-
Thông tin
-
Quiz
Thách thức của hiệp định frc với ngàng thủy hải sản - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Thách thức của hiệp định frc với ngàng thủy hải sản - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thách thức của hiệp định frc với ngàng thủy hải sản - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Thách thức của hiệp định frc với ngàng thủy hải sản - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:













Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA
ĐẾN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
1. Thách thức đối với ngành Việt Nam khi tham gia hiệp định EVFTA
EVFTA là một hiệp định toàn diện và cân bằng, hướng đến mục tiêu chung là sự phát
triển của cả Việt Nam và EU. Việc đàm phán, thỏa thuận phù hợp với chủ trương tăng
cường quan hệ nhiều mặt của Việt Nam với EU, nhất là quan hệ kinh tế. Sự phát triển
nhanh chóng của quan hệ thương mại và đầu tư song phương thời gian qua đã đưa EU
trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất. Đây là một trong những
“nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài” lớn nhất tại Việt Nam. Hơn hết, đây là cơ sở vững
chắc khẳng định tiềm năng hợp tác thương mại giữa hai bên sau khi EVFTA được ký kết.
Tuy nhiên, bất kể Hiệp định nào cũng sẽ mang đến cho nước ta những thách thức khác
nhau, và EVFTA không là một ngoại lệ. 1.1. Chính phủ -
Đối mặt với những yêu cầu khắt khe về “quy tắc xuất xứ, rào cản kỹ thuật trong
thương mại (TBT), quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm định vệ sinh động thực vật (SPS)”
Sau khi Hiệp định được ký kết, Chính phủ Việt Nam gần như phải bước vào một cuộc
cải cách lớn để đối phó với những rào cản khắt khe như TBT và SPS được EU đề ra để
đảm bảo mặt hàng họ nhập vào là an toàn và đạt chuẩn. Bản thân Chính Phủ phải đảm
bảo luôn theo sát, giúp đỡ và xúc tiến các Doanh nghiệp để đảm bảo các mặt hàng xuất
khẩu đều đúng với yêu cầu của EU và giảm thiểu những mặt hàng lỗi. Đây là vấn đề cấp
thiết nhưng lại đòi hỏi rất nhiều chi phí cũng như thời gian để có thể thực hiện được một
cuộc cải cách toàn diện và hiệu quả cao. -
Thiếu hụt Container vận chuyển hàng dẫn đến sự đình trệ trong xuất khẩu mặt hàng thủy sản
Trước hết, đại dịch Covid19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và thương mại
thủy sản toàn cầu vào năm 2020 đến nay. Dịch bệnh đang ảnh hưởng đến các thị trường
nhập khẩu quan trọng nhất của Việt Nam như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản,… và đã có tác động đáng kể đến xuất nhập khẩu ngành thủy sản
tại nước ta. So với cùng kỳ năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lần lượt giảm từ
7% đến 10% trong sáu tháng đầu năm 2020. Bắt đầu từ tháng 7 năm 2020, xuất khẩu sẽ
bắt đầu phục hồi và tăng trưởng trong quý tư. Mặc dù nhu cầu từ các thị trường nhập
khẩu vẫn tốt, tuy nhiên, thương mại thủy sản đang đình trệ do thiếu container rỗng để
xuất hàng đi các nước, chi phí vận tải tăng gấp nhiều lần khiến hoạt động xuất khẩu bị đình trệ và sụt giảm.
Nguyên Nhân Dâẫn Đêến Thiêếu H t ụ Container 4.00% Do Depot Khó khăn chung c a ủ mùa v ụ cao 22.00% đi m ể xuấất kh u ẩ Vi t N
ệ am xuấất siêu trong năm 2020 Vi c k ệ i m
ể soát container rỗỗng c a ủ 59.00% hãng tàu t D ừ epot ch a tỗất ư 15.00%
Biểu đồ: Nguyên nhân tình trạng thiếu container rỗng tại Việt Nam
Nguồn: Tan Cang Long Binh ICD
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng thiếu hụt container hiện nay phải nói đến chính
là chính sách quản lý, kiểm soát các container rỗng của hàng Depot chưa được tốt dẫn
đến thiếu container chủ yếu tại vùng Nội Á và châu Mỹ.
Chi phí vận tải tăng từ 20-30%, sản lượng trung bình 1 tháng sụt giảm khoảng 200+ mặt
hàng là vấn đề được Hiệp hội Việt Nam Logistics đã đề cập với trước tình trạng thiếu
hụt container rỗng hiện nay. Tình trạng này gây nhiều hậu quả về mặt tài chính lẫn chất
lượng hàng hóa vì các tài xế và nhà vận chuyển không quản lý được thời gian booking
cũng như được nhận container để vận chuyển hàng hóa. Ở góc độ của hiệp hội, đây hiện
là tình trạng cấp thiết nhất hiện tại mang tính thời vụ bởi quý 3 là quý kim ngạch xuất
nhập khẩu tăng cao nên hầu hết các container hướng đi các nước đang được kích cầu, cụ
thể hơn chính là Hoa Kỳ. Hơn nữa, tình trạng xuất siêu cũng là một nguyên nhân dẫn
đến vấn đề này bởi khi xuất siêu xảy ra thì container đi ra sẽ nhiều và dày đặc hơn số lượng container đi vào.
Theo ông Lê Kim Cương - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng
(SNPL) cho biết: “Nguyên nhân chính gây thiếu hụt container rỗng là do sự bùng phát
của đại dịch COVID-19, đặc biệt là giai đoạn cao điểm tháng 5 và tháng 9 vừa qua.
Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của bão, sương mù nên việc xuất khẩu hàng qua các nước
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc phải “ngủ lại”. Về năng lực tiếp nhận rỗng của các
cảng nước sâu chuyển về các cảng ICD còn hạn chế, cụ thể các tại TP. HCM, Đồng Nai,
Bình Dương hiện nay có khoảng 50 depot rỗng nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó
trong ICD có khả năng trực tiếp tiếp nhận rỗng từ các cảng nước sâu”. -
Nỗ lực tháo gỡ “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp,
không báo cáo và không theo quy định của Việt Nam (IUU)
“Thẻ vàng IUU” được ban hành bởi EU đã tác động rất lớn đối với nền xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam sang EU. Xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam đã sụt giảm đều đặn trong 4
năm trở lại đây sau khi thẻ vàng được ban hành. Năm 2020, dưới ảnh hưởng nặng nề
của đại dịch Covid19 cùng sự rời đi của Anh ra khỏi EU đã giáng một đòn mạnh lên
ngành thủy sản ở Việt Nam. Kết quả là giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU giảm 8% và
kể từ năm 2019 thị trường này đã rớt xuống vị trí thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu
thủy sản của Việt Nam, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Hoa. Tuy nhiên, EU vẫn là thị
trường lớn và là đối tác quan trọng của nền thủy sản nước ta.
Cụ thể hơn, trước đây khi chưa bị ban hành thẻ vàng IUU thì Liên minh Châu Âu là thị
trường xuất khẩu thủy hải sản lớn thứ 2 của nước ta có giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn
khoảng 450 triệu USD. Thế nhưng sau hơn 2 năm bị áp dụng thẻ vàng IUU của EC, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã sụt giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 300-350 triệu
USD số lượng hải sản vào EU. Hiện nay, EU đã rớt xuống vị thứ 5 trong các thị trường
xuất khẩu thủy hải sản tại Việt Nam. Từ năm 2017, nước ta đã có 110.950 tàu cá trên
toàn quốc và 97,89% trong số đó là tàu khai thác, đánh bắt thủy sản, đạt sản lượng lên
đến 3,6 triệu tấn mang lại hơn 2,5 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam. Do đó thẻ vàng
IUU là một mối quan ngại to lớn của cả người dân và chính phủ Việt Nam ta.
Vì vậy vấn đề cấp thiết hiện nay đó là chính phủ phải hết sức nỗ lực để gỡ bỏ “thẻ vàng
IUU” đối với ngành thủy sản để lấy lại uy tín và đảm bảo phát triển bền vững cho hoạt
động khai thác mặt hàng thủy sản. 1.2. Doanh nghiệp -
Các yêu cầu về “rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), quy định về vệ sinh
dịch tễ và kiểm định vệ sinh động thực vật (SPS) của EU”
Với hiệp định EVFTA, những thách thức mới đối với ngành khai thác thủy sản Việt
Nam là hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc xuất xứ khắt khe hơn, quy
định mới phức tạp hơn. Để đáp ứng được những nhu cầu khó tính của người tiêu dùng
EU, các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề về công nghệ kỹ thuật
cũng như các quy định xuất sứ phải rõ ràng, minh bạch. Việc truy xuất xuất xứ của hàng
hóa tại Việt Nam là một khó khăn lớn bởi vô số hoạt động khai thác thủy sản được thực
hiện bởi những ngư dân từ nhiều vùng khác nhau và đa phần những ngư dân này hạn
chế về trình độ học thức. Vì vậy việc bổ sung kiến thức, đào tạo và đảm bảo tuân thủ
các yêu cầu khắt khe của SPS, TBT đòi hỏi các Doanh nghiệp phải nỗ lực cải cách triệt
để và tốn khá nhiều chi phí cũng như thời gian.
Ngành thủy sản còn phải đặc biệt chú ý đến việc “cấm sử dụng chất chống oxy hóa”
trong quy trình bảo quản sản phẩm, thức ăn thủy sản để đảm bảo những mặt hàng này
sau khi xuất khẩu sẽ đạt chuẩn về chất lượng an toàn khi xuất khẩu sang EU. Ngoài ra,
trong quá trình chăn nuôi thủy hải sản cũng cần phải tuân theo các quy định nghiêm
ngặt về chế biến thức ăn chăn nuôi.
Hình/Bảng: Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn truyền thống,
nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có nguồn gốc từ thủy sản
Nguồn: QCVN 01 - 190: 2020/BNNPTNT.Phụ lục I
Hình/Bảng: Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn truyền thống,
nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có nguồn gốc từ động vật trên cạn
Nguồn: QCVN 01 - 190: 2020/BNNPTNT.Phụ lục I
Hiện tại, ngành khai thác thủy sản của Việt Nam đã dần thích nghi khá tốt với các hàng
rào kỹ thuật, thương mại kỹ thuật cũng như sức khỏe và kiểm dịch động thực vật (SPS)
của EU. Song, trong thời gian tới, rất có thể EU sẽ ban hành những điều khoản mới về
TBT và SPS đối với nguyên liệu thô hoặc các hạn chế xuất khẩu, do đó các công ty khi
xuất khẩu đến Liên minh Châu Âu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ các
yêu cầu mới này. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đáp ứng các quy định, tiêu
chuẩn về lao động và môi trường, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. -
Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Bất kể một môi trường nào mang lại nhiều lợi ích thì chắc chắn môi trường đó sẽ thu
hút nhiều nhà đầu tư và vấn đề cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp là không thể tránh
khỏi. Tuy nhiên bên cạnh việc cạnh tranh thị trường xuất khẩu trong nước, các doanh
nghiệp còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khắt khe của các doanh nghiệp nước ngoài
đang cùng hưởng lợi trong hiệp định EVFTA. Cụ thể như Thái Lan, Ấn Ðộ, In-đô-nê-xi- a,…
Sự bùng nổ của dịch Covid-19 đã tác động đến xu hướng tiêu thụ của thị trường: lược
tiêu thụ giảm mạnh tại các kênh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, nhưng lại tăng đáng kể
tại các siêu thị, các kênh bán lẻ. Ngoài ra, sẽ không ít doanh nghiệp bị đào thải trong
thời kỳ khó khăn này, điều đó khiến thị trường mất cân bằng đáng kể trong thời gian gần
đây. Bên cạnh đó, nợ xấu có thể sẽ gia tăng, tác động đến các ngành có liên quan, chi
phí sản xuất cũng sẽ tăng cao. Lượng hàng hóa tồn kho và tình trạng thiếu hụt kho lạnh
cũng không tránh khỏi tiếp tục gia tăng. Th t ị rư ng ờ xuâết kh u t ẩ h y ủ sản Vi t ệ Nam năm 2019 Trung Quỗấc 19.5; 19.50% Mỹỗ 28; 28.00% EU Asean 8.8; 8.80% Nhật Bản Khác 10.1; 10.10% 21.9; 21.90% 11.7; 11.70%
Biểu đồ: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2019
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2019 1.3. Người lao động -
Sự thiếu hụt về kiến thức chuyên môn của người lao động
Đối phó với những yêu cầu khắt khe và những điều khoản về cắt giảm thuế của Hiệp
định EVFTA, Việt Nam cần có một lực lượng người lao động chất lượng. Tức là đòi hỏi
người lao động phải có những kiến thức chuyên môn về việc khai thác, chăn nuôi thủy
hải sản và hơn hết là người lao động phải nắm rõ các quy trình về đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm và nguồn gốc của các mặt hàng này để có thể sản xuất ra những mặt
hàng chất lượng, mang đến lợi nhuận cho kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, lực lượng lao
động của nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế và còn lạc hậu so với các nước đang phát triển. - Làm việc ngoài giờ
Một vấn đề được đặt ra đó là một số công nghệ bảo quản thực phẩm sống của nước ta
còn hạn chế, do đó để đảm bảo độ tươi ngon và chất lượng sản phẩm thì các mặt hàng
thủy hải sản đôi khi phải được chế biến trong một thời gian hạn chế nhất định. Do đó
việc người lao động phải làm thêm ngoài giờ là không thể tránh khỏi, đây cũng là giải
pháp tức thời có thể áp dụng để giải quyết vấn đề này. Song, bộ luật ở nước ta về số giờ
làm việc của người lao động hiện đang khá chặt chẽ và gây nên tranh cãi lớn trong vấn
đề này. Vì vậy, đây là một vấn đề cấp thiết, khó khăn của cả nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. -
“Đối phó” với các rào cản kỹ thuật
Bởi hạn chế về mặt nhận thức và tiếp nhận những thông tin mới của người dân lao
động, một số nơi vẫn luôn thực hiện những khâu xử lý qua loa, “chống chế” để “đối
phó” với những vấn đề về SPS, TBT của EU. Từ sự bị động trong việc tuân thủ các
nguyên tắc dẫn đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam ta đã bị trả về nhiều lần và
hơn hết, hành động này đã làm giảm uy tín của mặt hàng thủy sản Việt Nam trong thị
trường cạnh tranh gay gắt với các nước bên ngoài. 1.4. Người tiêu dùng
Người tiêu dùng được xem là người được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này bởi họ
sẽ được chọn lựa giữa nhiều mặt hàng cũng như giữa nhiều mức giá ưu đãi. Tuy nhiên
người tiêu dùng Việt Nam vẫn thường bị thu hút bởi những mặt hàng được cho là
“Ngon-Bổ-Rẻ” cùng mẫu mã đẹp mà ít khi để tâm so sánh đến chất lượng sản phẩm. Đó
là lí do vì sao các mặt hàng Trung Quốc còn tồn tại rất nhiều và được ưa chuộng trong thị trường Việt Nam.
Người tiêu dùng chưa nhận thức được tầm quan trọng của bản thân trong thị trường từ
đó chưa trở thành nguồn động lực giúp thúc đẩy nỗ lực cạnh tranh của các Doanh
nghiệp trong và ngoài nước để họ có thể sản xuất ra thêm những sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn. 2. Giải pháp
Việc ký kết Hiệp định EVFTA là một bước ngoặt của Việt Nam không chỉ về mặt kinh
tế bởi Hiệp định còn là một yếu tố đòi hỏi các nước phải từ đó mà phát triển toàn diện,
không vì kinh tế mà đánh đổi về xã hội hay môi trường. 2.1.
Sự thay đổi nhận thức từ phía các thành phần kinh tế trong nước:
Từ Chính phủ đến các doanh nghiệp và đồng thời những người lao động, các hộ tham
gia đánh bắt, chế biến xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản phải thay đổi nhận thức toàn
diện rằng: Bản thân đã và đang bước vào một sân chơi lớn, mang tầm cỡ quốc tế. Vì vậy
muốn phát triển trong môi trường canh tranh gay gắt này, các cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp và từng cá nhân cần phải thận trọng hơn trong suy nghĩ và nâng cao hiểu biết, ý
thức về công nghệ và phải đảm bảo sử dụng những hóa chất trong ngưỡng được cho
phép. Phải đặc biệt tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các rào cản về TBT, SPS. 2.2.
Sự thay đổi và sáng tạo là rất cần thiết:
Sau khi ý thức được độ “tầm cỡ” của sân chơi quốc tế này, thì Nhà nước cần phải để ra
những chính sách đổi mới cho công cuộc cải cách toàn diện, giúp các doanh nghiệp
cũng như người lao động thích ứng kịp thời với thị trường khó tính EU
Hơn hết, việc sáng tạo trong khâu chế biến, bảo quản là điều vô cùng cần thiết giúp
đánh dấu sự phát triển cũng như thương hiệu của ngành thủy sản Việt Nam. Ví dụ như
Nhật Bản đã rất thành công khi áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp duy trì giống
cá Ngừ trong khai thác thủy sản. Cụ thể, nước Nhật đã lấy trứng cá cái sau khi bắt được
cho thụ tinh với tinh trùng của những con cá đực, từ đó giúp duy trì số lượng giống cá
ngừ đại dương nhưng vẫn không ảnh hưởng đến quá trình khai thác. Đây là một trong
những sự sáng tạo “đắt giá” của người dân Nhật Bản mà Việt Nam ta có thể học hỏi và phát triển thêm. 2.3.
Các doanh nghiệp trong nước cần đoàn kết và hợp tác chặt chẽ hơn nữa:
Các doanh nghiệp cần phải xác định con đường cạnh tranh phía trước là con đường rất
dài và khốc liệt. Song, suy cho cùng thì các doanh nghiệp Việt nam đều đang phấn đấu
vì 1 mục tiêu chung đo slaf mang lại lợi ích kinh tế từ việc khai thác, chế biến ngành
thủy sản và đưa nền kinh tế của Việt Nam lên một vị thế mới. Chính vì thế nên việc các
doanh nghiệp hợp tác cùng nhau cạnh tranh sẽ là một lợi thế lớn trên thị trường ngoại
quốc, từ đó cũng nâng cao tiềm lực kinh tế của Việt Nam ta.