-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thảo luận nhóm - Luật hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế
Thảo luận nhóm - Luật hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Hành Chính(DHLH) 23 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thảo luận nhóm - Luật hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế
Thảo luận nhóm - Luật hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hành Chính(DHLH) 23 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THẢO LUẬN NHÓM
ĐỀ TÀI: GÓC NHÌN CỦA ANH/CHỊ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN GÂY
HẢI SẢN CHẾT BẤT THƯỜNG TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG XẢY RA
VÀO ĐẦU THÁNG 4/2016 CỦA CÔNG TY FORMOSA HÀ TĨNH
NHÓM 4 , LỚP LKT K47H
Môn: Luật Hành Chính
Giảng viên: Th.S BÙI THỊ THUẬN ÁNH 1 THÀNH VIÊN NHÓM 4 Nhóm 5: Nhận xét Đánh giá 1. Châu Bùi Khánh Như
Soạn nội dung, làm slides, làm word 2. Hồ Thị Thu Kiều Soạn nội dung 3. Nguyễn Thị Như Uyên Soạn nội dung 4. Nguyễn Văn Tân Soạn nội dung 5. Trần Thị Yến Nhi Soạn nội dung 6. Trần Thị Như Quỳnh Soạn nội dung 7. Lê Thị Ngọc Linh Soạn nội dung, làm word 8. Nguyễn Thị Bảo Ngọc Soạn nội dung 9. Phạm Phương Loan
Soạn nội dung, thuyết trình 10. Nguyễn Lê Vũ Hoàng 2 Mục lục
Phần 1: Giới thiệu 3
1.1 Giới thiệu Công ty Formosa Hà Tĩnh................................................................................3
1.2 Các cơ quan hành chính có trách nhiệm trong sự cố Formosa Hà Tĩnh:..........................4
1.3 Tường thuật lại sự việc “ Công ty Formosa Hà Tĩnh tạo ra sự cố môI trường gây hải sản
chết bất thường tại một số tỉnh miền trung”............................................................................4
1.4 Hướng giải quyết của cơ quan Hành chính nhà nước và Công ty Formosa......................5
a. Về phía Cơ quan nhà nước...............................................................................................5
b. Về phía Công ty Formosa Hà Tĩnh..................................................................................6 Phần 2: Quan điểm 6
2.1 Quan điểm về trách nhiệm của các Cơ quan Nhà nước....................................................6
a. Trước khi xảy ra sự cố:....................................................................................................6
b. Trong khi xảy ra sự cố:....................................................................................................7
c. Sau khi xảy ra sự cố.........................................................................................................8
2.2 Bài học rút ra.....................................................................................................................9 3 Lời mở đầu
Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Bùi
Thị Thuận Ánh trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Luật Hành Chính,
chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận
tình của cô. Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này
để có thể hoàn thành được bài tập về đề tài: “Góc nhìn của anh/chị về trách
nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước từ sự cố môi trường biển gây hải sản
chết bất thường tại một số tỉnh miền trung xảy ra vào đầu tháng 4/2016 của công
ty Formosa Hà Tĩnh”. Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những
thiếu sót. Do đó, chúng em kính mong nhận được những lời góp ý của thầy để
bài thảo luận nhóm của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, tháng 04 năm 2024 4 Phầ n 1: Giớ i thiệ u
1.1 Giớ i thiệ u Công ty Formosa Hà Tĩnh
Formosa Vũng Áng là một công ty nằm trong khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Formosa có
tên chính thức là Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), chi nhánh
của Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan.
Được thành lập năm: 2008.
Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025ha và diện
tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương).
FHS đăng ký kinh doanh 11 ngành nghề, một số ngành nghề quan trọng như: chế tạo và mua
bán gang thép; kinh doanh cảng; sản xuất ximăng; kinh doanh nhà máy nhiệt điện và nhà máy
xử lý nước; xây dựng, lắp đặt, vận hành và kinh doanh nhà máy khí, bán các khí nén và các
khí chất lỏng sử dụng trong công nghiệp như oxy, nitơ...; chế tạo, gia công, sản xuất, mua bán
và xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan quá trình luyện than cốc, hắc ín, dầu thô nhẹ, và
kinh doanh bất động sản. 1.2 Các c ơ
quan hành chính có trách nhi
ệ m trong sự cố Formosa Hà Tĩnh: Chính phủ
Bộ Tài nguyên – Môi trường, Cục Quản lý Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà
Tĩnh, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh,…
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh 1.3 T ườ ng thu ậ t l ạ i s ự vi ệ
c “ Công ty Formosa Hà Tĩnh t ạ o ra s ự c ố môI tr ườ ng gây h ả i s ả n ch ế t b ấ t th ườ ng t ạ i m ộ t ố sỉ t nh mi ề n trung”.
Thời gian: Tháng 4 năm 2016.
Địa điểm: Ven biển 4 tỉnh miền Trung Việt Nam (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế). Diễn biến: 5
6/4/2016: Hiện tượng cá chết bất thường ở ven biển và các lồng nuôi ở khu công nghiệp Vũng Áng.
10/4/2016: Cá chết xuất hiện ở Quảng Bình.
19/4/2016: Nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao chết và trôi dạt vào bờ biển tỉnh Quảng Trị.
Lượng cá chết giảm dần từ Bắc xuống Nam.
21/4/2016: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các tỉnh:
Nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm
Tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy theo quy định
Yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường
15-22/4/2016: Cá chết xuất hiện dọc bờ biển Thừa Thiên – Huế.
22/4/2016: Ban Quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh xác nhận đường ống dẫn thải ra biển của Khu
công nghiệp Vũng Áng là hợp pháp, đã được phê duyệt.
23/4/2016: Cuộc họp liên ngành để truy tìm nguồn độc giữa:
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế
25/4: Thủ tướng giao UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế rà soát đề xuất:
Các hộ nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, bị thiệt hại Mức độ thiệt hại
Biện pháp hỗ trợ ngư dân
Tháng 5-6/2016: Môi trường biển tiếp tục ô nhiễm, cá chết dạt bờ.
Tháng 7/2016: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại.
Năm 2018: Tòa án Nhân dân Hà Tĩnh tuyên phạt Formosa 26.000 tỷ đồng vì tội gây ô nhiễm môi trường.
Năm 2019: Formosa bắt đầu thi công dự án xử lý bùn thải.
Năm 2021: Formosa hoàn thành thi công dự án xử lý bùn thải. 6
Nguyên nhân: Có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố
như Phenol, Xyanua, kết hợp với Hydroxi sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (Mixel).
Nguồn thải này di chuyển theo dòng hải lưu từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, làm hải sản và
sinh vật biển chết hàng loạt, đặc biệt ở tầng đáy biển.
Kết quả: Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm về việc gây ra sự cố môi trường và
cam kết đền bù hơn 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD). 1.4 H ướ ng gi ả i quy ế t c ủ a c ơ quan Hành chính nhà n ướ c và Công ty Formosa
a. Về phía Cơ quan nhà nướ c
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thi hành kỷ luật hành chính bằng hình thức giáng chức, bố
trí, điều động sang đơn vị khác làm việc đối với 1 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.
Đảng ủy và Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường theo thẩm quyền cũng đã thi hành kỷ luật
2 Trưởng phòng, 1 Phó Trưởng phòng thuộc Tổng cục Môi trường bằng hình thức khiển trách
và cảnh cáo, đồng thời bố trí, điều động sang đơn vị khác làm việc.
Để giám sát quá trình khắc phục vi phạm của Formosa, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
thành lập Hội đồng kỹ thuật, Tổ giám sát và ban hành kế hoạch, lộ trình khắc phục các tồn
tại, vi phạm về bảo vệ môi trường và kế hoạch giám sát môi trường của Formosa; đưa 2 Trạm
kiểm định môi trường di động vào giám sát trực tiếp hoạt động xả thải của Formosa trong 3
năm kể từ ngày 22/7/2016.
Tăng cường công tác quản lý môi trường: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường: Tuyên truyền, giáo dục về tầm
quan trọng của bảo vệ môi trường và khuyến khích người dân tham gia giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
b. Về phía Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Khởi tố vụ án hình sự: vào tháng 4/2016, Cơ quan An ninh điều tra ộ Công an đã khởi tố vụ
án hình sự “ Gây ô nhiễm môi trường” đối với Công Ty Formosa Hà Tĩnh.
Xử phạt vi phạm hành chính: Công ty Formosa Hà Tĩnh bị phạt tổng số tiền 500.000.000 đô la Mỹ. 7
Ngày 30/8/2016, Formosa đã hoàn thành thực hiện chuyển tiền bồi thường cho Việt Nam với
tổng số tiền là 500.000.000 đô la Mỹ theo đúng cam kết. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và
Môi trường cũng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Formosa số
tiền phạt là 4.485.000.000 đồng và buộc Formosa phải thực hiện các biện pháp khắc phục
hậu quả vi phạm theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu khắc phục hậu quả: Formosa Hà Tĩnh có trách nhiệm khắc phục hậu quả vụ ô nhiễm
môi trường bao gồm: thu gom, xử lý chất thải nguy hại: bồi thường thiệt hại cho người dân và
các tổ chức bị ảnh hưởng: triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường. Ph ầ n 2: Quan điể m 2.1 Quan điể m v
ề trách nhiệ m củ a các C ơ quan Nhà nướ c
a. Trướ c khi xả y ra sự cố :
Thiếu sót trong việc quản lý, cấp phép:
Quy trình cấp phép thiếu chặt chẽ: Việc Formosa Hà Tĩnh được cấp phép hoạt động nhanh
chóng và dễ dàng, thiếu sự thẩm định kỹ năng về năng lực hành chính, công nghệ và cam kết
bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
Thiếu sự phối hợp giữa cơ quan chức năng: Việc cấp phép cho Formosa Hà Tĩnh liên quan
đến nhiều cơ quan, nhưng thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan này, dẫn đến việc thiếu
kiểm soát trong quá trình thẩm định và cấp phép.
Thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ: Các cơ quan chức năng liên quan, bao gồm Bộ Tài
nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh ven biển miền Trung, đã thiếu sự kiểm tra, giám sát
chặt chẽ đối với hoạt động xả thải của Formosa Hà Tĩnh. Việc Formosa xả thải trộm, lén lút
trong thời gian dài đã không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Được biết ngày 22-1, Tổng cục Môi trường có kết luận thanh tra về BVMT ở dự án này
nhưng không thấy có sai phạm nào của Formosa. Đến tháng 4-2016, sau khi xảy ra ô nhiễm
nghiêm trọng, đoàn thanh tra mới phát hiện 53 hành vi vi phạm liên quan đến quá trình thiết
kế, vận hành, xây dựng, thi công của Formosa. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ dự án Formosa
đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm. Do đó, cần khởi đầu bằng việc xem xét trách
nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát về BVMT theo quy định. 8
Hệ thống cảnh báo và ứng phó yếu kém: Hệ thống cảnh báo và ứng phó với sự cố môi trường
tại các địa phương ven biển miền Trung còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong
trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng.
b. Trong khi xả y ra sự cố:
Phản ứng chậm trễ: Các cơ quan chức năng đã phản ứng chậm trễ trong việc xác định nguyên
nhân, khoanh vùng phạm vi ảnh hưởng và triển khai các biện pháp khắc phục sự cố.
=> Trả lời câu hỏi vì sao châ …
m công bố nguyên nhân cá chết Bô … trưởng Trần Hồng Hà nói:
“Đây là sự cố xảy ra trên diê … n rô …
ng, rất phức tạp và nghiêm trọng nên phải tiến hành khách
quan, bài bản, chính xác. Trước yêu cầu chính đáng của người dân, với sức ép rất lớn, chúng
tôi xác định phải tiến hành công viê …
c này có tính toán đầy đủ để đảm bảo chứng cứ không chỉ
xác định nguyên nhân vì sao mà còn xác định ai là thủ phạm”.
Thiếu minh bạch trong thông tin: Việc cung cấp thông tin về sự cố đến người dân còn thiếu
minh bạch, dẫn đến hoang mang và lo lắng trong dư luận.
=>Formosa có phải là doanh nghiệp giữ chữ tín, các cá nhân chịu trách nhiệm của công ty
này có phải là doanh nhân trung thực hay không khi sự cố xảy ra, trả lời báo chí ông Khâu
Nhân Kiệt - Giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường công ty Formosa từng nhấn mạnh:
“Không có việc Formosa Hà Tĩnh chính là tác nhân dẫn đến hiện tượng cá chết ở bờ biển Việt Nam”.
Không những không chủ động nhận lỗi, khắc phục hậu quả, không đưa ra phương án đền bù
mà tìm mọi cách chối bỏ trách nhiệm của mình như lời ông Khâu Nhân Kiệt: “Tất cả các địa
điểm xả thải và ống xả thải ở khu công nghiệp đều được lấy mẫu nước để xét nghiệm và hiện
tại đang rất bình thường, đều đạt tiêu chuẩn của Bộ TN&MT Việt Nam”? (Vietnamnet.vn 22/4/2016).
Phối hợp chưa tốt : Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trung ương và địa phương
trong việc xử lý sự cố còn nhiều bất cập. c. Sau khi xả y ra sự cố
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, với tinh thần khẩn
trương, sâu sát, thận trọng, khách quan, khoa học để vừa tiến hành xác định nguyên nhân,
đánh giá thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường, vừa ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an
ninh, trật tự an toàn xã hội. 9
Các bộ, ngành đã xác định nguyên nhân và đối tượng gây ra sự cố để có giải pháp xử lý, đặc
biệt trách nhiệm lớn nhất thuộc về Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Cụ thể:
Bộ TN&MT cũng xử phạt vi phạm hành chính Formosa Hà Tĩnh với số tiền là 4.485 tỷ đồng.
Để giám sát quá trình khắc phục vi phạm của Formosa, Bộ TN&MT đã thành lập Hội đồng
Liên ngành giám sát và Tổ Giám sát, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam đưa 2 Trạm kiểm định môi trường di động vào giám sát hàng ngày việc xử lý nước
thải, khí thải và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại của FHS. Quá trình giám sát được
thực hiện cho đến khi FHS hoàn thành chuyển đổi công nghệ làm nguội than cốc từ ướt sang khô.
Đồng thời, Bộ yêu cầu FHS lập, thực hiện kế hoạch khắc phục các tồn tại, vi phạm về BVMT
và kế hoạch giám sát môi trường, đảm bảo các công trình BVMT đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên:
Khắc phục hậu quả chưa triệt để: Việc khắc phục hậu quả sự cố môi trường Formosa Hà Tĩnh
còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo môi trường biển được phục hồi hoàn toàn.
Chế tài xử lý chưa đủ mạnh: Chế tài xử lý đối với Formosa Hà Tĩnh và các cá nhân, tổ chức
có liên quan đến sự cố được đánh giá là chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe.
Mức bồi thường 500 triệu USD cho cả 3 vấn đề: thiệt hại của người dân, hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp và bồi thường phục hồi môi trường biển thật nhỏ nhoi nếu chỉ so với dân số của
4 tỉnh bị ảnh hưởng chính là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế là gần 4
triệu người. Trong đó, số ngư dân đánh bắt cá biển và người nuôi trồng thuỷ sản ven biển xấp
xỉ 1 triệu người; số người làm dịch vụ du lịch, chế biến thuỷ hải sản, xuất khẩu cũng cỡ vài chục ngàn người. 2.2 Bài họ c rút ra
Sự cố môi trường biển Formosa Hà Tĩnh là bài học đắt giá cho công tác quản lý nhà nước về
môi trường tại Việt Nam.
Các cơ quan hành chính nhà nước cần có sự rút kinh nghiệm sâu sắc, tăng cường trách nhiệm,
phối hợp chặt chẽ và hoàn thiện hệ thống pháp luật để ngăn chặn những thảm họa môi trường
tương tự xảy ra trong tương lai.
Các bộ, ngành Trung ương và các địa phương có liên quan trực tiếp cần thực thi nghiêm túc
sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng, Chính phủ: Rà soát, đánh giá đầy đủ các tác 10
động, ảnh hưởng và hậu quả của sự cố môi trường biển; Thực hiện tốt công tác hỗ trợ, đền
bù, rà soát bảo đảm đúng đối tượng, dân chủ, công khai, minh bạch, kết hợp với chính sách
hỗ trợ ổn định, phát triển sản xuất, đào tạo, chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho nhân dân bị
thiệt hại; Giám sát chặt chẽ, thường xuyên, lâu dài việc khắc phục các lỗi vi phạm của
Formosa đã cam kết và thực hiện quy định, quy chuẩn về môi trường trong suốt thời gian vận
hành dự án, nếu vi phạm thì xử lý kiên quyết theo quy định của pháp luâ … t; Khẩn trương chỉ
đạo kiểm tra, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm vi phạm, khuyết điểm của các tổ chức, cá nhân liên quan
Cần có chế tài xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường để răn đe và phòng ngừa những sự cố tương tự xảy ra trong tương lai.
Cần có sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, góp
phần bảo vệ môi trường sống.