Thanh toán và không dùng tiền mặt - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Thanh toán và không dùng tiền mặt - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Nguyễn Thị Phương Anh – CQ59/22.04CLC - 0945902086
Phạm Thị Huyền Trang – CQ60/20.20 - 0856276566
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức thanh toán sử
dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như:
điện tử, InternetBanking... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức
tín dụng thay việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau như
thông lệ hiện nay.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thanh toán không dùng tiền
mặt đã những bước tiến mới từ năm 2018 tiếp tục trong những năm
kế tiếp. Dịch COVID-19 bùng nổ, cùng với những chỉ thị dãn cáchhội
hạn chế tiếp xúc, việc mua sắm của người dân được khuyến khích sử
dụng phương pháp thanh toán không sử dụng tiền mặt. Có thể nói, đại dịch
diễn ra đã thúc đẩy người dân chuyển đổi phương thức thanh toán từ sử
dụng tiền mặt sang không sử dụng tiền mặt. Và sự chuyển dịch ấy vẫn tiếp
tục sau đại dịch và thậm chí còn tăng trưởng tích cực hơn.
1. Lợi ích khi sử dụng TTKDTM
Đối với nền kinh tế: TTKDTM đóng vai trò quan trọng đối với nền
kinh tế nước nhà.
Thứ nhất, đối với các vấn đề mang tính mô TTKDTM góp phần giúp
người tiêu dùng giảm thiểu được rất nhiều chi phí cho ngành tài chính.
Theo chuyên gia thì TTKDTM ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm
khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn
của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền.
Nếu như với phương thức thanh toán tiền mặt truyền thống như hiện nay
sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí in, kiểm đếm, rồi chi phí vận chuyển từ ngân
hàng (NH) tổng ra các ngân hàng nhỏ lẻ, thời gian nhân viên kiểm tiền, bảo
quản hay hủy bỏ tiền cũ, tiền rách; chưa kể hạn chế được nạn in tiền giả…
Trong khi đó với việc thanh toán phi tiền mặt, mình thể giảm thiểu
những lãng phí trên.
Thứ hai, việc thanh toán phi tiền mặt còn giúp chống lại việc thất thu
thuế cho Nhà nước từ những giao dịch chui hoặc không minh bạch; giảm
rủi ro rửa tiền, nói cách khác là kiểm soát và phát hiện các thanh toán phạm
pháp. Điều này liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, ngăn
ngừa những hành vi không đúng quy định của Pháp luật.
1
Thứ ba, TTKDTM giảm tỉ lệ chủ thể thanh toán trữ tiền bên mình. Điều
này vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn tạm
thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồn cho
tài khoản để thực hiện thanh toán. Loại tiền gửi này cũng là một nguồn vốn
cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của NH thương mại, gửi và thanh toán
phải trả lãi, do vậy giảm giá đầu vào của đi vay để cho vay. Khi NH tăng
được tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt cũng là lúc NH thu hút được
nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào NH. Trên sở nguồn vốn tăng
thêm đó, NH sẽ điều kiện mở rộng cho vay, tăng vốn cho nền kinh tế.
Tóm lại, TTKDTM không những góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho
xã hội mà còn góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội.
Đối với người tiêu dùng: Bên cạnh đó, TTKDTM cũng mang lại nhiều
giá trị cho người tiêu dùng.
Thứ nhất, việc TTKDTM giúp người dân tiết kiệm thời gian và công sức
của bên trả tiền, thu tiền, giảm bớt thời gian chờ đợi thanh toán. Ví dụ như,
trước kia khi nộp tiền điện, người dân phải đến một điểm cố định, xếp hàng
chờ đợi đến lượt mình nộp tiền, thì ngày nay bạn chỉ cần ngồi nhà cùng
một chiếc smartphone được kết nối internet là thể nộp tiền điện nước
ngay tức khắc.
Hiện nay, để thúc đẩy việc thanh toán phi tiền mặt, nhiều công ty fintech
(các công ty công nghệ tài chính) NH đưa ra nhiều chính sách ưu đãi
như giảm giá thành, giảm giá cước sử dụng dịch vụ vận tải…khi thanh toán
qua thẻ hoặc ví điện tử. Điều này thực sự mang lại nhiều lợi ích về tiền bạc
cho người mua sắm.
Thứ hai, thanh toán thông qua ứng dụng hoặc thẻ của ngân hàng cũng là
cách để đảm bảo quá trình giao dịch an toàn hơn, tốc độ thanh toán nhanh,
xác thực một cách dễ dàng và linh hoạt. Đơn giản là đi rút tiền tại cây ATM
hay đến trực tiếp rút tiền ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho bọn tội phạm
sao chép mật khẩu, số tài khoản hay bị cướp bóc tài sản.
Do vậy, việc thanh toán phi tiền mặt thông qua QR, điện tử, thẻ tín
dụng… đều an toàn hơn bởi chúng được bảo vệ qua hệ thống ngân hàng
thông qua vân tay, nhận dạng khuôn mặt, OTP (Mã số xác thực được
ngân hàng hoặc đơn vị thanh toán trực tuyến gửi về số điện thoại đăng
tài khoản thanh toán trực tuyến).
2. Thực trạng TTKDTM tại Việt Nam
2
TTKDTM tại Việt Nam đang có những bước tiến triển mới mẻ.
Thứ nhất, dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển và có tốc độ tăng trưởng
cao trong thời gian vừa qua. Các ngân hàng đầu tư, phát triển mạnh các
ứng dụng ngân hàng số, thể kể đến như, ứng dụng ngân hàng số
VPBank NEO là 1 Super App của VPBank đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
khách hàng, từ gửi tiền, thanh toán, mở thẻ tín dụng vay 100% số hoá,
cho phép khách hàng mtài khoản trực tuyến trên điện thoại thông minh
qua công nghệ định danh eKYC. Tính tới quý III năm 2022, tổng số khách
hàng đăng ký sử dụng VPBank NEO lên đến 4,4 triệu người.
Các dịch vụ liên quan đến tài khoản nhân của khách hàng và các sản
phẩm, dịch vụ đi kèm để hỗ trợ sự phát triển của thanh toán không dùng
tiền mặt cũng được người dân ưu ái, như: điện tử (liên kết giữa ngân
hàng các bên trung gian), internet banking, thẻ, QR code,… Đặc biệt,
khi các ngân hàng cùng kết hợp hoạt động với các đơn vgiao hàng, mua
sắm trực tuyến: Shopee, Be, Grab,… đã giúp cho các khách hàng ddàng
hơn trong việc thanh toán và tiết kiệm chi phí, khi mà nhiều ngân hàng, sàn
thương mại, ví điện tử thường xuyên có cái chương trình khuyến mãi hoàn
tiền hay miễn phí vận chuyển.
Thứ hai, việc triển khai TTKDTM đã những bước đột phá đạt
những kết quả ấn tượng. Trong 11 tháng đầu tiên của năm 2022, giao dịch
thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6% về số lượng31,39% về giá
trị so với 11 tháng đầu tiên năm 2021, qua kênh Internet tăng 89,36% về số
lượng 40,55% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 182,5% về số
lượng 210,6% về giá trị… Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân
hàng điện tử tăng nhanh: Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán internet
trung bình tăng 11,58%; nhân tăng 11,4%. Dịch vụ thẻ ngân hàng phát
triển kéo theo sự tăng nhanhsố lượng máy POS. Tính đến năm 2019,
toàn quốc có 282900 máy POS.
Thứ ba, sở hạ tầng công nghệ phục vụ cho TTKDTM ngày càng
được chú trọng và nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán
ngày càng tăng và tiến trình hội nhập kinh tế thế giời. Hệ thống thanh toán
điện tử liên ngân hàng hoạt động một cách hiệu, thông suốt. Các công ngh
mới được nghiên cứu và phát triển, áp dụng rộng rãi như: xác thực vân tay,
nhận diện gương mặt, mã OTP bảo mật, QR code, công nghmPOS...
giúp việc thanh toán được bảo an toàn, tạo dựng được lòng tin khách
3
hàng. dụ nhiện nay, ngân hàng Sacombank đã đầu nâng cấp hệ
thống bảo mật và ứng dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến nhất như: Ứng
dụng công nghệ bảo mật 3D-Secure phiên bản 2.0, được áp dụng hệ thống
quản lý rủi ro xác thực Risk-based Authentication (RBA) để quyết định các
giao dịch cần xác thực không cần xác thực nhằm tăng tỉ lệ x giao
dịch và đảm bảo thông tin bảo mật.
Tuy nhiên, việc phát triển thanh toán không sdụng tiền mặt tại Việt
Nam hiện nay cũng gặp phải không ít thách thức. Một là thói quen sử dụng
tiền mặt của người Việt Nam không phải một thói quen dễ bỏ. Có thể thấy,
thanh toán không dùng tiền mặt chỉ phát triển thật sự mạnh ở các thành ph
lớn như thủ đô Nội, thành phố Hồ Chí Minh…, hay các thành phố
du lịch phát triển. Nhiều người dân chưa thực sự tin tưởng vào tính an toàn
và bảo mật của việc sử dụng tiền chuyển khoản hay gửi tiền ngân hàng, đó
chính là lý do vì sao họ chọn giữ tiền tại nhà và sử dụng tiền mặt trong các
giao dịch hàng ngày. Hai là với lý do sản phẩm công nghệ cao, nó khó tiếp
cận với những người dâncác vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, thật
sự rất khó cho họ sử dụng và điều kiện vật chất tại những nơi đó chưa thể
đảm bảo cho việc người dân có thể tiếp cận với hình thức thanh toán mới
này.
3. Các giải pháp hỗ trợ phát triển TTKDTM tại Việt Nam
Về phía Nhà nước:
- Tiếp tục soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp cho
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, đáp ứng yêu
cầu phát triển các mô hình, sản phẩm dịch vụ thanh toán mới.
- Cần nâng cao truyền thông đồng bộ, phổ biến kiến thức nâng cao
nhận thức của người dân về TTKDTM. Ví dụ: Thực hiện thu phí dịch vụ y
tế, giáo dục bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bộ Y tế tập
trung triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện phối hợp với các tổ chức
tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thu phí dịch vụ y tế bằng phương
pháp TTKDTM. Bộ Giáo dục Đào tạo nâng cao, chuẩn hóa sở dữ
liệu, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức tín
dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thực hiện thu phí dịch vụ giáo dục
bằng phương tiện thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, tập trung triển khai các
chính sách và biện pháp, mở rộng quy mô áp dụng TTKDTM đến cả những
4
vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa, đưa TTKDTM đến gần hơn với
người dân.
- Cải tiến hạ tầng thanh toán quốc gia (hệ thống Thanh toán điện tử liên
ngân hàng); thiết lập hạ tầng thanh toán bán lẻ hiện đại, hoạt động hiệu
quả, liên tục, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn, với chi phí
hợp lý của người dân và doanh nghiệp; nâng cao chất lượng của hoạt động
thanh toán điện tử, áp dụng các các công nghệ trong việc bảo mật và nhận
diện khách hàng, đảm bảo an toàn về thông tin người dùng.
Về phía các tổ chức tín dụng
- Tăng cường các hoạt động marketing hướng dẫn khách hàng mở tài
khoản, giao dịch thanh toán qua các phương tiện điện tử. Tận dụng sự phát
triển của các kênh truyền thông online, mạng hội, tăng cường truyền
thông để mỗi người dân hiểu rõ ưu, nhược điểm của các phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt. Từ đó, thay đổi thói quen nhận thức của
người dân trong việc nhìn nhận tiền mặt một công cụ được ưa chuộng
trong thanh toán, đồng thời quyết định chọn lựa hình thức thanh toán phù
hợp nhất.
- Đẩy mạnh tích hợp các loại thẻ với các thẻ thanh toán người dân
đang sử dụng phổ biến để giảm thủ tục đăng ký mở thẻ và thẻ này có thể sử
dụng trong nhiều hệ thống ngân hàng. Chủ động liên kết với nhà mạng để
thực hiện các giao dịch chuyển tiền ttài khoản của khách hàng sang các
điện tử của khách hàng tại các thuê bao khi những dự án của nhà mạng
được pháp luật cho phép.
- Tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh
toán, lấy việc cung ứng dịch vụ trên thiết bị di động làm mục tiêu chính;
phối hợp với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ để kết nối, tích hợp hệ
thống công nghệ thông tin của các đơn vị này với hệ thống thanh toán của
ngành ngân hàng. Cần ưu tiên mở rộng cơ sở hạ tầng tới vùng sâu, vùng xa
để tiếp cận, cải thiện những khó khăn còn tồn đọng trong thanh toán không
dùng tiền mặt của những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa
đạt điều kiện sử dụng dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển
toàn diện của xã hội.
5
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huy Thắng - Ngân hàng đón xu hướng, thanh toán không tiền mặt
phát triển mạnh Chính phủ Nước Cộng hòa hội Chủ nghĩa Việt
Nam - Báo Điện tử Chính Phủ.
https://baochinhphu.vn/ngan-hang-don-xu-huong-thanh-toan-khong-
tien-mat-phat-trien-manh-102230101202400309.htm
2. ThS. Bùi Thị Nhân - ThS. Nguyễn Thị Toàn - ThS. Nguyễn Anh Thư -
ThS. Thị Trinh (Trường Đại học Phan Thiết) - Thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thực trạng giải pháp Công
Thương Industry and Trade Magazine.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thanh-toan-khong-dung-tien-mat-
tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-85613.htm
3. TS. Nguyễn Đại Lai - Chuyên gia tài chính, ngân hàng - Thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam – Cổng thông tin điện tử Viện chiến
lược và chính sách Tài Chính.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM178520
4. TS. Nguyễn Thị Thùy Hương - Học viện Tài chính - Thanh toán
không dùng tiền mặt Việt Nam: Thực trạng giải pháp Tạp chí
Kinh tế và Dự báo.
https://kinhtevadubao.vn/thanh-toan-khong-dung-tien-mat-o-viet-nam-
thuc-trang-va-giai-phap-20816.html
5. Nguyễn Phương Anh Thanh toán không tiền mặt những lợi
ích không thể phủ nhận – NgânLượng.vn
https://news.nganluong.vn/thanh-toan-khong-tien-mat-la-gi-va-nhung-
loi-ich-khong-the-phu-nhan/
6
| 1/6

Preview text:

THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Nguyễn Thị Phương Anh – CQ59/22.04CLC - 0945902086
Phạm Thị Huyền Trang – CQ60/20.20 - 0856276566
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức thanh toán sử
dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví
điện tử, InternetBanking... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức
tín dụng thay việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau như thông lệ hiện nay.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thanh toán không dùng tiền
mặt đã có những bước tiến mới từ năm 2018 và tiếp tục trong những năm
kế tiếp. Dịch COVID-19 bùng nổ, cùng với những chỉ thị dãn cách xã hội
và hạn chế tiếp xúc, việc mua sắm của người dân được khuyến khích sử
dụng phương pháp thanh toán không sử dụng tiền mặt. Có thể nói, đại dịch
diễn ra đã thúc đẩy người dân chuyển đổi phương thức thanh toán từ sử
dụng tiền mặt sang không sử dụng tiền mặt. Và sự chuyển dịch ấy vẫn tiếp
tục sau đại dịch và thậm chí còn tăng trưởng tích cực hơn.
1. Lợi ích khi sử dụng TTKDTM
Đối với nền kinh tế: TTKDTM đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà.
Thứ nhất, đối với các vấn đề mang tính vĩ mô TTKDTM góp phần giúp
người tiêu dùng giảm thiểu được rất nhiều chi phí cho ngành tài chính.
Theo chuyên gia thì TTKDTM có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm
khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn
của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền.
Nếu như với phương thức thanh toán tiền mặt truyền thống như hiện nay
sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí in, kiểm đếm, rồi chi phí vận chuyển từ ngân
hàng (NH) tổng ra các ngân hàng nhỏ lẻ, thời gian nhân viên kiểm tiền, bảo
quản hay hủy bỏ tiền cũ, tiền rách; chưa kể hạn chế được nạn in tiền giả…
Trong khi đó với việc thanh toán phi tiền mặt, mình có thể giảm thiểu những lãng phí trên.
Thứ hai, việc thanh toán phi tiền mặt còn giúp chống lại việc thất thu
thuế cho Nhà nước từ những giao dịch chui hoặc không minh bạch; giảm
rủi ro rửa tiền, nói cách khác là kiểm soát và phát hiện các thanh toán phạm
pháp. Điều này liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, ngăn
ngừa những hành vi không đúng quy định của Pháp luật. 1
Thứ ba, TTKDTM giảm tỉ lệ chủ thể thanh toán trữ tiền bên mình. Điều
này có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn tạm
thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồn cho
tài khoản để thực hiện thanh toán. Loại tiền gửi này cũng là một nguồn vốn
cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của NH thương mại, gửi và thanh toán
phải trả lãi, do vậy giảm giá đầu vào của đi vay để cho vay. Khi NH tăng
được tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt cũng là lúc NH thu hút được
nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào NH. Trên cơ sở nguồn vốn tăng
thêm đó, NH sẽ có điều kiện mở rộng cho vay, tăng vốn cho nền kinh tế.
Tóm lại, TTKDTM không những góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho
xã hội mà còn góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội.
Đối với người tiêu dùng: Bên cạnh đó, TTKDTM cũng mang lại nhiều
giá trị cho người tiêu dùng.
Thứ nhất, việc TTKDTM giúp người dân tiết kiệm thời gian và công sức
của bên trả tiền, thu tiền, giảm bớt thời gian chờ đợi thanh toán. Ví dụ như,
trước kia khi nộp tiền điện, người dân phải đến một điểm cố định, xếp hàng
chờ đợi đến lượt mình nộp tiền, thì ngày nay bạn chỉ cần ngồi ở nhà cùng
một chiếc smartphone được kết nối internet là có thể nộp tiền điện nước ngay tức khắc.
Hiện nay, để thúc đẩy việc thanh toán phi tiền mặt, nhiều công ty fintech
(các công ty công nghệ tài chính) và NH đưa ra nhiều chính sách ưu đãi
như giảm giá thành, giảm giá cước sử dụng dịch vụ vận tải…khi thanh toán
qua thẻ hoặc ví điện tử. Điều này thực sự mang lại nhiều lợi ích về tiền bạc cho người mua sắm.
Thứ hai, thanh toán thông qua ứng dụng hoặc thẻ của ngân hàng cũng là
cách để đảm bảo quá trình giao dịch an toàn hơn, tốc độ thanh toán nhanh,
xác thực một cách dễ dàng và linh hoạt. Đơn giản là đi rút tiền tại cây ATM
hay đến trực tiếp rút tiền ở ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho bọn tội phạm
sao chép mật khẩu, số tài khoản hay bị cướp bóc tài sản.
Do vậy, việc thanh toán phi tiền mặt thông qua QR, ví điện tử, thẻ tín
dụng… đều an toàn hơn bởi chúng được bảo vệ qua hệ thống ngân hàng
thông qua vân tay, nhận dạng khuôn mặt, mã OTP (Mã số xác thực được
ngân hàng hoặc đơn vị thanh toán trực tuyến gửi về số điện thoại đăng ký
tài khoản thanh toán trực tuyến).
2. Thực trạng TTKDTM tại Việt Nam 2
TTKDTM tại Việt Nam đang có những bước tiến triển mới mẻ.
Thứ nhất, dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển và có tốc độ tăng trưởng
cao trong thời gian vừa qua. Các ngân hàng đầu tư, phát triển mạnh các
ứng dụng ngân hàng số, có thể kể đến như, ứng dụng ngân hàng số
VPBank NEO là 1 Super App của VPBank đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
khách hàng, từ gửi tiền, thanh toán, mở thẻ tín dụng và vay 100% số hoá,
cho phép khách hàng mở tài khoản trực tuyến trên điện thoại thông minh
qua công nghệ định danh eKYC. Tính tới quý III năm 2022, tổng số khách
hàng đăng ký sử dụng VPBank NEO lên đến 4,4 triệu người.
Các dịch vụ liên quan đến tài khoản cá nhân của khách hàng và các sản
phẩm, dịch vụ đi kèm để hỗ trợ sự phát triển của thanh toán không dùng
tiền mặt cũng được người dân ưu ái, như: ví điện tử (liên kết giữa ngân
hàng và các bên trung gian), internet banking, thẻ, QR code,… Đặc biệt,
khi các ngân hàng cùng kết hợp hoạt động với các đơn vị giao hàng, mua
sắm trực tuyến: Shopee, Be, Grab,… đã giúp cho các khách hàng dễ dàng
hơn trong việc thanh toán và tiết kiệm chi phí, khi mà nhiều ngân hàng, sàn
thương mại, ví điện tử thường xuyên có cái chương trình khuyến mãi hoàn
tiền hay miễn phí vận chuyển.
Thứ hai, việc triển khai TTKDTM đã có những bước đột phá và đạt
những kết quả ấn tượng. Trong 11 tháng đầu tiên của năm 2022, giao dịch
thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá
trị so với 11 tháng đầu tiên năm 2021, qua kênh Internet tăng 89,36% về số
lượng và 40,55% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 182,5% về số
lượng và 210,6% về giá trị… Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân
hàng điện tử tăng nhanh: Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán internet
trung bình tăng 11,58%; cá nhân tăng 11,4%. Dịch vụ thẻ ngân hàng phát
triển kéo theo sự tăng nhanh ở số lượng máy POS. Tính đến năm 2019,
toàn quốc có 282900 máy POS.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ cho TTKDTM ngày càng
được chú trọng và nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán
ngày càng tăng và tiến trình hội nhập kinh tế thế giời. Hệ thống thanh toán
điện tử liên ngân hàng hoạt động một cách hiệu, thông suốt. Các công nghệ
mới được nghiên cứu và phát triển, áp dụng rộng rãi như: xác thực vân tay,
nhận diện gương mặt, mã OTP bảo mật, mã QR code, công nghệ mPOS...
giúp việc thanh toán được bảo an toàn, tạo dựng được lòng tin ở khách 3
hàng. Ví dụ như hiện nay, ngân hàng Sacombank đã đầu tư nâng cấp hệ
thống bảo mật và ứng dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến nhất như: Ứng
dụng công nghệ bảo mật 3D-Secure phiên bản 2.0, được áp dụng hệ thống
quản lý rủi ro xác thực Risk-based Authentication (RBA) để quyết định các
giao dịch cần xác thực và không cần xác thực nhằm tăng tỉ lệ xử lý giao
dịch và đảm bảo thông tin bảo mật.
Tuy nhiên, việc phát triển thanh toán không sử dụng tiền mặt tại Việt
Nam hiện nay cũng gặp phải không ít thách thức. Một là thói quen sử dụng
tiền mặt của người Việt Nam không phải một thói quen dễ bỏ. Có thể thấy,
thanh toán không dùng tiền mặt chỉ phát triển thật sự mạnh ở các thành phố
lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…, hay các thành phố có
du lịch phát triển. Nhiều người dân chưa thực sự tin tưởng vào tính an toàn
và bảo mật của việc sử dụng tiền chuyển khoản hay gửi tiền ngân hàng, đó
chính là lý do vì sao họ chọn giữ tiền tại nhà và sử dụng tiền mặt trong các
giao dịch hàng ngày. Hai là với lý do sản phẩm công nghệ cao, nó khó tiếp
cận với những người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vì thật
sự rất khó cho họ sử dụng và điều kiện vật chất tại những nơi đó chưa thể
đảm bảo cho việc người dân có thể tiếp cận với hình thức thanh toán mới này.
3. Các giải pháp hỗ trợ phát triển TTKDTM tại Việt Nam Về phía Nhà nước:
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý cho
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, đáp ứng yêu
cầu phát triển các mô hình, sản phẩm dịch vụ thanh toán mới.
- Cần nâng cao truyền thông đồng bộ, phổ biến kiến thức và nâng cao
nhận thức của người dân về TTKDTM. Ví dụ: Thực hiện thu phí dịch vụ y
tế, giáo dục bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bộ Y tế tập
trung triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện phối hợp với các tổ chức
tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thu phí dịch vụ y tế bằng phương
pháp TTKDTM. Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng cao, chuẩn hóa cơ sở dữ
liệu, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức tín
dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thực hiện thu phí dịch vụ giáo dục
bằng phương tiện thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, tập trung triển khai các
chính sách và biện pháp, mở rộng quy mô áp dụng TTKDTM đến cả những 4
vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa, đưa TTKDTM đến gần hơn với người dân.
- Cải tiến hạ tầng thanh toán quốc gia (hệ thống Thanh toán điện tử liên
ngân hàng); thiết lập hạ tầng thanh toán bán lẻ hiện đại, hoạt động hiệu
quả, liên tục, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn, với chi phí
hợp lý của người dân và doanh nghiệp; nâng cao chất lượng của hoạt động
thanh toán điện tử, áp dụng các các công nghệ trong việc bảo mật và nhận
diện khách hàng, đảm bảo an toàn về thông tin người dùng.
Về phía các tổ chức tín dụng
- Tăng cường các hoạt động marketing hướng dẫn khách hàng mở tài
khoản, giao dịch thanh toán qua các phương tiện điện tử. Tận dụng sự phát
triển của các kênh truyền thông online, mạng xã hội, tăng cường truyền
thông để mỗi người dân hiểu rõ ưu, nhược điểm của các phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt. Từ đó, thay đổi thói quen và nhận thức của
người dân trong việc nhìn nhận tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng
trong thanh toán, đồng thời quyết định chọn lựa hình thức thanh toán phù hợp nhất.
- Đẩy mạnh tích hợp các loại thẻ với các thẻ thanh toán mà người dân
đang sử dụng phổ biến để giảm thủ tục đăng ký mở thẻ và thẻ này có thể sử
dụng trong nhiều hệ thống ngân hàng. Chủ động liên kết với nhà mạng để
thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng sang các
ví điện tử của khách hàng tại các thuê bao khi những dự án của nhà mạng
được pháp luật cho phép.
- Tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh
toán, lấy việc cung ứng dịch vụ trên thiết bị di động làm mục tiêu chính;
phối hợp với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ để kết nối, tích hợp hệ
thống công nghệ thông tin của các đơn vị này với hệ thống thanh toán của
ngành ngân hàng. Cần ưu tiên mở rộng cơ sở hạ tầng tới vùng sâu, vùng xa
để tiếp cận, cải thiện những khó khăn còn tồn đọng trong thanh toán không
dùng tiền mặt của những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa
đạt điều kiện sử dụng dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của xã hội. 5
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huy Thắng - Ngân hàng đón xu hướng, thanh toán không tiền mặt
phát triển mạnh – Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam - Báo Điện tử Chính Phủ.
https://baochinhphu.vn/ngan-hang-don-xu-huong-thanh-toan-khong-
tien-mat-phat-trien-manh-102230101202400309.htm
2. ThS. Bùi Thị Nhân - ThS. Nguyễn Thị Toàn - ThS. Nguyễn Anh Thư -
ThS. Lê Thị Tú Trinh (Trường Đại học Phan Thiết) - Thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp – Công
Thương Industry and Trade Magazine.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thanh-toan-khong-dung-tien-mat-
tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-85613.htm
3. TS. Nguyễn Đại Lai - Chuyên gia tài chính, ngân hàng - Thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam – Cổng thông tin điện tử Viện chiến
lược và chính sách Tài Chính.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM178520
4. TS. Nguyễn Thị Thùy Hương - Học viện Tài chính - Thanh toán
không dùng tiền mặt ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp – Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
https://kinhtevadubao.vn/thanh-toan-khong-dung-tien-mat-o-viet-nam-
thuc-trang-va-giai-phap-20816.html
5. Nguyễn Phương Anh – Thanh toán không tiền mặt là gì và những lợi
ích không thể phủ nhận – NgânLượng.vn
https://news.nganluong.vn/thanh-toan-khong-tien-mat-la-gi-va-nhung- loi-ich-khong-the-phu-nhan/ 6