Tài liệu: vấn đề giao tiếp phi ngôn ngữ | Giao tiếp trong kinh doanh
Tài liệu: vấn đề giao tiếp phi ngôn ngữ | Giao tiếp trong kinh doanh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ I. Khái niệm
- Là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ,
có nghĩa là không được mã hóa bằng từ ngữ nhưng có thể thuộc về hai
kênh ngôn thanh và phi ngôn thanh.
- Bao gồm: Cận ngôn, ngoại ngôn, ngôn ngữ vật thể, ngôn ngữ môi trường II. Cận ngôn
Gồm: Phát âm, giọng nói, tốc độ nói 1. Phát âm
- Lợi ích: Phát âm chuẩn, rõ ràng… sẽ mang lại hiệu quả cho buổi thuyết
trình, giúp người nghe hiểu được minh bạch lời người thuyết trình nói.
- Bất lợi: phát âm k chuẩn sẽ dẫn sẽ gây khó khăn cho người nghe, thậm
chí là k hiểu được. Một số lỗi điển hình là: L-N, S-X, TR-CH… Do đặc
trưng vùng miền, nhiều bạn vẫn bị mắc lỗi này khi nói chuyện. Khi nói
chuyện với bạn bè thì không sao, nhưng nói chuyện với người phương
khác hoặc trong các cuộc giao tiếp trang trọng, đây là lỗi cực kỳ lớn và
nhiều khi dẫn đến hiểu lầm.
- Giải pháp: tập đọc mỗi ngày khoảng chục trang sách, đọc thật kỹ từng
chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta
cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ là thành công. Ngoài ra sau đây sẽ là 1 số bài luyện tập: https://youtu.be/txbkYQb0Rqk https://youtu.be/a5d2r01xKHE 2. Giọng nói
- Là một trong những cách giúp chúng ta gây ấn tượng với người nghe or
có thể là gây tò mò, gây sốc, truyền cảm hứng, thuyết phục và nhiều điều
khác nữa. Nó cũng phản ánh chân thực cảm xúc người nói.
- Vấn đề phổ biến về giọng nói mà từ đó sẽ phản ánh được cảm xúc, thái
độ… (giáo trình trang 59) chụp cái ảnh trang 59 đưa vào slide
- Giải pháp: một số nguồn học rất tốt ví dụ: youtube, bạn có thể nghe rồi
bắt chước lại giọng họ or có thể xem 1 số kênh có giải pháp để có giọng nói hay. https://youtu.be/M1k_xaCRDbY https://youtu.be/uZCRMC7MRmY
https://vncmd.com/chuyen-de/lanh-dao/luyen-giong-noi/ https://youtu.be/GRiQ80T9RZI
giọng nói truyền cảm hứng, thúc đẩy người nghe thì bạn nên nghe “
motivation2study” , giọng nói rất hay và nghe như được thúc đẩy thật
3. Tốc độ nói, nhịp độ nói và cách nhấn giọng
- Tốc đọ Nói nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Nhịp độ
nói trầm, bổng, có điểm nhấn thì mới thu hút người nghe.
- Nó cũng phụ thuộc vào giới tính, cấu tạo thanh quản or do môi trường.
Tuy nhiên, việc luyện tập cũng đóng vai trò rất quan trọng. - Lưu ý trang 60
- Cách để điều khiển tốc độ nói, nhịp độ nói và tạo điểm nhấn:
Điểm nhấn: https://youtu.be/Y9QlVM08LSU
Tốc độ và nhịp độ: https://youtu.be/sq2ysSxchNw Or some tips:
https://www.throughlinegroup.com/2019/07/31/5-tips-for-fast-talkers-to- slow-down/
https://www.wikihow.com/Talk-Slower
- Vấn đề phổ biến về giọng nói mà từ đó sẽ phản ánh được cảm xúc, thái độ
Tốc độ nói, nhịp độ nói và cách nhấn giọng
- Tốc đọ Nói nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Nhịp độ
nói trầm, bổng, có điểm nhấn thì mới thu hút người nghe.
Nó cũng phụ thuộc vào giới tính, cấu tạo thanh quản or do môi trường I. NGOẠI NGÔN 1. NGÔN NGỮ THÂN THỂ
Giao tiếp bằng mắt tốt là kỹ năng mà ai cũng nên tập luyện để kiểm
soát và sử dụng nó hiệu quả hơn trong giao tiếp. Tác động của mắt cũng
là một dạng của Body Language góp phần quan trọng chiếm 55% hiệu
quả cuộc nói chuyện cao hơn lời nói.
Thường xuyên giao tiếp bằng mắt không chỉ khiến bạn trông hấp dẫn hơn rất
nhiều trong mắt đối phương mà còn cải thiện chất lượng của sự tương tác đó.
Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự thân mật, dễ truyền đi thông điệp, ít bị hiểu
nhầm trong cuộc nói chuyện và khiến đối phương có cái nhìn tích cực hơn
về sự tương tác cũng như cảm thấy kết nối hơn với bạn.
Giao tiếp tốt bằng mắt có thể nâng cao chất lượng của những tương tác trực tiếp
Nhìn thẳng vào mắt người khác và thu hút ánh nhìn của họ có thể giúp bạn
mở rộng mạng lưới quan hệ, tìm việc, trình bày ý tưởng, diễn thuyết, tán tỉnh và quyền lực hơn.
Nó có thể giúp cho những người tranh luận trở nên thuyết phục hơn một
cách mãnh liệt và rõ ràng hơn
Giúp cho mọi người trở nên thu hút nhiều người hâm mộ hơn, yêu thích hơn
nếu bạn làm công việc của thông tin đại chúng. NỤ CƯỜI
Vâng, hầu hết khi nhắc đến quá trình giao tiếp, ai cũng cho rằng ngôn
ngữ là yếu tố quan trọng nhất. Nhưng lạ thay, ngôn ngữ chỉ chiếm 7% tác
động đến người nghe, giọng điệu là 38% và 55% lại dành cho Phi ngôn
ngữ. Có một loại ngôn ngữ không lời, một biểu hiện của phi ngôn ngữ,
được đánh giá là hấp dẫn nhất thế giới. Đó chính là nụ cười.
Giải mã 3 kiểu cười cơ bản
Theo như được biết, Nhà tâm lý học Paul Ekman đã liệt kê ra 19 kiểu
cười, và hôm nay Ánh sẽ giới thiệu với các bạn 3 kiểu cười cơ bản nhất
dựa trên cấu trúc cơ –thần kinh.
a) Cười mỉm
b) Cười lộ răng nanh
c) Cười phối hợp
Ý nghĩa của nụ cười
- Không phải ngẫu nhiên người ta gọi nụ cười là trang sức, mà còn là trang
sức thật sự đẳng cấp.
- Nụ cười là một trang sức đặc biệt khi đó là một trang sức có văn hóa.Đó
là trang sức đã được chế tác tinh xảo không phải bởi bàn tay, không phải
bởi hóa chất mà bằng văn hóa đích thực của con người.
- Mỉm cười là một biểu hiện văn minh, cũng là thể hiện sức mạnh hoặc
truyền đạt thông tin. Từ bản chất, nụ cười chẳng ăn, cắn hay nhai được,
nhưng ngược lại nó lại làm cho ta có được một cuộc sống thăng hoa,
thanh thản, vui tươi và hạnh phúc bội lần hơn thiếu vắng nụ cười. Có câu
“Người hay cười thì có thêm bạn bè; kẻ nhăn nhó chỉ thêm các vết nhăn.”
- Nếu nụ cười chỉ xinh tươi trên hình ảnh, hoa ngọc trên báo chí, không thật
tâm thì cũng chỉ là nụ cười “xi mạ” khó tồn tại theo thời gian... Nụ cười
xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng hướng đến người khác sẽ là nụ cười thật văn hóa, văn minh.
b. TƯ THẾ, DÁNG ĐIỆU, ĐỘNG TÁC
Để mở rộng được mối quan hệ hay chinh phục được ai đó thì việc ta tìm hiểu và
điều chỉnh lại các tư thế trong giao tiếp hàng ngày rất quan trọng.
Việc giữ được một tư thế hợp lý trong giao tiếp có ảnh hưởng đến thông điệp bạn
muốn gửi đến, phản ảnh sự tương tác văn hóa và đạt thỏa thuận một cách nhanh
chóng. Khi tìm được cách giải mã các tư thế trong giao tiếp của đối phương để
giúp bản thân nhận biết được các dấu hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ .4 phút đầu tiên
trong giao tiếp là vô cùng quan trọng, nó hình thành đến 90% ấn tượng về bạn.
Nếu bạn không tạo được ấn tượng trong 4 phút đầu tiên thì bạn sẽ khó thuyết phục họ mua hàng của bạn. a.Tư thế
-Tư thế của con người rất được coi trọng từ xa xưa, nó thể hiện địa vị xã hội,
phong cách của con người, cách gia đình nuôi dạy. Và đây cũng là một phần quan
trọng khi trò chuyện cùng đối tác, đồng nghiệp, khách hàng.. trong kinh doanh. Tư thế ngồi căn bản:
-Ngồi đúng tư thế tạo cảm giác tự tin, thân thiện; đồng thời cũng thể hiện thái độ
tôn trọng người đối diện, sự lịch lãm (nếu là nam giới) và thanh lịch, tinh tế (nếu là nữ giới).
-Dáng ngồi cần nhẹ nhàng, vững chãi: Khi bước vào một căn phòng, khách mời
ngồi, bạn hãy nhẹ nhàng đi đến trước ghế, lưng quay về phía lưng ghế, dùng chân
phải (hoặc chân trái) lùi nhẹ nửa bước sao cho bụng chân (hoặc đùi) chạm nhẹ vào
mép ghế. Sau đó bạn từ từ ngồi xuống. Lúc này, hãy ngồi thật chậm rãi, đừng vừa
mải nói chuyện, vừa ngồi vì sẽ khiến bạn mất tập trung, có thể ngồi hẫng hoặc ngồi
phịch xuống ghế mà không biết.
-Nếu bạn mặc váy, nên khéo léo, nhẹ nhàng sửa nếp váy cho phẳng, giữ váy nhẹ và ngồi xuống.
-Không nên ngồi trực diện vì bạn sẽ khó nói được nhiều, nên ngồi ở góc 45% thì
mọi người sẽ nói được dài hơn và cảm thấy thoải mái hơn. v
Tư thế ngồi của nam: chèn ảnh
-Nam giới cũng nên giữ tác phong ngồi như vậy. Tuy nhiên, khi nam giới ngồi, hai
chân có thể mở rộng nhưng không mở rộng quá vai (chứ không khép như nữ); hai
chân thẳng đứng tạo thành góc vuông 90 độ với mặt đất.
-Ngồi vắt chéo chân, nhưng lưu ý: mũi bàn chân không nên quá hếch lên cao, tạo
cảm giác ngạo mãn, không tôn trọng khách. Tư thế đứng
-Tư thế đứng đúng nhất cần phải ngẩng cao đầu, rướn ngực lên, thót bụng, hai đùi
hơi mở ra để hai bàn chân rộng ngang hai vai, kết hợp với vẻ mặt tự tin.
-Lưng thẳng không được cong (gù)
-Đầu ngay ngắn hai mắt nhìn thẳng.
-Nam giới đứng chân có thể hơi xiên, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay có thể khép cong hờ.
-Nữ giới đứng hai chân khép lại, nếu là tư thế đứng chỉ có thể đứng theo động tác nghỉ một chân. Tư thế đi
-Tư thế đi đúng nhất là ngẩng cao đầu, rướn ngực về phía trước, hai chân bước
thong thả, hai tay hơi vung nhẹ.
-Khi đi, hai vai cân bằng và tay ngắn, không nên cho tay vào túi quần hay vừa đi vừa ăn vặt.
-Khi bước đi đầu ngẩng cao, dướn ngực về phía trước lấy lực từ lưng và chân để bước.
-Nữ giới mặc váy khi đi chú ý hai chân bước thẳng đều , nhịp nhàng mới đẹp.
Dáng vẻ của bạn phải hài hoà giữa cử động tay và bước đi , dáng vẻ trang nhã thể
hiện bạn là người được dạy dỗ chu đáo, biểu lộ vẻ đẹp tự tin. VIDEO ĐI KÈM 2. Động tác
-công cụ giao tiếp: Các cử chỉ bằng tay (vẫy tay,chỉ trỏ), cử chỉ của đầu ( gật , lắc đầu )
-Cử chỉ của tay và chân tạo ra ngôn ngữ bằng hình ảnh, nó cũng đang cố gắng
truyền đạt thông điệp đến người nghe.
-tư thế bắt tay nguyên thủy (giống vật tay tồn tại 4000 năm từ thời kỳ La Mã =>
trên các bình gốm thể hiện điều này=> các vị chỉ huy thời La Mã thường dùng kiểu
này, tay ai khỏe hơn thì sẽ ở vị thế áp đảo là tay đặt phái trên) => ngày nay hướng
xuống vì bắt tay theo tư thế đứng => tay ai mà nằm ở phía trên dù chỉ một chút
cũng thể hiện sự áp đảo hơn. => muốn đổi phương cảm thấy dễ chịu thì phải bắt
một lực vừa phải, tương đương với người kia.
VD: còn bé khi bố mẹ bảo im lặng thì hay đặt tay vào miệng => lớn thì hay đặt tay chống cằm
Hay bố mẹ thường bịt tai=> lớn thì tay chống, khéo, chạm vào dái tai.
Khoanh tay => thận trọng không muốn nghe.
-Ngoài ra , vẫn có những động tác , hành vi mang tính tiêu cực được cho là thô lỗ trong kinh doanh.
-Như vậy , Khi nói cần có sự vững vàng trong cơ thể và chỉ có tay linh hoạt. 2.NGÔN NGỮ VẬT THỂ: a.Ăn mặc
Tại công sở: chỉn chu, nghiêm túc, lịch sự Trường hợp xã giao:
Lễ phục: long trọng, nghiêm trang, nghi lễ chính thức
Thường phục: giao tiếp thông thường
Tình huống : chèn video ( ảnh)
b. Trang điểm và trang sức
-Kết hợp trang điểm, trang sức với việc ăn mặc sao cho phù hợp với môi trường và hoàn cảnh giao tiếp Nữ
- Không nên trang điểm quá “đậm”
- Trang điểm cẩn thận nhưng nhẹ nhàng, thanh thoát tạo thiện cảm với khách hàng.
- Kết hợp trang sức, phụ kiện cho trang phục Nam Đầu tóc gọn gàng.
Cà vạt phù hợp với trang phục.
Nếu đeo đồng hồ, hay nhẫn, vòng cổ cũng nên lựa chọn sao cho hài hòa và lịch sự.
C.Ngôn ngữ môi trường trong giao tiếp phi ngôn ngữ 1. Khoảng cách
Quan hệ giao tiếp giữa người với người không chỉ dựa vào lời nói, vì toàn bộ
cơ thể con người đều có khả năng diễn đạt ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm. Đôi khi cách
biều đạt bằng ngôn ngữ hình thể đó lại tỏ ra chân thực và nhanh chóng hơn cả ngôn
ngữ. Trong đó việc lựa chọn khoảng cách và vùng khoảng cách khi giao tiếp là một
việc quan trọng và có ý nghĩa trong nghệ thuật giao tiếp.
a. Khái niệm: Khoảng cách là một chỉ báo trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Mỗi
khoảng cách khác nhau thể hiện mức độ thân mật khác nhau.
Vd: Trong quá trình bắt đối tượng khả nghi gây án, cán bộ công an phải giữ
khoảng cách với đối tượng để hạn chế sự tác động xấu từ đối tượng.
b. Các vùng khoảng cách trong giao tiếp Thân thiện < 1m
Ví dụ: Vợ chồng, người yêu, người thân,... Riêng tư < 1,5m Ví dụ: Đồng nghiệp Xã giao < 4m
Ví dụ: Những người mới gặp lần đầu trong công việc, buổi tiệc,.. Công cộng > 4m
Ví dụ: Vùng này thường được chúng ta duy trì khi tiép xúc với người lạ như để hỏi giờ, hỏi đường
Tuy nhiên trong giao tiếp chúng ta cần lưu ý một số điểm như:
+ Trong giao tiếp nếu chúng ta không tuân thủ vùng khoảng cách thì dễ làm cho người khác khó chịu
Vd: Khi tiếp xúc với phụ nữ lần đầu, tránh đứng sát gần không sẽ bị hiểu nhầm là có ý tán tỉnh, gạ gẫm
+ Yếu tố văn hóa, những người đến từ nền văn hóa khác nhau sẽ có vùng giao tiếp khác nhau
VD: Người Châu Âu có vùng thân mật hẹp hơn người Châu Á
+ Khoảng cách giao tiếp cũng nên linh hoạt tùy thuộc vào tình huống giao tiếp
Vd: Khi lên lớp, giáo viên thường có Xu hướng tiến lại gần về phía sinh viên đê
tạo được sự giao lưu gân gũi
+ Khoảng cách có thể thay đổi tùy vào mục đích giao tiếp
Vd: Khi lần đầu gặp một đối tác chúng ta cần phải đảm bảo tính lịch sự, nghiêm
túc. Tuy nhiên về sau khi đã thân quen chúng ta hoàn toàn có thể thu hẹp khoảng
cách để tạo không khí thân mật gần gũi.
Việc sử dụng khoảng cách như là một phương tiện giao tiếp là một việc cũng
không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế, linh hoạt của chúng trong
giao tiếp và phản ánh nghệ thuật giao tiếp của chúng ta. 2. Vị trí V trí h ị p ợ V trí h ị p ợ V trí góc ị tác 1 tác 2 V trí c ị nh ạ V trí ị đ c ộ tranh l p ậ
Việc sắp xếp chỗ ngồi khi tiếp chuyện cũng phản ánh mối quan hệ tương tác
giữa hai bên. Chúng ta có một số vị trí phổ biến như sau:
+ Vị trí góc: Tạo sự tự tin và thoải mái vì góc bàn có tác dụng như là một chướng
ngại vật và hai bên có thể nhìn hoặc không nhìn vào nhau nếu muốn. Cách ngồi
này thuận tiện cho những cuộc gặp riêng, những cuộc nói chuyện tế nhị, lịch sự,
như: gặp tư vấn, khuyên bảo, thuyết phục,.. + Vị trí hợp tác
Vi trí hợp tác có hai cách ngổi phố biến:
Vị trí hợp tác l: Cả hai cùng ngôi cạnh nhau và quay về một hướng, họ tin tưởng
nhau với những ý kiến đã được thống nhất. Vị trí này thường gặp trong các cuộc
họp báo sau khi đã đàm phán hoặc thương lượng thành công.
Vị trí hợp tác 2: Hai người ngồi đối diện nhau, và chiếc bàn như là công cụ để đặt
giấy tờ hay để tỳ tay. Cách ngối này phản ánh không khí thân mật, và họ trò
chuyện cởi mở với nhau.
+ Vị trí cạnh tranh Hai người ngồi đối diện với nhau qua chiếc bàn. Họ quan sát
mọi hành vi, sắc thái hay thái độ của người đối diện, cuộc gặp gỡ này mang tính
chất công việc như: phỏng vấn,đàm phán, thương lượng hay chất vấn một điều gì đó,..
+ Vị trí độc lập
Vị trí này thường gặp khi một người muốn có một không gian riêng, không sẵn
sàng tiếp chuyện. Vị trí này sẽ tạo cảm giác xa cách, không cởi mở. Vị trí này phù
hợp với những nơi như thư viện, nhà ăn, hay những công việc mang tính độc lập. KIỂU BÀN GHẾ.
Kiểu dáng bàn ghế cũng nói lên nhiều ý nghĩa trong quá trình giao tiếp. 1. Kiểu bàn
Có nhiều kiểu bàn khác nhau: Bàn hình chữ nhật
- Gợi sự quyền lực. Độ dài của bàn biểu hiện cho quyền lực, bàn càng dài quyền lực càng lớn.
- Vị trí tối cao nhất là ngồi ở đầu bàn, mặt quay ra cửa. Vị trí này dành cho người
lãnh đạo cao nhất chủ trì các cuộc họp hội nghị,.... Bàn hình tròn
- thể hiện sự bình đẳng, thoải mái, thân tình.
- phù hợp với các cuộc trao đổi gần gũi, thảo luận, những cuộc họp nhóm mang
tính chất thẳng thắn, thiện chí, hợp tác.
- vị trí nào cũng là trung tâm và ngang bằng nhau. Ví dụ: 1.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dùng bữa tối
cùng với phái đoàn hai bên tại Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019
2. Bàn hình tròn trong các quán cà phê.
Trong cuốn sách về cách kinh doanh của chuỗi cà phê Starbucks, Karen
Blumenthal - cựu nhà báo của Wall Street Journal đã phân tích việc sử dụng bàn
hình tròn khiến khách hàng cảm thấy được chào mời hơn và con người trông có vẻ
như bớt cô đơn khi ngồi ở bàn hình tròn. Bàn hình vuông
- dành cho các cuộc nói chuyện của những người có địa vị ngang bằng nhau, đi vào vấn đề thẳng thắn.
- thích hợp cho những cuộc đàm phán đa phương, cuộc thương lượng nhiều đối tác với nhau.
- các vị trí độc lập với nhau.
Ví dụ: Bàn họp hình vuông khá phổ biến cho các cuộc họp mang tính chất đàm phán. 3. Kiểu ghế.
- kiểu ghế cũng phản ánh mức độ được trân trọng của đối tác.
- ghế càng cao, càng lớn, càng cầu kỳ chứng tỏ độ quan trọng của người ngồi.
- người ở vị trí ghế thấp hơn ngồi ở những chiếc ghế đơn giản hơn, thậm chí thấp
hơn ghế của người chủ tọa.
Ví dụ: ở vương triều ngày xưa, vua chúa ngồi ở trên Ngai vàng. Ngai vàng (hay còn gọi là ,
ngai rồng ngôi báu, cửu đỉnh) là một loại ghế được chạm trổ tinh xảo,
được nạm các loại ngọc quý, dát vàng và trang trí điêu khắc tinh vi được đặt nơi
trang trọng nhất trong chính điện hoặc sảnh lớn để dành cho vị Hoàng đế, vị vua
hoặc nguyên thủ quốc gia ngồi mỗi khi thiết triều hoặc tiếp kiến trong những dịp
quan trọng. Ngai vàng tượng trưng cho quyền lực của người đứng đầu nhà nước
hoặc người đứng đầu một cộng đồng, tổ chức tôn giáo nhất định, biểu tượng của sự
trị vì của vị quân chủ quốc gia. QUÀ TẶNG.
- Tặng quà thể hiện tình cảm, mối quan tâm của mình dành cho người đối diện.
- Con người với tâm lý luôn muốn được quan tâm và thích được tặng quà, bởi thế
việc tặng quà sẽ là cách nhanh nhất để tạo tình cảm và ấn tượng tốt đẹp ở người khác về chúng ta.
- mỗi món quà đều mang những nét ý nghĩa riêng biệt, bởi thế người tặng quà cần
chú ý về cách tặng quà, gói quà với tình cảm và thái độ trân trọng tinh tế chân thành và nghiêm túc.
Ví dụ: quà tặng linh vật hoặc tranh Phong thủy: những linh vật như ngựa, rồng,…
thường hàm chứa một ý nghĩa tốt đẹp tron kinh doanh. Vậy nên đây cũng là một
trong những món quà được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. GIẢI PHÁP:
- Mỗi người sẽ tự nhìn nhận ra được những khuyết điểm trong giao tiếp
của bạn thân từ đó để tự sửa chữa. Sau đây bọn mình sẽ đề cập đến một
số giải pháp để khắc phục các lỗi trong giao tiếp phổ biến.
- bạn không thể thay đổi hay cải thiện việc giao tiếp cận ngôn của mình
trong tức khắc, mà phải qua một qua trình tập luyện, học hỏi. => học qua youtube, bạn bè.
- Cố gắng tham gia các hoạt động ngoại khóa, khóa học cải thiện các kỹ năng giao tiếp.