-
Thông tin
-
Quiz
Thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng Đảng - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng Đảng - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch Sử Đảng (BLAW) 72 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng Đảng - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng Đảng - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch Sử Đảng (BLAW) 72 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Thực trạng trong việc xây dựng Đảng và Nhà nước hiện nay: 1. Thành tựu:
Thứ nhất, Đảng trở thành lực lượng chính trị duy nhất có quyền xác lập, đưa ra Cương
lĩnh, chủ trương, đường lối lãnh đạo Nhà nước, các thành viên trong hệ thống chính trị và các
lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội. Vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đã được Hiến pháp
và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khẳng định. Vai trò này không chỉ được xác lập ở cấp
Trung ương mà còn được xác lập và tổ chức thực hiện, được chấp hành ở các cấp hành chính
lãnh thổ địa phương, ở các cơ quan, đơn vị trong toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò này không
chỉ được xác lập ở cấp Trung ương mà còn được xác lập và tổ chức thực hiện, được chấp hành ở
các cấp hành chính lãnh thổ địa phương, ở các cơ quan, đơn vị trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Thứ hai, vai trò, chức năng của hệ thống các cơ quan nhà nước ngày càng được hoàn
thiện, vai trò lãnh đạo của Đảng không ngừng được nâng lên, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều
hành của Nhà nước được tăng cường. Về phương thức, Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước
thông qua việc đề ra các nguyên tắc, chủ trương, từ đó các cơ quan sẽ thảo luận, quyết định, cụ
thể hóa theo từng chức năng, thẩm quyền của từng cơ quan. Về tổ chức, Đảng đã nhất quán thực
hiện có kết quả chủ trương ở đâu có tổ chức, đoàn thể thì ở đó có tổ chức đảng và ở đâu có quần
chúng thì ở đó cần có đảng viên để lãnh đạo nhằm bảo đảm các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị
của Đảng được triển khai đi vào cuộc sống.
Thứ ba, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội được giữ vững, từng bước được
tăng cường, niềm tin của nhân dân với Đảng được củng cố. Nhờ công tác giáo dục và giảng dạy,
đội ngũ cán bộ, đảng viên và lãnh đạo, quản lý các cấp trưởng thành về mọi mặt. Đội ngũ đảng
viên của Đảng có vai trò, trách nhiệm tiên phong, gương mẫu đi đầu trong tuyên truyền, vận
động và tổ chức quần chúng thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng, kiên định chủ nghĩa
Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và tích cực tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Thứ tư, Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, về mọi mặt đối với lực lượng vũ
trang nhân dân. Đây vừa là quyền, là nguyên tắc cơ bản, tất yếu; vừa là điều kiện tiên quyết bảo
đảm cho vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng được xác lập và củng cố; là nhân tố bảo
đảm sự ổn định chế độ chính trị, an ninh, trật tự, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
và bảo toàn lợi ích quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Quân đội và Công an ngày
càng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Thứ năm, Đảng thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
đảng. Phương pháp, hình thức, nội dung kiểm tra, giám sát từng bước được đổi mới; chủ động
phối hợp với các cơ quan chức năng; triển khai kịp thời chương trình kế hoạch kiểm tra giám sát
nhiệm kỳ, hằng năm. Sau kiểm tra, giám sát đã kịp thời thông báo kết luận, chỉ rõ về những ưu
điểm, hạn chế, khuyết điểm của các tổ chức đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát và thi hành kỷ luật đảng. 2. Hạn chế:
Thứ nhất, hạn chế, bất cập trong nhận thức lý luận về đảng cầm quyền, nội dung, phương
thức cầm quyền của Đảng. Mặc dù Đảng đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong một thời gian
dài, tuy nhiên khái niệm về Đảng cầm quyền, nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng
dường như vẫn là vấn đề còn mới mẻ, thậm chí trong một thời gian dài, vấn đề này không được
đặt ra nghiên cứu một cách bài bản, đúng mức. Hiện nay, trong Đảng vẫn có những ý kiến khác
nhau về chức năng lãnh đạo và cầm quyền của Đảng.
Thứ hai, hạn chế, bất cập trong xây dựng chủ trương, nghị quyết của Đảng. Mục đích tối
thượng, cao nhất của Đảng Cộng sản chân chính cầm quyền là vì hạnh phúc, lợi ích của nhân
dân. Tuy nhiên, trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước vẫn còn có những bất cập so với yêu cầu này. Một số chủ trương, nghị quyết chưa thực
sự được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn kỹ lưỡng. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc lấy ý
kiến nhân dân tham gia đóng góp xây dựng các chủ trưởng, nghị quyết. Một số chính sách mới
chỉ được ban hành dựa trên những nhận thức và mong muốn chủ quan của cơ quan quản lý nhà
nước. Trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức trực tiếp tham gia xây dựng, hoạch định
chính sách, pháp luật còn hạn chế. Do vậy, một số dự thảo, chính sách đưa ra Quốc hội chưa tạo
sự đồng tình, thống nhất cao.
Thứ ba, hạn chế, bất cập về cán bộ và công tác cán bộ, đảng viên của Đảng. Việc chấp
hành kỷ luật đảng của một số đảng viên là cán bộ lãnh đạo đơn vị chưa cao, không thực hiện tốt
chức trách, nhiệm vụ được giao, thiếu kiểm tra, đôn đốc để xảy ra tham nhũng, lãng phí gây thất
thoát tiền, tài sản nhà nước và của công dân; một số thiếu rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo
đức, lối sống có biểu hiện cơ hội, thực dụng, phai nhạt lý tưởng cách mạng, tham nhũng, quan
liêu dẫn đến suy thoái về chính trị, về phẩm chất, đạo đức, lối sống phải thi hành kỷ luật.
Thứ tư, sự phối hợp giữa đảng ủy cơ quan với ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các
cơ quan, đơn vị về công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, có nơi còn hình thức, hiệu
quả chưa cao. Việc phối hợp giữa ủy ban kiểm tra cấp trên với các đảng ủy trực thuộc có lúc, có
việc chưa kịp thời, kết quả hạn chế.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng, Nhà nước ta hiện nay:
1. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh:
Thứ nhất, phải đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn. Kiên định lâ ip trường, quan điểm và nguyên
tắc theo lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hô ii. Bảo vê i vững chắc nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh không khoan nhượng với những quan điểm sai trái, xuyên tạc,
chống đối của các thế lực thù địch, giữ vững niềm tin khoa học, đạo đức trong sáng và bản lĩnh
chính trị vững vàng, không cho phkp ai được ngả nghiêng, dao đô ing.
Thứ hai, phải thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng. Phải thể chế hóa và phải biến thành
hành động tích cực nhất của tất cả các tổ chức của hệ thống chính trị, Trong đó, đặc biệt quan
trọng là thực thi và phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là
đối với đội ngũ cán bộ chiến lược.
Thứ ba, phải chú trọng hơn nữa công tác chỉnh đốn Đảng. Thực hiê in lời dạy của Bác “Đảng là
đạo đức, là văn minh”, phải ra sức đưa các giá trị văn hóa vào trong chính trị, trong đời sống của
Đảng và Nhà nước vào hoạt đô ing của các tổ chức, đoàn thể trong hê i thống chính trị. Quyết tâm
của Đảng là làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diê in, hê i thống chính trị cũng phải trong
sạch, vững mạnh. Có như vâ iy mới có sức mạnh tổng hợp đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, tê i nạn
và tiêu cực xã hô ii. Điều đó chỉ có thể thực hiê in được bằng sức mạnh nô ii sinh từ văn hóa. 2. Xây dựng nhà nước:
Thứ nhất, phải xây dựng nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh. Cần đẩy mạnh việc
hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước. Bảo đảm pháp luật là công
cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực
nhà nước. Nắm vững mục tiêu là tôn trọng, bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tất cả
vì độc lập dân tộc, dân chủ, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Lựa chọn ra và thực thi những cơ
chế, hình thức dân chủ hữu hiệu để nhân dân quyết định những công việc trọng đại của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, xây dựng nhà nước luôn đi đôi khắc phục được những căn bệnh cố hữu của các
nhà nước kiểu cũ. Tuyệt đối không mơ hồ trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch đối với các giá trị văn hóa dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, kiên quyết chống luận điệu
xuyên tạc, mị dân, núp dưới chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” tư sản để xuyên tạc
những giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã xây dựng, vun đắp trong cuộc
đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, luôn đề phòng và chủ động khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà
nước, kiên quyết chống ba thứ giặc nội xâm là tham ô, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh,
sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước phụ thuộc vào tính nghiêm minh của việc
thi hành pháp luật và sự trong sạch, gương mẫu về đạo đức của những người cầm quyền. Vì vậy,
phải luôn nêu cao cảnh giác với những biểu hiện tha hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ, công
chức, giữ cho Nhà nước luôn trong sạch, vững mạnh.
Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các
cơ quan quyền lực của Nhà nước về phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách, năng lực lãnh
đạo, quản lý, toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích của nhân dân. Cùng với nâng cao bản lĩnh chính
trị, giáo dục đạo đức cách mạng, phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nhà nước có đủ tri
thức về chính trị học, xã hội học, về hệ thống chính trị, pháp luật, quản lý hành chính nhà nước,
về tổ chức lao động khoa học và tâm lý quản lý, …
Thứ năm, tăng cường vai trò lãnh đạo và đổi mới phương thức cầm quyền, lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi
mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới. Bởi, thực tiễn đã chỉ rõ: sự lãnh đạo
của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là nhân tố quyết định để bảo đảm Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, bảo đảm cho hệ thống chính trị có
đủ khả năng đưa đất nước ta từng bước vượt qua nguy cơ, thách thức, vững vàng đi theo con
đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.