thúc đẩy phát triển nhanh các ngành kinh tế số và công nghiệp 4.0.
Cơ hội đang mở ra cho Việt Nam ở thời hậu dịch bệnh COVID-19, không được bỏ lỡ. about:blank 5/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
Muốn thế, cần ưu tiên phát triển các mạng kết nối Việt Nam với thế giới, cả “kết nối
cứng” và “kết nối mềm”.
Về chính trị, tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các nước
lớn, nhất là các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong
ASEAN. Chủ động tham gia xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực. Thể hiện vai trò của
Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế,
góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Về văn hóa - xã hội, cần đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam
với thế giới; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên, công viên địa chất,
công viên sinh thái, di sản văn hóa thế giới, cả vật thể lẫn phi vật thể; khẳng định các
giá trị xã hội và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, bản sắc Việt Nam; tích cực tham
gia sáng tạo các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, khoa học... có tầm ảnh hưởng quốc tế;
tham gia xử lý các vấn đề nhân đạo trên trường quốc tế; tham gia đấu tranh với các
hiện tượng, hoạt động phi văn hóa, phản văn hóa, chống lại nhân loại... Cần đặc biệt
quan tâm việc nhân thêm và phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước, cạnh tranh về
“sức mạnh mềm” trên trường quốc tế. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0, các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng có vai trò lớn trong quảng bá văn
hóa và cả trong “xâm lăng” văn hóa, lan tỏa các giá trị xã hội và cả làm xói mòn các
giá trị xã hội, phát huy “sức mạnh mềm” và cả hạn chế “sức mạnh mềm” của các quốc
gia, phát triển ổn định xã hội và cả gây bất ổn xã hội... Phương tiện truyền thông xã
hội trở thành một hiện tượng văn hóa, một kênh thông tin, một công cụ quản trị. Bên
cạnh việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các phương tiện truyền thông xã hội,
một số nước chủ động sử dụng và phát huy vai trò kênh thông tin, công cụ quản trị của
các phương tiện truyền thông này. Việt Nam cần có cách tiếp cận mới đối với các
phương tiện truyền thông xã hội, không chỉ dừng ở chỗ coi chúng là đối tượng quản lý.
Thứ ba, khi triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh những vấn đề
cần xử lý về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Đơn cử như, trong tiến trình hội nhập quốc tế, cần luôn điều chỉnh, sửa đổi hệ thống
pháp luật trong nước, tuy nhiên, phải có lộ trình, bước đi cẩn trọng, để vừa củng cố
độc lập, tự chủ, vừa hội nhập quốc tế thành công. Hay là vấn đề đối phó với nguy cơ lệ
thuộc vào thị trường bên ngoài, lệ thuộc kinh tế dẫn đến lệ thuộc về chính trị...; hoặc
vấn đề phải đối phó với sự xâm lăng văn hóa, xử lý hiện tượng giao thoa văn hóa trong
hội nhập quốc tế, những mâu thuẫn trong xây dựng con người Việt Nam dưới tác động
của trào lưu hình thành công dân toàn cầu, sự xâm nhập của các giá trị xã hội không
phù hợp đối với nước ta...
Thứ tư, Việt Nam cần chủ động và tích cực tham gia vào việc đổi mới, cải tổ, cải
cách hay thiết lập các định chế toàn cầu và khu vực; đóng góp nhiều hơn vào xây dựng
“luật chơi”, coi đây là lợi ích quan trọng của quốc gia.
Thứ năm, trong quá trình hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh ngày càng nhiều những
tranh chấp. Ngoài những cơ chế quốc tế phổ biến, thế giới còn có những cơ chế giải
quyết tranh chấp quốc tế mang tính khu biệt, chuyên ngành mà ta chưa có nhiều kinh about:blank 6/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
nghiệm. Do đó, vấn đề cấp bách trong quá trình hội nhập là nâng cao năng lực phòng,
chống, xử lý, giải quyết những tranh chấp quốc tế, gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chuyên sâu về các lĩnh vực này. 8.
Nguyên nhân áp lực đồng trang lứa
8.1 Ảnh hưởng từ lối sống tập thể
Một vài nghiên cứu cũng đã cho thấy ở những người phương Đông thường được
nuôi dạy trong nền văn hóa tập thể (collectivism) với tư tưởng luôn hướng đến những
người xung quanh, đề cao thứ hạng, năng lực sẽ có xu hướng ‘so sánh xã hội’ (social
comparison) hơn người phương Tây thường được chăm sóc theo chủ nghĩa cá nhân
(individualism) chỉ quan tâm đến các giá trị cá nhân.
Điều này có nghĩa là ở người Phương Đông các hành vi, lời nói của một người
thường dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, dựa vào những người khác để
hành động, dễ theo số đông. Trong khi đó người Phương Tây luôn quan trọng cảm xúc
của chính mình, thích độc lập, riêng tư, không quan tâm quá nhiều đến số đông.
Sống trong một môi trường tập thể, không ai mà không mong muốn bản thân được
mọi người công nhận, được chú ý đến, được hòa nhập trong mọi hoạt động. Chẳng hạn
việc bạn nghe theo bạn bè cúp tiết đôi khi khi không phải bản thân muôn vậy mà vì
bạn bè muốn như thế, bạn không muốn mình trở nên đơn độc, kỳ lạ trong mắt bạn bè
nên có phần “hùa” theo những trò vui không đúng đắn này.
Hay đơn giản là khi học trong một lớp chuyên, việc ai cũng học giỏi, ai cũng nỗ
lực khiến bản thân bạn trở nên cực kỳ mệt mỏi và áp lực bởi nếu chỉ cần lơ là trong 1
phút cũng bí bạn bị “đá văng” khỏi thứ hạng. Ám ảnh rằng việc mình không nằm trong
top sẽ không còn được chú ý đến, không được làm việc trong nhóm khiến các bạn trẻ
luôn phải sống trong nỗi lo âu căng thẳng.
Những người trưởng thành thường ngại đến các cuộc họp lớp bởi họ luôn sợ bản
thân mình là người thất bại, sợ bị lạc lõng khi các bạn đang bàn về chuyện mua nhà,
mua xe trong khi mình vẫn đang chật vật với công việc hiện tại. Áp lực đồng trang lứa
ở những người trưởng thành còn nặng nề hơn áp lực của học sinh, bởi nó không chỉ
còn nằm trong xếp hạng của lớp, của trường mà được tính toán dựa trên số dư tài
khoản, tài sản mà họ đang có.
8.2 Ảnh hưởng từ định kiến xã hội
Một câu nói rất quen thuộc của các bậc cha mẹ Việt Nam chính là “nhìn con nhà
người ta mà xem”, điều này phần nào có thể cho thấy những định kiến về vị thứ, thành
công, năng lực là rất quan trọng. Thói quen so sánh đã hình thành từ trong tiềm thức
của mỗi người, chịu tác động từ chính gia đình ngay từ thời thơ ấu nên việc những tư
tưởng này phát triển dần thành áp lực đồng trang lứa là điều khó tránh khỏi.
Định kiến xã hội thường diễn ra trong rất nhiều khía cạnh và đều do chính những
con người tự tạo ra, tự nâng tầm nó lên và tự tạo áp lực cho chính mình. Chẳng hạn
mọi người luôn mặc định rằng phải làm văn phòng, phải làm giám đốc mới là thành
công, bán hàng online chỉ là công việc cho những người không được học hành đoàng
hoàng. Tuy nhiên thực tế đôi khi doanh thu của những người bán hàng online còn cao
hơn người đi làm văn phòng gấp đôi, gấp 3 mà lại thoải mái hơn về rất nhiều thứ. about:blank 7/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
8.3 Ảnh hưởng từ mạng xã hội
Công nghệ đang ngày càng phát triển hơn, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh
có kết nối internet và một tài khoản mạng xã hội, bạn có thể kết nối với toàn thế giới.
Mạng xã hội thực sự là một con dao hai lưỡi, nó có thể đem đến cho bạn vô vàn thông
tin hữu ích thú vị, đem đến cho bạn nhiều vui tiếng cười, giúp mọi người kết giao bạn
bè nhưng đồng thời cũng khiến bạn tiêu cực hơn rất nhiều.
Đặc biệt hiện nay, thói quen chia sẻ cuộc sống lên mạng xã hội hay những bài báo,
bài chia sẻ về sự thành công chính là những yếu tố gây áp lực đồng trang lứa của rất
nhiều người. Dù không gặp, không nói chuyện nhưng bạn vẫn có thể biết cô bạn cùng
bàn của mình mới mua nhà; dù không biết Trang là ai nhưng qua những bài báo mạng
bạn vẫn có thể biết Trang đã từ hai bàn tay trắng đã vừa mở thành công một chuỗi nhà hàng..
Những áp lực đồng trang lứa trong thời đại này không chỉ gói gọn trong những
mối quan hệ quen biết mà còn được rộng mở ra rất nhiều, trên toàn xã hội. Chỉ cần mở
Facebook lên là bạn lại cảm thấy áp lực vì nay thấy bạn A khoe xe, mai thấy bạn B
khoe mua nhà, ngày kia thấy bạn C đăng hình đi du lịch. Càng nhìn lại bản thân bạn lại
càng thấy bản thân kém cỏi và chán thường hơn.
8.4 Tư tưởng và nhận thức chưa thích hợp
Một người vốn đã có tính cách tiêu cực, thích so sánh, luôn chỉ nhìn nhận vào một
vấn đề thường có xu hướng dễ bị áp lực đồng trang lứa hơn bình thường. Đặc biệt ở
học sinh, suy nghĩ của các em còn rất non nớt, kiến thức xã hội còn yếu, dễ bị tác động
bởi xung quanh, luôn muốn bản thân mình trở nên nổi bật, trở nên “ngầu hơn” nên dễ
hình thành những tư tưởng phải vượt trội hơn người khác.
Mặt khác, hầu hết chúng ta thường có xu hướng chỉ nhìn nhận các vấn đề trong 1
khía cạnh, luôn chỉ nhìn theo cách mà bản thân muốn. Chẳng hạn khi thấy một người
bạn cũ thành công, chúng ta có những suy nghĩ ghen tị, tủi thân mà không biết rằng họ
nhiều về tiền bạc nhưng lại thiếu thốn tình cảm, không có ai thực sự yêu thương. Trong
khi đó mặc dù bạn chưa thành công về tài chính nhưng lại luôn có những người yêu
thương, ủng hộ và bảo vệ phía sau.
Không hiểu bản thân, không tin vào chính mình chính là tự coi thường, tự hạ thấp
bản thân mình khiến bạn trở nên mất tự tin, luôn gặp những áp lực đồng trang lứa.
8.5 Khao khát hòa nhập với tập thể
Chúng ta, dù ít hay nhiều, đều đã từng trải qua những lần thay đổi môi trường
sống, học tập hay làm việc. Mỗi lần như vậy, ta phải học cách thích nghi với môi
trường mới. Nhưng có lẽ, không phải ai cũng có đủ bản lĩnh và kỹ năng để hòa nhập
tốt khi bắt đầu làm quen trong một tập thể hoàn toàn khác lạ. Kết thúc 12 năm học, bạn
nhận được tin nhắn trúng tuyển vào đại học và háo hức cho một chương mới của cuộc
đời. Hẳn là bạn đã từng mộng mơ về cuộc sống sinh viên màu hồng, có một công việc
làm thêm, được nhận một học bổng hay là tham gia một câu lạc bộ,...
Nhưng chỉ 1-2 tuần học, mọi thứ dường như không giống với điều bạn từng nghĩ.
Không chỉ vì khối lượng kiến thức chuyên sâu, các vòng ứng tuyển khó nhằn vào các
câu lạc bộ mà còn là việc làm quen và kết nối với những người bạn mới. Bạn áp lực
khi biết cậu bạn ngồi cùng bàn đang là cộng tác viên của một câu lạc bộ lớn hay cô bạn about:blank 8/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
ngồi bàn trên đã có chứng chỉ TOEIC 800. Bạn nhận ra bản thân không có gì nổi trội
trong khi mình cũng từng là một học sinh ưu tú thời cấp 3. Trong một tập thể với nhiều
người xuất xắc như vậy, có một áp lực vô hình đè nặng lên vai chúng ta. 8.6 Pros của peer pressure
Có một câu nói thường được dùng trong kinh doanh rất nhiều chính là “No
pressure, no diamonds”, dịch ra nghĩa là “Không có áp lực, không có kim cương”.
Điều này có nghĩa là áp lực từ sự thành công của những người bạn xung quanh để bạn
trở nên nỗ lực hơn, cố gắng hơn để cũng trở thành một người như những người bạn của mình.
Hay Việt Nam cũng có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, ý chỉ việc tiếp
xúc, nhìn nhận những tấm gương tốt trước mắt sẽ đem đến cho bạn những điều tốt đẹp
tích cực hơn. Thực tế cũng không thể phủ nhận việc áp lực có thể khiến chúng ta
nhanh tiến tới thành công hơn. Kể cả khi có vấp ngã thì chính những áp lực xung
quanh lại khiến chúng ta không có thời gian để than vãn mà sẽ nhanh chóng đứng dậy để bước tiếp. 8.7 Cons của peer pressure
Áp lực đồng trang lứa nếu không biết cách xử lý sẽ rất dễ dàng biến thành những
tiều tiêu cực khiến bạn không chỉ khó thành công hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
tinh thần, cuộc sống, các mối quan hệ của bản thân. Một điều đáng buồn là hầu hết mọi
người thường dễ chịu những tác động tiêu cực từ áp lực đồng trang lứa hơn là những áp lực tích cực.
Một số vấn đề tiêu cực mà áp lực đồng trang lứa có thể đem lại như:
+ Dễ thất bại hơn do chỉ muốn thành công nhanh chóng, làm mọi việc vội vàng mà không
chịu nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo rõ ràng hơn nên thường khó thành công.
+ Có thể xa rời các mối quan hệ do chịu nhiều áp lực, luôn lo lắng rằng mọi người sẽ hỏi
về thứ hạng, công việc hay tiền đồ của mình. Ngoài ra những người này còn có xu
hướng nóng nảy, dễ gây ra tranh cãi hơn, đặc biệt với những người thân trong gia đình.
Chẳng hạn một người chồng chịu áp lực về việc kiếm tiền nuôi gia đình lại nhìn thấy
bạn bè đều đã mua nhà, mua xe thì lòng tự trọng bị hạ thấp nên sẽ thường xuyên cáu
gắt khó chịu với vợ con, dễ cục súc.
+ Ở một số người luôn muốn thể hiện rằng mình không thua kém những người xung
quanh nên cực kỳ dễ bị tác động bởi những lời kích động, khích tướng từ người khác.
Chặng hạn khi đi ăn chung, những người này có thể chấp nhận bỏ ra hàng chục triệu
để thanh toán, luôn chọn những dịch vụ Vip nhất để mời bạn bè chỉ vì muốn chứng
minh rằng mình không hề thua kém ai. Điều này sẽ vô tình tạo ra các khoản nợ lớn
khiến cuộc sống của họ càng thêm nhiều khó khăn.
+ Giảm lòng tự trọng và sự tự tin, luôn sống trong căng thẳng mệt mỏi, tinh thần tiêu cực,
sa sút, thường xuyên thiếu ngủ nếu không được chia sẻ với ai rất có nguy cơ mắc các
vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu
+ Thay đổi suy nghĩ, hành vi để phù hợp với các chuẩn mực xã hội, với bạn bè khiến bản
thân họ không là chính mình, luôn phải đeo một lớp mặt nạ giả tạo nên cũng luôn cảm
thấy bức bối, mệt mỏi.
+ Có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích để giải tỏa áp lực. about:blank 9/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
+ Suy giảm chất lượng sức khỏe do thường xuyên làm việc quá sức, thiếu ngủ, tinh thần
sa sút, ăn uống không ngon miệng. 9.
Giải quyết mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động
9.1 Thực trạng mâu thuẫn lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ở Việt
Nam hiện nay nhìn từ các cuộc đình công
Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi sức lao động là hàng hóa được lưu thông
trên thị trường, người mua và người bán hàng hóa đều có mục đích riêng của mình,
người lao động muốn bán hàng hóa sức lao động do mình sở hữu với giá cao nhất,
người sử dụng sức lao động lại muốn mua sức lao động với giá rẻ nhất nhằm tăng lợi
nhuận thu được. Nếu tiền công đưa ra được cả hai bên chấp nhận thì quan hệ lao động
hình thành và duy trì. Nhưng nếu một trong hai bên bội ước thì dẫn đến xâm hại lợi ích
của nhau. Tuy nhiên, người sử dụng lao động lại có nhiều lợi thế hơn để ép người lao
động phải chịu thiệt thòi về lợi ích, cụ thể là không đáp ứng đầy đủ các cam kết về
lương, bảo hiểm, các điều kiện làm việc cho người lao động. Khi lợi ích của người lao
động bị xâm phạm nghiêm trọng thì xuất hiện các cuộc đình công như là công cụ bảo
vệ quyền và lợi ích của họ.
Sự xâm phạm lợi ích của người lao động từ phía những người sử dụng lao động
dẫn tới các cuộc đình công, biểu hiện:
+ Thứ nhất, giới chủ trả lương quá thấp, bớt xén tiền công bằng việc không ký hợp đồng
lao động hoặc ký hợp đồng lao động nhưng trốn đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động.
+ Thứ hai, điều kiện làm việc và sống quá khó khăn, căng thẳng, ô nhiễm môi trường, tai
nạn lao động luôn rình rập, bữa ăn trưa và giữa ca của người công nhân quá nghèo nàn,
không đủ để đảm bảo tái tạo sức lao động (bữa ăn này thường do người chủ sử dụng
lao động tự định mức), có nhiều vụ công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn ca do
doanh nghiệp tổ chức, thiếu nước uống, việc quản lý lao động hà khắc thậm chí vi
phạm quyền con người, như: chỉ cho công nhân đi vệ sinh ngày 1 đến 2 lần, mỗi lần 2
- 3 phút, đi muộn thì bắt đứng nắng ngoài trời, chạy bộ xung quanh công ty...
+ Thứ ba, trong điều kiện lương quá thấp, người lao động buộc phải làm thêm giờ, tăng
ca, tăng kíp để tăng thu nhập nhưng chủ lao động lại trả tiền làm thêm giờ không
tương xứng với mức độ sức lao động mà họ bỏ ra, nhiều công nhân phải làm đến 12 -
14 giờ/ngày mà vẫn không đủ trang trải cuộc sống làm mâu thuẫn lợi ích càng sâu sắc thêm.
+ Thứ tư, các chủ doanh nghiệp tự định ra mức thưởng và phạt một cách tùy ý, không có
cơ sở, căn cứ nào, chủ yếu tận dụng sức lao động của người lao động chứ không
khuyến khích một cách tôn trọng, khách quan, công bằng đối với họ. Tiền lương đã
thấp nhưng họ có thể còn bị cắt xén tiền lương do các hình phạt trừ vào lương mà giới
chủ tự đặt ra (ví dụ như dù đau ốm hay trong gia đình có tang gia, cưới xin cũng không
được phép nghỉ, nếu do hoàn cảnh trên mà người lao động buộc phải nghỉ làm việc hay
đi làm muộn 1, 2 phút cũng bị trừ nguyên ngày công, cắt ăn bữa trưa; chỉ được đi vệ
sinh 1 lần/ngày mỗi lần 2 - 3 phút nếu vi phạm sẽ bị trừ lương hoặc cắt lương. Tiền
thưởng thì đặt ra mức độ quá cao để ít người nào có thể đạt được như chế độ “khoán” about:blank 10/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
quá cao, treo thưởng theo kiểu “đánh đố” như chỉ phát thưởng cho những người ở lại
làm việc đến hết ngày 29 Tết...). 9.2 Giải pháp
Những nguyên nhân dẫn tới các cuộc đình công ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu
là do giới chủ không đảm bảo lợi ích và quyền của người lao động. Vì vậy, để ngăn
chặn các cuộc đình công thì cần giải quyết một cách triệt để những mâu thuẫn về lợi
ích giữa người sử dụng lao động và người lao động. Những giải pháp cần thực hiện bao gồm:
Thứ nhất, hoàn thiện Bộ luật Lao động của Việt Nam theo hướng hài hòa lợi ích
giữa người sử dụng lao động và người lao động. Sở dĩ người sử dụng lao động trong
thời gian qua chưa đảm bảo lợi ích cho người lao động vì hệ thống pháp luật của Việt
Nam còn bất cập, chưa thực sự chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở, lạc hậu, chưa phù hợp với
thực tế, chưa đủ sức điều chỉnh các quan hệ lao động vốn dĩ năng động và phức tạp,
thậm chí có những điều khoản vô ý đã gây thiệt thòi về lợi ích cho người lao động. Ví
dụ, chính sách tiền lương còn nhiều bất cập; tiền lương tối thiểu thấp; lương thực tế
giảm mặc dù lương danh nghĩa tăng; các biện pháp chế tài chưa đủ sức răn đe những
doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật. Vì vậy, cần hoàn thiện các quy định về pháp
luật để công nhân bù đắp hao phí thể lực, có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa, có
thể đảm đương trách nhiệm nuôi dạy con cái, được sống đúng với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra.
Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền cho người sử dụng lao động thực hiện đúng các
quy định của pháp luật về lao động. Cùng với việc hoàn thiện pháp luật thì việc đẩy
mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho các doanh nghiệp có sử dụng lao động làm
thuê, đặc biệt cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là rất cần thiết. Công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần đa dạng về hình thức, phương pháp, phù hợp với
từng đối tượng, huy động sự tham gia của nhiều chủ thể, đảm bảo cho pháp luật đến
được với cả người sử dụng lao động và người lao động. Ví dụ, đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay xảy ra đình công, Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành
phố cần chủ động tổ chức gặp đại diện ngoại giao một số nước có nhiều dự án đầu tư
nước ngoài; yêu cầu họ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật Lao động, cải
thiện quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đây là biện pháp có
tính chất chủ động phòng ngừa trước các mâu thuẫn, xung đột lợi ích có thể xảy ra trong các doanh nghiệp.
Thứ ba, xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp trong các doanh
nghiệp ở Việt Nam. Một doanh nghiệp có văn hóa trước hết phải là doanh nghiệp có
trách nhiệm xã hội, có trách nhiệm đối với người lao động và đối với môi trường sinh
thái. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp đều có văn hóa kinh doanh thì sẽ không để xảy ra
tình trạng mâu thuẫn lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động. Để xây
dựng được văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp thì Nhà nước cũng cần có nhiều
biện pháp để giúp các chủ doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của việc
tôn trọng lợi ích của người lao động, sẽ tăng cường sự gắn bó với doanh nghiệp, thúc
đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, cần tránh tư duy “ăn xổi ở thì”, chỉ quan tâm
đến lợi nhuận trước mắt của các doanh nghiệp mà làm tổn hại đến lợi ích của người lao about:blank 11/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
động. Lợi nhuận trước mắt đó có thể gây tác động đến lợi ích lâu dài của chính doanh nghiệp.
Thứ tư, phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp nhằm
hạn chế tình trạng mâu thuẫn lợi ích gay gắt trong các doanh nghiệp. Một trong những
nguyên nhân làm cho số lượng đình công trong các doanh nghiệp ở Việt Nam tăng lên
là do số lượng các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn còn ít, hoạt động của các tổ
chức công đoàn cơ sở còn mờ nhạt. Các cán bộ công đoàn còn đứng về phía chủ doanh
nghiệp, hoặc không có vai trò gì do vấn đề lợi ích của các cán bộ công đoàn trong các
doanh nghiệp (họ đều là người làm thuê trong doanh nghiệp, bị chủ doanh nghiệp mua
chuộc hoặc kiềm chế hoạt động), trình độ hiểu biết pháp luật, xử lý các xung đột, mâu
thuẫn của họ còn hạn chế. Chỉ khi nào các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp
này làm tốt vai trò trung gian hòa giải, vừa bảo vệ lợi ích của người lao động nhưng
cũng tôn trọng lợi ích chính đáng của chủ doanh nghiệp thì mới có thể ngăn chặn,
phòng ngừa, điều hòa, làm dịu bớt mâu thuẫn lợi ích giữa người chủ doanh nghiệp và
người lao động. Khi chủ doanh nghiệp xâm phạm đến lợi ích của người lao động, các
tổ chức công đoàn phải có những hình thức đàm phán để ngăn chặn, hạn chế các hành
động đó cũng như phải tích cực tuyên truyền pháp luật về lao động cho người lao
động, tránh tình trạng khi lợi ích bị xâm phạm, người lao động nghĩ trước tiên đến giải
pháp đình công. Nếu các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp thực hiện tốt vai
trò của mình thì những mâu thuẫn lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao
động sẽ được hạn chế, ngăn chặn, hoặc sẽ được giải quyết bằng con đường thương
lượng. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.
Thứ năm, tăng cường thanh tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm. Nhà nước cũng cần hoàn thiện bộ máy thanh tra và
kiểm tra về pháp luật lao động và đẩy mạnh số lượng các cuộc thanh tra và kiểm tra
trong các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng lao động để đảm bảo cho pháp luật được thực
hiện trên thực tế, hạn chế các trường hợp chủ sử dụng lao động không thực hiện đúng
pháp luật lao động, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, từ đó làm
xuất hiện mâu thuẫn lợi ích, ngòi nổ của các cuộc đình công. Hiện nay, việc thanh tra
và kiểm tra về pháp luật lao động ở nước ta còn ít, mỗi năm các cơ quan thanh tra nhà
nước về lao động mới chỉ đảm bảo từ 5 đến 8% tổng số doanh nghiệp cả nước 10.
Tính chất và trình độ lực lượng sản xuất
a. Tính chất của LLSX
Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và sức lao động.
Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì lực
lượng sản xuất có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt đến trình độ cơ khí, hiện đại,
phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá.
Như vậy, tính chất của lực lượng sản xuất nói lên tính chất cá nhân hoặc tính chất
xã hội hoá trong việc sử dụng tư liệu sản xuất.
b. Trình độ của LLSX about:blank 12/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
Trình độ của lực lượng sản xuất là sự phát triển của người lao động và công cụ lao
động. Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện ở trình độ của công cụ lao động;
trình độ tổ chức lao động xã hội; trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất; trình độ,
kinh nghiệm kỹ năng của người lao động và đặc biệt là trình độ phân công lao động xã hội.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự
nhiên của con người: trình độ thủ công của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh
phục của giới tự nhiên thấp hơn nhiều so với lực lượng sản xuất ở trình độ kỹ thuật
công nghiệp và công nghệ cao. Trong quá trình đó, con người đồng thời tự cải tạo bản
thân mình cả về sinh thể và trí tuệ. Tuy nhiên, hiện nay yếu tố trí tuệ lại đang ngày
càng chiếm ưu thế và được coi là lực lượng sản xuất trực tiếp.
– Trong thực tế, tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sân xuất là không tách rời nhau.
Nghiên cúu sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lịch sử, Các Mác khẳng
định: “Tri thức xã hội phổ biến [Wissen, knowledge] đã chuyển hóa đến mức độ nào
thành lực lượng sản xuất trực tiếp”[2].
Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học sản xuất ra của cải
đặc biệt, hàng hoá đặc biệt. Đó là những phát minh sáng chế, những bí mật công nghệ,
trở thành nguyên nhân của mọi biến đổi trong lực lượng sản xuất. Hiện nay, khoảng
cách từ phát minh, sáng chế đến ứng dụng vào sản xuất đã được rút ngắn làm cho năng
suất lao động, của cải xã hội tăng nhanh. Khoa học kịp thời giải quyết những mâu
thuẫn, những yêu cầu do sản xuất đặt ra; có khả năng phát triển “vượt trước” và thâm
nhập vào tất cả các yếu tố của sản xuất, trở thành mắt khâu bên trong của quá trình sản
xuất. Tri thức khoa học được kết tinh, “vật hoá” vào người lao động, người quản lý,
công cụ lao động và đối tượng lao động. Sự phát triển của khoa học đã kích thích sự
phát triển năng lực làm chủ sản xuất của con người.
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển, cả
người lao động và công cụ lao động được trí tuệ hoá, nền kinh tế của nhiều quốc gia
phát triển đang trở thành nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế mà trong đó sự sản
sinh, phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai trò quyết định nhất đối với sự
phát triển kinh tế, từ đó tạo ra của cải vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. 11.
Đặc trưng của lực lượng sản xuất
- Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa người lao động và công cụ lao động.
- Trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết
định. Sở dĩ như vậy là vì người lao động là chủ thể sáng tạo và sử dụng công cụ
lao động. Suy đến cùng, các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con
người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào
trình độ sử dụng của người lao động. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất, nếu như
công cụ lao động bị hao phí và di chuyển dần giá trị vào sản phẩm., thì người lao
động do bản chất sáng tạo của mình, trong quá trình lao động họ không chỉ sáng about:blank 13/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
tạo ra giá trị đủ bù đắp hao phí lao động, mà còn sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn
giá trị bỏ ra ban đầu. Người lao động là nguồn gốc của mọi sáng tạo trong sản xuất
vật chất, nguồn gốc của sự phát triển sản xuất.
- Cùng với người lao động, công cụ lao động là yếu tố cơ bản, quan trọng không thể
thiếu được, đặc biệt, trình độ phát triển của công cụ lao động là một nhân tố quyết
định năng suất lao động xã hội.
- Lực lượng sản xuất là kết quả năng lực thực tiễn của con người, nhưng bản thân
năng lực thực tiễn này bị quy định bởi những điều kiện khách quan mà trong đó
con người sống và hoạt động. Vì vậy, lực lượng sản xuất luôn có tính khách quan.
Tuy nhiên, quá trình phát triển lực lượng sản xuất là kết quả của sự thống nhất
biện chứng giữa khách quan và chủ quan.
- Lực lượng sản xuất là một chỉnh thể thống nhất hữu cơ. Trong đó, người lao động
là chủ thể tích cực biết vận dụng trí tuệ, những tri thức khoa học, kỹ thuật, kinh
nghiệm, kỹ năng lao động…, để chế tạo và sử dụng những tư liệu sản xuất nhằm
tác động vào những đối tượng của giới tự nhiên, cải tạo chúng thành những của
cải, vật chất thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu của con người.
- Trong phương thức sản sản, lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng
nhất. Bởi vì, lực lượng sản xuất chỉ ra mối quan hệ của con người với giới tự nhiên
và trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người trong những giai đoạn phát
triển nhất định của lịch sử. Nó quyết định sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người. 12.
Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
- Thời kỳ trước đổi mới, về nhận thức, chúng ta đã nhấn mạnh quá mức vai trò kiến
trúc thượng tầng, coi chính trị là thống soái, quyết định kinh tế và tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội; chưa đánh giá đúng vai trò của kinh tế trong quan hệ với
chính trị. Về cơ chế, chúng ta cũng nhận thức một cách đơn giản về tác động của
kiến trúc thượng tầng chính trị đối với cơ sở kinh tế. Chính trị can thiệp quá sâu
vào các quá trình kinh tế - xã hội bằng hệ thống những mệnh lệnh chủ quan của
các cơ quan quản lý các cấp. Và thiết chế, bộ máy hành chính còn quan liêu, cửa
quyền, cồng kềnh, kém hiệu quả.
- Từ khi đổi mới đến nay, về quan điểm Đảng ta chủ trương “Kết hợp ngay từ đầu
đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời
từng bước đổi mới chính trị”1. Đây là nhận thức đúng cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn.
- Khái niệm “đổi mới kinh tế” qua các văn kiện của Đảng được hiểu là quá trình
chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu
toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam theo định hướng XHCN. Đó là bước chuyển từ nền kinh tế cơ bản là
“khép kín” sang nền kinh tế “mở” đối với khu vực và thế giới, kết hợp tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh
thái và từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. about:blank 14/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
- Khái niệm “đổi mới chính trị” qua các văn kiện của Đảng được hiểu là đổi mới tư
duy chính trị về CNXH; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống
chính trị, trước hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao
hiệu quả quản lý của Nhà nước XHCN nhằm giữ vững ổn đinh chính trị để xây
dựng chế độ XHCN ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt nền dân chủ XHCN
nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN và phát triển kinh tế-xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trong quá trình đổi mới, Đảng ta cho rằng ổn định chính trị không có nghĩa là bảo
thủ, trì trệ, ngược lại nó có vai trò quan trọng đảm bảo điều kiện cho các lĩnh vực
khác phát triển, làm cho quá trình đổi mới trở nên toàn diện hơn. Ổn định chính trị
cũng đồng thời góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý
của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình đổi mới đất nước.
- Do vậy, để đất nước phát triển hơn nữa cần tiếp tục nhận thức và giải quyết tốt mối
quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đây cũng là thực chất, yêu cầu,
nội dung của một trong tám mối quan hệ lớn trong thời kỳ quá độ lên CNXH nước
ta mà Đảng ta đã đề ra cần giải quyết đúng đắn.
- Trong những năm đổi mới, sự kết hợp hài hòa giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị đã đem lại bước chuyền biến tích cực đối với đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội của đất nước, với những thành tựu nổi bật là:
- Thứ nhất, thành công lớn nhất và quan trọng nhất có ý nghĩa sống còn đối với dân
tộc Việt Nam là chúng ta tiến hành quá trình đổi mới không phải bắt đầu từ việc
“đổi mới” trong lĩnh vực chính trị như ở Liên Xô và các nước XHCN khác ở Đông
Âu, cũng không đồng thời “đổi mới” ngay lập tức cả hai lĩnh vực chính trị lẫn kinh
tế. Chúng ta rất tỉnh táo và đủ bản lĩnh giữ vững ổn định chính trị, giữ vững sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản để làm trục đỡ chính trị cho việc điều chỉnh và đổi mới kinh tế.
- Thứ hai, nhờ có định hướng chính trị rõ ràng, bằng các chính sách chuyển đổi cơ
chế và cơ cấu phù hợp với yêu cầu khách quan của thực tiễn, kinh tế của nước ta
tăng trưởng vượt bậc, đời sống của nhân dân được cải thiện rỡ rệt. Người dân tin
tưởng vào đường lối đổi mới khi nhận thấy lợi ích của mình được đảm bảo. Nhờ
có tư duy mới và dựa vào lợi ích của nhân dân nên đường lối đổi mới đã gắn chặt
với thực tiễn đất nước, mang “hơi thở” cuộc sống. Bằng các chủ trương, chính
sách vừa có tính định hướng, vừa cụ thể thiết thực, đường lối đổi mới của Đảng đã
đi vào cuộc sống, tạo tiền đề để giải phóng sức sản xuất xã hội, phát huy tinh thần
sáng tạo, tính tích cực chính trị của nhân dân. Nhân dân chủ động tham gia vào đời
sống kinh tế, đời sống chính trị để xây dựng, phát triển kinh tế, bảo vệ chế độ đã,
đang đảm bảo lợi ích cho họ. Nhờ vậy, “Sau 20 năm hiện Cương lĩnh, chúng ta đã
giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước thực hiện thành
công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc
được củng cố, tăng cường”9. about:blank 15/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
- Bên cạnh những thành công vừa nêu trên, việc vận dụng và xử lý mối quan hệ biện
chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị của chúng ta còn có nhiều đem
cần phải cố gắng hoàn thiện hơn nữa. Đổi mới là cả một quá trình lâu dài và phức
tạp do thực tiễn luôn vận động và thay đổi. Đường lối đổi mới và định hướng đổi
mới kinh tế với đổi mới chính trị của Đảng cần phải khẳng định là đúng đắn, tuy
nhiên vấn đề lại là hiệu quả của việc thực thi đường lối đó trên từng giai đoạn cụ
thể, trong từng cách làm cụ thể, của từng mối quan hệ cụ thể. 13.
Xây dựng nền văn hóa vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc (ảnh hưởng
của toàn cầu hóa)
- Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, quy mô lớn, tác động
tới tất mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… đã và đang tạo điều kiện
cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết, bổ sung, làm phong phú và
hỗ trợ lẫn nhau trên lĩnh vực văn hoá. Thực tế cho thấy, tác động của quá trình
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có thể khiến một quốc gia vươn lên chiếm lĩnh
những đỉnh cao kinh tế, kỹ thuật, công nghệ trong vòng vài ba chục năm; tuy
nhiên, để trở thành một quốc gia phát triển về văn hoá thì lại khác. Một quốc gia
giàu có về kinh tế, trong khoảng một thập kỷ có thể đổi mới, nâng cấp toàn bộ hạ
tầng cơ sở, vật chất, kỹ thuật, nhưng cũng trong khoảng thời gian đó rất khó - thậm
chí là không thể - thiết lập được một cơ sở hạ tầng văn hoá tiến bộ và phát triển,
nếu quốc gia đó thiếu một nền tảng văn hóa làm “bệ đỡ”.
- Văn hóa có mối quan hệ tương quan, biện chứng với chính trị, kinh tế, xã hội…
Muốn đánh giá một nền văn hóa phát triển thì không thể không xét đến những khía
cạnh, lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Có rất nhiều vấn đề đặt ra hiện
nay khi xem xét, đánh giá thực trạng đời sống văn hoá nước ta trước tác động của
quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Có người thì bi quan, cho rằng, trong
khi đời sống kinh tế phát triển, con người có điều kiện tiếp cận, giao lưu với văn
hoá của nhiều nước trên thế giới, nhưng đời sống tinh thần thì lại có những biểu
hiện sa sút nghiêm trọng. Ngược lại, có người lại lạc quan, cho rằng mọi sự đều tốt
đẹp, những hiện tượng tiêu cực, ngoại lai là “lẽ tự nhiên” và không đáng kể. Thật
ra, bức tranh không chỉ có một màu, hoặc toàn tối hoặc toàn sáng.
- Trước hết, cần khẳng định, trước tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế,
đời sống văn hoá, xã hội của đất nước ta đã đạt nhiều kết quả và có những tiến bộ
rõ rệt. Nhận thức về văn hóa, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn.
Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hóa phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng
nhu cầu nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di
sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Văn hóa trong chính trị và văn hóa
trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, thiết thực. Hoạt động
giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc. Phát triển
toàn diện con người Việt Nam từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội. Việc phê phán, đấu tranh, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu,
chống các quan điểm, hành vi sai trái gây hại đến văn hóa, lối sống con người about:blank 16/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
được chú trọng(1)… Những kết quả và tiến bộ đó đã góp phần giữ gìn văn hoá dân
tộc trước tác động của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
- Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế cũng
tạo nên những hệ lụy đối với văn hoá dân tộc. Đó là tệ sùng bái nước ngoài, coi
thường những giá trị vǎn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ.
Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình,
quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp... Trước những biến động chính trị phức
tạp trên thế giới, một số người hoài nghi, phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng; mơ hồ, bàng quan, mất cảnh giác trước những luận
điệu thù địch xuyên tạc. Trong sáng tác và lý luận, phê bình, có lúc đã nảy sinh
khuynh hướng phủ nhận thành tựu vǎn học cách mạng và kháng chiến làm cho
chức nǎng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của văn học nghệ thuật bị thu giảm. Giao
lưu vǎn hóa với nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở...
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thành tựu và hạn chế, vấn đề đặt ra là dù hội nhập ở
mức độ nào, có bị tác động ra sao, về góc độ văn hóa chúng ta phải luôn bảo đảm
nguyên tắc “hoà nhập chứ không hoà tan”. Muốn làm được điều đó, quá trình toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế chúng ta phải luôn phát huy được nội lực văn hoá dân
tộc. Theo đó, cần chú ý đến một số phương diện cơ bản sau:
Thứ nhất, nội lực văn hoá dân tộc ta hiện nay đã và đang có những bước chuyển
biến toàn diện và sâu sắc. Đây là thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ cả về quan niệm giá trị,
chuẩn mực văn hoá; chuyển đổi về công nghệ, kỹ thuật và cơ sở vật chất của văn hóa;
chuyển đổi về đội ngũ nhân sự, bộ máy hoạt động văn hoá; chuyển đổi lối sống, nếp tư
duy, tầm nhìn, cách nhìn của cá nhân và cộng đồng với hàng loạt các nhu cầu văn hoá
phong phú và đa dạng của nhân dân. Sự chuyển đổi này có cơ sở khách quan từ sự đổi
mới toàn diện của đất nước mà cốt lõi cơ bản là phát triển kinh tế, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường mở rộng hợp
tác quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế. Sự chuyển đổi này là kết quả của quá trình vận động phát triển trên cơ
sở những mâu thuẫn, xung đột vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan
trong tiến trình đi lên của đất nước. Vì vậy, sự bình tĩnh và khách quan trong đánh giá
các hiện tượng văn hóa - xã hội trước tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế là một yêu cầu lớn trong giai đoạn hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường, văn hoá là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm; kích thích tính sáng tạo, năng động, nhưng
trong môi trường đó, văn hoá cũng có thể nhiễm phải những căn bệnh của kinh tế thị
trường: chủ nghĩa cá nhân phát triển, sùng bái đồng tiền, lối sống tiêu thụ, thực dụng...
Không ít hoạt động văn hoá bị lôi cuốn vào xu hướng thương mại hoá, xuất hiện
những sản phẩm văn hoá kém chất lượng chạy theo thị hiếu thấp kém. Đồng tiền xuất
hiện với tư cách là thước đo các giá trị, nhưng cũng trở thành “thế lực” có khả
năng “bóp méo” nhân cách con người, làm “biến dạng” nhiều giá trị văn hóa... Để
khắc phục tối đa những mặt trái nêu trên, ngoài sự bài bản, căn cơ trong chủ trương, about:blank 17/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
chính sách, sự nghiêm minh trong triển khai, thực hiện, nhất là sự “đủ tâm đủ tầm” của
đội ngũ những người có trách nhiệm, thì việc nâng cao ý thức và bản lĩnh văn hóa
trong mỗi người, mỗi tổ chức, cộng đồng phải được xác định là giải pháp quan trọng.
Thứ hai, chưa bao giờ sức ép của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá được sự hỗ
trợ của công nghệ 4.0 tác động vào nền văn hóa dân tộc lại mạnh mẽ, toàn diện và sâu
sắc như hiện nay. Sự đầu tư trực tiếp, gián tiếp của các công ty đa quốc gia và xuyên
lục địa, sự giao lưu thương mại và dịch vụ với khối lượng hàng hóa khổng lồ, sự tăng
cường dịch vụ du lịch, giải trí, sự mở rộng hệ thống thông tin trên hệ thống Internet...
đã làm “tan băng” ở các quốc gia “đóng” và “sốt” lên ở những quốc gia “mở”. Ranh
giới địa lý - biên giới hữu hình không cản nổi sự “xâm thực” của các trào lưu văn hóa
xa lạ trên khắp thế giới. Sự phát triển của khoa học công nghệ vừa tạo thời cơ lớn,
đồng thời đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam. Theo đó, việc tiếp thu những
điều tốt, điểm tương đồng, giá trị tích cực phải đi liền với không ngừng tỉnh táo phòng
ngừa, loại trừ những cái xấu, dở, không phù hợp. Chủ động, mạnh dạn tiếp thu, tiếp
nhận, tiếp biến, giao thoa phải đi liền với tinh tường, bản lĩnh, cảnh giác tránh “vơ bào
vạt tép”, “ham thanh chuộng lạ” một cách mù quáng; không đánh mất mình, “hoà tan”
bản sắc của mình. Đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới và tiếp biến văn hóa thế giới vào
Việt Nam không chỉ nhằm góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh, vị thế đất nước mà
còn là nhằm hiện thực hóa phương châm: văn hoá là động lực, là nhân tố quan trọng
góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước tiến nhanh
tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ ba, mối quan hệ giữa quốc gia - dân tộc và quốc tế trở thành một trong
những vấn đề trung tâm của thời đại. Các dân tộc trong quá trình phát triển đang tìm
cách kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tranh thủ thời cơ, chống
lại các nguy cơ để tập trung xây dựng đất nước. Sức mạnh của sự liên kết cộng đồng
được đặc trưng ở việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá và bản lĩnh văn hoá của dân
tộc trong giao lưu quốc tế. Do đó, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là
xu thế bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc và bản lĩnh dân tộc, chống lại xu hướng
“đồng hoá” hay “nhất thể hoá” về văn hóa.
Bản sắc văn hoá là những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt văn hoá của cộng đồng
này với cộng đồng khác, dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác.
Đây là “gen” di truyền văn hoá của từng dân tộc - kết tinh ở truyền thống văn hoá dân
tộc, thể hiện trong lối sống, phong tục, tập quán, trong các hoạt động sản xuất vật chất
và tinh thần của cộng đồng. Trong giao lưu quốc tế, các dân tộc sẽ đánh mất sự tồn tại
của mình nếu mất bộ “gen” di truyền văn hoá. Cần tránh sai lầm đồng nhất bản sắc văn
hoá dân tộc với những hình thức thể hiện bên ngoài của nó. Bản sắc văn hoá dân tộc
bao chứa cả “cái tĩnh” và “cái động”, “cái cổ truyền” và “cái hiện đại”, cả hình thức và
nội dung, cả “cái ngoại sinh” được “nội sinh” hoá. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc không có nghĩa là quay về “phục cổ”, quay về với cái cũ mà phải căn cứ
vào quan điểm phát triển đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Yêu cầu phát triển đất
nước là tiêu chí để lựa chọn giữa cái cũ và cái mới, cái bên trong và cái bên ngoài, cái
nội sinh và cái ngoại sinh. Tính tự giác của quá trình lựa chọn văn hóa sẽ khắc phục about:blank 18/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
được tính tản mạn, tuỳ thuộc vào tầm nhìn, điểm nhìn, trình độ, nhân cách và bản lĩnh
của chủ thể lựa chọn.
Thứ tư, phát huy nội lực của văn hoá dân tộc trước tác động của quá trình toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế chính là tạo nên một dòng chảy liên tục của truyền thống
văn hóa dân tộc nhằm khẳng định bản sắc văn hoá và bản lĩnh văn hoá dân tộc. Truyền
thống văn hoá là những giá trị văn hoá do lịch sử để lại được các thế hệ sau làm sống
lại trong thời đại của mới. Trong truyền thống văn hóa Việt Nam có hai dòng chủ lưu
xuyên suốt là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Trong chiến tranh chống
xâm lược bảo vệ Tổ quốc, hai dòng chủ lưu này đã phát huy sức mạnh để đoàn kết dân
tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sức mạnh của hào khí Việt Nam. Ngày nay, sự
thành công của quá trình đổi mới tuỳ thuộc vào việc phát huy sức mạnh tổng hợp của
hai dòng chủ lưu, nếu bị xem nhẹ, không được thế hệ sau tiếp nối sẽ dẫn tới khủng
hoảng văn hoá nghiêm trọng, đặc biệt là trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.
Như vậy, nội lực văn hoá dân tộc vừa bao trùm bản sắc văn hóa vừa bao hàm bản
lĩnh văn hóa dân tộc. Đây là nền tảng chủ yếu để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, là “bộ lọc” các giá trị văn hóa ngoại nhập, chống lại những tác
động phi văn hoá, phản văn hoá trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nội
lực văn hoá chỉ thực sự phát huy được sức mạnh khi trở thành tinh thần tự giác của
mọi thành viên trong xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là sự nghiệp phát triển đất nước
một cách bền vững phải được đặt trên nền tảng văn hóa dân tộc, phải khơi dậy và phát
huy tới mức cao nhất nội lực của một nền văn hóa đã được khẳng định trong suốt hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước, “văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì
dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”. 14.
Ý thức pháp luật và tình trạng thực thi pháp luật 14.1 Khái niệm
Ý thức pháp luâ žt là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niê žm hình thành
trong xã hô ži thể hiê žn mối quan hê ž của con người đối với pháp luâ žt và sự đánh giá về
tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với các hành vi pháp lí thực tiễn. 14.2 Đặc điểm
Thứ nhất, ý thức pháp luâ žt do tồn tại xã hô ži quy định nhưng luôn có tính đô žc lâ žp
tương đối và có sự tác đô žng trở lại tồn tai xã hô ži.
Tính đô žc lâ žp tương đối của ý thức pháp luâ žt được thể hiê žn ở mô žt số khía cạnh như:
– Ý thức pháp luâ žt thường lạc hâ žu hơn so với tồn tại xã hô ži
– Trong những điều kiê žn nhất định ý thức pháp luâ žt đă žc biê žt là hê ž tu tưởng pháp luâ žt
nhiều khi có sự phát triển hơn trước so với tồn tại xã hô ži.
– Ý thức pháp luâ žt phản ánh tồn tại xã hô ži có tính kế thừa ý thức pháp luâ žt của thời đại
trước đó. Tất nhiên những yếu tố được kế thừa có thể là sự tiến bô ž hoă žc không tiến bô ž.
Ý thức pháp luâ žt tác đô žng trở lại với tồn tại xã hô ži. Nó có thể là đô žng lực thúc đẩy
hoă žc kìm hãm sự phát triển của các sự vâ žt hiê žn tượng. about:blank 19/32 19:47 3/8/24
Tài liệu Triết học Marx - hay vcl luôn
Thứ hai, ý thức pháp luâ žt mang tính giai cấp: mỗi quốc gia chỉ có mô žt hê ž thống
pháp luâ žt nhưng tồn tại mô žt số hình thái ý thức pháp luâ žt. Có ý thức pháp luâ žt của giai
cấp thống trị, có ý thức của giai cấp bị trị, ý thức pháp luâ žt của các tầng lớp trung gian.
Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để
thể hiê žn ý chí của mình mô žt cách tâ žp trung thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí nhà nước. 14.3 Thực trạng
Ưu điểm: Những năm gần đây, công tác phổ biến giáo dục pháp luâ žt ở nước ta đã
được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng nhiều hơn. Những hoạt đô žng của các cấp
các ngành trong viê žc tuyên truyền, phổ biến pháp luâ žt đã góp phần nâng cao ý thức
pháp luâ žt của người dân, hầu hết người dân đã nắm rõ được tầm quan trong của pháp
luâ žt trong đời sống từ đó mà nhìn nhâ žn đúng và tự giác hơn trong viê žc chấp hành pháp
luâ žt mà nhà nước đề ra.
Hiê žn nay trong các hoạt đô žng của pháp luâ žt, ý thức của người dân Viê žt Nam đã
nâng lên. Sự hiểu biết về pháp luâ žt của nhân dân đã biểu hiê žn rõ nét, nhân dân ý thức
được trách nhiê žm, quyền hạn của mình đối với nhà nước thông qua pháp luâ žt do đó họ
tích cực tham gia vào các hoạt đô žng quản lí nhà nước, giám sát các hoạt đô žng của cơ
quan nhà nước để thực hiê žn quyền lợi hợp pháp của mình.
Trong những năm qua, người dân đã tích cực tham gia đóng góp các ý kiến cho
các văn bản pháp luâ žt, những ý kiến đó được đánh giá cao và có tính thực tiễn. Có
những ý kiến cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền ghi nhâ žn để xem xét, nghiên
cứu và bổ sung thêm. Như vâ žy, do nhâ žn thức đúng trách nhiê žm của mình trong các vấn
đề quan trọng của đất nước cho nên người dân ngày càng quan tâm đến pháp luâ žt; tự
giác học hỏi và nghiên cứu nhằm hoàn hiê žn nhâ žn thức đúng đắn nhất đưa ra những
quan điểm sáng suốt và có giá trị.
Trong hoạt đô žng thực hiê žn và tổ chức thực hiê žn pháp luâ žt hiê žn nay cũng có nhiều
bước chuyển biến tích cực, người dân Viê žt Nam đã chủ đô žng tích cực, đã tôn trọng và
thực hiê žn nghiêm chỉnh các quy định của pháp luâ žt. Trong các cơ quan nhà nước, các
tổ chức, số cán bô ž vi phạm pháp luâ žt trong khi thi hành công vụ đã giảm, thực trạng
tham nhũng, sách nhiễu trong công viê žc đang được đẩy lùi, các cán bô ž công chức đã
ngày càng chứng tỏ sự minh bạch công khai trong công viê žc của mình.
Ý thức trong thực hiê žn pháp luâ žt của các tầng lớp nhân dân cũng được cải thiê žn rõ
rê žt. Người dân đã ngày càng nêu cao tinh thần “ sống và làm viê žc theo pháp Hiến
pháp và pháp luâ žt”. Người dân trở nên có nhâ žn thức tốt về các vấn đề của đời sống xã
hô ži coi trọng tính mạng, nhân phẩm và tài sản của nhau. Nhân dân đã nghiêm chỉnh, tự
giác trong viê žc chấp hành pháp luâ žt. Các tranh chấp trong xã hô ži nay đã giảm bớt đi sự
căng thẳng vì mọi người có ý thức điều hòa những mâu thuẫn không đáng có.
Bên cạnh đó, ý thức bảo vê ž pháp luâ žt hiê žn nay cũng đã được quan tâm. Xuất hiê žn
trong cuô žc sống của chúng ta nhiều tấm gương về người tốt, viê žc tốt trong thực hiê žn
pháp luâ žt, họ đã nâng cao tinh thần trách nhiê žm của mình trong viê žc bảo đảm trâ žt tự,
an toàn xã hô ži, trợ thành những tấm gương sáng trong viê žc giúp cho các cơ quan chức
năng thi hành công vụ, trong viê žc bắt giữ tô ži phạm, tố giác những hành vi của những
người người thực hiê žn hành vi trái pháp luâ žt. Như vâ žy có thể nói rằng đã có nhiều about:blank 20/32