Tên luận án: “Nghiên cứu sử dụng thực khuẩn thể trong phòng trị bệnh thốihạt trên lúa do vi khuẩn Burkholderia glumae” môn Chính sách và ứng dụng kinh tế vĩ mô | Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Luận án được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm Bệnh câyvà nhà lưới thuộc Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, vùng trồng lúa tại tỉnh Vĩnh Long và Viện Kỹ Thuật Kyoto Nhật Bản từ 2015 đến 2019.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem! 

Trường:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tên luận án: “Nghiên cứu sử dụng thực khuẩn thể trong phòng trị bệnh thốihạt trên lúa do vi khuẩn Burkholderia glumae” môn Chính sách và ứng dụng kinh tế vĩ mô | Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Luận án được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm Bệnh câyvà nhà lưới thuộc Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, vùng trồng lúa tại tỉnh Vĩnh Long và Viện Kỹ Thuật Kyoto Nhật Bản từ 2015 đến 2019.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem! 

25 13 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 48541417
TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN
Tên luận án: Nghiên cứu sử dụng thực khuẩn thể trong phòng trị bệnh thối
hạt trên lúa do vi khuẩn Burkholderia glumae” Chuyên ngành: Bảo vệ Thực Vật
Mã ngành: 62 62 01 12
Họ tên nghiên cứu sinh: Đoàn Thị Kiều Tiên
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Trần Thị Thu Thủy
sở đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ.
1 . Tóm tắt nội dung luận án
Luận án được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm Bệnh y nhà ới
thuộc Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, vùng
trồng lúa tại tỉnh Vĩnh Long và Viện Kỹ Thuật Kyoto Nhật Bản từ 2015 đến 2019. Luận
án “Nghiên cứu sử dụng thực khuẩn thể trong phòng trị bệnh thối hạt trên lúa do vi khuẩn
Burkholderia glumae nhằm tuyển chọn những dòng thực khuẩn thể triển vọng có hiệu
quả trong phòng trị bệnh thối hạt lúa do vi khuẩn B. glumae điều kiện ngoài đồng, từ
đó khẳng định hiệu qucủa biện pháp sinh học sử dụng thực khuẩn thể trong quản
bệnh thối hạt lúa, góp phần giảm lượng thuốc hóa học trong môi trường. Luận án được
hoàn thành với các nội dung chính như sau:
Nội dung một là phân lập, tuyển chọn thực khuẩn thể vi khuẩn gây bệnh thối
hạt lúa. Phân lập được 112 dòng thực khuẩn thể 60 dòng vi khuẩny bệnh thối hạt
lúa tại chín tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Đã chọn được 8 dòng thực
khuẩn thể (ФBurTV25a, ФBurDT46, ФBurDT47a, ФBurDT47b, ФBurDT48a,
ФBurVL34, ФBurVL39, ФBurAG58) có phổsinh rộng trên nhiều dòng vi khuẩn gây
bệnh thối hạt (chiếm khoảng 75% trong tổng số vi khuẩn y bệnh thối hạt), đồng thời
cũng chọn 6 dòng vi khuẩn (BurVL21, BurDT46, BurDT50; BurDT51, BurKG52,
BurKG57) y bệnh thối hạt bị nhiều ng thực khuẩn thể sinh (chiếm 55% dòng thực
khuẩn thể sinh). Tiếp theo, xác định được 6 dòng vi khuẩn (BurVL21, BurDT46,
BurDT50; BurDT51, BurKG52, BurKG57) gây bệnh thối hạt lúa bằng kỹ thuật sinh học
phân tử với cặp mồi đặc hiệu 1416S/1414A là loài Burkholderia glumae. Qua đánh giá
khả năng y hại bệnh thối hạt lúa của 6 dòng vi khuẩn B. glumae (BurVL21, BurDT46,
BurDT50; BurDT51, BurKG52, BurKG57) đã tìm ra dòng vi khuẩn BurDT46 được phân
lập tại Đồng Tháp y bệnh thối hạt cao hơn các dòng vi khuẩn còn lại. So sánh khả
năng phân giải của 8 dòng thực khuẩn thể (ФBurTV25a, ФBurDT46, ФBurDT47a,
ФBurDT47b, ФBurDT48a, ФBurVL34, ФBurVL39, ФBurAG58) trên vi khuẩn
BurDT46 đã xác định được bốn dòng thực khuẩn thể (ФBurVL 34, ФBurAG58,
ФBurDT47a ФBurDT48a) cho đường kính phân giải cao hơn các dòng thực khuẩn
thể còn lại.
Nội dung hai là đánh giá khả năng phòng trị bệnh thối hạt do vi khuẩn B. glumae
của các dòng thực khuẩn thể triển vọng trong điều kiện nhà lưới. Đầu tiên, khảo sát khả
năng phòng trị bệnh thối hạt lúa do vi khuẩn B. glumae DT46 của bốn dòng thực khuẩn
lOMoARcPSD| 48541417
thể triển vọng (ФBurVL 34, ФBurAG58, ФBurDT47a ФBurDT48a) với việc xử
từng dòng đơn lẽ hay hỗn hợp 4 dòng mật số 10
8
pfu/ml, kết quả cả bốn nghiệm thức
xử lý TKT đơn hay HH TKT đều cho hiệu quả giảm bệnh thối hạt khác biệt với nghiệm
thức đối chứng. Trong đó dòng thực khuẩn thể ФBurAG58 cho hiệu quả giảm bệnh trên
70% cao hơn c nghiệm thức n lại. Thứ hai, so sánh hiệu quả của dòng thực khuẩn
thể ФBurAG58 bốn mật số khác nhau (10
5
pfu/ml, 10
6
pfu/ml, 10
7
pfu/ml 10
8
pfu/ml)
trong phòng trị bệnh thối hạt lúa do vi khuẩn B. glumae, kết quả cả bốn mật số thực
khuẩn thể đều có tlệ hạt nhiễm bệnh thấp hơn và khác biệt với nghiệm thức đối chứng,
đặc biệt mật số 10
8
pfu/ml thhiện hiệu quả phòng trị bệnh tốt nhất với tlệ hạt bệnh
thấp hơn khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Hơn nữa, xác định được 2 thời
điểm áp dụng thực khuẩn thể gồm phun thực khuẩn thể 2 giờ trước khi lây bệnh, hay
phun thực khuẩn thể kết hợp 2 giờ trước khi lây bệnh 5 ngày sau khi y bệnh cho
hiệu quả phòng trị bệnh cao hơn khác biệt phun thực khuẩn thể 5 ngày sau khi y
bệnh.
Nội dung thứ ba nghiên cứu định danh các dòng thực khuẩn thể triển vọng
nhằm xác định tính an toàn của TKT khi áp dụng trong thực tế sản xuất. Về mặt hình
thái cả ba dòng thực khuẩn thể (ФBurVL34, ФBurAG58, ФBurDT47a) dưới kính hiển
vi điện tử truyền qua (TEM) đều thuộc họ Podoviridae với đặc điểm đầu là khối đa diện
đuôi ngắn. Về kết quả giải trình tự bộ genome của ba thực khuẩn thể ФBurVL34,
ФBurAG58, ФBurDT47a với kích thước bộ gen tuần tự 44.657 bp, 36.275bp
45.466 bp, đều % G+C 58%, đặc biệt cả ba thực khuẩn thể này đều thuộc nhóm
thực khuẩn thể độc (virulent phage hay lytic phages) do bộ gen không gen qui định
enzyme integrase chỉ thể hiện ở thực khuẩn thể ôn hòa.
Nội dung thứ là đánh giá hiệu quả của các dòng thực khuẩn thể triển vọng
phòng trị bệnh thối hạt lúa ở điều kiện ngoài đồng. Đầu tiên, khảo sát hiệu quả của việc
xử thực khuẩn thể ФBurAG58 đơn hỗn hợp 3 dòng TKT (ФBurVL 34, ФBurAG58,
ФBurDT47a) ở mật số 10
8
pfu/ml với hai lần phun trước và sau khi trổ ở vụ Đông Xuân
2017-2018, kết quả đã ghi nhận nghiệm thức xử TKT ФBurAG58 đơn hay hỗn hợp
thực khuẩn thể giảm bệnh thối hạt tương đương với nghiệm thức xử lý oxolinic axit
khác biệt nghiệm thức đối chứng với hiệu quả giảm bệnh khoảng 50%, góp phần bảo vệ
tỷ lệ hạt chắc năng suất lúa. Thứ hai, khảo sát hiệu quả của nghiệm thức xử thực
khuẩn thể ФBurAG58 đơn và HH TKT
(ФBurVL 34, ФBurAG58, ФBurDT47a) ở hai mật số 10
7
pfu/ml và 10
8
pfu/ml, kết quả
ФBurAG58 (10
8
pfu/ml) và hỗn hợp thực khuẩn thể (10
8
pfu/ml) cho hiệu quả giảm bệnh
thối hạt lúa cũng tương đương với nghiệm thức oxolinic axit với hiệu quả giảm bệnh
khoảng 50%.
Nội dung thứ m khảo sát điều kiện nhân nuôi thực khuẩn thể ФBurAG58
trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả ghi nhận môi trường King’s B lỏng, Nutrient
lỏng, PDA + Peptone lỏng cho mật số thực khuẩn thể cao hơn khác biệt với môi
trường PDA lỏng. Tiếp tục khảo sát thời gian cấy vi khuẩn kí chủ trước hay cùng lúc với
thời gian cấy TKT lên khả năng nhân nuôi thực khuẩn thể ФBurAG58 trên hai dạng môi
lOMoARcPSD| 48541417
trường King’s B (King’s B lỏng King’B 0,8% agar). Kết quả thực khuẩn thể
ФBurAG58 cho mật số cao trong môi trường King’s B lỏng ở điều kiện cấy vi khuẩn B.
glumae trước 16 giờ sau đó bổ sung thực khuẩn thể. Ngoài ra, tìm ra chỉ số MOI là 1,0
cho log mật số thực khuẩn thể đạt giá trị
10,00 (tương ứng 10
10
pfu/ml)
cao hơn chỉ số MOI 0,01 MOI 0,1. Cuối cùng, nhiệt độ 30
0
C
cho log mật số thực khuẩn thể cao hơn khác biệt với hai nhiệt độ 27
0
C 37
0
C vào
thời điểm 24 giờ sau khi nhân nuôi.
2 . Những kết quả mới của luận án
- Xác định vi khuẩn gây bệnh thối hạt ch yếu trên lúa ĐBSCL do loài
Burkholderia glumae
- Xác định được ba dòng thực khuẩn thể tiềm năng cao trong phòng trị bệnh
thối hạt điều kiện ngoài đồng với hiệu quả giảm bệnh trên 50% ơng đương thuốc
hóa học. Ba dòng thực khuẩn thể này được xác định thuộc nhóm thực khuẩn thể độc
(virulent phages) nên đạt tính an toàn trong quản bệnh thối hạt do vi khuẩn B. glumae.
- Xác định được điều kiện nhân nuôi tối hảo của dòng thực khuẩn thể triển vọng
đạt được mật số cao tương đương 10
10
pfu/ml, thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng trên
diện rộng.
3. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần mở ra chiến lược quản lý bệnh do vi khuẩn theo
hướng thân thiện với môi trường, đặc biệt bệnh thối hạt lúa tại Việt Nam. Đồng thời kết
quả cũng thấy khả năng ứng dụng thực khuẩn thể mang tính khả thi dựa vào hiệu quả
giảm bệnh và phương pháp nhân nuôi.
- Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
- Tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm hiệu quả của hỗn hợp thực khuẩn thể
trong phòng trừ bệnh thối hạt trên diện tích rộng ở nhiều tỉnh ĐBSCL
- Cần tiếp tục nghiên cứu điều kiện tồn trữ chế phẩm thực khuẩn thể dài
hạn ở nhiệt độ phòng góp phần đưa ứng dụng thực khuẩn thể tiếp cận thực tiễn.
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga Đoàn Thị Kiều Tiên
Xác nhận của
Thủ trưởng đơn vị đào tạo sau đại học
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 48541417
TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN
Tên luận án: “Nghiên cứu sử dụng thực khuẩn thể trong phòng trị bệnh thối
hạt trên lúa do vi khuẩn Burkholderia glumae” Chuyên ngành: Bảo vệ Thực Vật Mã ngành: 62 62 01 12
Họ tên nghiên cứu sinh: Đoàn Thị Kiều Tiên
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Trần Thị Thu Thủy Cơ
sở đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ.
1 . Tóm tắt nội dung luận án
Luận án được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm Bệnh cây và nhà lưới
thuộc Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, vùng
trồng lúa tại tỉnh Vĩnh Long và Viện Kỹ Thuật Kyoto Nhật Bản từ 2015 đến 2019. Luận
án “Nghiên cứu sử dụng thực khuẩn thể trong phòng trị bệnh thối hạt trên lúa do vi khuẩn
Burkholderia glumae nhằm tuyển chọn những dòng thực khuẩn thể triển vọng có hiệu
quả trong phòng trị bệnh thối hạt lúa do vi khuẩn B. glumae ở điều kiện ngoài đồng, từ
đó khẳng định hiệu quả của biện pháp sinh học sử dụng thực khuẩn thể trong quản lý
bệnh thối hạt lúa, góp phần giảm lượng thuốc hóa học trong môi trường. Luận án được
hoàn thành với các nội dung chính như sau:
Nội dung một là phân lập, tuyển chọn thực khuẩn thể và vi khuẩn gây bệnh thối
hạt lúa. Phân lập được 112 dòng thực khuẩn thể và 60 dòng vi khuẩn gây bệnh thối hạt
lúa tại chín tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Đã chọn được 8 dòng thực
khuẩn thể (ФBurTV25a, ФBurDT46, ФBurDT47a, ФBurDT47b, ФBurDT48a,
ФBurVL34, ФBurVL39, ФBurAG58) có phổ kí sinh rộng trên nhiều dòng vi khuẩn gây
bệnh thối hạt (chiếm khoảng 75% trong tổng số vi khuẩn gây bệnh thối hạt), đồng thời
cũng chọn 6 dòng vi khuẩn (BurVL21, BurDT46, BurDT50; BurDT51, BurKG52,
BurKG57) gây bệnh thối hạt bị nhiều dòng thực khuẩn thể kí sinh (chiếm 55% dòng thực
khuẩn thể kí sinh). Tiếp theo, xác định được 6 dòng vi khuẩn (BurVL21, BurDT46,
BurDT50; BurDT51, BurKG52, BurKG57) gây bệnh thối hạt lúa bằng kỹ thuật sinh học
phân tử với cặp mồi đặc hiệu 1416S/1414A là loài Burkholderia glumae. Qua đánh giá
khả năng gây hại bệnh thối hạt lúa của 6 dòng vi khuẩn B. glumae (BurVL21, BurDT46,
BurDT50; BurDT51, BurKG52, BurKG57) đã tìm ra dòng vi khuẩn BurDT46 được phân
lập tại Đồng Tháp gây bệnh thối hạt cao hơn các dòng vi khuẩn còn lại. So sánh khả
năng phân giải của 8 dòng thực khuẩn thể (ФBurTV25a, ФBurDT46, ФBurDT47a,
ФBurDT47b, ФBurDT48a, ФBurVL34, ФBurVL39, ФBurAG58) trên vi khuẩn
BurDT46 đã xác định được bốn dòng thực khuẩn thể (ФBurVL 34, ФBurAG58,
ФBurDT47a và ФBurDT48a) cho đường kính phân giải cao hơn các dòng thực khuẩn thể còn lại.
Nội dung hai là đánh giá khả năng phòng trị bệnh thối hạt do vi khuẩn B. glumae
của các dòng thực khuẩn thể triển vọng trong điều kiện nhà lưới. Đầu tiên, khảo sát khả
năng phòng trị bệnh thối hạt lúa do vi khuẩn B. glumae DT46 của bốn dòng thực khuẩn lOMoAR cPSD| 48541417
thể triển vọng (ФBurVL 34, ФBurAG58, ФBurDT47a và ФBurDT48a) với việc xử lý
từng dòng đơn lẽ hay hỗn hợp 4 dòng ở mật số 108 pfu/ml, kết quả cả bốn nghiệm thức
xử lý TKT đơn hay HH TKT đều cho hiệu quả giảm bệnh thối hạt khác biệt với nghiệm
thức đối chứng. Trong đó dòng thực khuẩn thể ФBurAG58 cho hiệu quả giảm bệnh trên
70% cao hơn các nghiệm thức còn lại. Thứ hai, so sánh hiệu quả của dòng thực khuẩn
thể ФBurAG58 ở bốn mật số khác nhau (105 pfu/ml, 106 pfu/ml, 107 pfu/ml và 108pfu/ml)
trong phòng trị bệnh thối hạt lúa do vi khuẩn B. glumae, kết quả cả bốn mật số thực
khuẩn thể đều có tỷ lệ hạt nhiễm bệnh thấp hơn và khác biệt với nghiệm thức đối chứng,
đặc biệt mật số 108pfu/ml thể hiện hiệu quả phòng trị bệnh tốt nhất với tỷ lệ hạt bệnh
thấp hơn và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Hơn nữa, xác định được 2 thời
điểm áp dụng thực khuẩn thể gồm phun thực khuẩn thể 2 giờ trước khi lây bệnh, hay
phun thực khuẩn thể kết hợp 2 giờ trước khi lây bệnh và 5 ngày sau khi lây bệnh cho
hiệu quả phòng trị bệnh cao hơn và khác biệt phun thực khuẩn thể 5 ngày sau khi lây bệnh.
Nội dung thứ ba là nghiên cứu định danh các dòng thực khuẩn thể triển vọng
nhằm xác định tính an toàn của TKT khi áp dụng trong thực tế sản xuất. Về mặt hình
thái cả ba dòng thực khuẩn thể (ФBurVL34, ФBurAG58, ФBurDT47a) dưới kính hiển
vi điện tử truyền qua (TEM) đều thuộc họ Podoviridae với đặc điểm đầu là khối đa diện
và đuôi ngắn. Về kết quả giải trình tự bộ genome của ba thực khuẩn thể ФBurVL34,
ФBurAG58, ФBurDT47a với kích thước bộ gen tuần tự là 44.657 bp, 36.275bp và
45.466 bp, đều có % G+C là 58%, đặc biệt cả ba thực khuẩn thể này đều thuộc nhóm
thực khuẩn thể độc (virulent phage hay lytic phages) do bộ gen không có gen qui định
enzyme integrase chỉ thể hiện ở thực khuẩn thể ôn hòa.
Nội dung thứ tư là đánh giá hiệu quả của các dòng thực khuẩn thể triển vọng
phòng trị bệnh thối hạt lúa ở điều kiện ngoài đồng. Đầu tiên, khảo sát hiệu quả của việc
xử lý thực khuẩn thể ФBurAG58 đơn và hỗn hợp 3 dòng TKT (ФBurVL 34, ФBurAG58,
ФBurDT47a) ở mật số 108 pfu/ml với hai lần phun trước và sau khi trổ ở vụ Đông Xuân
2017-2018, kết quả đã ghi nhận nghiệm thức xử lý TKT ФBurAG58 đơn hay hỗn hợp
thực khuẩn thể giảm bệnh thối hạt tương đương với nghiệm thức xử lý oxolinic axit và
khác biệt nghiệm thức đối chứng với hiệu quả giảm bệnh khoảng 50%, góp phần bảo vệ
tỷ lệ hạt chắc và năng suất lúa. Thứ hai, khảo sát hiệu quả của nghiệm thức xử lý thực
khuẩn thể ФBurAG58 đơn và HH TKT
(ФBurVL 34, ФBurAG58, ФBurDT47a) ở hai mật số 107 pfu/ml và 108 pfu/ml, kết quả
ФBurAG58 (108pfu/ml) và hỗn hợp thực khuẩn thể (108pfu/ml) cho hiệu quả giảm bệnh
thối hạt lúa cũng tương đương với nghiệm thức oxolinic axit với hiệu quả giảm bệnh khoảng 50%.
Nội dung thứ năm là khảo sát điều kiện nhân nuôi thực khuẩn thể ФBurAG58
trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả ghi nhận môi trường King’s B lỏng, Nutrient
lỏng, PDA + Peptone lỏng cho mật số thực khuẩn thể cao hơn và khác biệt với môi
trường PDA lỏng. Tiếp tục khảo sát thời gian cấy vi khuẩn kí chủ trước hay cùng lúc với
thời gian cấy TKT lên khả năng nhân nuôi thực khuẩn thể ФBurAG58 trên hai dạng môi lOMoAR cPSD| 48541417
trường King’s B (King’s B lỏng và King’B 0,8% agar). Kết quả thực khuẩn thể
ФBurAG58 cho mật số cao trong môi trường King’s B lỏng ở điều kiện cấy vi khuẩn B.
glumae
trước 16 giờ sau đó bổ sung thực khuẩn thể. Ngoài ra, tìm ra chỉ số MOI là 1,0
cho log mật số thực khuẩn thể đạt giá trị
10,00 (tương ứng 1010 pfu/ml) cao hơn chỉ số MOI 0,01 và MOI 0,1. Cuối cùng, nhiệt độ 300C
cho log mật số thực khuẩn thể cao hơn và khác biệt với hai nhiệt độ 270C và 370C vào
thời điểm 24 giờ sau khi nhân nuôi.
2 . Những kết quả mới của luận án -
Xác định vi khuẩn gây bệnh thối hạt chủ yếu trên lúa ở ĐBSCL là do loài Burkholderia glumae -
Xác định được ba dòng thực khuẩn thể có tiềm năng cao trong phòng trị bệnh
thối hạt ở điều kiện ngoài đồng với hiệu quả giảm bệnh trên 50% tương đương thuốc
hóa học. Ba dòng thực khuẩn thể này được xác định thuộc nhóm thực khuẩn thể độc
(virulent phages) nên đạt tính an toàn trong quản lý bệnh thối hạt do vi khuẩn B. glumae. -
Xác định được điều kiện nhân nuôi tối hảo của dòng thực khuẩn thể triển vọng
đạt được mật số cao tương đương 1010 pfu/ml, có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng trên diện rộng.
3. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu -
Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần mở ra chiến lược quản lý bệnh do vi khuẩn theo
hướng thân thiện với môi trường, đặc biệt bệnh thối hạt lúa tại Việt Nam. Đồng thời kết
quả cũng thấy khả năng ứng dụng thực khuẩn thể mang tính khả thi dựa vào hiệu quả
giảm bệnh và phương pháp nhân nuôi. -
Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu -
Tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm hiệu quả của hỗn hợp thực khuẩn thể
trong phòng trừ bệnh thối hạt trên diện tích rộng ở nhiều tỉnh ĐBSCL -
Cần tiếp tục nghiên cứu điều kiện tồn trữ chế phẩm thực khuẩn thể dài
hạn ở nhiệt độ phòng góp phần đưa ứng dụng thực khuẩn thể tiếp cận thực tiễn.
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga Đoàn Thị Kiều Tiên Xác nhận của
Thủ trưởng đơn vị đào tạo sau đại học