-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tại sao nói, sau cách mạng tháng Tám 1945, cách mạng Việt Nam lâm vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc?- Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN
Đề 2: “Tại sao nói, sau cách mạng tháng Tám 1945, cách mạng Việt Nam lâm vào tình
thế ngàn cân treo sợi tóc? Đảng đã đưa ra nghị quyết gì và thực hiện những chủ trương
đường lối nào để đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng trên? (6 điểm)
Ý nghĩa việc nghiên cứu trên với cá nhân em khi giải quyết đồng thời nhiều khó khăn trong
cuộc sống? (3 điểm).”
Họ tên sinh viên: Trần Thị Diệp Mã sinh viên: 11191049 Khóa: 6 1 Lớp: LLDL1102 (121)_22 Phòng học: B-30 7 Tiết: 3 - 4
Hà Nội, tháng 10 năm 2021
Lời mở đầu
“Ngàn cân treo sợi tóc” là một câu thành ngữ cổ có nguyên gốc là “Nhất phát thiên quân”.
Thời cổ đại, “Quân” là đơn vị đo trọng lượng, bằng khoảng 30 cân ngày nay. “Nhất phát thiên
quan” nghĩa là một sợi tóc treo một vật nặng cả ngàn quân. Từ cách nói này có thể hình dung ra
tình cảnh cực kỳ nguy hiểm hoặc một tình thế vô cùng nguy cấp. Sau cách mạng tháng tám năm
1945, câu thành ngữ “Ngàn cân treo sợi tóc” đã được sử dụng để miêu tả tình thế của cách mạng
Việt Nam cho thấy cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ đã lâm vào tình cảnh cực kỳ nguy hiểm và
vô cùng cấp bách. Vậy tại sao cách mạng Việt Nam lại lâm vào tình cảnh như vậy và Đảng đã
đưa ra nghị quyết gì và thực hiện những chủ trương đường lối nào để đưa đất nước từng bước
thoát khỏi tình trạng đó? Nội dung bài tiểu luận của em sau đây sẽ lý giải những câu hỏi thắc mắc này. 1 Nội dung
I, Những khó khăn của cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng tám năm 1945.
1. Về kinh tế, tài chính, văn hóa xã hội .
- Kinh tế: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản một nền kinh tế xơ xác, tiêu
điều, công nghiệp đình đốn, nông nghiệp bị hoang hóa, 50% ruộng đất ị b bỏ hoang.
Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục. Lũ lụt, hạn hán, thiên tai,
mất mùa diễn ra liên miên gây nhiều thiệt hại, 2 triệu người dân chết đói.
Nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp. Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp
phục hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Tài chính: Tình hình tài chính vô cùng khó khăn.
Ngân sách Nhà nước trống rỗng, tài chính cạn kiệt, thuế không thu được, kho bạc chỉ có
1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách.
Chính quyền cách mạng chưa quản lý được Ngân hàng Đông Dương.
Quân Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá, làm cho nền tài
chính nước ta thêm rối loạn.
- Văn hóa xã hội: Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề.
Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp nên sau cách mạng nước ta có 95% dân số thất học, mù chữ.
Các tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ngày đêm hoành hành.
2, Về chính trị, ngoại giao.
Do lợi ích cục bộ của mình các nước lớn (Anh, Mỹ, Liên Xô) không có nước nào ủng hộ
lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Bởi 2
vậy chưa có nước nào công nhận và đạt quan hệ ngoại giao với nước ta, nước ta bị cô lập với thế giới.
Hệ thống chính quyền cách mạng vừa được thiết lập, còn rất non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt.
3, Về quân sự.
Lực lượng quân đội chưa có đủ thời gian và điều kiện phát triển lực lượng vũ trang và
quân đội chính quy. Sau cách mạng tháng tám, lực lượng quân đội chính quy của ta chỉ có khoảng năm nghìn người ớ v i vũ khí thô sơ.
4, Về kẻ thù.
Nền độc lập non trẻ của Việt Nam phải đương đầu với sự hiện diện của đội quân nước
ngoài đông đúc chưa từng có khoảng hơn 30 vạn tên cùng với các thế lực tay sai phản động đi
theo đội quân xâm lược. Các thế lực chống đối trong giai cấp bóc lột cũ ngóc đầu dậy, các đối
tượng phản cách mạng cũ, các loại tội phạm hình sự chống phá cách mạng rất quyết liệt:
Quân đội các nước đế quốc, dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật
Bản, lũ lượt kéo vào Việt Nam.
Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có gần 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch hùng hổ tràn qua
biên giới kéo vào Việt Nam dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹ với danh nghĩa quân đội
Đồng minh và giải giáp quân đội Nhật thua trận ở Bắc Việt Nam. Chúng kéo theo một lũ
tay sai đông đúc với âm mưu thâm độc “diệt Cộng, cầm Hồ”.
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho Pháp trở
lại xâm lược Việt Nam.
Ngoài ra, trên đất nước Việt Nam lúc này vẫn còn 6 vạn quân đội Nhật Hoàng thua trận đang chờ giải giáp.
Tóm lại, sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam cùng lúc phải đối mặt với tất cả
những khó khăn được liệt kê phía trên đã đẩy tình hình đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân
treo sợi tóc”. Đảng Cộng sản cầm quyền đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng,
biến động phức tạp khôn lường. 3
II, Những nghị quyết và chủ trương đường lối của Đảng.
Ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã xác định ngay ba nhiệm vụ lớn trước mắt là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và
diệt giặc ngoại xâm. Ngày 25 tháng 11 năm 1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra “Chỉ thị
kháng chiến kiến quốc”, nhận định tình hình và định hướng con đường đi lên của cách mạng Việt
Nam sau khi giành được chính quyền:
Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam vẫn là “dân tộc giải phóng” khẩu hiệu
của nhân dân là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”.
Kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược.
Bốn nhiệm vụ cấp bách trước mắt là củng cố, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội
phản, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Phương pháp đối ngoại là phải đặc biệt chú ý “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn
đồng minh hơn hết”, đối với Tàu Tưởng nêu chủ trương “Hoa-Việt thân thiện”, đối với
Pháp “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”. Về tuyên truyền, hết sức kêu gọi
đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược, “đặc biệt chống mọi mưu mô phá hoại
chia rẽ của bọn Trốtxki, Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng ”.
1, Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
a, Xây dựng chính quyền cách mạng.
- Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chính cuộc
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Hơn 90% cử tri đã đi bầu 333 đại biểu vào Quốc hội
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện ý chí và quyết tâm
của nhân dân Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, giáng một đòn
mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, tạo cơ sở pháp lí vững
chắc cho nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kì mới. 4
- Sau cuộc bầu cử Quốc hội, tại các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã tiến hành bầu cử Hội ồ
đ ng nhân dân các cấp, thành lập Uỷ ban hành chính các cấp.
- Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Quốc hội Khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp
phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ
tịch và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua.
- Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời (5/1946). Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố
và phát triển. Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân được thành lập.
Như vậy, bộ máy chính quyền nhà nước được kiện toàn, trở thành công cụ sắc bén phục
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất n ớ ư c.
b. Giải quyết nạn đói và khó khăn về tài chính. * Giải quyết nạn đói.
- Biện pháp trước mắt: Quyên góp, điều hoà thóc gạo, đồng bào cả nước hưởng ứng lời
kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người .Tổ chức hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày
đồng tâm” để lấy gạo cứu đói, không dùng lương thực để nấu rượu.
- Biện pháp lâu dài: Toàn dân thi đua hăng hái tham gia sản xuất. bãi bỏ thuế thân và các
thứ thuế vô lý khác, giảm tô 25%, chia lại ruộng đất công một cách công bằng.
- Nhờ có những biện pháp tích cực nói trên, chỉ sau một thời gian ngắn nạn đói bị đẩy lùi,
đời sống nhân dân nhất là nông dân được cải thiện, sản xuất nông nghiệp cả nước nhanh chóng
được phục hồi. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chính quyền cách mạng.
* Giải quyết những khó khăn về tài chính.
- Biện pháp trước mắt: Chính phủ phát động quyên góp, thực hiện phong trào “Tuần lễ
vàng”, xây dựng “Quỹ độc lập”. Kết quả chỉ sau một thời gian ngắn nhân dân cả nước đã góp
được 370 kg vàng và 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu cho Quỹ đảm phụ quốc phòng. 5
- Biện pháp lâu dài: Ngày 23 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội quyết
định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. Những khó khăn về tài chính từng bước được đẩy lùi.
c. Về văn hoá – xã hội.
- Ngày 8 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân
học vụ, cơ quan chuyên trách việc chống “giặc dốt”. Người kêu gọi toàn dân đi học. Chỉ sau 1
năm trên toàn quốc đã tổ chức gần 76.000 lớp học và có trên 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ.
- Các trường phổ thông và đại học sớm được khai giảng nhằm đào tạo công dân, cán bộ
có năng lực phụng sự Tổ quốc. Nội dung và phương pháp giáo dục đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.
- Việc bài trừ các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan được quần chúng nhân dân hưởng ứng
sôi nổi; kết hợp với xây dựng nếp sống văn hoá mới.
Với những biện pháp trên đã góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, xây dựng đời sống mới.
2, Kháng chiến chống giặc ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng .
a. Kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ.
- Ngày 23/9/1945, được sự giúp sức của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng đánh úp trụ sở
Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai.
- Ngay khi thực dân Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn cùng nhân dân
Nam Bộ đứng lên kháng chiến. Lực lượng vũ trang đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, phá kho
tàng, triệt phá nguồn tiếp tế, dựng chướng ngại vật trên đường phố, bao vây và tấn công quân Pháp trong thành phố.
- Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhân dân cả nước hướng về “Thành
đồng Tổ quốc”, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp muốn mở rộng chiến 6
tranh ra cả nước. Các đoàn quân “Nam tiến” sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.
b. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc.
- Đảng và Chính phủ chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc, tránh cùng một
lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. - Biện pháp:
Chấp nhận một số yêu sách về kinh tế, tài chính của quân đội Trung Hoa Dân quốc như:
Cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, chấp nhận lưu hành
tiền quan kim và quốc tệ trên thị trường Việt Nam.
Đồng ý nhường cho Việt quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ
liên hiệp mà không qua bầu cử. Mặt khác, chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng
đã kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của các thế lực phản động.
Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì bị trừng trị theo pháp luật.
Đảng rút vào hoạt động bí mật với danh nghĩa “tự giải tán” (11/11/1945), để tránh mũi
nhọn tấn công của kẻ thù.
- Ý nghĩa: Những biện pháp trên đã hạn chế các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa
Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, tạo điều kiện
củng cố chính quyền, tập trung kháng chiến chống Pháp ở miền Nam.
c. Hoà hoãn với Pháp.
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực hiện kế
hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước Việt Nam.
- Các thế lực đế quốc đã thu xếp công việc nội bộ, kết quả là Chính phủ Pháp và Chính
phủ Trung Hoa Dân quốc ký Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946), thỏa thuận việc quân Pháp ra
Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
- Để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù, Ban Thường vụ Trung ương
Đảng, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng nhận định, đánh giá âm mưu, ý đồ chính trị của Pháp và 7
Tưởng và ra bản Chỉ thị “Tình hình và chủ trương” với chủ trương tạm thời “dàn hòa với Pháp”,
ngày 3/3/1946. Vào thời điểm đó, Pháp cũng cần hoà với Việt Nam để có thể đưa quân ra miền
Bắc một cách dễ dàng và kéo dài thời gian chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn.
- Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
kí với J.Xanhtơny (Jean Sainteny), đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ. Hiệp định sơ bộ nêu rõ:
Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do , có
chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong Liên bang Đông Dương, thuộc khối Liên hiệp Pháp.
Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế 20 vạn quân đội
Tưởng rút về nước và sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
Hai bên ngừng mọi xung đột ở miền Nam đi đến cuộc đàm phán chính thức.
Việt Nam và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị trù bị ở Đà Lạt (4/1946) và Hội nghị
Phôngtennơblô (7/1946), nhưng không thu được kết quả gì.
Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước tại Macxay (Pháp),
nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá ở Việt Nam. - Ý nghĩa:
Việt Nam đã loại bỏ bớt kẻ thù, tránh được tình thế bất lợi phải chiến đấu với nhiều kẻ thù một lúc.
Tạo thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng cho
cuộc kháng chiến lâu dài.
Tỏ rõ thiện chí hoà bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. 8
III, Ý nghĩa từ việc nghiên cứu đề tài đối với bản thân khi giải quyết đồng thời nhiều khó
khăn trong cuộc sống.
1, Những bài học rút ra từ những chủ trương đường lối của Đảng.
Có thể thấy nhân tố quan trọng nhất tạo nên thắng lợi đó chính là bản lĩnh và sự tài tình
của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra các nghị quyết, chủ trương đường
lối khôn khéo, đúng đắn, biết nắm vững mục tiêu, kiên trì nguyên tắc, linh hoạt trước muôn vàn
sự thay đổi, tạo ra thời cơ và tranh thủ thời cơ để giành thắng lợi. Những chủ trương đường lối
đó đã để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, không chỉ có ý nghĩa trong suốt những
năm tháng chống Pháp, chống Mỹ mà còn có ý nghĩa đến ngày hôm nay:
Biết chớp thời cơ, có chỉ thị kịp thời sáng suốt.
Biết tận dụng những thứ sẵn có, biết mình biết người trăm trận trăm thắng.
Bảo vệ độc lập tự do dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, đặt lên hàng đầu của mỗi công dân Việt Nam.
Cần có được lòng tin, sự đoàn kết dân tộc sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Sử dụng nghệ thuật trong chiến đấu, những chính sách mềm dẻo nhưng cũng phải cứng rắn về nguyên tắc.
Dù cho gặp phải tình huống nào cũng quyết không đầu hàng dưới tay giặc ngoại xâm.
Chống phá mọi hành động khiêu khích, lôi kéo của các thế lực thù địch nhằm thay đổi
nhận thức, tư tưởng của người dân.
Cần tôi luyện ý chí quyết tâm, kỷ l ậ
u t, khiêm tốn và giản dị, chống kiêu căng tự mãn,
chống lãng phí xa hoa… Ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật
và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc.
Nhà nước luôn cần có các chính sách chăm lo, ổn định đời sống nhân dân, dân giàu thì
nước mới mạnh. Đặc biệt là xây dựng một xã hội học tập vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Luôn cần có một bộ máy chính quyền các cấp hoàn thiện, các đội ngũ cán bộ tận tâm, tận
tụy lãnh đạo có những chiến lược đúng đắn, sáng suốt. 9
2, Áp dụng những bài học rút ra khi giải quyết đồng thời nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Trong cuộc sống hiện đại bận rộn, khối lượng công việc lớn, con người ngày càng có
nhiều mối quan hệ, phải giải quyết cùng lúc rất nhiều vấn đề của cuộc sống, cuộc cạnh tranh
ngày càng căng thẳng và quyết liệt trong công việc, học tập, đời sống,… Những vấn đề đó làm
nảy sinh nhiều khó khăn hơn cho con người nếu không có cách quản lý và giải quyết công việc
hiệu quả. Sau khi nghiên cứu đề tài về những nghị quyết, đường lối chủ trương của Đảng đưa ra
nhằm giải quyết tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, bản thân em đã rút ra được rằng: Không có vấn
đề nào mà không thể giải quyết mà chỉ là chúng ta chưa nghĩ ra hướng giải quyết cho nó mà thôi.
Như vậy khi phải giải quyết đồng thời rất nhiều những khó khăn trong cuộc sống, chúng
ta cần phải làm gì để có được một kết quả công việc hợp lý và thỏa mãn nhất mà không phải tiêu
tốn lãng phí nguồn lực?
Đầu tiên, cần phải xác định rõ và nắm chắc những lợi thế của bản thân và những khó khăn đang gặp phải ể
đ có thể đưa ra được hướng giải quyết đúng đắn nhất.
Thứ hai, cần phải sắp xếp những khó khăn theo thứ tự ưu tiên. Việc không viết sắp xếp
khó khăn dễ khiến cho bản thân không viết vấn đề nào là quan trọng, phải xử lý trước tiên và cần
phải đầu tư bao nhiêu thời gian vì đối với mỗi người thời gian và nguồn lực luôn có hạn. Điều
đó dẫn đến việc bản thân không giải quyết hết tất cả các vấn đề hoặc bỏ qua những điều quan trọng.
Thứ ba, vạch ra hướng giải quyết hợp lý cho từng vấn đề và thực hiện theo thứ tự ưu tiên
mà đã sắp xếp trước đó. Cần luôn sáng tạo và suy nghĩ vấn đề gặp phải theo hướng đơn giản nhất
thì mới có thể dễ dàng tìm được hướng giải quyết. Đặc biệt không nên đặt quá nhiều áp lực vì
như vậy sẽ dễ khiến bản thân hiểu sai vấn đề và giải quyết chúng không hiệu quả thậm chí là giải
quyết theo hướng sai lệch.
Bên cạnh đó, để có thể thực hiện tốt được những bước ở trên, bản thân chúng ta cũng cần
phải luôn gia sức học tập, học hỏi để có thể phát triển kiến thức cũng như hiểu biết của bản thân.
Phải luôn biết khiêm tốn, giản dị, có tinh thần học hỏi mọi lúc mọi nơi. 10
Có thể thấy trong vòng 2 năm qua Đảng và Nhà nước ta đã học tập và vận dụng rất tốt
những bài học đã rút ra ở trên trong công cuộc vừa phát triển kinh tế đất nước, vừa chống dịch
Covid – 19. Trong suốt khoảng thời gian từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 9 năm nay, Việt Nam
chúng ta giống như bước vào “cuộc chiến sau cách mạng Tháng 8/1945” thời bình vậy. Dịch
bệnh bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh lẻ ở miền Bắc, mọi hoạt động kinh tế
bị ngưng trệ, những người nghèo khó lại càng khó khăn khi vừa không thể đi làm kiếm thu nhập
chu cấp nhu cầu tối thiểu hàng ngày, vừa bị nhiễm bệnh. Vào những thời điểm căng thẳng, mỗi
ngày có hàng chục nghìn người bị nhiễm bệnh, hàng trăm người tử vong do Covid – 19. Nhưng
nhờ vào các nghị quyết, chủ trương đường lối mà Đảng và Nhà nước đề ra, đến nay nước ta gần
như đã kiểm soát rất tốt được dịch bệnh để có thể bắt tay vào phát triển nền kinh tế đất nước.
Đảng và Nhà nước đã xác định rõ được nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải đẩy lùi, kiểm soát
được dịch bệnh và ra những chỉ t ị
h kịp thời, phù hợp với từng khu vực để có thể nhanh chóng
kiểm soát dịch bệnh. Nhân dân cả nước đã có niềm tin tuyệt đối vào Đảng, Nhà nước cùng nhau
đoàn kết, chung tay với các cấp chính quyền chấp hành nghiêm chỉnh các quy định được đề ra.
Bên cạnh đó, nhân dân các vùng không có dịch còn gia sức tiếp tế lương thực, thực phẩm, sức
người, sức của vào tâm dịch miền Nam để chiến đấu với đại dịch. Hình ảnh những đoàn xe chi
viện lương thực, thực phẩm, cán bộ y tế, bộ đội,
… nối đuôi nhau tiến vào tâm dịch miền Nam
khiến chúng ta liên tưởng đến những đoàn quân “Nam tiến” vào Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945. 11
Kết luận
Đã 76 năm trôi qua nhưng thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những nghị quyết, chủ trương
đường lối mà Đảng đề ra nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” vẫn là
những điều diệu kỳ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta. Mặc dù
diễn ra và giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhưng đã để lại nhiều bài học quý báu cho Đảng
và nhân dân ta trong hành trình hướng đến tương tai. Với nội dung của bài tiểu luận này, hi vọng
có thể phần nào lý giải cho người đọc những thắc mắc về tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” và cách
thức vượt qua được tình cảnh này của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng mang lại những giá
trị, bài học bổ ích không chỉ cho bản thân người nghiê
n cứu mà còn cả thế hệ trẻ ngày nay. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho bậc đại học – Không chuyên lý luận
chính trị). Hà Nội. 2018.
2. PGS.TS Trần Nam Chuân - nguyên cán bộ Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng -
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 – Bài học giành và giữ chính quyền, xây dựng chính quyền
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. – Tạp chí Tổ chức Nhà nước.
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. II, tr 228-230.
4. PGS.TS. Đào Duy Quát, Nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa
Trung ương - Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám (1945-2021): Sự hình thành phát triển,
hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945. –
Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. ThS: Đinh Thị Thu Hoài - Gv khoa Xây dựng Đảng - Phát huy những bài học kinh nghiệm
từ sách lược ngoại giao của Đảng thời kỳ 1945-1946 trong giai đoạn hiện nay. –
truongleduan.quantri.gov.vn 13
Mục lục
Lời mở đầu ................................................................................................................................... 1
Nội dung ....................................................................................................................................... 2
I, Những khó khăn của cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng tám năm 1945. ........... 2
1. Về kinh tế, tài chính, văn hóa xã hội. .............................................................................. 2
2, Về chính trị, ngoại giao. ................................................................................................... 2
3, Về quân sự. ........................................................................................................................ 3
4, Về kẻ thù. ........................................................................................................................... 3
II, Những nghị quyết và chủ trương đường lối của Đảng. ...................................................... 4
1, Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó
khăn về tài chính. .................................................................................................................. 4
a, Xây dựng chính quyền cách mạng. ................................................................................. 4
b. Giải quyết nạn đói và khó khăn về tài chính. .................................................................. 5
c. Về văn hoá – xã hội. ........................................................................................................ 6
2, Kháng chiến chống giặc ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. .... 6
a. Kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ..................................................... 6
b. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc. ...................................................................... 7
c. Hoà hoãn với Pháp. ......................................................................................................... 7
III, Ý nghĩa từ việc nghiên cứu đề tài đối với bản thân khi giải quyết đồng thời nhiều khó
khăn trong cuộc sống. ................................................................................................................. 9
1, Những bài học rút ra từ những chủ trương đường lối của Đảng. ............................... 9
2, Áp dụng những bài học rút ra khi giải quyết đồng thời nhiều khó khăn trong cuộc
sống. ..................................................................................................................................... 10
Kết luận ...................................................................................................................................... 12 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 13 15