-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tâm lý tội phạm là gì? Phân tích các yếu tố của tội phạm?
Mỗi tội phạm đều có trạng thái tâm lí riêng, do đó trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật đều phải nghiên cứu, phân tích, nắm chắc tâm lí tội phạm; về ý đồ phạm tội, cách thức, hành vi và phương pháp thực hiện tội phạm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Tâm lý tội phạm là gì? Phân tích các yếu tố của tội phạm?
Mỗi tội phạm đều có trạng thái tâm lí riêng, do đó trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật đều phải nghiên cứu, phân tích, nắm chắc tâm lí tội phạm; về ý đồ phạm tội, cách thức, hành vi và phương pháp thực hiện tội phạm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Tâm lý tội phạm là gì? Phân tích các yếu tố của tội phạm?
Tâm lý tội phạm là trạng thái tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của tội phạm có liên quan đến việc chuẩn bị
và thực hiện tội phạm, sự hình thành tâm lí phạm tội, ý đồ phạm tội và những biện pháp, phương
thức thực hiên tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Nhận thức chung về tâm lý tội phạm:
Mỗi tội phạm đều có trạng thái tâm lí riêng, do đó trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các
cơ quan bảo vệ pháp luật đều phải nghiên cứu, phân tích, nắm chắc tâm lí tội phạm; về ý đồ phạm tội,
cách thức, hành vi và phương pháp thực hiện tội phạm.
Để nắm chắc tâm lí của tội phạm cũng như để có phương pháp, biện pháp thích hợp phục vụ yêu cầu
đấu tranh, khai thác, cũng như trong quá trình cảm hoá giáo dục đối tượng, các cơ quan bảo vệ pháp
luật nói chung và trong lực lượng công an nói riêng vấn đề “tâm lí tội phạm" đang được nâng lên
thành một bộ môn trong ngành tâm lí học (gọi là tâm lí học tội phạm). Bộ môn này nghiên cứu các quy
luật tâm lí có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm; sự hình thành tâm lí tội phạm, ý đồ
phạm tội và những kiểu (mẫu hình) hành vi phạm tội, nhân cách tội phạm và nhóm tội phạm nhằm
mục đích góp phần nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa xã hội, điều tra khám phá tội phạm cũng
như giáo dục, cải tạo những người phạm tội.
2. Các yếu tố của tội phạm
Tội phạm có thể được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Đó là nghiên cứu về cấu trúc của tội
phạm và về sự phản ánh tội phạm trong luật hình sự để trả lời các câu hỏi: Tội phạm được cấu thành
bởi những yếu tố nào? Tội phạm được phản ánh trong luật hình sự như thế nào?
Nghiên cứu về mặt cấu trúc, tội phạm có đặc điểm chung là đều được hợp thành bởi những yếu tố
nhất định, tồn tại không tách rời nhau nhưng có thể cho phép nghiên cứu độc lập với nhau. Những
yếu tố đó, theo khoa học luật hình sự Việt Nam là chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội
phạm, mặt chủ quan của tội phạm và khách thể của tội phạm. Như vậy, tội phạm được hợp thành bởi
4 yếu tố. Bất cứ tội phạm nào, không phụ thuộc vào loại tội phạm cũng như mức độ nghiêm trọng đều
được cấu thành từ 4 yếu tố đó. Trước hết, muốn có tội phạm thì phải có chủ thể thực hiện hành vi
phạm tội. Đó là yếu tố chủ thể của tội phạm. Hành vi phạm tội do chủ thể của tội phạm thực hiện luôn
là thể thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và diễn biến tâm lí bên trong của chủ thể. Đó là yếu tố mặt
khách quan và yếu tố mặt chủ quan của tội phạm. Hành vi phạm tội do chủ thể của tội phạm thực hiện
luôn có đối tượng hướng tới để gây thiệt hại. Đó là yếu tố khách thể của tội phạm. Dưới đây là nội
dung khái quát về 4 yếu tố của tội phạm:
3. Chủ thể của tội phạm là gì?
- Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực TNHS (năng lực nhận thức, năng lực điều khiển
hành vi và đạt độ tuổi luật định) đã thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, ở một số tội nhất định, chủ
thể còn có thêm đặc điểm khác vì chỉ khi có đặc điểm khác chủ thể mới có thể thực hiện được hành vi
phạm tội của các tội này. Ví dụ: Chỉ người có chức vụ, quyền hạn mới có thể thực hiện được hành vi
phạm tội có dấu hiệu “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”? Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải có chủ thể.
Không có chủ thể của tội phạm thì không có tội phạm.
Chủ thể của tội phạm phải là một người cụ thể đang sống. Khi người phạm tội còn sống họ mới nguy
hiểm cho xã hội, cần giáo dục để họ trở thành người có ích cho xã hội. Chỉ con người đang sống mới
cần cải tạo, giáo dục. Luật Hình sự Việt Nam quy định chủ thể là con người cụ thể thực hiện hành vi
phạm tội, vậy pháp luật Hình sự không cho phép người khác chịu trách nhiệm hình sự thay cho người
phạm tội, kể cả họ là người thân thích ruột thịt. Đây là nguyên tắc cá nhân hóa, cụ thể hóa trách
nhiệm hình sự. Pháp luật Hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự người đã chết. Sau
khi phạm tội, trước khi bị khởi tố nếu người phạm tội đã chết thì không được khởi tố vụ án hình sự.
Trong quá trình điều tra, nếu người phạm tội đã chết thì phải đình chỉ vụ án với họ.
- Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ những người đủ năng
lực trách nhiệm hình sự mới hiểu rõ hành vi của mình đúng hay sai, mới điều khiển được, tự chủ
được hành vi của mình. Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người không mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh tật làm mất khả năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình. Pháp luật Việt Nam dựa vào
2 tiêu chuẩn để xác định năng lực trách nhiệm hình sự: tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn tâm lý. Theo
tiêu chuẩn y học chủ thể tội phạm phải là người không đang trong thời kỳ mắc bệnh tâm thần hoặc
bệnh hiểm nghèo khác làm mất khả năng nhận thức và tự chủ hành vi của mình. Theo tiêu chuẩn tâm
lý: chủ thể tội phạm phải là người nhận thức và tự chủ được hành vi của mình, là người hiểu được
bản chất hành vi, điều khiển được hành vi.
- Chủ thể tội phạm phải là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12 Bộ luật Hình sự quy
định: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi
trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Độ tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự là tuổi tròn tính từ
ngày tháng năm sinh đến ngày tháng năm sinh. Việc xác định độ tuổi được căn cư vào giấy khai sinh,
sổ hộ khẩu. Trường hợp không xác định được độ tuổi thì phải tiến hành giám định độ tuổi.
Ngoài những dấu hiệu nói trên, có những tội phạm phải do chủ thể có điều kiện đặc biệt mới thực
hiện được. Những chủ thể có dấu hiệu ấy được gọi là chủ thể đặc biệt. Dấu hiệu chủ thể đặc biệt bao
gồm dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn; dấu hiệu nghề nghiệp, tính chất công việc; dấu hiệu giới tính,
dấu hiệu quan hệ gia đinh, họ hàng.
Nhân thân người phạm tội tuy không phải là dấu hiêu của chủ thể, nhưng khi truy cứu trách nhiệm
hình sự bao giờ cũng phải làm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội, điều đặc biệt coi
trọng là những đặc điểm về lai lịch tư pháp của họ như tiền án, tiền sự áp dụng hình phạt thỏa đáng,
nhằm đạt hiệu quả giáo dục, cải tạo người phạm tội.
4. Mặt khách quan của tội phạm là gì?
- Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Biểu hiện cơ bản của mặt
khách quan là hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội mà thường được gọi là hành vi
khách quan. Biểu hiện thứ hai của mặt khách quan là hậu quả thiệt hại (do hành vi khách quan gây ra)
mà thường được gọi là hậu quả của tội phạm. Ngoài hai biểu hiện này, còn có các biểu hiện khác của
mặt khách quan là công cụ, phương tiện được sử dụng, thời gian, địa điểm mà hành vi ' khách quan
xảy ra... Tội phạm cụ thể nào cũng đều có những biểu hiện của mặt khách quan được thể hiện ra bên
ngoài. Không có những biểu hiện ra bên ngoài đó thì không có những yếu tố khác của tội phạm và do
vậy cũng không có tội phạm.
5. Mặt chủ quan của tội phạm là gì?
Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lí bên trong của tội phạm. Trong đó, biểu hiện có
tính cơ bản là lỗi của chủ thể. Chủ thể của tội phạm phải có lỗi khi thực hiện hành vi khách quan có
tính gây thiệt hại. Lỗi đó có thể là cố ý hoặc vô ý. Việc thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt
hại có thể do những động cơ khác nhau thúc đẩy và nhằm những mục đích nhất định. Các động cơ,
mục đích này được gọi ở các tội cố ý là động cơ phạm tội, mục đích phạm tội.
6. Khác thể của tội phạm là gì ?
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng
đều gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ.
Không gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho đối tượng là quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ thì hành vi khách quan không có tính gây thiệt hại và do vậy cũng không có tội phạm. Ví dụ-. Tội
giết người xâm phạm quan hệ nhân thân; tội trộm cắp tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu...
Tóm lại, theo luật hình sự Việt Nam, bất cứ hành vi phạm tội nào, dù ít nghiêm trọng, nghiêm trọng,
rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, dù bị quy định bởi hình phạt tù chung thân, tử hình hay
chỉ là hình phạt tiền cũng đều là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan - giữa những
biểu hiện bên ngoài và những quan hệ tâm lí bên trong, đều là hành vi của con người cụ thể, xâm hại
hoặc nhằm xâm hại quan hệ xã hội nhất định. Sự thống nhất của bổn yếu tố này là hình thức cấu trúc,
thể hiện đặc điểm về nội dung cùa tội phạm. Neu về nội dung, các tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì về cấu trúc, bốn yếu tố của tội phạm cũng có những nội dung biểu
hiện khác nhau. Chính sự khác nhau này quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội. Ví dụ: Tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS)
khác nhau về tính chất nguy hiểm cho xã hội là do khác nhau về lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội
phạm; tội phá rối an ninh (Điều 118 BLHS) và tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS) khác nhau
về tính chất nguy hiểm cho xã hội là do khác nhau về yếu tổ khách thể mà mục đích phạm tội hướng tới.
Mỗi yếu tố trên đây đều có ý nghĩa quan trọng riêng. Trong hành vi phạm tội cụ thể, yếu tố nào đó có
thể ảnh hưởng đến tính nghiêm trọng của tộị phạm nhiều hơn các yếu tổ khác. Nhưng điều đó không
có nghĩa là các yếu tố khác không quan trọng. Bốn yếu tổ của tội phạm có liên quan với nhau và tổng
hợp lại cùng quyết định tính nguy hiểm của tội phạm. Mỗi yếu tổ chỉ có ý nghĩa độc lập khi được
nghiên cứu về mặt lí thuyết.
Trong thực tế, mỗi yếu tố chỉ tồn tại với tư cách là bộ phận cấu thành của thể thống nhất là tội phạm.
Thiếu bất kì yểu tố nào cũng không có tội phạm.
Quan điểm về 4 yếu tố của tội phạm như trình bày có thể thấy trong các tài liệu giảng dạy ở Việt Nam
hiện nay. Ở nước ngoài, Trung Quốc có quan điểm tương tự nhưng nhiều nước khác trong đó có Áo,
Pháp, Hàn Quốc cho rằng, tội phạm có hai mặt là mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của
tội phạm. Trong đó, mặt khách quan bao gồm cả chủ thể của tội phạm và khách thể của tội phạm.