Tại sao nói tâm lí người mang bản chất xã hội? | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tại sao nói tâm lí người mang bản chất xã hội? | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Tại sao nói tâm lí người mang bản chất xã hội?
Bản chất xã hội là gì?
- Bản chất xã hội được thể hiện ở tính chất của các mối quan hệ xã hội. Tính chất các mối
quan hệ xã hội của tồn tại người quy định nội dung và bản chất tâm lí người. Nói cách
khác, tâm lí người mang bản chất xã hội.
- Theo C.mác “ trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mỗi quan hệ xã hội “
Tâm lí người mang bản chất xã hội vì:
- Con người trước hết là một thực thể tự nhiên, nhưng trong quá trình phát triển bản thân
con người đã được thực thể hóa ở mức cao nhất. Con người theo đúng nghĩa của nó là
một thực thể xã hội. Tâm lí người chính là hoạt động của con người với tư cách là chủ
thể xã hội , vì thế tâm lí người mang đậm dấu ấn bản chất xã hội của mình
- Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan( tự nhiên và xã hội ), trong đó nguồn
gốc xã hội là cái quyết định. Thoát li khỏi xã hội, tâm lí sẽ mất đi tính người.
- Tâm lí người có nội dung xã hội. Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội
vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội( hoạt động vui chơi , công tác xã hội, học
tập , giáo dục...) biến thành cái riêng mình.
- -Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Trong đó giao tiếp là điều kiện
tồn tại của con người.Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả lĩnh hội tiếp thu vốn kinh
nghiệm xã hội loài người, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động giao tiếp.