-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập, lấy ví dụ
Thành phần biệt lập sẽ giúp cho câu tiếng việt trở nên đặc biệt và nổi bật hơn. Vậy thành phần biệt lập là gì? Có những loại thành phần biệt lập nào? Cách sử dụng và ý nghĩa của thành phần biệt lập là gì ? Bài viết phân tích làm sáng tỏ vấn đề trên. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập, lấy ví dụ
Thành phần biệt lập sẽ giúp cho câu tiếng việt trở nên đặc biệt và nổi bật hơn. Vậy thành phần biệt lập là
gì? Có những loại thành phần biệt lập nào? Cách sử dụng và ý nghĩa của thành phần biệt lập là gì ? Bài viết
phân tích làm sáng tỏ vấn đề trên:
1. Khái niệm thành phần biệt lập là gì?
Trong chương trình giáo dục bậc học trung học cơ sở, tại môn học ngữ văn lớp 8 học sinh được tìm hiểu và
học về thành phần biệt lập.
Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp chủ ngữ, vị ngữ , bổ ngữ, trạng ngữ...
của câu và không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu. Thành phần biệt lập thường được dùng để
bộc lộ cảm xúc, thể hiện độ tin cậy đối với sự việc được nói đến, thể hiện quan hệ giữa những người giao
tiếp với nhau hoặc có thể dùng để gọi, dùng để giải thích một sự vật hiện tượng nào đó của người dùng.
Hiểu một cách đơn giản thì trong một câu có nhiều thành phần khác nhau, nếu có những thành phần không
tham gia vào việc diễn đạt trong câu thì thành phần đó được hiểu là thành phần biệt lập. Ví dụ câu ca dao
sau cũng có sử dụng thành phần biệt lập trong câu :
" Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. "
Hay đơn giản chỉ là một câu gọi như: Hoàng ơi, hôm này đi ra công viên chơi đi." cũng có chứa thành phần biệt lập trong câu.
2. Có những loại thành phần biệt lập nào?
Thành phần biệt lập được nằm tách bạch, độc lập để thể hiện những ý riêng của câu. Hầu hết trong ngôn
ngữ tiếng việt chúng ta đều hay sử dụng đến thành phần biệt lập trong câu để giúp cho tiếng việt trở nên
đạc biệt và nổi bật hơn, đồng thời giúo cho cách diễn đạt ý của người nói được dễ dàng và tạo sự chú ý cho người nghe nhiều hơn.
Ở lớp 8, học sinh mới được tìm hiểu qua về thành phần biệt lập, chưa được dạy chi tiết. Tại chương trình
học lớp 9 bậc học trung học cơ sở, học sinh sẽ được học và tìm hiểu các loại thành phần biệt lập một cách chi tiết hơn.
Thành phần biệt lập gồm có 04 loại cơ bản sau: Thành phần tình thái ; Thành phần cảm thán ; Thành phần gọi - đáp ; Thành phần phụ chú ;
2.1 Thành phần tình thái.
Đây là thành phần tình thái dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với những sự việc được nói đến
trong câu. Thành phần tình thái này có công dụng dùng để đánh giá sự vật , sự việc của người nói, người
viết về nội dung được nói đến ở trong câu.
Các nhóm thành phần tình thái gồm:
Nhóm chỉ thái độ tin cậy : chắc, chắc là, có lẽ, hình như, ...
Nhóm chỉ quan điểm cá nhân: theo tôi, theo quan điểm của,...
Nhóm chỉ thái độ của người nói đối với người nghe : à, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy, ....ở cuối câu.
Dấu hiệu nhận biết câu có thành phần tình thái :
Dấu hiệu của thành phần tình thái được nhận biết qua những từ chỉ mức độ như chắc chắn, chắc chắn là ,
có lẽ, có lẽ là, ắt hẳn, chắc là ....Và khi bỏ các từ nhận biết này đi thì nghĩa của câu nó không thay đổi, bởi
các từ này không nằm trong cấu trúc câu, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Ý nghĩa của thành phần tình thái:
Nêu độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu ;
Nêu nguồn ý kiến của sự việc được nói đến trong câu ;
Nêu thái độ, quan hệ giữa người nói và người nghe ;
Thái độ giữa người nói và người nghe, ngoài thành phần tình thái , còn được thể hiện rất rõ qua các từ xưng hô .
Ví dụ : Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy
cổ anh. ( Trích tác phẩm Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng.)
Trong đó: Cụm từ: " Với lòng mong nhớ của anh" là trạng ngữ, từ anh thứ nhất là chủ ngữ, nghĩ rằng là vị ngữ.
Ý nghĩa sự việc qua suy nghĩ của người nói là : Anh Sáu nghĩ rằng con anh sẽ thể hiện tình cảm với
mình.Nhận định của người nói được thể hiện qua từ " chắc ".thể hiện sự phỏng đoán của người kể chuyện
với mức độ khá tin cậy.
Ví dụ: Có lẽ hôm nay trời sẽ mưa.
2.2 Thành phần cảm thán.
Đây là thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói, người viết như vui, mừng, buồn tủi,
giận... để có thể bộc lộ cảm xúc và thể hiện tư tưởng tình cảm yêu mến, tự hào ...của người nói người viết
qua câu nói, câu viết của mình. Thành phần cảm thán trong câu có thể tách thành câu riêng ( câu đặc biệt ).
Dù có điểm chung là không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần
biệt lập nhưng cần dựa vào.
Dấu hiệu nhận biết thành phần cảm thán
Dấu hiệu nhận biết các câu có thành phần cảm thán thông thường được nhận biết qua những câu nói, câu
viết có chứa các từ ngữ cảm thán như là: ồ, trời ơi, ôi, ...
Ví dụ : trong một tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Thành Long có câu: Trời ơi, chỉ còn năm phút!
Câu văn được thêm thành phần cảm thán qua từ " trời ơi " như thể hiện cảm xúc tiếc nuối.
Nghĩa của sự việc là thời gian còn rất ngắn ngủi, sắp phải chia tay .
Hay một câu thơ của nhà thơ Tố hữu có sử dụng thành phần cảm thán như :
" Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa."
Hay trong bài thơ Sao chiến thắng của Chế Lan Viên có đoạn:
" Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông."
Cũng có sử dụng thành phần biệt lập là thành phần cảm thán trong câu.
2.3 Thành phần gọi - đáp.
Đây là thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp để qua đó thể hiện được thái độ
của người nói, người viết với người nghe, người đọc. Thành phần gọi - đáp có công dụng dùng để thiết lập
cuộc thoại, duy trì cuộc giao tiếp và thể hiện được thái độ của người nới, người viết đối với người nghe, người đọc.
Dấu hiệu được dùng để nhận biết những câu nói, câu viết có thành phần biệt lập gọi đáp là những từ ngữ
gọi đáp, thông qua những câu nói, câu viết có chứa các từ như: thưa ông, thưa bà, anh ơi, ...
Ví dụ: Thưa mẹ, con mới đi học về.
Ví dụ: Linh ơi, cậu cho tớ mượn quyển sách nhé.
2.4. Thành phần phụ chú
Đây là thành phần được dùng để chú thích bổ sung thông tin một số chi tiết cho nội dung chính của câu và
có công dụng bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu nêu thái độ , tâm trạng, ...kèm theo lời nói của
nhân vật hoặc có thể là nêu xuất xứ của lời nói, văn bản. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa 2 dấu
gạch ngang, phẩy, ngoặc đơn, giữa 1 dấu gạch ngang với một dấu phẩy hoặc sau dấu hai chấm.
Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú:
Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú này được thể hiện qua cấu tạo từ, cụm từ, cụm chủ - vị ,việc câu
nói, câu viết thường được thể hiện theo hình thức đặt giữa 2 dâu gạch ngang (- - ), 2 dấu phấy (' ') hoặc 2 dấu ngoặc kép ( " " ).
Ví dụ trong tác phẩm văn học chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng có câu: Lúc đi, đứa con gái
đầu lòng của anh - và cũng là đứa con gái duy nhất, chưa đầy một tuổi.
" Phần - và cũng là đứa con gái duy nhất của anh " là thành phần biệt lập trong câu. Có tác dụng chú thích,
bổ sung thông tin cho cụm từ đứa con gái đầu lòng.
Ví dụ: Bác Hồ là người cha già vĩ đại của dân tộc.
Như vậy, thành phần biệt lập được phân thành 4 loại, mỗi loại thành phần biệt lập có những ý nghĩa khác
nhau. Trong đó, thành phân tình thái sẽ có tác dụng thể hiện các nhìn của người nói đối với sự việc được
nói đến trong câu, thành phần cảm thán có tác dụng bộ lộ tâm lý của người nói như vui , buồn , mừng,
giận,; thành phần gọi- đáp có tác dụng để tạo lập và duy trì mồi quan hệ giao tiếp còn thành phần phụ chú
sẽ có tác dụng bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu. Mỗi một thành phần sẽ có những tác dụng khác
nhau nhưng nó giúp cho câu văn , lời nói của người nói người viết được hàm đọng, súc tích nhiều hơn.