Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật trên Trái Đất
Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức bài học môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 10.
Preview text:
Giải tập bản đồ Địa Lí 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật trên Trái Đất
Câu 1: Dựa vào hình 19.1 và hình 19.2 trong SGK ban chuẩn hoặc hình 26.1
và hình 26.2 ban nâng cao, em hãy xác định phạm vi phân bố của các nhóm đất
chính ở vùng nhiệt đới tương ứng với các kiểu thảm thực vật chính ở đây. Trả lời:
- Phạm vi phân bố của các nhóm đất chính tương ứng với các kiểu thảm thực
vật chính ở vùng nhiệt đới:
- Nhóm đất đỏ, nâu đỏ (tương ứng với thảm thực vật xavan): Phía bắc khu vực Trung Phi.
- Nhóm đất đỏ vàng (tương ứng với thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm, rừng xích
đạo): Phía nam của Trung Phi, Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Ôxtrâylia.
Câu 2: Dựa vào hình 19.11 trong SGK ban chuẩn hoặc hình 26.11 ban nâng
cao và các kiến thức đã học, em hãy xác định tên các vành đai thực vật tương
ứng với vành đai đất theo sơ đồ dưới đây Trả lời:
Câu 3: Vì sao việc trồng và bảo vệ rừng lại là một nhiệm vụ quan trọng cấp
bách ở nước ta và nhiều nước trên thế giới? Trả lời:
Việc trồng và bảo vệ rừng lại là một nhiệm vụ quan trọng cấp bách ở nước ta
và nhiều nước trên thế giới vì:
- Rừng có vai trò quan trọng và có giá trị nhiều mặt:
+ Rừng là lá phổi xanh của thế giới, giúp hấp thụ CO2, nhả khí O2 trong khí quyển.
+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm.
+ Rừng góp phần bảo vệ và cải tạo đất, chống xói mòn, trượt lở.
+ Rừng có tác dụng điều hào nước ngầm và dòng chảy trên mặt.
+ Rừng đem lại nhiều nguồn lợi kinh tế, du lịch.
- Tuy nhiên, ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, tài nguyên rừng đang bị
khai thác quá mực, diện tích và chất lượng rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng.