Tài liệu về tác phẩm thơ: “30 năm đời ta có Đảng” - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Văn Lang
Tài liệu về tác phẩm thơ: “30 năm đời ta có Đảng” - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
2) Tác phẩm thơ: “30 năm đời ta có Đảng” A) Khái quát
"Tác phẩm thơ "30 năm ta đời ta có Đảng" là một tác phẩm văn học được
sáng tác để tôn vinh và kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/1960). Đảng ra đời là bước ngoặt to lớn trong
lịch sử cách mạng nước ta, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường
phát triển của dân tộc ta. Từ khi có Đảng, Nhân dân ta đi theo Đảng làm
nên cuộc cách mạng long trời lở đất, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến
tàn bạo, giành lại cuộc sống độc lập, tự do cho dân tộc. Trong thời kỳ đổi
mới, Đảng đã lãnh đạo đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Tác phẩm "30 Năm Đời Ta Có Đảng" có tầm quan trọng đặc biệt trong
văn học và lịch sử văn hóa Việt Nam. Tác phẩm này đưa ra một cái nhìn
tổng quan về 30 năm lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ những
ngày đầu thành lập cho đến những thời kỳ khó khăn và chiến thắng trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nó còn thể hiện tinh thần đoàn kết và
ý chí quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại
thực dân và xâm lược. "Ba mươi năm đời ta có Đảng" là một bản diễn ca
lịch sử có giá trị nội dung và nghệ thuật lớn của Tố Hữu, tổng kết một
quá trình lịch sử, trữ tình, tạo thành mối gắn kết nghĩa tình giữa Đảng và
nhân dân. Tác phẩm này thường được sử dụng như một công cụ truyền
thông để thể hiện lòng trung thành và niềm tự hào của nhân dân Việt
Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. B) Nội dung
Là một nhà lãnh đạo của Đảng, nhưng cũng là một thi sĩ, Tố Hữu đã nhớ
lại quá trình từ khi Đảng ta mới ra đời đang còn trứng nước, biết bao
chiến sĩ cách mạng đã đầu rơi máu đổ để đến ngày hôm đó miền Bắc nở
rộ những mùa hoa. Kế thừa tinh hoa các khúc ngâm cổ điển nhưng thổi
vào một điệu hồn trữ tình mới, tạo cho bài thơ một sức vóc mới, khoẻ
khoắn, lạc quan. Kết cấu truyền thống thể hiện ở tính hồi cố (nhớ về) đặc
trưng, với hồi cố 1: Căm thù tội ác; hồi cố 2: Đảng lãnh đạo đấu tranh;
hồi cố 3: Tri ân nghĩa tình nguồn cội. Mở đầu tác phẩm, Tố Hữu đã nhắc
nhớ công ơn của Đảng và hiện thực trên đất nước ta được biến đổi như
thế nào kể từ khi Đảng ra đời. Sau đoạn thơ mở đầu, tác giả đã giới thiệu
các thời kỳ lịch sử gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng: thời kỳ Đảng ra
đời; thời kỳ phong trào cách mạng 1930 - 1931; thời kỳ đấu tranh để khôi
phục lực lượng cách mạng 1932 - 1935; cuộc vận động dân chủ 1936 -
1939; cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc (1939-1945) đưa đến
cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945; thời kỳ toàn quốc kháng chiến
chống Pháp xâm lược (1946 - 1954); nhiệm vụ cách mạng của cả nước từ
sau Hiệp định Giơnevơ (1954) và những thắng lợi bước đầu trong công
cuộc xây dựng Miền Bắc XHCN trước năm 1960, những bài học quan
trọng được rút ra từ lịch sử Cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo. Mọi
sự kiện trong suốt ba mươi năm (từ 1930 - 1960) từ đấu tranh hy sinh mất
mát, từ bị đàn áp đẫm máu, gông cùm xiềng xích, đấu tranh công khai, bí
mật, thành lập mặt trận chống Pháp, chống Nhật qua thăng trầm đều được
tác giả dựng lại vô cùng hào hùng. Tóm tắt các sự kiện:
- Thời kỳ Đảng ra đời: Trong giai đoạn này, Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) được thành lập vào năm 1930, với mục tiêu lật đổ chế độ thực
dân Pháp và xây dựng chính phủ cách mạng tại Việt Nam. Hội nghị thành
lập Đảng ở Hương Cảng đã thông qua cương lĩnh đầu tiên của Đảng do
Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Cương lĩnh đó khẳng định Cách mạng Việt
Nam do Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo và lực lượng hàng
đầu để đánh đổ đế quốc và phong kiến là công nông.
- Đảng đã phát động phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ 1930 - 1931
mà đỉnh cao của phong trào này là Xô Viết Nghệ Tĩnh- phong trào đấu
tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong
năm 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam.
"Trống Xô Viết - Nghệ An vang dội
Bắc Trung Nam tràn sóng đấu tranh
Hầm than, xưởng máy, lều gianh
Đứng lên tự cứu mà giành tự do".
- Thời kỳ đấu tranh để khôi phục lực lượng cách mạng 1932 - 1935: Từ
giữa năm 1931, cách mạng Việt Nam gặp khó khăn, tổn thất, nhưng ở
trong nhà tù cũng như ở bên ngoài nhà tù, các đảng viên của Đảng ở
trong nước cũng như ở ngoài nước, suốt từ năm 1931 đến 1935, liền trong
5 năm ấy đã vượt lên mọi sự tàn bạo và thủ đoạn của kẻ thù để khôi phục
lại phong trào, khôi phục lại cơ sở và tổ chức Đảng trong toàn quốc. Đại
hội lần thứ I của Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc) vào tháng 3.1935 đã
đánh dấu thắng lợi của thời kỳ phục hồi lực lượng cách mạng.
"Năm năm chìm nổi ba đào
Phong trào tạm lắng, phong trào lại lên"
- Tiếp nối thời kỳ phục hồi lực lượng cách mạng 1932 - 1935 là cuộc vận
động dân chủ thời kỳ 1936 - 1939. Trong thời kỳ này, nhằm phù hợp với
tình hình thế giới và trong nước, Đảng nêu khẩu hiệu "tự do - dân sinh -
dân chủ - cơm áo - hòa bình", tập trung lực lượng chống phát xít, chống
bọn phản động và tay sai. Chính nhờ có chủ trương đúng đắn, sát với tình
hình mà trong thời kỳ vận động dân chủ 1936 - 1939, Đảng đã có thể tập
hợp quần chúng thành một lực lượng chính trị đông đảo, đánh dấu một
bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam.
"Chống phát xít cường quyền hiếu chiến
Khắp năm châu trận tuyến bình dân…
…Đòi cơm áo đòi quyền dân chủ
Đường càng đi đội ngũ càng đông".
- Đến tháng 9.1939, Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Chính quyền
thực dân Pháp đàn áp phong trào cách mạng nước ta khốc liệt. Đồng thời
cấu kết với phát xít Nhật để thống trị, bóc lột nhân dân Đông Dương.
Nhân dân ta phải sống trong tình cảnh một cổ hai tròng của đế quốc Pháp
và phát xít Nhật. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành lại độc lập dân tộc
trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam
Kỳ, lực lượng cách mạng nước ta sôi sục hoạt động. Mặt trận Việt Minh
ra đời để đoàn kết toàn dân cứu nước. Cuộc vận động cách mạng giải
phóng dân tộc (1939-1945) đưa đến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
1945: Trong giai đoạn này, sự bùng nổ của phong trào cách mạng đã dẫn
đến cuộc Tổng khởi nghĩa vào tháng 8 năm 1945, dẫn đến việc chiếm
quyền lực ở miền Bắc và thông báo Độc lập. Ngày 2-9-1945, tại Quảng
trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
"Lời Đảng gọi, một ngày sấm nổ
Biển người dâng ngập phố ngập đồng
Mùa thu cách mạng thành công
Mùa thu đây, hỡi cờ hồng vàng sao.”
- Thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946 - 1954):
Các cuộc chiến đấu giữa Việt Minh và quân Pháp diễn ra khắp nơi, với sự
hỗ trợ của dân chúng. Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, là nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Đảng
ta và là đòn sấm sét giáng xuống đầu đế quốc Pháp để quyết định cho hòa
bình của dân tộc và nhân dân miền Bắc được sống trong cảnh thái bình.
"Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!
Ôi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc!
Ngàn muôn năm dân tộc ta ơi!"
- Nhiệm vụ cách mạng của cả nước từ sau Hiệp định Giơnevơ (1954) và
những thắng lợi bước đầu trong công cuộc xây dựng Miền Bắc XHCN
trước năm 1960: Sau Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam được chia cắt thành
hai miền, Miền Bắc và Miền Nam. Trong giai đoạn này, chính phủ Miền
Bắc đã bắt đầu triển khai các chính sách cải cách và xây dựng cơ sở hạ
tầng, dẫn đến những thắng lợi bước đầu trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Sau khi điểm lại bằng thơ các giai đoạn thời kỳ lịch sử của dân tộc gắn
liền với sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến năm 1960, tác giả nêu lên
những bài học rất quan trọng được rút ra từ lịch sử Đảng: bài học về lòng
kiên trung và tình đồng chí của những đảng viên cùng lý tưởng; bài học
về sự gắn bó giữa nhân dân với Đảng; về tình đoàn kết quốc tế vô sản, về
niềm tin đối với Bác Hồ - lãnh tụ của Đảng và dân tộc kính yêu.
Trong bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng”, Tố Hữu cũng đã lý giải
một cách đúng đắn, sâu sắc về cội nguồn sức mạnh của Đảng được bắt
nguồn từ sức mạnh của lòng dân, của mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa
Đảng với dân, giữa dân với Đảng; đồng thời là sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bài
thơ lịch sử "Ba mươi năm đời ta có Đảng" thân thiết, gần gũi với người
Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, nhiều câu thơ chắc chắn rất khó quên đối
với ai đã đọc tác phẩm. Với các thầy - cô giáo giảng dạy lịch sử, "Ba
mươi năm đời ta có Đảng" là một tác phẩm thơ không thể không đọc.
Đọc để tự bồi dưỡng năng lực cảm thụ lịch sử và để vận dụng trong
nhiệm vụ giảng dạy lịch sử. Đặc biệt với các học sinh, tác phẩm này chắc
chắn là một tác phẩm ý nghĩa giúp học sinh nhận thức rõ được vai trò của
Đảng qua các cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Từ đó, ta càng
yêu Đảng, tin Đảng mãi mãi là mặt trời chói lọi mang lại hạnh phúc tốt đẹp nhất cho Nhân dân.