-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thảo luận nhóm môn khoa học tự nhiên và công nghệ | Đại học Sư phạm Hà Nội
Thảo luận nhóm môn khoa học tự nhiên và công nghệ | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thảo luận nhóm môn khoa học tự nhiên và công nghệ | Đại học Sư phạm Hà Nội
Thảo luận nhóm môn khoa học tự nhiên và công nghệ | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
Cách 1:
Quy luật về sự tương tác
- Phân tích: Tương tác là một trong những nguyên lý cơ bản chi phối mọi vật trong tự nhiên. Đối
với thế giới sống, sự tương tác giữa các sinh vật sống và môi trường được thể hiện ở các cấp độ
khác nhau: tương tác xảy ra trong cơ thể sinh vật, giữa sinh vật với sinh vật và giữa các sinh vật
và môi trường. Tương tác trong hệ sinh thái thể hiện ở: ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến
đời sống sinh vật; quan hệ giữa sinh vật - môi trường; quan hệ giữa sinh vật - sinh vật trong quần
thể và trong quần xã. Ngoài ra, trong tự nhiên còn có sự tương tác giữa các lực và các đối tượng,
giữa vật chất và năng lượng. Các tương tác này thường đi kèm sự chuyển hóa vật chất và năng lượng
. - VD: Tương tác người-máy (Human Computer Interaction – HCI) là một trong những nghiên
cứu quan trọng trong khoa học máy tính. HCI là việc nghiên cứu con người, công nghệ máy tính
và tác động qua lại giữa các đối tượng đó. Cách 2: Khái niệm: -
tương tác là một trong những nguyên lý cơ bản chi phối mọi vật trong tự nhiên.
- Mọi sự vật trong TGTN đều có sự tương tác, mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau
- Đối với thế giới sống, sự tương tác giữa sinh vật sống và môi trường đc thể hiện ở các cấp độ khác nhau:
− Tương tác giữa các sinh vật sống và môi trường:
+ Tương tác xảy ra trong cơ thể sinh vật: sự tương tác giữa hệ thần kinh và hệ cơ ( khi
tay chạm vào cốc nc nóng lập tức có tín hiệu báo lên hệ thần kinh trung ương là tay đang
chạm phải vật nóng -> hệ thần kinh truyền tín hiệu xuống hệ cơ tay báo là phải rụt tay lại ngay ko bị bỏng)
+ Giữa sinh vật với sinh vật: hội sinh giữa cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ, vi khuẩn
lam cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu ( nốt sần rễ cây họ đậu giúp vi khuẩn lam có nơi ở, tồn
tại và phát triển, ngược lại vi khuần lam lại giúp cố định đạm cho cây và đất)
+ Giữa sinh vật với môi trường: môi trường là nơi để cây cối sinh sống và phát triển
ngược lại khi cây cối phát triển phong phú đa dạng lại tạo độ đa dạng sinh học cho môi
trường và tạo điều kiện cho các sinh vật khác trong môi trường sinh sống và phát triển -
Tương tác trong hệ sinh thái thể hiện ở:
+ Ảnh hưởng nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật: cây ưa sáng có thân cao thẳng,
cành chỉ tập trung ở phần ngọn, lá và cành ở phía dưới sớm rụng, lá cây nhỏ, màu nhạt,
mặt trên có lớp cutin dày còn cây ưa bóng có thân nhỏ, lá to, mỏng, màu sẫm
+ Quan hệ giữa sinh vật và môi trường: môi trường khắc nghiệt thì sinh vật thưa thớt
+ Quan hệ giữa sinh vật và sinh vật trong quần thể, quần xã: quan hệ hợp tác ( các cây
thông nhựa liền rễ nhau -> cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn), quan hệ
cạnh tranh ( các con đực cạnh tranh với nhau để giành con cái) − Tương tác giữa các lực
và các đối tượng, giữa vật chất và năng lượng (chuyển hóa vật chất và năng lượng). Vai
trò: Khi nghiên cứu về sự tương tác giữa và trong các hệ thống giúp con người hiểu rõ
hơn về môi trường và vai trò của con người trong đó. Tương tác của con người với môi
trường Sự phát triển của Khoa học và Công nghệ. Đồng thời, Khoa học và Công nghệ
ảnh hưởng đến cách con người tương tác với môi trường Mối tương tác giữa con người và môi trường:
● Con người và môi trường có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ.
● Con người lựa chọn tạo dựng môi trường sống của mình từ môi trường tự nhiên.
● Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người.
● Con người tác động vào tự nhiên theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tác động của
con người vào môi trường tự nhiên:
● Tận dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yêu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình.
● Đã biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, tư chỗ lệ thuộc bị động
(khai thác đơn giản) đến cải tạo, chinh phục tự nhiên.
● Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh
tế: nền NN săn bắt hái lượm => nền NN truyền thống => nền NN công nghiệp hóa…
Bằng cách hiểu sự tương tác giữa con người và môi trường, con người có thể đánh giá tốt
hơn hậu quả của những hành động của mình và biết chịu trách nhiệm về các hành động
đó. Ví dụ: Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin: Tương tác người – máy (Human
Computer Interaction – HCI). Đây là một trong những nghiên cứu quan trọng trong khoa
học máy tinh, là việc nghiên cứu con người, công nghệ máy tính và tác động qua lại giữa
các đối tượng đó. Những tương tác người – máy tính là sự phát triển tiếp theo của khoa
học trong thời đại hiện nay, khi vai trò của máy tính và các ứng dụng của công nghệ
thông tin ngày càng trở nên phổ biến. Nghiên cứu về tương tác người – máy tính không
đơn thuần là nghiên cứu về cách xây dựng giao diện thân thiện với người dùng (người
dùng và các thao tác của họ với máy tính) mà là khoa học để xây dựng, bố trí chương
trình, rút ra các nguyên tắc, các quy luật để có thể phát triển các chương trình ngày càng
tiện dụng hơn đáp ứng tối đa mong muốn của người dùng và hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng nhất.
Tuy nhiên có thể tưởng tượng nếu một người dùng đầu cuối sử dụng một phần mềm nào
đó, do hạn chế về tri thức của mình hay do nhà thiết kế tồi, mà lẽ rat hay vì kích hoạt một
chức năng anh ta lại nhấn nhầm và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tại sao máy tính vẫn đc
coi là thân thiện, dễ dùng mà vẫn xảy ra những điều đáng tiếc như vậy? Chính vì thế mà
cần những hiểu biết sâu sắc của con người. (Tham khảo thêm)
Kết quả của việc nghiên cứu tương tác người – máy tính giúp ích cho nhà phát triển
trong suốt vòng đời của phần mềm: lấy yêu cầu, phân tích, thiết kế, kiểm thử,… Có thể
nói, khoa học về sự tương tác giữa người và máy móc đã góp phần tăng tính tiện dụng
của các loại máy móc, công cụ sản xuất, đưa năng suất làm việc lên cao