-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thảo luận môn Xây dựng Đảng | Học viện Báo chí và Tuyên tuyền
Điểm mới trong công tác cán bộ hiện nay. Vấn đề nhất thể hóa cán bộ hiện nay như thế nào. Tổ chức Đảng và TCCS Đảng đặc biệt. Quy trình kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm ở đảng bộ cơ sở. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Xây dựng Đảng 8 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thảo luận môn Xây dựng Đảng | Học viện Báo chí và Tuyên tuyền
Điểm mới trong công tác cán bộ hiện nay. Vấn đề nhất thể hóa cán bộ hiện nay như thế nào. Tổ chức Đảng và TCCS Đảng đặc biệt. Quy trình kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm ở đảng bộ cơ sở. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Xây dựng Đảng 8 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
NHÓM 1
Điểm mới trong công tác cán bộ hiện nay
Vấn đề nhất thể hóa cán bộ hiện nay như thế nào NHÓM 2
Tổ chức Đảng và TCCS Đảng đặc biệt
Quy trình kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm ở đảng bộ cơ sở NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tổ chức Đảng và TCCS Đảng đặc biệt
Theo Điều 2, Quy định 07- QĐ/TW ngày 28/8/2018 của BCH Trung ương quy
định kỷ luật tổ chức đảng vi phạm thì “Tổ chức đảng: là tổ chức do đại hội bầu, do
cấp ủy có thẩm quyền bầu hoặc chỉ định thành lập, hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách và quyết định theo đa số; đồng
thời thực hiện các nguyên tắc:Tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương
lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Tuy nhiên hiện nay quy định 07 đã thay thế bởi quy định 69 và tại quy định 69
không còn điểm, khoản giải thích “Tổ chức đảng”
Câu hỏi 1. Đại hội bầu: Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành, UBKT, Đoàn đại biểu dự
đại hội cấp trên, như vậy đây đều là tổ chức đảng?
Trả lời: Đoàn chủ tịch, Đoàn đại biểu dự đại hội cấp trên không phải là tổ chức
đảng vì không đồng thời thực hiện các nguyên tắc:Tự phê bình và phê bình, đoàn
kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân,
Cấp ủy có thẩm quyền bầu: Ban Thường vụ,
Cấp ủy có thẩm quyền chỉ định thành lập: cấp ủy cấp dưới trực tiếp (khoản 5,
khoản 6, Điều 13 Điều lệ Đảng)
Câu hỏi 1: các cơ quan tham mưu, giúp việc, tiểu ban, hội đồng, tổ công tác có
phải tổ chức đảng không? Vì sao?
Trả lời: những tổ chức trên không phải Tổ chức đảng do không được cấp ủy bầu
hoặc chỉ định thành lập mà chỉ do cấp ủy mỗi cấp “lập” ra (nêu tại Điều 14, Điều lệ
Đảng), thành viên trong các tổ chức đó được tuyển dụng, được bổ nhiệm, không
bắt buộc phải là đảng viên.
Câu hỏi 2: UBKT có phải tổ chức đảng không?
Trả lời: UBKT là tổ chức đảng, do là tổ chức được đại hội bầu. Cơ quan UBKT
mới không phải là tổ chức đảng.
Câu hỏi 3: Ban Bí thư có phải tổ chức đảng không?
Trả lời: Ban Bí thư do BCH Trung ương “thành lập” gồm Tổng Bí thư, một số Ủy
viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Ủy viên Ban Bí thư do
BCH Trung ương bầu trong số ủy viên BCH Trung ương (Điều 17, ĐL Đảng). Do
đó Ban Bí thư là một tổ chức Đảng.
Vậy theo Quy định 22 về kiểm tra, giám sát, THKL trong Đảng quy định đối tượng
kiểm tra, giám sát, thkl là tổ chức đảng. Tuy nhiên quy định về thẩm quyền thi
hành kỷ luật tổ chức đảng chỉ nói tổ chức đảng cấp trên kiểm tra giám sát hoặc thi
hành tổ chức đảng cấp dưới…, vậy đối với những tổ chức đảng cấp cao thì chịu sự
điều chỉnh của quy định nào? trả lời: Chịu sự điều chỉnh của pháp luật, của niềm tin nhân dân.
2. Tổ chức đảng đặc biệt hay còn gọi là tổ chức đảng có đặc điểm riêng, theo điểm
10.3.1 Điều 10, Quy định 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 quy định thi hành Điều lệ
Đảng có nêu: tổ chức đảng ở nơi có đặc điểm riêng là tổ chức đảng không phải là
cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chỉ
đề cập đến thành phố trực thuộc Trung ương thiếu từ “các tỉnh”).
Như vậy tổ chức cơ sở đảng đảng đặc biệt là tổ chức cơ sở đảng trực thuộc các tổ
chức đảng ở nơi có đặc điểm riêng.
Ví dụ: Chi bộ trực thuộc Đảng ủy khối cơ quan, Doanh nghiệp của một tỉnh; Đảng
bộ một cơ quan trực thuộc Đảng ủy khối cơ quan Trung ương; Đảng bộ một Trung
đoàn trực thuộc Đảng ủy Quân sự tỉnh (trong Đảng bộ Trung đoàn có Đảng bộ Tiểu
đoàn - là đảng bộ bộ phận, dưới Đang bộ Tiểu đoàn là các chi bộ).
3. Quy trình kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm ở tổ chức cơ sở
Trên cơ sở Quyết định 354 của UBKT Trung ương ban hành quy trình kiểm tra,
giám sát, có nêu: căn cứ bộ quy trình của UBKT Trung ương, các địa phuong xây
dựng cho cơ sở để thực hiện.
Do đó, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức ở tổ chức cơ sở đảng, quy trình
kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm được thực hiện như sau: QUY TRÌNH
kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm ----- I- BƯỚC CHUẨN BỊ
1. Căn cứ kết quả giám sát, nắm tình hình, UBKT Đảng ủy cơ sở hoặc cấp ủy
cơ sở quyết định về đối tượng, nội dung; dự thảo quyết định, kế hoạch kiểm tra, đề
cương gợi ý báo cáo giải trình.
2. Thường trực UBKT (hoặc cấp ủy cơ sở) xem xét, ban hành quyết định, kế
hoạch kiểm tra, kèm theo đề cương gợi ý báo cáo giải trình nội dung kiểm tra.
3. Tổ kiểm tra họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xây dựng lịch
kiểm tra; chuẩn bị các văn bản, tài liệu phục vụ việc kiểm tra.
II- BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tổ kiểm tra làm việc với tổ chức đảng có đảng viên được kiểm tra để tổ chức
hội nghị triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc; yêu cầu
đảng viên được kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình, cung cấp các tài liệu cho tổ
kiểm tra; yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên có liên quan phối hợp thực hiện.
Thành phần hội nghị: Tổ kiểm tra, đảng viên được kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan.
2. Tổ kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh:
- Thu thập và nghiên cứu, tài liệu, chứng cứ; nghiên cứu báo cáo giải trình của
đảng viên được kiểm tra; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổ kiểm tra trao đổi với đảng viên được kiểm tra những nội dung cần giải
trình bổ sung, làm rõ; chuẩn bị báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh
- Trường hợp tổ kiểm tra nhận thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ
luật, đảng viên tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và hình thức kỷ luật thì quyết
định cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật cùng với quy trình
kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm (gọi tắt là quy trình kép).
3. Các tổ chức đảng có liên quan tổ chức hội nghị (hội nghị của cấp uỷ, tổ
chức đảng nào thì cấp uỷ, tổ chức đảng đó chủ trì, ghi biên bản).
- Nội dung: Đảng viên được kiểm tra báo cáo giải trình, tự nhận hình thức kỷ
luật (nếu có); tổ kiểm tra thông báo kết quả thẩm tra, xác minh bằng văn bản; hội
nghị thảo luận và bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (nếu có). - Thành phần hội nghị:
+ Hội nghị chi bộ: Đảng viên trong chi bộ, tổ kiểm tra, đảng viên được kiểm
tra và đại diện cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên có liên quan.
+ Hội nghị cấp uỷ, tổ chức đảng có đảng viên được kiểm tra là thành viên:
Tổ kiểm tra, các thành viên của cấp uỷ, tổ chức đảng; đại diện cấp uỷ, tổ chức đảng
cấp trên; đảng viên được kiểm tra.
Tuỳ nội dung, đối tượng kiểm tra, UBKT quyết định tổ chức đảng tổ chức các
hội nghị và thành phần tham dự.
4. Tổ kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh nội dung chưa rõ; chuẩn bị báo cáo
kết quả kiểm tra; trao đổi với đảng viên được kiểm tra và đại diện tổ chức đảng có
liên quan về kết quả kiểm tra.
5. Tổ kiểm tra họp thống nhất và hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra.
Trường hợp thực hiện theo quy trình kép thì đại diện UBKT nghe đảng viên
được kiểm tra trình bày ý kiến trước khi trình UBKT.
III- BƯỚC KẾT THÚC
1. UBKT họp xem xét, kết luận:
- Tổ kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra; trình bày đầy đủ ý kiến của đảng viên
được kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan.
- Trường hợp thực hiện theo quy trình kép nếu thấy cần thiết thì mời đảng
viên vi phạm, đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên vi phạm dự họp UBKT;
đảng viên vi phạm trình bày bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.
- UBKT thảo luận, kết luận; biểu quyết quyết định kỷ luật hoặc biểu quyết đề
nghị tổ chức đảng có thẩm quyển thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm.
2. Tổ kiểm tra phối hợp với các bộ phận có liên quan hoàn chỉnh thông báo
kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi
hành kỷ luật; báo cáo đồng chí Thường trực UBKT chỉ đạo tổ trước khi trình Chủ nhiệm UBKT ký, ban hành.
3. Đại diện UBKT, tổ kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra, công bố quyết định
kỷ luật (nếu có) đến đảng viên được kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan.
4. Tổ kiểm tra họp rút kinh nghiệm; lập và nộp lưu hồ sơ theo quy định.