Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể ? | Học viện phụ nữ Việt Nam
Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể ? | Học viện phụ nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học đại cương (TLH02)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
Ví dụ: Hình ảnh tâm lí của một người trong đầu chúng ta khác xa về chất so với
hình ảnh của họ trong gương. + Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu
sắc cá nhân mang hình ảnh tâm lí đó(hay nhóm người đó). Hay nói cách khác, hình
ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về thực tại khách quan. Nó được thể hiện :mỗi chủ
thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh
nghiệm riêng của mình ( về nhu cầu xu hướng, tính khí, năng lực,…) vào trong
hình ảnh đó làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Hay, có người đã phản ánh
thế giới bằng hinh ảnh tâmlí qua” lăng kính chủ quan của mình”. Tính chủ thể
trong phản ánh tâm lí thể hiện cụ thể: cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng 1
hiện tượng khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh
tâm lí với nhiều mức độ khác nhau.
Ví dụ: cùng nge giảng nhưng có người thich, có người không thích, có người hiểu,
người không hiểu. Cùng 1 hiện thực khách quan tác động đến 1 chủ thể duy nhất
nhưng vào những thời điểm, hoàn cảnh, tâm trạng,…khác nhau, có thể cho ta thấy
mức độ biểu hiện các sắc thái tâm lí khác nhau” người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ”( Nguyễn Du). Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm
nghiệm và thể hiện rõ nhất. Cuối cùng, thông qua các mức độ, sắc thái tâm lí khác
nhau mà mỗi người tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.
Bản chất xã hội của tâm lí người
Ví dụ: người ta thường nói” thực dụng như người Mỹ, chính xác như người Đức,
keo kiệt như người Do Thái,…” có được những nhận xét nhu vậy là do họ có sự
khái quat và nó thường chỉ mang tính tiêu biểu.
Như ngay nay người ta “ đổ xô” đi thi hoa hậu. Có quá nhiều cuộc thi hoa hậu
được tổ chức thì tất nhiên sẽ phải cần nhiều người đi thi, theo xu thế ngày nay là
muốn tôn vinh cái đẹp. Nên thi hoa hậu đã trở thành một công nghệ lôi cuốn mọi
ngươi và nuôi sống cả xã hội mà thí sinh dự thi không chỉ có nữ mà con còn có cả
nam( lĩnh vực trước nay chỉ có nữ) cho thấy tâm lí của họ bị ãnh hưởng nhiều của
tâmlí cộng đồng. Thi hoa hậu phát triên kéo theo sự xuất hiện, phát triển của một
số ngành nghề: nhíp ảnh, may mặc, ca múa nhạc, giám khảo,…và đặc biệt là các
viện ty thẩm mĩ, viện uốn tóc, du lịch. Đồng thời thì cũng ảnh hưởng đến các
ngành, người khác: các nhà kinh tế học bị thất nghiệp hàng loạt, các ban xóa đói
giảm nnghèo phải giải thể vì ai thất nghiệp, nghèo khổ đều đi thi hoa hậu và kiếm
được rất nhiều tiền, những người mù chữ cũng có”phương pháp” tự xóa mù để
nghiễm nhiên trở thành những hoa hậu. Nhiều hội nghị quốc tế liên tiếp đuợc tổ
ch7c1 dể các nhà xã hội học tìm hiểu hiện tượng” Việt Nam, một nước còn thiếu
đói mà cực kì quan tâm đến cái đẹp”. Theo đó, sau các giai đoạn công nghiệp, nôg
nghiệp, thông tin,…xã hội sẽ phơi phới bước vào “ nền văn minh hoa hậu”. Và câu
hỏi được đặt ra là: xã hội sẽ về đâu với tâm lí chung như thế?!