Thành tựu nội bật của nền văn minh ấn độ | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Thành tựu nội bật của nền văn minh ấn độ | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

lOMoARcPSD| 40367505
46. Nguyễn Thị Vĩnh K2. GDTHSPTA
Khi nói đến những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Ấn Độ, chúng ta không thể
không nhắc đến những thành tựu của tôn giáo. Trong số các tôn giáo lớn mà Ấn Độ đã khai
sinh ra, phải đặc biệt nói đến Đạo Phật, một tôn giáo có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp trên
thế giới nhất là các quốc gia phương Đông.
Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu
Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Sự hình thành đạo Phật gắn với thời kỳ suy
tàn của đạo Bà La Môn và sự lớn mạnh của đẳng cấp Ksatria.
Học thuyết của Phật giáo được tóm tắt trong câu nói của đức Phật Thích Ca “Trước
đây và ngày nay ta chỉ lí giải và nêu ra chân lý về nỗi khổ đau và sự giải thoát khỏi nỗi khổ”.
Học thuyết bao gồm nhân sinh quan và thế giới quan.
Về nhân sinh quan (quan điểm về cuộc sống con người) được thể hiện trong thuyết Tứ
diệu đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế tương ứng với những chân về nỗi khổ, nguyên
nhân của nỗi khổ, sự trừ diệt nỗi khổ và con đường diệt khổ.
Còn về thế giới quan (quan điểm nhìn nhận về thế giới) nằm trong thuyết duyên
khởi ( cho rằng sự vật đều do duyên thành). Theo thuyết tạo giả, vô ngã, thường của
Phật Giáo, trụ không được tạo ra bởi bất kvị thần nào. Vạn vật đều do duyên khởi, tức
do tâm sinh ra, đều không trường tồn mà luôn nằm trong một quá trình biến đổi (sinh, trụ,
dị, biệt). Con người không bản ngã, được hợp thành bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành,
thức). Ngũ uẩn đều mang không tính nên không tồn tại mãi mãi.
Về mặt hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp cho rằng nguồn gốc
xuất thân của con người không phải là điều kiện để được cứu vớt. Như vậy, ban đầu đạo Phật
chỉ một học thuyết khuyên con người từ bham muốn, tránh điều ác, làm việc thiện để
được cứu vớt. Không thừa nhận thượng đế và các thần bảo hộ, vì vậy không cần đến tầng lớp
thầy cúng.
Dần dần, đạo Phật được truyền nhanh chóng Ấn Độ rồi lan ra các ớc khác.
Khoảng 100 năm sau công nguyên, đạo Phật được chia thành 2 phái là đại thừa tiểu thừa.
Về mặt giáo lý, 2 phái này cũng có những điểm khác biệt. Phật giáo tiểu thừa mang màu sắc
nguyên thuỷ cho rằng chỉ có những người tu hành mới đắc đạo, coi đức Phật Thích Ca là tấm
gương tu hành. Dòng Phật giáo tiểu thừa truyền chủ yếu Đông Nam Á, Nam Ấn, Sri
Lanka trong đó nổi bật các quốc gia như Thái Lan, Campuchia Mianma. Về Phật giáo
đại thừa thì cho rằng những người trần tục theo Phật cũng được cứu độ. Hệ thống đối tượng
thờ cúng của Phật giáo đại thừa rất rộng, đa dạng không chỉ bao gồm Phật Thích Ca mà còn
nhiều vị Phật khác như Phật A di đà, Phật Di Lặc. Ngoài ra còn rất nhiều vị tôn giả khác
như Bồ Tát, La Hán,.. Phật giáo đại thừa chủ yếu truyền bá ở Đông Á, Bắc Ấn cụ thể ở những
quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
1
lOMoARcPSD| 40367505
Với vai trò, chức năngnhững giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành
chỗ dựa cho đời sống văn hoá, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của
đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách của con người, ảnh hưởng tích
cực đến quần chúng. Phật giáo chia sẻ những khó khăn của xã hội như hoà bình, thịnh vượng,
công bằng hơn thế còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm
phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người.
Phật giáo phát triển mạnh còn ảnh hưởng đến sự phát triển của kiến trúc Ấn Độ. Trong
các công trình kiến trúc Phật giáo,màu sắc tôn giáo thể hiện cùng nét. Các công trình
kiến trúc phật giáo được xây dựng chủ yếu bằng đá, gạch với những quy mô rộng lớn, cùng
với đó sự đa dạng trong các loại hình kiến trúc tiêu biểu là mộ tháp Stupa Sanchi, chùa
hang Ajanta đền thờ trong núi, các trụ đá cổ ợng phật. Mỗi loại kiến trúc đó lại
công dụng riêng: trụ đá khắc hình phật, chùa là nơi thờ và là nơi tịnh xá cho các nhà sư.
Đức Phật đã dạy: có sanh thì có diệt, có thành thì có hoại. Phật Giáo ở Ấn Độ dần dần
suy đồi cũng là một sự thường. Luật Vô thường chi phối tất cả những sự việc của đời này.
vậy nó vẫn luôn là một thành tựu về tôn giáo tiêu biểu của nền văn minh Ấn Độ.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới – Vũ Dương Ninh – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Những nền văn minh thế giới, Nxb. Văn hoá - thông tin.
3. 123doc.org
4. Wikipedia
2
| 1/2

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40367505
46. Nguyễn Thị Vĩnh K2. GDTHSPTA
Khi nói đến những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Ấn Độ, chúng ta không thể
không nhắc đến những thành tựu của tôn giáo. Trong số các tôn giáo lớn mà Ấn Độ đã khai
sinh ra, phải đặc biệt nói đến Đạo Phật, một tôn giáo có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp trên
thế giới nhất là các quốc gia phương Đông.
Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu
là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Sự hình thành đạo Phật gắn với thời kỳ suy
tàn của đạo Bà La Môn và sự lớn mạnh của đẳng cấp Ksatria.
Học thuyết của Phật giáo được tóm tắt trong câu nói của đức Phật Thích Ca “Trước
đây và ngày nay ta chỉ lí giải và nêu ra chân lý về nỗi khổ đau và sự giải thoát khỏi nỗi khổ”.
Học thuyết bao gồm nhân sinh quan và thế giới quan.
Về nhân sinh quan (quan điểm về cuộc sống con người) được thể hiện trong thuyết Tứ
diệu đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế tương ứng với những chân lý về nỗi khổ, nguyên
nhân của nỗi khổ, sự trừ diệt nỗi khổ và con đường diệt khổ.
Còn về thế giới quan (quan điểm nhìn nhận về thế giới) nó nằm trong thuyết duyên
khởi ( cho rằng sự vật đều do duyên mà thành). Theo thuyết vô tạo giả, vô ngã, vô thường của
Phật Giáo, vũ trụ không được tạo ra bởi bất kỳ vị thần nào. Vạn vật đều do duyên khởi, tức
do tâm mà sinh ra, đều không trường tồn mà luôn nằm trong một quá trình biến đổi (sinh, trụ,
dị, biệt). Con người không có bản ngã, được hợp thành bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành,
thức). Ngũ uẩn đều mang không tính nên không tồn tại mãi mãi.
Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp vì cho rằng nguồn gốc
xuất thân của con người không phải là điều kiện để được cứu vớt. Như vậy, ban đầu đạo Phật
chỉ là một học thuyết khuyên con người từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm việc thiện để
được cứu vớt. Không thừa nhận thượng đế và các thần bảo hộ, vì vậy không cần đến tầng lớp thầy cúng.
Dần dần, đạo Phật được truyền bá nhanh chóng ở Ấn Độ rồi lan ra các nước khác.
Khoảng 100 năm sau công nguyên, đạo Phật được chia thành 2 phái là đại thừa và tiểu thừa.
Về mặt giáo lý, 2 phái này cũng có những điểm khác biệt. Phật giáo tiểu thừa mang màu sắc
nguyên thuỷ cho rằng chỉ có những người tu hành mới đắc đạo, coi đức Phật Thích Ca là tấm
gương tu hành. Dòng Phật giáo tiểu thừa truyền bá chủ yếu ở Đông Nam Á, Nam Ấn, Sri
Lanka trong đó nổi bật ở các quốc gia như Thái Lan, Campuchia và Mianma. Về Phật giáo
đại thừa thì cho rằng những người trần tục theo Phật cũng được cứu độ. Hệ thống đối tượng
thờ cúng của Phật giáo đại thừa rất rộng, đa dạng không chỉ bao gồm Phật Thích Ca mà còn
nhiều vị Phật khác như Phật A di đà, Phật Di Lặc. Ngoài ra còn có rất nhiều vị tôn giả khác
như Bồ Tát, La Hán,.. Phật giáo đại thừa chủ yếu truyền bá ở Đông Á, Bắc Ấn cụ thể ở những
quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. 1 lOMoAR cPSD| 40367505
Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành
chỗ dựa cho đời sống văn hoá, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của
đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách của con người, ảnh hưởng tích
cực đến quần chúng. Phật giáo chia sẻ những khó khăn của xã hội như hoà bình, thịnh vượng,
công bằng và hơn thế nó còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm
phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người.
Phật giáo phát triển mạnh còn ảnh hưởng đến sự phát triển của kiến trúc Ấn Độ. Trong
các công trình kiến trúc Phật giáo,màu sắc tôn giáo thể hiện vô cùng rõ nét. Các công trình
kiến trúc phật giáo được xây dựng chủ yếu bằng đá, gạch với những quy mô rộng lớn, cùng
với đó là sự đa dạng trong các loại hình kiến trúc tiêu biểu là mộ tháp Stupa Sanchi, chùa
hang Ajanta và đền thờ trong núi, các trụ đá cổ và tượng phật. Mỗi loại kiến trúc đó lại có
công dụng riêng: trụ đá khắc hình phật, chùa là nơi thờ và là nơi tịnh xá cho các nhà sư.
Đức Phật đã dạy: có sanh thì có diệt, có thành thì có hoại. Phật Giáo ở Ấn Độ dần dần
suy đồi cũng là một sự thường. Luật Vô thường chi phối tất cả những sự việc của đời này. Dù
vậy nó vẫn luôn là một thành tựu về tôn giáo tiêu biểu của nền văn minh Ấn Độ.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới – Vũ Dương Ninh – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Những nền văn minh thế giới, Nxb. Văn hoá - thông tin. 3. 123doc.org 4. Wikipedia 2