Tài liệu về Chính sách Đối ngoại | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh
Tài liệu về Chính sách Đối ngoại | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế (2023)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chính sách Đối ngoại là gì?
Chính sách đối ngoại về cơ bản đề cập đến lập trường và chiến lược được một quốc
gia áp dụng với mục đích thúc đẩy lợi ích quốc gia của quốc gia đó. Lợi ích quốc gia
của một quốc gia có thể khác nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên, nhìn chung, một
quốc gia phấn đấu vì chủ quyền và thịnh vượng. Chúng ta hãy cố gắng hiểu ý nghĩa
của một chính sách đối ngoại qua lịch sử thế giới. Hoa Kỳ có thể được lấy làm ví dụ.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ áp dụng chính sách đối ngoại biệt lập hơn,
nơi nước này không can dự vào các vấn đề của trường quốc tế. Tuy nhiên, lập trường
này của Hoa Kỳ đã thay đổi sau chiến tranh thế giới, khi Hoa Kỳ bắt đầu tham gia
nhiều hơn vào các vấn đề thế giới. Có thể nêu một số lý do để các nước điều chỉnh
chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với bối cảnh thế giới. Ngay cả trong
trường hợp này, những lý do như sự xuất hiện của lý tưởng cộng sản có thể
được coi là yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại.Để thúc đẩy lợi ích
quốc gia, một quốc gia có thể sử dụng một số chiến lược. Ngoại giao, viện trợ nước
ngoài và lực lượng quân sự là một số trong những chiến lược này. Không giống như
hiện tại, trong quá khứ, các quốc gia hùng mạnh sử dụng năng lực quân sự của mình
để thúc đẩy lợi ích quốc gia thông qua việc chinh phục và khai thác các quốc gia khác.
Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, các quốc gia không thể thực hiện các biện pháp cực
đoan như vậy trong việc thúc đẩy lợi ích quốc gia của mình và phải thực hiện các biện
pháp khác, một trong những phương pháp đó là ngoại giao. Ngoại giao là gì?
Ngoại giao đề cập đến việc đối phó với các quốc gia khác thông qua đàm phán và
thảo luận để đạt được vị thế có lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
là ngoại giao công bằng và bình đẳng cho tất cả các bên liên quan. Luôn có khả năng
nhà nước hùng mạnh chiếm thế thượng phong ngay cả trong lĩnh vực ngoại giao. Tuy
nhiên, nó hỗ trợ các quốc gia ảnh hưởng đến quyết định của các quốc gia khác
thông qua đối thoại.Ngoại giao có thể bao gồm một loạt các hoạt động từ gặp gỡ các
nhà lãnh đạo nhà nước đến việc gửi thông điệp ngoại giao thay mặt các quốc gia.
Những người mang thông điệp ngoại giao như vậy được gọi là các nhà ngoại giao.
Những cá nhâ n này chuyên về các quá trình ngoại giao và sử dụng lời nói như
vũ khí mạnh nhất của họ. Ngoại giao có thể là đơn phương, song phương hoặc đa
phương và được coi là biện pháp thay thế chính cho việc sử dụng vũ lực trên trường quốc tế.
Sự khác nhau giữa chính sách đối ngoại và ngoại giao
• Chín h s ách đố i ngoạ i đ ề cập đế n lập tr ường c ủa một q uốc gia và các chiến
l ư ợ c m à q u ố c g i a đ ó s ử d ụ n g đ ể t h ú c đ ẩ y l ợ i í c h q u ố c g i a .
• Các quốc gia sử dụng n hiều chiến lược k hác nhau trên trườ ng quốc tế.
• N g o ạ i g i a o c h ỉ l à m ộ t t r o n g n h ữ n g c h i ế n l ư ợ c n h ư v ậ y .
• Ngoại giao là cách thức mà một nhà nước giao dịch với các nước khác để
t h ú c đ ẩ y l ợ i í c h q u ố c g i a c ủ a m ì n h .
• Đ i ề u n à y t h ư ờ n g t h ô n g q u a đ à m p h á n v à t h ả o l u ậ n .
• Tron g thế giới hiện đại, n ó được cho là vật thay thế ch ính c ho vũ lực.
Mối quan hệ Việt Nam với ASEAN: xu thế hợp tác xuất phát từ nhu cầu của hai bên
- 28/7/1995: Chính thức gia nhập ASEAN (thành viên thứ 7)
- 1995-1999. Thúc đẩy kết nạp Lào, Myanmar và Campuchia vào ASEAN
- 1998: Tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6; thông qua Chương trình - Hành động Hà Nội
- 2000-2001: Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) khoá 34 và Chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
- 2018: Tổ chức Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN)
- 2010: Chủ tịch ASEAN, với chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: từ tầm nhìn
đến hành động"; tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)
- 2020. Chủ tịch ASEAN, với chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng"
- Tổ chức Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41)
- 2021: Tổ chức Diễn đàn cấp cao ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao
trùm và phát triển bền vững
- 2022: Chủ tịch luân phiên Ủy ban các nước ASEAN tại Buenos Aires - (ACBA).
- Chủ trương: Trong tiến trình gia nhập và tham gia ASEAN, Việt Nam đã có những
bước tiến mạnh mẽ trong đổi mới tư duy đối ngoại, từ chủ trương “thêm bạn, bớt
thù”, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, “chuyển từ đối đầu sang đối
thoại” tới trở thành “thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm” trong
ASEAN và từ 2016 -> nay là phương châm “chủ động, tích cực và có trách
nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh”. - Lợi ích:
_Về chính trị: gia nhập ASEAN giúp Việt Nam phá thế bị bao vây về kinh tế và cô
lập về chính trị khi đó; chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu ở khu vực, tạo dựng mối
quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định
và lâu dài, hợp tác toàn diện và chặt chẽ cả về đa phương và song phương.
_Về kinh tế: Việt Nam thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư, kỹ thuật từ bên
ngoài Hiệp hội, nhất là của các công ty đa quốc gia, đồng thời mở rộng thị trường cho
hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
_Về đối ngoại: gia nhập ASEAN đã tạo những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nâng
cao vị thế, mở rộng và tăng cường quan hệ song phương với các nước ASEAN, cũng
như các đối tác của Hiệp hội. Bên cạnh đó, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi
trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, cũng như trong việc xử lý nhiều vấn đề khu
vực và quốc tế quan trong liên quan đến lợi ích của đất nước.
Mối quan hệ Việt Nam với các nước Láng giềng:
- Lào: Quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện. Không ngừng được củng cố và mở rộng,
hợp tác kinh tế ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.
- Campuchia: Đổi mới theo hướng mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế. Phối
hợp giải quyết các vấn đề an ninh, biên giới, lãnh thổ trong khuôn khổ các tổ chức khu vực và quốc tế.
+ 7-1990, Ngoại trưởng Baker tuyên bố mỹ thừa nhận VN rút quân khỏi Campuchia,
chính quyền Phnom Penh là lực lượng chủ yếu có khả năng ngăn chặn Khmer Đỏ cầm
quyền trở lại nên Mỹ rút bỏ việc công nhận chính phủ lưu vong Campuchia, sẵn sang
thảo luận với VN và Cam để thúc đẩy giải pháp về Cam.
- ASEAN: Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực, góp phần vào việc củng cố đoàn
kết, duy trì những nguyên tắc cơ bản, tăng cường hợp tác nội khối, góp phần nâng cao
vai trò, vị trí của của hiệp hội ở khu vực và trên trường quốc tế.
- VN tích cực thúc đẩy kết nạp Lào, Myanma và Cam vào ASEAN để góp phần hoàn
tất ý tưởng thiết lập tổ chức khu vực 10 QG ĐNA. Chỉ sau 3 năm trở thành thành viên
ASEAN, VN tổ chức thành công hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại HN 12/1998 trong
bối cảnh khủng hoảng tài chính nghiêm trọng trong khu vực: hoàn tất ASEAN 10 và
thông qua các biện pháp về kinh tế - tài chính giúp ASEAN vượt qua khó khăn.
Mối quan hệ Việt Nam với Nga: chuyển từ “hợp tác toàn diện” -> “lợi ích quốc gia”
- ĐH VI : “hợp tác toàn diện”, “hòn đá tảng” -> NQ 13, ĐH VII: “đổi mới quan hệ
hợp tác”, “nâng cao hiệu quả hợp tác”... “trên cơ sở cùng có lợi” … “đáp ứng lợi ích của mỗi nước”
- Ngày 23 tháng 1 năm 1950, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám thay mặt
Chính phủ Việt Nam gửi công hàm cho Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, đề nghị hai
nước kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi đại sứ.
- Quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Liên Xô được nâng lên cấp đại sứ vào tháng 4 năm 1952.
- Từ năm 1950 trở đi, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm
1978 đến giữa những năm 1980, Liên Xô đã cung cấp các khoản viện trợ từ 700 triệu
đến 1 tỷ USD viện trợ hàng năm cho Việt Nam. => Toàn bộ các cơ sở công nghiệp
của Việt Nam sau chiến tranh đã được khôi phục và xây dựng bởi sự giúp đỡ của người Liên Xô.
- Sau sự kiện Liên Xô tan rã, mối quan hệ lại được tạo dựng giữa Việt Nam và Liên
bang Nga, quốc gia kế tục Liên Xô. Giai đoạn 1991 - nay:
+ Ngày 27 tháng 12 năm 1991, chỉ 1 ngày sau khi Liên Xô chính thức tan rã, Việt Nam
tuyên bố công nhận Nga là quốc gia thừa kế Liên Xô, mặc dù tổng thống Nga Boris
Yeltsin vào ngày 29 tháng 8 đã ra lệnh cấm tất cả các hoạt động của Đảng Cộng sản
Liên Xô trên lãnh thổ Nga, sau cuộc đảo chính Xô viết năm 1991.
+ Sau khi LX tan rã, quan hệ 2 nước ngưng trệ do khó khăn mỗi bên.
+ 1994, Nga điều chỉnh chính sách ĐN theo hướng “cân bằng Đông – Tây” quan tâm
hơn đến khu vực CA- TBD, quan hệ 2 nước được phục hồi.
+ 6-1994, Kí Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị giữa
CHXHCN VN và LB Nga gỡ bỏ những pháp lý rào cản do quy chế thời Xô viết để lại.
+ Sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam và Nga đã tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ
hữu nghị, hợp tác toàn diện.
+3-2001, TT Putin thăm chính thức VN, 2 bên kí “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác
chiến lược” mở ra giai đoạn phát triển mới trong sự hợp tác trên tất cả các lĩnh vực,
ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất.
+ Hai bên có cùng quan điểm nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp chặt chẽ và
ủng hộ nhau trên các diễn đàn LHQ, APEC, ARF... Đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN – Nga.)
Mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc:
- Quan hệ VN- TQ nhiều vòng đàm phán ở cấp thứ trưởng diễn ra ở Bác kinh và HN
(1975-1990) diễn ra chậm chạp, có lúc ngưng trệ.
- 9-1990, cuộc gặp cấp cao không chính thức ở Thành Đô mới bước đầu cải thiện
quan hệ. -> 5-11-1991, tại Bắc Kinh, hai bên mới ký Tuyên bố về việc bình thường
hóa quan hệ Việt – Trung.
- Việt Nam chọn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc đầu tiên trong giai đoạn 1975 - 1991.
+ Trung Quốc là một nước láng giềng lớn, có vai trò quan trọng trong khu vực và
quốc tế. Việt Nam cần có quan hệ tốt với Trung Quốc để đảm bảo an ninh, ổn định và
phát triển của đất nước.
+ Trung Quốc là một thị trường lớn, có tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
rất lớn đối với Việt Nam. Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp Việt
Nam mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế.
+ Trung Quốc là một nước có ảnh hưởng lớn trong ASEAN. Việc bình thường hóa
quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam tăng cường vị thế trong ASEAN và khu vực.
+ Trong giai đoạn 1975 - 1991, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, đặc biệt là sự sụp
đổ của Liên Xô, khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã
hội. Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam giảm bớt áp lực
từ phía Mỹ và các nước phương Tây. (GD 1975 - 1991, quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc có nhiều căng thẳng, thậm chí dẫn đến xung đột vũ trang ở biên giới. Tuy nhiên,
từ năm 1988, Trung Quốc đã có những thay đổi trong chính sách đối ngoại, chủ
trương cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. Điều này đã tạo cơ hội cho Việt
Nam và Trung Quốc nối lại đàm phán, bình thường hóa quan hệ.
- 9/1990 Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã thăm
Trung Quốc, đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Sự kiện này đã mở
ra một giai đoạn mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, góp phần thúc đẩy hòa
bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.
- Bình thường hóa hoàn toàn (9/1991) -> Tháng 12 năm 1992: hai nước ký kết Hiệp
định Hữu nghị và Hợp tác toàn diện -> và nâng lên tầm cao mới theo phương châm
16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai“
-> Tháng 9 năm 1999: hai nước ký kết Hiệp định về Biên giới trên đất liền Việt Nam -
Trung Quốc. ->12-2000, hai bên ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong Thế
kỷ mới, cụ thể hóa phương châm 16 chữ thành những biện pháp phát triển quan hệ hai
nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai nước ký kết Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ.
-> 2005, hai bên thỏa thuận đưa quan hệ 2 nước “ láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc sau:
+ Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở
Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
+ Tìm kiếm giải pháp hòa bình, hợp tác, cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng luật pháp
quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lợi ích chính đáng của các bên liên quan.
+ Tăng cường hợp tác với Trung Quốc trên các lĩnh vực, góp phần duy trì hòa bình,
ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
- Trên cơ sở các nguyên tắc này, Việt Nam đã triển khai các biện pháp sau để tăng
cường quan hệ với Trung Quốc:
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
+ Tăng cường hoạt động bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng các vùng biển, đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
+ Tăng cường hợp tác với Trung Quốc trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục,...
Mối quan hệ Việt Nam với Liên Hợp Quốc: (20/09/1977)
- Chính sách đối ngoại Việt Nam với Liên Hợp Quốc được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc sau:
+ Tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên Hợp Quốc.
+ Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
+ Tìm kiếm giải pháp hòa bình, hợp tác, cùng phát triển cho các vấn đề quốc tế.
+ Tăng cường hợp tác với các nước thành viên Liên Hợp Quốc, góp phần xây dựng
một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
- Trên cơ sở các nguyên tắc này, Việt Nam đã triển khai các biện pháp sau để tăng
cường quan hệ với Liên Hợp Quốc:
+ Tăng cường tham gia các hoạt động của LHQ, đóng góp tích cực vào các hoạt động
gìn giữ hòa bình, giúp đỡ nhân đạo, phát triển kinh tế - xã hội của LHQ.
+ Tích cực tham gia các cơ chế hợp tác quốc tế, khu vực do LHQ chủ trì, như Hội
đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Hội đồng Nhân quyền,...
+ Tăng cường hợp tác với các nước thành viên LHQ, nhất là các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Với những biện pháp này, quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc đã phát triển
mạnh mẽ và toàn diện trên nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ hòa
bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
- Một số thành tựu nổi bật trong quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc
+ Năm 2008, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009.
+ Năm 2010, Việt Nam được bầu làm thành viên Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2010 - 2014.
+ Năm 2014, Việt Nam được bầu làm thành viên Ủy ban Kinh tế - Xã hội Liên Hợp
Quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016.
Năm 2022, Việt Nam được bầu làm thành viên Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025.
- Tầm nhìn và định hướng trong quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc trong thời gian tới
+ Trong thời gian tới, Việt Nam và Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên
tất cả các lĩnh vực, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
+ Về lĩnh vực chính trị, Việt Nam và Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ
trong việc thúc đẩy giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng, như duy trì hòa bình, an
ninh, giải quyết các tranh chấp hòa bình, chống khủng bố, bảo vệ môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu,...
+ Về lĩnh vực kinh tế - thương mại, Việt Nam và Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy
hợp tác thương mại, đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. LHQ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt
Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua các chương trình, dự án của các tổ chức trực thuộc LHQ.
+ Về lĩnh vực văn hóa - giáo dục, Việt Nam và Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy
giao lưu văn hóa, giáo dục giữa hai bên. LHQ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển
giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ thông qua các chương trình, dự án của các tổ chức trực thuộc LHQ.
+Về lĩnh vực nhân quyền, Việt Nam và Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ
trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Việt Nam cũng sẽ tiếp tục tích cực
tham gia các hoạt động của LHQ về nhân quyền, góp phần nâng cao nhận thức về
quyền con người ở Việt Nam.
Mối quan hệ Việt Nam với HQ & NB Với Hàn Quốc:
- (ĐCSVN) - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc cùng nhất trí
cho rằng, trong chặng đường hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai
nước đã có bước tiến triển vượt bậc với những dấu mốc quan trọng, từ Đối tác toàn
diện năm 2001 đến Đối tác chiến lược năm 2009 và Đối tác chiến lược toàn diện năm 2022.
-Về chính trị đối ngoại, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì thường xuyên giao lưu, tiếp
xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, qua đó không ngừng củng cố tin cậy chính trị
và làm sâu sắc quan hệ lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
-Về quốc phòng an ninh, hai bên nhất trí nhận thức chung về việc cụ thể hóa khuôn
khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực quốc phòng an ninh; thúc đẩy
hợp tác thực chất, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng, đẩy mạnh hợp
tác xử lý tội phạm xuyên quốc gia, phòng, chống khủng bố, ứng phó với các thách
thức an ninh phi truyền thống.
-Về kinh tế, thương mại, đầu tư, hai bên cùng nỗ lực đưa hợp tác kinh tế lên cấp độ
mới sâu sắc và hiệu quả hơn; phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch
thương mại song phương lên 100 tỷ USD và hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD vào năm
2030 theo hướng cân bằng, bền vững.
-Về hợp tác phát triển (ODA), hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ triển khai hiệu
quả các khoản hỗ trợ ODA của Hàn Quốc cho Việt Nam; Hàn Quốc nhất trí tiếp tục
mở rộng quy mô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực
nghiên cứu phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, hai bên vui mừng trước việc
ký kết Thỏa thuận hợp tác Quỹ xúc tiến kinh tế Hàn Quốc (EDPF) trị giá 2 tỷ USD để
triển khai các dự án đầu tư phát triển có quy mô lớn trong lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị của Việt Nam.
-Về hợp tác lao động, hai bên hoan nghênh việc ký gia hạn Bản ghi nhớ về phái cử và
tiếp nhận lao động sang làm việc tại Hàn Quốc (EPS); nhất trí tạo điều kiện thuận lợi
trong việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký cư trú và cấp phép lao động cho chuyên gia
và người lao động của nước này tại nước kia. Với Nhật Bản
- Việt Nam và Nhật Bản đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp nhất từ
trước đến nay, tin tưởng về chính trị, tăng cường hợp tác và hỗ trợ kinh tế, hợp tác tại
các diễn đàn quốc tế và khu vực. Đó là nhận định chung được lãnh đạo hai nước đưa
ra khi đánh giá về mối quan hệ đã có bề dày gần 45 năm phát triển.
- Tháng 11/1992 Chính phủ Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam
- Năm 2013, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện
Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Hiệp định này đã tạo ra khuôn khổ pháp lý vững chắc
cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước.
- Năm 2015, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn
diện. Thỏa thuận này đã nâng tầm quan hệ giữa hai nước lên mức đối tác chiến lược toàn diện.
- Năm 2022, Việt Nam và Nhật Bản đã kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nhân dịp này, hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng, trong đó có
Hiệp định hợp tác kỹ thuật quân sự.
- Nhật Bản được xem là“đồng minh tự nhiên” của ta.Việt Nam được Nhật Bản coi là
một trong ba đối tác chủ chốt của ASEAN, viện trợ ODA và đầu tư của Nhật vào Việt
Nam không ngừng tăng trong những năm qua. Trước căng thẳng và tranh chấp trên
Biển Đông và vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào
vùng đặc quyền kinh tế nước ta, Nhật Bản là một trong số ít những nước lên tiếng
phản đối hành động của Trung Quốc.
7. Mối quan hệ VN với Mỹ:
- Ngày 11/7/1995 Mỹ đã rỡ bỏ cấm vận đối với nước ta -> Từ 1988 : không coi Mỹ là
kẻ thù cơ bản lâu dài nữa -> 8/1990: đàm phán với Mỹ
- 7-1995, thiết lập quan hệ ngoại giao HK- VN là bước ngoặt quan trọng, chuyển từ
quan hệ thù địch sang quan hệ bạn hữu trong hòa bình. Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao và hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mỹ trên tinh thần gác lại quá khứ,
hướng tới tương lai. Với Mỹ, hai nước đã xác lập khuôn khổ "quan hệ hữu nghị, đối
tác xây dựng, hợp tác nhiều mặt, ổn định, lâu dài trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình
đẳng, cùng có lợi". 1995, kim ngạch TM chỉ đạt 450 tr USD, đến 2000 là 1,2 tỷ USD
Năm 2001, Hiệp định thương mại song phương (BTA) được thông qua và có hiệu lực - Bài học rút ra:
+ Trong giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới, Việt Nam có một số nhận thức chưa thấu
đáo về Mỹ và sức mạnh của Mỹ trong khu vực. Việt Nam cho rằng, chiến thắng mùa
Xuân 1975 đã “đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng có”, đánh dấu bước ngoặt đi
xuống của Mỹ; làm Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng, buộc phải rút lui khỏi một số địa
bàn ở châu Á. Tuy nhiên, trên thực tế, Mỹ không rơi vào “tình thế khó khăn chưa từng
có”. Mặc dù uy tín của Mỹ có giảm sút, nhưng Mỹ chưa hề đánh mất vị trí siêu cường
và khi cần thiết Mỹ có thể sử dụng sức mạnh đó liên kết với các nước khác thực hiện
các chính sách chống phá Việt Nam. Việt Nam cũng chưa nắm bắt được những tính
toán của Mỹ. Những nhận thức chưa thấu đáo này đã dẫn đến một số sai lầm trong
chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Mỹ.
+ Cụ thể, Việt Nam đã có những đánh giá quá mức về khả năng đối phó với Mỹ, dẫn
đến chủ quan, lơ là trong công tác đối ngoại. Điều này đã khiến Việt Nam phải đối
mặt với những khó khăn, thách thức trong việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh
thổ, biển đảo với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Để khắc phục những sai lầm
này, Việt Nam đã có những điều chỉnh trong nhận thức và chính sách đối ngoại đối
với Mỹ. Việt Nam đã xác định rõ Mỹ là một đối tác quan trọng trong khu vực và trên
thế giới, cần thiết phải tăng cường hợp tác với Mỹ trên các lĩnh vực, đồng thời kiên
quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia.
=> Những điều chỉnh này đã góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ phát
triển theo hướng tích cực, thực chất, mang lại lợi ích cho cả hai nước.
- Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ cũng như những nỗ
lực chống tham vọng hàng hải của Trung Quốc phần lớn phù hợp với lợi ích của Việt
Nam. Quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam gia tăng đáng kể trong
những năm gần đây, và Hoa Kỳ có nhiều cơ hội trở thành nhà cung cấp quốc phòng
quan trọng cho Việt Nam trong tương lai.
+ năm 2023 là năm cơ hội để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ. Năm nay cũng là
dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện, một lý do thuận lợi để nâng tầm quan
hệ mà không lo những phản ứng quá mức từ Trung Quốc. Quan trọng hơn, trong bối
cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gia tăng, bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc
nâng mức quan hệ có thể đặt Hà Nội trong thế khó ngoại giao nếu quan hệ Mỹ - Trung xấu đi.
+ Kinh tế: mỹ là thị trường thứ 2 về xuất khẩu của vn (sau TQ), giúp ích cho kt Vn
Vấn đề Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc:
- Tầm quan trọng của biển Đông .
+ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi cho việc
đặt vị trí xây dựng các trạm thông tin, kiểm soát không lưu, hàng hải, dừng chân và
tiếp nhiên liệu cho tàu, thuyền,... trên tuyến hàng hải này và có ý nghĩa đặc biệt về
quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trên hướng biển.
+ Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất trên thế giới, không chỉ
về mặt chiến lược địa lý mà còn về mặt kinh tế, an ninh và chính trị. Điều này là do
nó nằm ở vị trí trung tâm của các tuyến đường thương mại quan trọng, là nguồn cung
cấp lớn của tài nguyên thiên nhiên, và có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự ổn định
chính trị và an ninh trong khu vực.
+ Biển Đông là địa bàn trung chuyển quan trọng với tàu thuyền đến và xuất phát từ
Trung Quốc, và hơn 85% tổng thương mại quốc tế của Trung Quốc được vận chuyển
bằng đường biển. 30% thương mại thế giới đi qua Biển Đông. Biển Đông cũng là
nguồn cung cấp thực phẩm và nguồn cung cấp khí đốt đầy tiềm năng.
- Công tác đối ngoại của nước ta về vấn đề Biển Đông:
+ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định rõ "kiên quyết, kiên trì
đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, giữ vững hòa bình, ổn định" là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt của cả hệ
thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
- Vai trò của hoạt động đối ngoại trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ Hoạt động đối ngoại là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Hoạt động đối ngoại có thể được sử dụng để:
+ Tăng cường nhận thức của cộng đồng quốc tế về vấn đề chủ quyền của Việt Nam.
Thu hút sự ủng hộ của các nước trên thế giới đối với Việt Nam trong vấn đề chủ
quyền. Tạo ra sức ép đối với các nước có hành vi xâm phạm chủ quyền. Tăng cường
nhận thức của cộng đồng quốc tế về vấn đề chủ quyền của Việt Nam Hoạt động đối
ngoại là một kênh thông tin quan trọng để Việt Nam tuyên truyền, giới thiệu về chủ
quyền của mình ở Biển Đông.
+ Việt Nam đã tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế, như ASEAN, Liên
hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn
Khu vực ASEAN - Trung Quốc (ARF),... để tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam
ở Biển Đông. Việt Nam cũng đã tích cực phối hợp với các nước khác để tổ chức các
hoạt động, sự kiện nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về vấn đề Biển Đông.
+ Nhờ những nỗ lực của Việt Nam, cộng đồng quốc tế ngày càng hiểu rõ hơn về vấn
đề Biển Đông, trong đó có vấn đề chủ quyền của Việt Nam. Điều này đã tạo ra cơ sở
vững chắc cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Thu
hút sự ủng hộ của các nước trên thế giới đối với Việt Nam trong vấn đề chủ quyền
Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hợp tác với các nước trên thế giới, trong đó có hợp tác
về vấn đề Biển Đông. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác với các
nước, trong đó có nhiều nước có liên quan đến vấn đề Biển Đông. Hợp tác với các
nước đã giúp Việt Nam thu hút được sự ủng hộ của các nước đối với Việt Nam trong
vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Tạo ra sức ép đối với các nước có hành vi xâm phạm
chủ quyền Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước khác để thúc đẩy các nước tôn
trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
+ Việt Nam cũng đã tích cực phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt
Nam ở Biển Đông. Những nỗ lực của Việt Nam đã góp phần tạo ra sức ép đối với các
nước có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
- Quy trình ra quyết định của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông với Việt Nam là
việc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và
ASEAN, trong đó Việt Nam là một thành viên quan trọng. Theo các báo cáo truyền
thông, Trung Quốc và ASEAN hy vọng đến năm 2022 sẽ đạt được thỏa thuận về
COC. Quy trình ra quyết định của Trung Quốc trong trường hợp này có thể được mô tả như sau:
+ Bước 1: Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông là khẳng định chủ
quyền dựa trên đường chín đoạn, bảo vệ an ninh quốc gia trước các mối đe dọa từ các
nước ngoài khu vực, phát triển kinh tế trên các đảo và vùng biển, mở rộng ảnh hưởng
khu vực và toàn cầu bằng cách thể hiện vai trò lãnh đạo và trách nhiệm.
+ Bước 2: Tình hình Biển Đông là phức tạp và căng thẳng, bởi vì có sự tranh chấp
chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Philippines,
Malaysia và Brunei. Luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 82, không ủng hộ yêu
sách của Trung Quốc, mà chỉ công nhận quyền chủ quyền của các nước ven biển trên
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Quan hệ đối ngoại của Trung Quốc với các
nước ASEAN là song phương, có cả hợp tác và cạnh tranh. Lực lượng quân sự của
Trung Quốc là mạnh nhất khu vực, nhưng cũng phải đối mặt với sự can thiệp của các
nước ngoài khu vực, như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Tài nguyên thiên nhiên trên
Biển Đông là phong phú và quan trọng, bao gồm dầu khí, cá, khoáng sản và đa dạng
sinh học. Dư luận trong nước và quốc tế của Trung Quốc là khác biệt, có cả ủng hộ và
phản đối chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
+ Bước 3: Các lựa chọn chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm:
-Hợp tác: Trung Quốc có thể hợp tác với các nước ASEAN trong các lĩnh vực như
ngoại giao, kinh tế, an ninh, môi trường, văn hóa và xã hội, để tăng cường niềm tin,
giảm bớt căng thẳng và tìm kiếm lợi ích chung. Một ví dụ về hợp tác là việc đàm phán
COC với ASEAN, nhằm thiết lập một khung pháp lý và chính trị để ứng xử trên Biển Đông.
-Đàm phán: Trung Quốc có thể đàm phán với các nước ASEAN, đặc biệt là các nước
có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, để tìm kiếm các giải pháp hòa bình và hợp
lý cho các vấn đề tranh chấp. Một ví dụ về đàm phán là việc thực hiện Tuyên bố về
Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002, trong đó các bên cam kết tôn
trọng luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình và ổn định, không sử dụng hoặc đe dọa sử
dụng bạo lực, không tiến hành các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình, và
tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như cứu hộ, nghiên cứu khoa học, chống khủng bố và tội phạm biển.
-Gây áp lực: Trung Quốc có thể gây áp lực lên các nước ASEAN, đặc biệt là các nước
có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, để buộc họ phải chấp nhận yêu sách của
Trung Quốc hoặc từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ trên Biển Đông. Một ví
dụ về gây áp lực là việc Trung Quốc triển khai các hoạt động quân sự, xây dựng các
cơ sở hạ tầng, đưa các tàu cá và dân quân biển, hoặc áp đặt các biện pháp hạn chế kinh tế và thương mại.
Phân tích kỹ ý nghĩa của 3 chủ trương sau (tham khảo ví dụ trong các đại hội):
- Độc lập - tự chủ (quan trọng nhất, luôn lấy dân làm gốc, phát triển nhà nước, độc lập
tự do) giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Từng bước giải
quyết nhiều vấn đề biên giới trên bộ và trên biển với các nước có liên quan -> tạo cơ
sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để quản lí biên giới và bảo vệ chủ quyền -> mở rộng
hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực
-Đa phương hóa - đa dạng hóa (làm bạn, xóa thù, DDH-ĐPH trong tất cả các lĩnh vực,
tất cả những hoạt động tham gia đều có mục đích và ý nghĩa riêng)
- Hội nhập quốc tế: (moodle bài 5) (hợp tác với ASEAN, LHQ -> nâng cao vị thế, vai
trò Việt Nam trong trường quốc tế, hội nhập trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng).
Tóm tắt các giai đoạn trong CSDN Việt Nam:
9.1. GD 1975-1986: thời kì sau giải phóng và thống nhất đất nước. Ưu tiên xây dựng
quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Củng cố và tăng
cường đoàn kết với Lào và Cam-pu-chia. Mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước
không liên kết với các nước đang phát triển. Đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch:
-Đại hội lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại là: ra sức
tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết
thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học, kỹ
thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
-Đại hội lần thứ V (tháng 3/1982) chủ trương: công tác đối ngoại phải trở thành một
mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế
lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta:
+ Về quan hệ với các nước, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác toàn diện
với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách
đối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia có ý
nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng
các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại, nhằm xây
dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình và ổn định; chủ chương khôi phục quan
hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình; chủ
trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế, văn
hoá, khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị.
=> Thực tế cho thấy, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn (1975
- 1986) là xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa; cũng cố và tăng cường đoàn kết hợp tác với Lào và Campuchia; mở rộng quan
hệ hữu nghị với các nước không liên kết và các nước đang phát triển; đấu tranh với sự
bao vây cấm vận của các thế lực thù địch. + Yếu tố chi phối:
-Với thắng lợi của cách mạng Việt Nam và các nước Đông Dương (năm 1975), phong
trào cách mạng thế giới phát triển mạnh. Tình hình khu vực Đông Nam Á cũng có
những chuyển biến mới. Sau năm 1975, Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á, khối quân sự
SEATO tan rã; tháng 2-1976, các nước ASEAN ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở
Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), mở ra cục diện hòa bình, hợp tác trong khu vực.
-Nước ta đang vừa phải tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh,
lại vừa phải đối phó với chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Bên
cạnh đó, các thế lực thù địch sử dụng những thủ đoạn thâm độc chống phá cách mạng Việt Nam.
Mặt thành công: thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng chục nước đặc biệt là các nước
Tư bản chủ nghĩa. Tăng cường mối quan hệ với các nước XHCN và Liên Xô. + Mặt hạn chế:
-Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xấu đi đáng kể, sau khi Hà Nội thiết lập lệnh cấm
tháng 3/1978 về thương mại tư nhân, động thái đặc biệt ảnh hưởng đến cộng đồng
Hoa kiều. Việt Nam buộc phải tấn công Khmer Đỏ để bảo vệ chủ quyền quốc gia
(12/1978). Đó là nguyên nhân trực tiếp (cái cớ) để Trung Quốc phát động cuộc xâm