Tài liệu về Chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh
Tài liệu về Chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế (2023)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
★
Chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam nửa nhiệm kỳ đầu của tổng thống Joe Biden
- Sau nửa nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên cầm
quyền. Quan hệ giữa VN và Mỹ vẫn phát triển một cách
tích cực. Tổng thống Biden đã không thay đổi một cách
căn bản chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump
đối với Việt Nam, được xem là đối tác chiến lược quan
trọng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.
- So với CSĐN với VN của người tiền nhiệm là coi trọng
vai trò của VN trong chiến lược khu vực Châu Á - Thái
Bình Dượng. Thì sang chính quyền của ông Biden thì xu
hướng ấy vẫn không thay đổi. Tuy nhiên có sự điều chỉnh
nhất định, giảm mức độ căng thẳng, gay gắt trong một
số vấn đề, thay vào đó là cách tiếp cận linh hoạt, mềm dẻo hơn. ★
Dự đoán sự thay đổi trong CSĐN của Mỹ
- Hiện nay mối lo ngại của cử tri và ứng cử viên tập trung
vào các vấn đề Kinh tế. Vì khi Mỹ chuẩn bị cho các cuộc
bầu cử quan trọng giữa nhiệm kỳ, một loạt các vấn đề
xuất hiện khiến người dân Mỹ bối rối: hàng loạt cuộc sa
thải tại các công ty Big Tech (những công ty công nghệ
khổng lồ), thị trường chứng khoán biến động, ngân hàng
trung ương Mỹ dùng chiến lược khắt khe để giải quyết lạm phát.
- Theo kết quả thăm dò, chính sách đối ngoại không phải
là ưu tiên hàng đầu đối với cử tri. Trong cuộc thăm dò do
Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện vào tháng 8, chỉ có
45% cử tri cho rằng CSĐN là một vấn đề quan trọng,
trong khi đó 77% cử tri xác định nền kinh tế mới là ưu tiên hàng đầu.
- Mike Hannah, một thành viên cấp cao tại Eurasia Group
Foundation, cho biết: “Không có sự kết nối giữa nhà
hoạch định chính sách đối ngoại ở Washington và những
người dân Mỹ. Đó không phải là sự chỉ trích đối với việc
xây dựng chính sách đối ngoại, mà chỉ là người Mỹ
thường không ưu tiên hoặc thực sự quan tâm đến các
chủ đề chính sách đối ngoại xung quanh các mùa bầu cử”.
- Vậy trong tương lai, CSĐN của Mỹ với VN có sự thay đổi
không? Câu trả lời có thể sẽ là KHÔNG THỂ XÁC
ĐỊNH. Vì nhìn chung thì khu vực ASEAN nói chung và
VN nói riêng đã trở thành chiến trường địa chính trị giữa
Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hy
vọng dùng Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN tại
Phnom Penh vào tuần tới để tiếp tục đưa ra các tuyên bố
nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và trung lập ngoại giao trong khu vực này.
Diến biến cuộc bầu cửa:
Hiện vẫn chưa rõ kết quả bầu cử giữa kỳ ở Mỹ năm 2022, tuy nhiên
đảng Cộng hòa đang chiếm lợi thế ở Hạ viện. Còn kết quả tại
Thượng viện phải chờ đến ngày 6/12 với vòng bầu cử bổ sung tại bang Georgia.
- KẾT QUẢ BẦU CỬ GIỮA KỲ VÀO THƯỢNG VIỆN
Cuộc đua tại Thượng viện có thể mất nhiều thời gian để ngã ngũ.
Hiện còn hai bang chưa có kết quả là Nevada và Georgia. Lượng
phiếu đã kiểm đếm ở các bang này lần lượt là 93% và 99%.
Các hãng tin Mỹ dự báo bang Georgia sẽ phải tổ chức vòng bầu cử
bổ sung vào ngày 6/12 vì hai ứng viên không thể vượt ngưỡng 50%
cần thiết để chiến thắng.
Để kiểm soát Thượng viện, đảng Cộng hòa cần ít nhất 51 ghế trong
khi đảng Dân chủ cần bảo toàn 50 ghế, do Phó tổng thống đóng vai
trò Chủ tịch Thượng viện và có thể bỏ lá phiếu quyết định trong
trường hợp mỗi đảng giữ 50 ghế. Do đó, cuộc đua ở Georgia có thể
định đoạt kết quả chung cuộc ở Thượng viện.
Dữ liệu được thống kê lúc 10 giờ 30 sáng 12-11 (theo giờ Việt Nam),
thắng lợi mới nhất của ứng viên đảng Dân chủ Mark Kelly trong
cuộc đua Thượng viện ở bang Arizona với 1.128.917 phiếu bầu ở
bang Arizona (tương đương tỷ lệ 51,8%), vượt xa đối thủ tới từ phe
Cộng hòa Blake Masters chỉ có được 1.005.001 phiếu (tương đương
46,1%) hiện cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều đang nắm giữ
49 ghế trong Thượng viện Mỹ. Do đó, đảng Dân chủ chỉ cần thêm 1
ghế là có thể kiểm soát Thượng viện trong khi đảng Cộng hòa phải Cần tới 2 ghế.
Để kiểm soát Thượng viện, đảng Cộng hòa cần tối thiểu 51 ghế
thượng nghị sĩ, trong khi đảng Dân chủ chỉ cần 50 ghế, nhờ lá phiếu
quyết định của Phó tổng thống Kamala Harris, người giữ chức Chủ
tịch Thượng viện (thuộc đảng Dân chủ).
Hiện, việc đảng nào giành quyền lãnh đạo Thượng viện sẽ phụ
thuộc vào kết quả bầu cử giữa kỳ của 2 bang Georgia và Nevada, có
nghĩa đảng Cộng hòa cần chiến thắng tại cả 2 bàng này mới có thể
Đánh bại được ĐẢng dân chủ