-
Thông tin
-
Quiz
Thế mạnh và hạn chế của truyền hình trong bối cảnh hiện nay | Tiểu luận Tác phẩm truyền hình
Kể từ khi ra đời vào những năm 1920, là thành quả của khoa học công nghệ phát triển, truyền hình nhanh chóng trở thành một trong những phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong hệ thống truyền thông toàn cầu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ô tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tác phẩm báo truyền hình 4 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thế mạnh và hạn chế của truyền hình trong bối cảnh hiện nay | Tiểu luận Tác phẩm truyền hình
Kể từ khi ra đời vào những năm 1920, là thành quả của khoa học công nghệ phát triển, truyền hình nhanh chóng trở thành một trong những phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong hệ thống truyền thông toàn cầu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ô tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tác phẩm báo truyền hình 4 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:













Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TIỂU LUẬN MÔN TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH ĐỀ TÀI
THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA TRUYỀN HÌNH
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Họ và tên: PHAN BÁ HẢI TRIỀU Nhóm 1
Lớp: CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ PTTH& BÁO MĐT
Giảng viên: TS. ĐINH THỊ XUÂN HÒA HÀ NỘI, tháng 4 năm 2024 MỤC LỤC I.
TỪ “VỊ VUA” PHÒNG KHÁCH TỚI CÔNG DÂN BÌNH THƯỜNG CỦA THỜI ĐẠI
INTERNET (BỐI CẢNH CHUNG)…………………………………………………………………2 II.
THÁCH THỨC CỦA TRUYỀN HÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH CẠNH
TRANH MẠNG XÃ HỘI…………………………………………………………………………….4 III. NHỮNG THẾ MẠNH CÓ THỂ PHÁT
HUY…………………………………………………..8
IV. CẦN NHIỀU HƠN NHỮNG CƠ CHẾ ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ……………………………….11 1
I. TỪ “VỊ VUA” CỦA PHÒNG KHÁCH TỚI “CÔNG DÂN” BÌNH
THƯỜNG CỦA THỜI ĐẠI INTERNET
"Truyền hình là một tấm gương phản chiếu xã hội, nhưng nó cũng có thể
là một công cụ để thay đổi xã hội." - Marshall McLuhan
Kể từ khi ra đời vào những năm 1920, là thành quả của khoa học
công nghệ phát triển, truyền hình nhanh chóng trở thành một trong
những phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến có sức ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất trong hệ thống truyền thông toàn cầu. Nhận định của triết
gia Lý thuyết truyền thông Canada Marshall McLuhan (1911-1980) từ
những năm 1950 đã cho hay, truyền hình chỉ sau vài thập kỷ phát triển đã
đủ sức trở thành công cụ để thay đổi xã hội. Tầm quan trọng của truyền
hình là khó có thể phủ nhận, khi cho đến nay, nhiều cường quốc như Nga
- Mỹ - Anh vẫn không thống nhất về cha đẻ của vô tuyến truyền hình
(tranh cãi xoay quanh các nhà khoa học Zvorukin - John Logie Baird - Philo Taylor Farnsworth).
Kế thừa kinh nghiệm và phương pháp tạo hình, tiếng của điện ảnh
và phát thanh, Truyền hình nhanh chóng trở thành những “vị vua” trong
phòng khách của mỗi gia đình. Đã từng có những thời điểm, đại chúng
toàn cầu gọi “truyền hình” là liều thuốc của những nỗi cô đơn, thuật ngữ
“nghiện” TV cũng nhanh chóng xuất hiện. Thậm chí, trong thời điểm
bình minh ban đầu, truyền hình, qua ngòi bút của một số nhà báo, nhà
văn có quan điểm gây tranh cãi như cố phóng viên người Anh George
Owell, còn hiện lên như một phương tiện sắc bén giống như những con
dao hai lưỡi. Theo lời người đàn ông này miêu tả, truyền hình có thể
mang đến tri thức và giải trí, nhưng cũng có thể làm người xem mất đi
khả năng suy nghĩ độc lập.
Tuy vậy, không một ai có thể phủ nhận lợi ích và thế mạnh của “vị
vua” đã sớm đánh bại báo in và phát thanh trong lòng công chúng. Ở
truyền hình có sự khái quát triết lý của báo in, tính chuẩn xác cụ thể
bằng hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát thanh, tính hình tượng của
hội họa, cảm xúc tư duy của âm nhạc. Cùng dòng chảy phát triển của
công nghệ, vô tuyến, truyền hình và các dịch vụ truyền hình hiện đại trở
thành “cửa sổ bước ra thế giới” của mọi nhà. Tại Việt Nam, khán giả Việt
cũng lần đầu chứng kiến những tín hiệu vô tuyến truyền hình kéo dài gần
hai giờ vào ngày 7/9/1970, bằng sự nỗ
lực của ekip non trẻ của Đài Tiếng PAGE \* MERGEFORMAT 1
nói Việt Nam thời bấy giờ. Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật
cũng giúp truyền hình tạo ra nhiều phương pháp mới trong truyền đạt
thông tin. Truyền hình là loại hình tryền thông có các yếu tố kỹ thuật hiện
đại, là sự kết hợp giữa: kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế, báo chí.
Tại Việt Nam, khán giả đại chúng cũng sớm bắt kịp với hầu hết các xu
hướng truyền hình hiện đại. Từ truyền hình analog, truyền hình cáp,
truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh, cho tới truyền hình tương
tác, truyền hình đa nền tảng, truyền hình Internet (OTT), nơi khán giả
có thể tự do lựa chọn bất cứ nội dung nào họ cần, vào bất cứ khung giờ
nào họ muốn, trên bất cứ thiết bị IOT nào ở gần…
Song, dẫu tưởng sự phổ biến của Internet sẽ là một cú hích vượt
trội để thúc đẩy thị trường truyền hình toàn cầu đạt được những cột mốc
mới, thì cơn sóng thần công nghệ mang tên mạng xã hội ập tới - như
cách ví von của nhiều học giả. Những làn sóng mạng xã hội như
Facebook, Twitter, Youtube, Tiktok, nhanh chóng, đã cuốn trôi thời kỳ
hoàng kim của truyền hình. Tới nay, theo thống kê của công ty phân tích
dữ liệu Smart Insights, tính tới 1/2024, thế giới hiện có 5.04 tỷ người
dùng mạng xã hội toàn cầu. Trong khi, theo SDTV, rating của các kênh
truyền hình top đầu trong nước ngày một giảm dần. Đây cũng là xu
hướng được ghi nhận tại nhiều quốc gia, cho thấy sự chật vật của truyền
hình truyền thống. Từ “kẻ thống trị”, giờ đây, truyền hình đã trở thành
một “công dân” rất bình thường của thế giới mạng xã hội - “vùng đất” mà
khán giả không còn bận tâm cắt nghĩa những lợi ích vốn có của phương
tiện truyền thông vẻ vang một thời.
Trong giai đoạn đo lường, trung bình mỗi ngày có 38.67% khán giả không trùng lặp đã xem 14 kênh truyền hình
nổi bật trong khung giờ 6h-22h
Xu hướng số hóa là không thể đảo ngược. Báo chí - truyền thông
và cụ thể hơn là truyền hình, với tư cách là ngành nghề tiếp xúc sớm nhất,
luôn “nhạy cảm” với các thông tin, biến động xã hội, chắc chắn không thể
nằm ngoài xu thế này. Song, dù đang nỗ lực, nhưng báo chí toàn cầu nói PAGE \* MERGEFORMAT 1
chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn đó vô vàn những thách thức, đặc
biệt là ở mảng kinh tế báo chí, trước sức ép của các mạng xã hội. Ngoài
ra, với sự ra đời của làn sóng trí tuệ nhân tạo mới, hay còn gọi là AI tạo
sinh, truyền hình truyền thống tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức hơn thế nữa.
Tác giả người Mỹ Gary Vaynerchuk, nhận xét: “Truyền hình là nơi
bạn xem những gì người khác làm, nhưng mạng xã hội là nơi bạn thể
hiện bản thân”. Đây cũng có thể là những manh mối giúp người làm
truyền hình, đặc biệt là lĩnh vực quản lý, tìm ra hai mặt của vấn đề đang
tồn tại với truyền hình truyền thống.
II. THÁCH THỨC CỦA TRUYỀN HÌNH TRUYỀN THỐNG
TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH MẠNG XÃ HỘI
2.1. HAI MẶT CỦA MỘT ĐỒNG XU
Vào ngày 1/3/2024, Meta, công ty công nghệ khổng lồ đang sở
hữu Facebook, Instagram,… tuyên bố sẽ không tiếp tục trả tiền tin tức
cho các nhà xuất bản tại Australia. Xứ sở chuột túi từng là quốc gia đầu
tiên trên thế giới buộc Google và Facebook trả tiền cho các đơn vị báo
chí vào hai năm trước khi nội các nước này tin rằng các mạng xã hội đã
hưởng lợi quá nhiều nhờ sự gian khổ của đội ngũ phóng viên, biên tập.
Meta lập luận đơn giản, rằng người dùng của họ tự chủ động chia sẻ tin
tức và cũng không đoái hoài nhiều đến những nội dung tin tức, do vậy, sẽ
ngừng trả phí 45 triệu USD mỗi năm cho ngành báo chí nước này.
Màn đấu trí của các phương tiện truyền thông đại chúng tại Úc
cũng cho thấy hai vấn đề cốt lõi giữa quan hệ của báo chí truyền thống
với hệ thống mạng xã hội. Và cũng cho thấy hai mặt của một đồng xu -
một bên tôn vinh những giá trị thông tin, và một bên đại diện cho nền kinh tế lợi ích.
Xét về những thách thức của truyền hình trong bối cảnh truyền
thống, có thể dễ dàng nhận thấy yếu điểm lớn nhất của truyền hình trong
cuộc đua thông tin, chính là tốc độ.
2.1. THUA THIỆT VỀ TỐC ĐỘ
Bài toán về tốc độ thông tin chính là ẩn số tới nay chưa một đơn vị
xuất bản truyền thống nào, đặc biệt là truyền hình, có thể tìm ra lời giải.
Trong thời đại của công nghệ, có khoảng 6.5 tỷ smartphones đang hoạt
động trên toàn cầu, chưa tính máy tính bảng, tivi thông minh và laptop,
máy tính để bàn. Sự phổ biến này cho phép mỗi người giờ đây, chính là
một kênh truyền hình thu nhỏ trên mạng xã hội. Họ có thể làm bất cứ gì PAGE \* MERGEFORMAT 1
mà một ekip truyền hình cần đạt được ở mức cơ bản: Gồm ghi hình, ghi
tiếng, kết nối phát sóng và đưa ra bình luận, tương tác với hiện trường.
Livestream - là một “át chủ bài” mà các mạng xã hội nắm giữ
khiến truyền hình truyền thống chật vật. Giờ đây, chỉ cần một chiếc điện
thoại có kết nối internet, dù là bằng sim hay bằng wifi,… người dùng
mạng xã hội có thể chính là những người nhanh nhất có thể có mặt tại hiện trường.
Vào năm 2017, một game thủ tên Li đã đánh đập bạn gái ngay trên
sóng trực tiếp của một cộng đồng mạng trò chơi điện tử. Xét về khía cạnh
tốc độ, tin tức gây sốt này không một phóng viên nào có thể ghi nhận
kịp thời như chính…người trong cuộc. Trào lưu livestream mọi sự việc,
sự kiện cũng diễn ra khắp các nền tảng có tính năng này, tạo tiền đề cho
những phiên trực tiếp có lượng mắt xem kỷ lục - cho thấy những “biến
thể” nhanh chóng của các đài truyền hình tự phát, cá nhân cũng được công chúng quan tâm.
Còn nhớ, vào năm 2021, phiên phát sóng trực tiếp của bà Nguyễn
Phương Hằng về vấn đề nghệ sỹ từ thiện đã thu hút số người xem trực
tiếp đạt ngưỡng 400.000 trên hai nền tảng xã hội Facebook và Youtube
sau gần 40 phút. Con số này có thể là một con số chóng mặt với ngay cả
các đài truyền hình chính thống, nếu như thực hiện phát sóng trực tiếp
bản tin hàng ngày (ngoài các sự kiện thể thao, chung kết đặc biệt).
Bên cạnh đó, tốc độ của mạng xã hội không chỉ dừng lại ở khía
cạnh các mô hình phát tin thu nhỏ, nhanh nhạy, “mạng lưới phóng viên
nghiệp dư”, mà còn nằm ở tốc độ lan tỏa và khả năng truyền tải thông tin xuyên biên giới.
2.2. NHỮNG DIỄN ĐÀN “KHÔNG NGỦ”, “KHÔNG BIÊN GIỚI”
Thua thiệt thứ hai của truyền hình truyền thống với mạng xã hội,
nằm ở tính tương tác - một yếu tố cốt lõi khác trong thời đại chuyển đổi
số, khi mỗi người dân là các công dân số.
Từng có những thời điểm, truyền hình tương tác qua điện thoại trở
thành niềm vui của nhiều khán giả, ví dụ như chương trình Hugo từ
những năm 90 (tại Việt Nam xuất hiện vào năm 2004 trên sóng đài TH
Hà Nội), hay như các chương trình phát nhạc yêu thích qua bầu chọn tin
nhắn (ITV của VTC). Song, những chương trình ấy cũng nhanh chóng bị
khán giả và nhà đài lãng quên. Lý do không gì khác, bởi sản xuất tốn
kém, trong khi khán giả không biết mình có hay không thật sự tương tác
với những hệ thống cồng kềnh trên truyền hình thời bấy giờ.
Câu chuyện này rất khác với mạng xã hội - nơi bản chất chính là
“vị vua” của lĩnh vực tương tác. Ví dụ, một bài đăng của trang thông tin
tự phát cho giới trẻ là BeatVN trên Facebook có thể có trên 5000 lượt PAGE \* MERGEFORMAT 1
thích, lượt comment và chia sẻ tăng dần theo nhiều ngày, thậm chí có thể
sau nhiều năm, nếu như nội dung thông tin đó bỗng nhiên “viral” (thuật
ngữ chỉ khả năng lan tỏa trên mạng) vì nhiều yếu tố khách quan và chủ quan .
Mạng xã hội tạo ra các diễn đàn “không ngủ”, liên tục hoạt động
Có thể nói, với lợi thế “sinh ra để chia sẻ”, mạng xã hội vượt trội
trong việc tạo lập các diễn đàn - vốn là yếu tố cốt lõi để duy trì sức sống
của thông tin. Không như truyền hình, kết thúc phát sóng là dừng lại,
diễn đàn thông tin trên mạng xã hội là LIÊN TỤC, KHÔNG NGỦ, VÀ
24/7. Như vậy, nếu là những thông tin mang tính chất xuyên biên giới,
thì khả năng tương tác của thông tin với những khán giả nước ngoài cũng
không bị giới hạn bởi múi giờ, hay ngôn ngữ (trừ những kiểm duyệt đặc
biệt của một số chính phủ).
Nhìn chung, mạng xã hội cũng cho thấy mặt trái của truyền hình
truyền thống trong bối cảnh chuyển đổi số: Thiếu tương tác hai chiều
giữa người truyền tin và người nhận tin.
2.3. THỤT LÙI KHI THẤU HIỂU KHÁN GIẢ
Truyền hình là một phương tiện giải trí cho phép hàng triệu người
nghe cùng một câu chuyện cười cùng một lúc mà vẫn cảm thấy cô đơn. Thomas Stearns Eliot
Trong hành trình chuyển đổi số, truyền hình truyền thống chậm chân khi
thấu hiểu khán giả hiện đại - những người hoặc lớn lên hoặc song hành
cùng công nghệ. Trong khi các công cụ đo lường ratings không có nhiều
ý nghĩa với khán giả hiện đại (ngoài ra còn thường xuyên bị nghi vấn làm
giả), thì các nền tảng mạng xã hội làm được nhiều hơn với DỮ LIỆU.
Dữ liệu không chỉ là “vàng đen” thời 4.0, mà còn là kim chỉ nam để
tổ chức sản xuất các chương trình. Tuy vậy, không nhiều đơn vị xuất
bản có được các mô hình đáng kể. Ở phía các mạng xã hội, lượng người PAGE \* MERGEFORMAT 1
dùng khổng lồ cho họ tất cả: Thông tin cá nhân, sở thích, thói quen, giờ
giấc giải trí, tính cách, độ tuổi,… và nhiều hơn thế nữa.
Những dữ liệu này cho phép các mạng xã hội trở thành phương
tiện truyền thông thấu hiểu khán giả hơn chính khán giả tự mình. Từ
đó, cũng xây dựng hàng loạt thuật toán, tính năng khiến người dùng “mê
đắm”. Ví dụ, như để người dùng thêm tương tác, Facebook bổ sung tính
năng story, cho phép “thần dân” có thể theo dõi tin tức từ bạn bè, người
thân, các trang tin họ yêu thích mỗi giờ, mà không bận tâm phải lưu giữ
lâu dài. Hay như Tiktok, cho phép người dùng cập nhật tin tức chỉ trong
vài chục giây, ngẫu nhiên và không đòi hỏi phải “suy tính” hành trình tìm kiếm tin tức.
Khả năng liền mạch trong trải nghiệm không chỉ hướng người
dùng “lạc vào mê cung” mạng xã hội, mà còn “giáo dục” đại chúng hình
thành những thói quen khó bỏ. Hàng loạt nhà quảng cáo cũng dần rời bỏ
truyền hình truyền thống. Theo Ogilvy, tỷ lệ phân bổ ngân sách quảng cáo
đã là 75-85% cho truyền thông xã hội, chỉ 20% hoặc ít hơn cho truyền hình cổ điển.
Đơn giản, bởi mạng xã hội “trả số theo ngày” - cung cấp nguồn
khán giả không giới hạn, cung cấp mọi chỉ số từ tương tác, yêu thích,
phiền lòng, doanh số thực tế, hiệu quả chi trả, tương tác chất lượng sản
phẩm… Từ đó, giúp xây dựng hệ thống hiệu quả vượt trội so với các
quảng cáo truyền thống trên TV - vốn không hề có trải nghiệm “mua liền
tay” trong giai đoạn hormone Dopamine của khách hàng tăng cao.
2.4. THIẾU THỂ LOẠI, CHẬM CHÂN TRONG THỂ HIỆN
Các sản phẩm truyền hình truyền thống nhìn chung cũng bị bó hẹp
bởi yếu tố phương tiện công nghệ, thể loại và cách thức thể hiện. Đối với
khán giả trẻ, những cách thể hiện mới mẻ, kết hợp nhiều yếu tố xu hướng,
dí dỏm, phân loại theo kích cỡ màn hình, nền tảng sử dụng,… sẽ ảnh
hưởng nhiều đến quyết định tiếp nhận thông tin. Bên cạnh đó, truyền hình
cũng gặp khó khi bắt nhịp với “NGÔN NGỮ CỦA THẾ HỆ MỚI”.
Đội ngũ sản xuất truyền hình cũng gặp nhiều rào cản ở góc độ đạo
đức, kiểm duyệt, câu từ, trách nhiệm và cả trang thiết bị để theo đuổi
các trào lưu và công nghệ mới mẻ từng ngày.
Ví dụ, khi giới trẻ ngày càng chuộng môi trường yên tĩnh tại quán
ăn, trường học…, thì việc mở âm thanh to của tivi để nghe là điều khó
khăn. Thay vào đó, nhiều người chọn Youtube hay Tiktok để xem phụ đề
bắt mắt, dịch thuật tiếng nước ngoài trực tiếp, tua nhanh video… Những
điều này gần như không khả thi với truyền hình cơ bản.
Tóm lại, đối mặt với các phương tiện truyền thông đa phương tiện
hiện đại, là tổng hòa của công nghệ, đại chúng thế hệ mới, nắm bắt nhân
chủng học - đều là các sân chơi của “ông lớn” ICT, truyền hình sẽ thua PAGE \* MERGEFORMAT 1
thiệt về nhiều mặt, từ nền tảng truyền dẫn, cho tới dữ liệu, nội dung,..
Hình ảnh do học viên biên soạn
III. NHỮNG THẾ MẠNH CÓ THỂ PHÁT HUY
Đối mặt với cuộc “di cư một chiều” không có ngày về khỏi sóng
truyền hình, đài truyền hình Hàn Quốc là MBC đã tiến hành một cuộc
khảo sát diện rộng sau 5 năm ròng rã. Những kết quả của họ là đáng suy
ngẫm với nhiều đơn vị truyền hình trong nhiệm vụ “Thay đổi hay là chết”
của kỷ nguyên chuyển đổi số:
- Những khán giả trong độ tuổi lao động đã không còn cần đến
truyền hình. Độ tuổi còn ở lại hầu hết là người già không thể chuyển đổi
số hoặc trẻ em được cha mẹ bật sẵn nội dung.
- Khán giả trẻ tại Hàn Quốc (cũng như trên toàn cầu) có cái nhìn ít
thiện cảm với vấn đề nhạy cảm mang tên “thao túng” - một mặt trái của
truyền hình tại nhiều quốc gia. Do đó, họ ưa thích kiểm tra chéo trên
mạng và rất sợ bị dắt mũi truyền thông.
- Teaser, trailer, quảng bá trên sóng trước các chương trình đặc biệt
gần như có kết quả bằng 0. Bởi dù có biết trước thời điểm phát sóng,
nhiều người vẫn không chọn chương trình hẹn trước, không nhớ đến,
hoặc không thấy quan trọng vì có thể xem lại nếu cần.
- Thời lượng chuẩn cho các nội dung mà người trẻ cần có: 43.1 giây…
Câu chuyện từ giới báo chí Hàn Quốc có thể đem đến một kết luận
tạm thời: Đó là chỉ có bắt tay với mạng xã hội, truyền hình truyền thống
mới có thể tồn tại trong cuộc chiến thông tin. Trong đó, truyền hình
truyền thống đóng vai trò của những người gác cổng thông tin, còn mạng PAGE \* MERGEFORMAT 1
xã hội là môi trường tương tác.
3.1. “CỬA NGÕ” THÔNG TIN ĐÁNG TIN CẬY
Một trong những lợi thế hiếm hoi của truyền hình truyền thống
trong cuộc đua chuyển đổi số: Đó là khả năng chắt lọc, kiểm soát, kiểm
tra luồng tin như một CỬA NGÕ THÔNG TIN của đội ngũ biên tập
viên, phóng viên, trách nhiệm của nhà xuất bản.
Khi trên mạng xã hội tràn ngập các thông tin giả, tin đồn, tin gây
nhiễu loạn, những thông tin được xác nhận bởi các đơn vị chính thống,
với chuyên môn nghiệp vụ cao, nguồn tin xác đáng, vẫn sẽ là một điểm
sáng trong thước đo sự tin cậy của đại chúng. (Mặc dù như đã đề cập
phía trên, ranh giới giữa “tuyên truyền” và “thao túng” trong mắt khán
giả hiện đại sẽ rất mong manh)
Theo khảo sát tại Hàn Quốc, TV là hình thức truyền thông đáng tin
cậy nhất với 55,8% người được hỏi lựa chọn "tin cậy" và 37,3% người
được hỏi cho rằng "không đáng tin cậy". Tiếp theo là radio, báo giấy,
mạng internet và mạng xã hội.
3.2. GIẢI QUYẾT “CƠN ĐÓI” THÔNG TIN SÂU
Một điểm đáng chú ý khác là khán giả sẽ có trạng thái bội thực và
thiếu hụt thông tin cùng một lúc khi tiếp xúc lâu dài với mạng xã hội.
Bội thực bởi tiếp nhận quá nhiều, quá nhanh và quá ngẫu nhiên các thông
tin không có liên hệ. “Đói” bởi sẽ không có nhiều thời gian và không gian
trên các môi trường số để có thể chậm lại nhìn nhận, đào sâu các thông
tin cần có. Đây cũng là cơ hội, và dư địa cho các nhà sản xuất, xuất bản,
đài truyền hình khi bước lên không gian số. Họ có thể cung cấp thông tin
đa khía cạnh, phân tích và bình luận chuyên sâu, cùng những ý kiến đáng
giá thông qua các phỏng vấn độc quyền,… Bên cạnh đó, với thế mạnh về
kể chuyện, hình ảnh, chau chuốt trong câu từ, nội dung, truyền hình
truyền thống vẫn sẽ có “đất dụng võ” khi tạo dựng được sự xuất hiện
đáng kể trên các phương tiện smartphone, laptop,… PAGE \* MERGEFORMAT 1
Nội dung sâu và đầu tư vào thể hiện, trình bày có thể đem đến tương tác tốt
cho tác phẩm truyền hình
Ngoài ra, các đài truyền hình cũng có thể tận dụng nguồn dữ liệu,
người dùng sẵn có của các nền tảng (miễn phí) khác nhau, để có thể tìm
ra chìa khóa xây dựng hình ảnh riêng cho thương hiệu và tăng nhận diện,
định danh cho các nhà báo chủ chốt. (Ví dụ như thương hiệu của nhà báo
thường trú Lê Hồng Quang, Lê Tuyển, Trường Sơn trên kênh sóng VTV1…)
Xét cho cùng, nội dung sâu vẫn là yếu tố sống còn để phát huy
toàn bộ khả năng thế mạnh của truyền hình truyền thống.
IV. CẦN NHIỀU HƠN NHỮNG CƠ CHẾ ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ
Biên tập nội dung phục vụ truyền hình truyền thống và nền tảng số
là công đoạn đòi hỏi những tư duy khác biệt về hình ảnh. Ví dụ, người
dùng sẽ không ưa chuộng quá nhiều cảnh toàn khi xem màn hình nhỏ trên
điện thoại. Báo cáo cho thấy người dùng thích đối thoại khổ rộng khi phải
tiếp xúc lâu dài với các nội dung bé nhỏ trên màn hình. Hay như trong
việc chọn đề tài, sẽ có nhiều xung đột giữa mối quan tâm của các tổ chức
sản xuất gạo cội với vấn đề được giới trẻ tìm hiểu. Người trẻ cũng ưa
thích thông tin có tốc độ đọc cao hơn khoảng 1.5 lần so với thông thường.
Do vậy, để xây dựng một hành trình chuyển đổi số, cần thay đổi tư duy
truyền thông phù hợp với thời đại công nghệ. PAGE \* MERGEFORMAT 1
Sản phẩm truyền thông đa phương tiện sẽ cần có nhiều yếu tố xen kẽ
(Hình ảnh do học viên biên soạn)
Viê Œn Xã hô Œi Mở (Open Society Institute) ngay từ năm 2011 đã đặt
tên cho Báo cáo về phát thanh, truyền hình công là: “Tương lai hay là
chết”. Theo bản báo cáo này, có 3 lý do chính dẫn tới khủng khoảng trong
ngành phát thanh, truyền hình công ở châu Âu.
Thứ nht là “Phát thanh, Truyền hình công vẫn được tổ chức, vâ p n hành
và quản lý theo mô hình cũ trong quá khứ”.
Thứ hai, ngày càng có nhiều hơn sự cạnh tranh khốc liê p t từ các công ty
truyền thông tư nhân và sự giảm mạnh nhu cầu xem-nghe với những nô p i
dung phải trả tiền của công chúng.
Thứ ba, Chính phủ nhiều nước dường như quan tâm nhiều hơn tới viê p c
gia tăng kiểm duyệt với phát thanh, truyền hình công hơn là tạo điều kiê p
n, tạo cơ chế cho các đài phát thanh, truyền hình công dễ dàng thích
ứng với môi trường truyền thông mới.
Khi dấu tay của người dùng ngày càng mờ nhạt trên những chiếc
điều khiển tivi, loa đài,… cũng là lúc khán giả đang dần quen với một
ngôi nhà thông tin mới. Truyền hình trong tương lai gần có thể chưa mất
đi hoàn toàn vai trò đặc biệt của mình, song vị thế chắc chắn không còn
như thời hoàng kim. Như nhà báo và nhà nghiên cứu truyền thông Jeff
Jarvis nhận định: "Truyền hình và mạng xã hội là hai mặt của cùng một
đồng xu. Chúng ảnh hưởng lẫn nhau và cùng nhau định hình cách chúng
ta nhìn nhận thế giới.". Tuy vậy, tương lai của lĩnh vực truyền hình vẫn sẽ
còn phụ thuộc nhiều vào dòng chảy công nghệ. Đặc biệt là khi, ngay cả
các nền tảng mạng xã hội khổng lồ, cũng chưa chắc là người chiến thắng cuối cùng. PAGE \* MERGEFORMAT 1 Tư liệu tham khảo:
*Как Зворыкин сбежал от коммунистов по тайге и стал отцом телевидения -Максим
Абдулаев, научно-популярный сайт "Чердак" - https://nauka.tass.ru/nauka/5409254
*Global social media statistics research summary 2024 - https://www.smartinsights.com/social-
media-marketing/social-media-strategy/new-global-social-media-research/
*SDTV: Tỷ lệ khán giả xem 14 kênh trong tuần giảm còn 38.67% - https://sdtv.vn/kenh-noi-bat-
tuan-11-03-17-03-2024-ty-le-khan-gia-xem-14-kenh-trong-tuan-giam-con-38-67/
*Số lượng người dùng Smartphone đăng ký trên toàn cầu
-https://explodingtopics.com/blog/smartphone-stats
*Báo chí và truyền thông trong kỷ nguyên số đa nền tảng
-https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/bao-chi-phat-thanh-truyen-hinh-trong-ky-nguyen-so-da- nen-tang-p24130.html
*Khảo sát mức độ tin cậy truyền hình (KBS Tiếng Việt) năm 2021 -
https://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&Seq_Code=48559 PAGE \* MERGEFORMAT 1