Tham khảo tài liệu về những ý chính trong phần gia đình - môn Nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tham khảo tài liệu về những ý chính trong phần gia đình - môn Nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Preview text:
Nh ng ý chính tr ữ ong phầần gia đình
1. Khái niệm về gia đình :
- Gia đình là một hình thức xã hội được thiết lập trên cơ sở gắn bó với nhau
bằng quan hệ hôn nhân ( vợ với chồng ) , quan hệ sinh thành ( huyết thống ) ,
bố mẹ sinh ra con cái có 1 cấu trúc riêng về sự tổ chức các mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình về mặt xã hội – sinh học , kinh tế , pháp lí , đạo đức , tâm lí ,…
VD : Một lớp học cũng là 1 hình thức xã hội tuy nhiên lại không có cơ sở gắn bó
bằng quan hệ hôn nhân , quan hệ sinh thành . Gia đình ở đây bao gồm bố mẹ , ông bà , cô dì chú bác ,…
- Gia đình là 1 thiết chế xã hội mang tính lịch sử và hết sức đa dạng trong các nền
văn hóa , đặc biệt nó có sự biến đổi rất lớn trong xã hội công nghiệp và hậu công
nghiệp . Sự biến đổi đó là sự biến đổi mang tính toàn diện cả về hình thái, các chức
năng, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và vai trò của người phụ nữ trong gia đình…
- Gia đình có mối quan hệ sinh học và văn hóa xã hội
+)Về mặt sinh học : tất cả mọi đứa trẻ đều có bố mẹ.
+) Song cương vị làm cha làm mẹ có tính xã hội và văn hóa không đơn thuần về mặt sinh học.
VD : Người bố sinh học gọi là genitor , người cha được thừa nhận về mặt xã hội là
pater ; người mẹ sinh học là gentrix và người mẹ được thừa nhận về mặt xã hội là mater
+)Vai trò sinh học và xã hội thường tách ra trong trường hợp con ( bố , mẹ) nuôi
VD : Người Karen thường có tình trạng người pater được xác định là chồng của
người phụ nữa , vì người ta biết rằng ông không phải genitor , vì ở đây thực hiện chế độ hôn nhân đa phu
2. Các loại hình gia đình :
Có nhiều quan niệm khác nhau khi xác định quy mô, cơ cấu tổ chức gia đình.
● Bản chất của gia đình là loại hình chung sống của cặp nam nữ được liên kết lại nhờ
hôn nhân nhằm tái sản xuất và thực hiện các chức năng trong lĩnh vực đời sống.
● Quy mô cơ cấu gia đình được quyết định chủ yếu bởi quan hệ hôn nhân và quan hệ
kinh tế của các cặp hôn nhân sống trong một căn nhà hay một khuôn viên cư trú
● Xét về quy mô, gia đình có thể phân loại thành:
- Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con.
- Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ
và con còn được gọi là tam đại đồng đường.
- Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ
còn gọi là tứ đại đồng đường.
● Dưới khía cạnh nhân học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, có 2 loại hình
chủ yếu là: gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng.
● 2.1. Gia đình hạt nhân (Nuclear family):
- Định nghĩa : Gia đình hạt nhân là nhóm người thể hiện mối quan hệ của
chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người vợ hoặc một
người chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình hạt nhân trọn vẹn và
gia đình hạt nhân không trọn vẹn. - Đặc điểm :
● +) Gia đình hạt nhân (còn được gọi là gia đình cá thể hay gia đình đơn giản)
là dạng gia đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia
đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển.
● +)Gia đình hạt nhân trọn vẹn là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ các mối
quan hệ (chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình hạt nhân không trọn vẹn là
loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó
● 2.2. Gia đình mở rộng (extended family):
- Định nghĩa : Gia đình mở rộng là loại hình gia đình bao gồm không chỉ
vợ/chồng, cha mẹ, anh chị em ruột thịt- những người có cùng huyết thống và nhiều
thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, thường là từ ba thế hệ trở lên. - Đặc điểm :
+) Hình thức cổ điển của một gia đình lớn là người đứng đầu một gia đình lớn và
có tổ chức tốt, đoàn kết ít nhất một vài gia đình nhỏ và những người độc thân.
+) Gia đình mở rộng theo chiều dọc (trực hệ) có ít nhất là ba thế hệ: thế hệ cha mẹ,
thế hệ con cái đã có vợ chồng và thế hệ cháu .. cùng sống chung trong một gia
đình. Trong trường hợp gia đình mở rộng theo chiều ngang (bàng hệ) thì các anh
em trai sau khi lấy vợ hoặc các chị em gái sau khi lấy chồng vẫn cùng sống chung
với nhau trong một gia đình, cho nên thường hay gọi đại gia đình, gia đình nhiều
hộ, gia đình liên kết hay gia đình phức hợp
+) Trong gia đình mở rộng, việc chăm sóc con cái không nhất thiết là của bố mẹ
mà mọi người trong gia đình có thể hợp tác chăm sóc. Đặc trưng của đại gia đình
là người ta nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ nhiều phía về mọi mặt, nhưng kiểu
gia đình này không phù hợp với cuộc sống di động cao..
+) Tất cả hình thái đại gia đình được gọi chung là gia đình phức hợp (composite
family) để đối lập với gia đình hạt nhân chỉ được gọi là gia đình cơ bản (elementary family).
3. Chức năng gia đình:
Gia đình có nhiều chức năng, nhưng nhìn chung có thể qui định lại thành 3 chức năng cơ bản sau đây:
3.1.Chức năng tái sản xuất con người:
- Việc quan hệ tình dục để tái xuất ra con người là chức năng cơ bản của gia đình.
- Chức năng này được thực hiện qua nhiều mối quan hệ hôn nhân, quan hệ thân
tộc, quan hệ dòng họ, quan hệ kinh tế, quan hệ lao động, quan hệ tài sản, quan hệ xã hội,...
3.2. Chức năng kinh tế:
+ Gia đình thực hiện chức năng kinh tế, nghĩa là tiến hành hoạt động kinh tế nhằm
chăm lo cuộc sống vật chất cho gia đình.
+ Chức năng kinh tế gồm có 2 tiểu chức năng: chức năng sản xuất và chức năng tiêu dùng.
+ Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng như là một đơn vị sản xuất.
+Trong xã hội nông nghiệp, phân công lao động chủ yếu theo giới tính và tuổi tác,
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và truyền thống văn hóa tộc người. VD:
nam giới thường làm những công việc nặng nhọc, sản xuất ra của cải vật chất. Nữ
giới sản xuất hàng tiêu dùng, nội trợ và chăm sóc con cái.
+ Trong xã hội công nghiệp và đô thị, sản xuất được chuyên môn hóa theo nghề
nghiệp, gia đình không còn là đơn vị sản xuất mà là đơn vị tiêu dùng. Chức năng
tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt kinh tế gia đình.
3.3. Chức năng văn hóa- giáo dục
- Là chức năng quan trọng của gia đình, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên để hình thành nhân cách.
- Từ thuở trong nôi, gia đình đã nuôi dạy cho đứa trẻ, trao truyền cho nó những di
sản văn hóa dân tộc: học ăn, học nói bằng tiếng dân tộc, bắt chước bố mẹ, người
thân từ lời nói, cử chỉ hành vi và mọi nguyên tắc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Chính gia đình giáo dục cho con cháu những phẩm chất đạo đức, những giá trị
văn hóa dân tộc và để chúng tự ý thức, nhận biết về dân tộc mình.