-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tất nhiên và ngẫu nhiên - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Khánh Hòa
Tất nhiên và ngẫu nhiên - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác 48 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Tất nhiên và ngẫu nhiên - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Khánh Hòa
Tất nhiên và ngẫu nhiên - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác 48 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tất nhiên và ngẫu nhiên hay còn gọi là cái tất yếu và cái có thể là một cặp phạm
trù trong triết học và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng. I. Khái niệm
- Tất nhiên là một phạm trù dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản,
bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất
định thì nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được.
Ví dụ: con người phải hít thở mới sống được
Trái đất quay quanh mặt trời.
- Ngẫu nhiên là cái không phải do bản thân kết cấu của sự vật, mà do các
nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài
quyết định; do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất
hiện như thế này, cũng có thể xuất hiện như thế khác.
Ví dụ: Trời ngày mai có thể nắng, cũng có thể mưa. II.
Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
1. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập
với ý thức của con người.
- Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu
nhiên luôn tồn tại và phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng:
+ Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật.
+ Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật,
có thể làm cho sự phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm.
2. Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập.
Tuy cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không bao giờ tồn
tại biệt lập với nhau dưới dạng thuần túy, mà bao giờ cũng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ.
Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ:
+ Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên.
+ Cái nghẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên.
Tức là, cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển.
Khuynh hướng ấy mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng bộc lộ ra dưới
một hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.
– Trong hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở
trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện nhất
định, chúng chuyển hóa lẫn nhau. Tức là, tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngược lại. Ví dụ:
+ Trong xã hội công xã nguyên thủy, việc trao đổi vật này (áo…) lấy một
vật khác (gà…) là ngẫu nhiên. Vì khi ấy sức sản xuất của công xã chỉ đủ riêng cho mình dùng.
+ Sau này, khi sự phân công lao động đã rộng rãi, năng lực sản xuất đã lớn,
có nhiều sản phẩm dư thừa. Khi đó, sự trao đổi sản phẩm tất yếu phải diễn
ra để làm cho cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn.
– Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối. Thông qua
những mặt này, hay trong mối quan hệ này, thì biểu hiện là tất nhiên nhiên,
nhưng qua những mặt khác, mối quan hệ khác, thì lại là ngẫu nhiên; và ngược lại.
III. Ý nghĩa phương pháp luận
– Trong học tập, nghiên cứu, ta cần dựa vào cái tất nhiên chứ không thể
dựa vào cái ngẫu nhiên. Vì cái tất nhiên vạch ra khuynh hướng, chi phối sự
phát triển của sự vật.
Nhiệm vụ của nhân thức là nhận thức cái tất nhiên.
– Nhưng cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, nên
không thể bỏ qua cái ngẫu nhiên.
Vì cái tất nhiên không bao giờ tồn tại thuần túy mà luôn biểu lộ thông qua
cái ngẫu nhiên, nên muốn nhận thức cái tất nhiên cần bắt đầu từ cái ngẫu
nhiên. Ta chỉ có thể vạch ra được cái tất nhiên bằng cách nghiên cứu qua nhiều cái ngẫu nhiên.
– Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần túy mà bao giờ cũng là hình
thức trong đó ẩn nấp cái tất nhiên, nên trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn ta phải chú ý tìm ra cái tất nhiên ẩn giấu đằng sau cái ngẫu nhiên.
– Trong những điều kiện nhất định, cái tất nhiên có thể biến thành cái ngẫu
nhiên và ngược lại, nên cần chú ý tạo ra những điều kiện cần thiết hoặc để
ngăn trở, hoặc để sự chuyển hóa đó diễn ra tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn.
– Cần có các phương án dự phòng cho trường hợp các sự biến ngẫu nhiên
bất ngờ xuất hiện để tránh bị động.