-
Thông tin
-
Quiz
Thị trấn Me - huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình | Báo cáo Thực tế chính trị xã hội
Me là thị trấn huyện lỵ thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Trụ sở thị trấn cách trung tâm thành phố Ninh Bình 19 km. Thị trấn này nằm trên tỉnh lộ 477 nối từ ngã ba Gián Khẩu (Quốc lộ 1A) đến Ngã ba Chạ (ĐT 479). Đây cũng là điểm khởi đầu của 2 đường tỉnh lộ ĐT477B (Me - Gia Thắng) và ĐT477C (Me - Sơn Lai). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 20 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thị trấn Me - huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình | Báo cáo Thực tế chính trị xã hội
Me là thị trấn huyện lỵ thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Trụ sở thị trấn cách trung tâm thành phố Ninh Bình 19 km. Thị trấn này nằm trên tỉnh lộ 477 nối từ ngã ba Gián Khẩu (Quốc lộ 1A) đến Ngã ba Chạ (ĐT 479). Đây cũng là điểm khởi đầu của 2 đường tỉnh lộ ĐT477B (Me - Gia Thắng) và ĐT477C (Me - Sơn Lai). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 20 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC BÁO CÁO
THỰC TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Địa điểm: Thị trấn Me- huyện Gia Viễn- tỉnh Ninh Bình
Họ và tên: Nguyễn Thành Thái Mã SV: 2155360050
Lớp: Chính sách công K41 Hà Nội-2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................3
Hành chính:...............................................................................................................................................3
Địa giới hành chính:..................................................................................................................................4
NỘI DUNG.................................................................................................................................................5
1. Kinh tế.................................................................................................................................................... 5
2. Văn hóa...................................................................................................................................................5
3. Xã hội......................................................................................................................................................6
4.Văn hóa du lịch.......................................................................................................................................7
1. UBND Thị trấn Me................................................................................................................................8
2. Thăm một số mô hình sản xuất kinh doanh.........................................................................................9
5. Đền vua Lê Đại Hành..........................................................................................................................14
III. CẢM NHẬN TỪ CHUYẾN ĐI........................................................................................................17 2 MỞ ĐẦU
Thị trấn Me, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Me là thị trấn huyện lỵ thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Trụ sở thị trấn cách
trung tâm thành phố Ninh Bình 19 km. Thị trấn này nằm trên tỉnh lộ 477 nối từ ngã
ba Gián Khẩu (Quốc lộ 1A) đến Ngã ba Chạ (ĐT 479). Đây cũng là điểm khởi đầu
của 2 đường tỉnh lộ ĐT477B (Me - Gia Thắng) và ĐT477C (Me - Sơn Lai) Hành chính:
Thị trấn Me được thành lập ngày 1/4/1986 trên cơ sở 70,80 hécta diện tích tự nhiên
của xã Gia Vượng và 18,5 hécta diện tích tự nhiên của xã Gia Thịnh. Khi thành lập
thị trấn Me có tổng diện tích tự nhiên là: 89,30 hécta với 3.297 nhân khẩu. Hiện
(11/2008), thị trấn Me rộng 339,93 ha và có 5.736 nhân khẩu. Mật độ dân số ước
tính khoảng: 1687 người/km² 3
Huyện Gia Viễn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Me
(huyện lỵ) và 20 xã: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Lạc, Gia Lập, Gia Minh, Gia Phong,
Gia Phú, Gia Phương, Gia Sinh, Gia Tân, Gia Tiến, Gia Thanh, Gia Thắng, Gia
Thịnh, Gia Trấn, Gia Trung, Gia Vân, Gia Vượng, Gia Xuân, Liên Sơn.
Địa giới hành chính:
Đông giáp vơi 2 xã Gia Phương, Gia Vượng huyện Gia Viễn
Tây giáp với 3 xã Gia Thịnh, Gia Phú, Liên Sơn huyện Gia Viễn
Nam giáp với 2 xã Gia Vượng, Gia Thịnh huyện Gia Viễn
Bắc giáp với 4 xã Gia Thịnh, Gia Phú, Gia Hòa, Gia Phương huyện Gia Viễn
Với vị trí địa lý chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên địa hình của huyện
tương đối phức tạp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Vì vậy, những năm gần đây huyện chủ yếu tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp, dịch vụ và thương mại.
Trong quá trình hoạt động và quản lý chính sách cũng như việc phát triển tiềm
năng về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa- xã hội, huyện Gia Viễn đã có những bước
phát triển vượt bậc và còn cao hơn nữa trong thời gian tới.
Xuất phát từ những vấn đề này, Khoa Chính Trị học được sự đồng ý của BGĐ Học
viện Báo chí và Tuyên truyền cùng TS Phạm Thị Hoa, cô Trần Thị Yến và ThS
Vương Đoàn Đức phối hợp cùng 60 sinh viên đã đến và thực tế về tình hình kinh tế
xã hội tại Thị trấn Me, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây. 4 NỘI DUNG
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI-CHÍNH TRỊ 1. Kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp và thủy sản ổn định: HTX nông nghiệp đã gieo cấy được
76 ha lúa xuân, đạt 93,6% tổng diện tích, sản lượng thu hoạch đạt 64 tạ/ha. Dự kiến
thực hiện diện tích bón 15 ha đối với lúa trổ, năng suất ước đạt 60 tạ/sào. Năm
2022, các vụ mùa vận động quần chúng tận dụng đất trũng mở rộng diện tích thả
nuôi thêm 62 ha, sản lượng cá hàng năm ước đạt 35 tấn. Chịu ảnh hưởng của dịch
bệnh và biến động của thị trường, sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Trong
năm xảy ra dịch cúm gia cầm, toàn vùng đã tiêu hủy 2.858 con gia cầm; xảy ra
dịch tả lợn châu Phi, tiêu hủy 1.112 kg.
- Về dịch vụ: Sau khi dịch Covid-19 trên địa bàn được kiểm soát và ổn định, các hộ
dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn duy trì hoạt động tốt. Các hộ
kinh doanh chuẩn bị nguồn hàng, nhất là các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ đời sống người dân.
- Thu ngân sách trên địa bàn đến hết tháng 11/2022 đạt: 20,7 tỷ đạt 199% so với dự
toán, chi ngân sách ước đạt 19,4 tỷ đạt 287% dự toán; Đảm bảo kinh phí chi trả
lương, phụ cấp hằng tháng đầy đủ, kịp thời; phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương. 2. Văn hóa
- Công tác thông tin – tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú,
tập trung tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, mừng xuân Nhâm Dần, kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình, 30
năm tái lập tỉnh Ninh Bình; công tác giao quân năm 2022;kỷ niệm 75 năm ngày
thương binh liệt sỹ 27/7; công tác giải tỏa, bảo đảm hành hang an toàn giao thông,
trật tự đô thị và vệ sinh môi trường. Trong năm đã làm mới 18 m2 cụm Pa-nô, tiếp
nhận 01 bảng điện tử 15 m2 do Sở Thông tin và truyền thông đầu tư; treo 150 lượt
băng rôn, 80 pa nô, 200 lượt cờ dây; đăng tải trên 245 tin bài, văn bản chỉ đạo điều
hành trên trang Thông tin điện tử thị trấn Me xây dựng 2 đường cờ trị giá 85 triệu
đồng; tổ chức Đại hội thể dục thể thao thị trấn Me và tham gia các hoạt động Đại
hội thể dục thể thao huyện Gia Viễn làm thứ VII.
- Công tác giáo dục: Các nhà trường bám sát chỉ đạo của ngành cấp trên và cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương,khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện công tác
giảng dạy và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch của ngành đã đề ra. 5
Xét tốt nghiệp, bàn giao học sinh lên cấp; kết quả thi trúng tuyển vào lớp 10 đạt
90,32%. Tổng kết năm học 2021-2022 trường Tiểu học thị trấn Me xếp thứ nhất
bậc Tiểu học, được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình tặng Cờ thi đua xuất sắc;
trường Trung học cơ sở và trường Mầm non thị trấn Me được Chủ tịch UBND tỉnh
Ninh Bình tặng Bằng khen trong phong trào thi đua. Công tác khuyến học, khuyến
tài được tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng tham
gia, trong năm đã tổ chức phát thưởng cho 1.135 lượt học sinh có thành tích trong
học tập, với 70,4 triệu đồng. Trạm y tế khám chữa bệnh cho nhân dân được 67
lượt; tiêm đầy đủ vắc xin cho 780 trẻ trong độ tuổi, tiêm và khám cho 126 bà mẹ
mang thai. Thực hiện tốt công tác tham mưu và tổ chức các biện pháp phòng
chống dịch Covid-19 và điều trị F0 tại nhà. Tổ chức cho 331 cháu uống Vi-ta-min
A nhân ngày vi chất dinh dưỡng 01/6. Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân
tích cực thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường,phòng chống các loại dịch truyền nhiễm.
- Công tác đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo: thực hiện đầy đủ các
chính sách cho người có công, người nghèo và các đối tượng bảo trợ theo quy
định. Thăm hỏi, tặng quà cho người có công và các đối tượng hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ khó khăn đột xuất, với tổng số tiền 491,5 triệu đồng, trong đó trích từ
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội là 74,7 triệu đồng và 452 xuất quà hiện
vật. Tập trung làm tốt công tác giảm nghèo trong năm: hộ nghèo là 27 hộ = 1,54%,
giảm 0,27% so với năm 2021, số hộ cận nghèo là 23 hộ = 1,32%, giảm 0,14% so
với năm 2021; số hộ nông nghiệp có mức sống trung bình là 494 hộ = 28,29%,
giảm 0,07% so với năm 2021. 3. Xã hội
Tiếp tục xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trở
thành ý thức trong nếp sống và sinh hoạt của mọi người dân. Thực hiện các phong
trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao có chất lượng, chiều sâu. Xây dựng kế
hoạch, lộ trình thực hiện thu hút đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị của các khu di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của huyện. Trùng tu, tôn tạo các di tích đã xuống
cấp; triển khai thực hiện tốt kế hoạch phát triển Đề án du lịch trên địa bàn tỉnh Hải
Dương. Nâng cao vai trò hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn. Tạo việc
làm mới cho 2.500 lao động trở lên; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,0%, giảm tỷ
lệ hộ cận nghèo xuống còn 2,2%. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân với xây
dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội. Hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển quân, tỷ lệ đơn vị dân quân, tự vệ đạt vững
mạnh hàng năm. Xây dựng thế trận an ninh nhân dân và phong trào toàn dân bảo 6
vệ an toàn tổ quốc tạo nền tảng vững chắc cho đảm bảo an ninh trật tự trên địa
bàn. Thị xã Kinh Môn sớm trở thành trung tâm năng lượng cấp vùng và Quốc gia;
trung tâm công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ, các ngành dịch vụ cho các khu
công nghiệp - thương mại - dịch vụ cấp tỉnh và khu vực. Huy động các nguồn lực,
tập trung xây dựng tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển
nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: Giao thông, thủy lợi, điện, cấp nước,
thoát nước... phát triển thị xã Kinh Môn đảm bảo các tiêu chí của đô thị loại III vào
năm 2025, đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại II hướng tới thành lập thành phố Kinh Môn.
Thời gian tới, thị xã Kinh Môn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định,
bền vững, tạo ra sự chuyển biến tích cực về chất lượng của sự phát triển và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế bằng việc ứng dụng mạnh mẽ
các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào các hoạt động sản xuất, nhất là
tiếp cận được các công nghệ tiên tiến. Hoàn chỉnh hệ thống y tế cơ sở, mở rộng
các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân. Nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo nguồn nhân lực. Không ngừng cải thiện đời sống cho nhân dân, tiếp tục
xóa đói giảm nghèo; đào tạo nghề, tạo thêm nhiều việc làm; đẩy lùi các tệ nạn xã
hội. Đến năm 2030 thu nhập bình quân đầu người/năm so với cả nước đạt từ 1,4 -
2 lần; tổng thu ngân sách trên địa bàn từ 2.200 - 2.300 tỷ đồng/năm; cân đối thu
chi ngân sách có dư; chỉ tiêu mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất
từ 5,5 - 6%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80 - 85%; tỷ lệ hộ nghèo phải thấp
dưới 1%; diện tích sàn nhà ở bình quân đạt từ 28 - 30 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố,
khá kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thị từ 100%; cơ sở y tế từ 3 - 3,5 giường
bệnh/1.000 dân; cơ sở giáo dục đào tạo từ 10 cơ sở; trung tâm văn hóa từ 4 - 6
công trình; trung tâm thể dục thể thao từ 5 - 7 công trình; trung tâm thương mại
dịch vụ phải đạt từ 4 - 7 công trình; tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị từ 13 -
19%; tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng từ 7 - 10%; diện tích đất giao
thông/dân số nội thị từ 9 - 11 m2/người; đất cây xanh nội thị đạt từ 7 - 10
m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị từ 4 - 5 m2/người. 4.Văn hóa du lịch
Gia Viễn là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử. Đây là vùng đất "sinh vương,
sinh thánh"; nơi đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và thánh Nguyễn Minh Không
(Lý Quốc Sư). Huyện Gia Viễn có nhiều di tích lịch sử văn hóa như:
+ Động Hoa Lư: thuộc xã Gia Hưng, là căn cứ ban đầu của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh 7
+ Động Địch Lộng: là động đẹp được mệnh danh là "Nam thiên đệ tam động" Kẽm
Trống: là danh thắng nổi tiếng từ xa xưa nằm giữa Hà Nam và Ninh Bình được tạo
ra bởi sông Đáy và các dãy núi hai bên bờ.
+ Chùa Bái Đính: là khu chùa cổ gắn với nhiều sự kiện lịch sử. Hiện tại ở đây đã
xây dựng khu chùa mới với quy mô lớn hấp dẫn khách du lịch. + Đền thờ Đinh Bộ
Lĩnh: là ngôi đền cổ, xây dựng tại nơi sinh ra danh nhân Đinh Tiên Hoàng
+ Đền Thánh Nguyễn: xưa là chùa Viên Quang Tự, tương truyền do quốc sư
Nguyễn Minh Không lập nên để tu hành.
+ Gia Viễn còn được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh như: khu bảo tồn
thiên nhiên Vân Long, suối Kênh Gà, động Vân Trình,...
II. THU HOẠCH, KẾT QUẢ TỪ CHUYẾN ĐI THỰC TẾ TẠI THỊ TRẤN 1. UBND Thị trấn Me
Cô Nguyễn Thị Hương Sen - Bí thư Đảng ủy Thị trấn Me đã khái quát chung về
tình hình kinh tế- văn hóa và xã hội, cũng như giải đáp mọi thắc mắc của sinh
viên Học viện Báo chí và tuyên truyền. 8
Như được biết, Thị trấn Me là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
huyện Gia Viễn, được thành lập vào ngày 30/4/1986, đơn vị hành chính tách ra từ
xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thực hiện Nghị định số 06/NĐ-
CP ngày 06/11/2008 của Chính phủ, năm 2009 Ủy ban nhân dân thị trấn Me tiếp
nhận thêm 4 xóm của xã Gia Vượng và một phần diện tích của xã Gia Thịnh
chuyển về thuộc thẩm quyền quản lý. Có vị trí địa lý nằm bám dọc theo đường
ĐT477, phía Bắc giáp xã Gia Hòa, xã Liên Sơn; phía Đông giáp xã Gia Phương;
phía Nam giáp xã Gia Vượng; phía Tây giáp xã Gia Thịnh, xã Gia phú. Có diện
tích tự nhiên 348,72 ha, dân số có hơn 6.830 người; đơn vị hành chính được chia
thành 8 tổ dân phố. Là địa bàn đa dạng về cơ cấu thành phần dân cư, các tổ dân
phố bám đường ĐT477 sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ phát triển mạnh; các
tổ dân phố khu vực Tế Mỹ, ven đồi với điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng gặp
nhiều khó khăn, còn mang đặc thù của nông thôn, diện tích sản xuất nông nghiệp
manh mún, xen lẫn với khu dân cư, bị chia cắt bởi các tuyên đường giao thông,
khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, cho nên đời sống của một bộ phận hộ gia đình còn gặp khó khăn.
2. Thăm một số mô hình sản xuất kinh doanh
Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là tham quan mô hình làm ăn của một số nông
dân tiêu biểu tại địa phương. Đoàn đã đến thăm vườn rau của một số hộ nông dân
tiêu biểu trong vùng. Một khu vườn với nhiều loại cây trồng và sản phẩm. Tiếp
đoàn, các chủ vườn đã chuẩn bị rất nhiều loại trái cây được hái trực tiếp từ vườn để
đón đoàn, đồng thời giới thiệu với đoàn quá trình hình thành và cách thức áp dụng.
Tiếp đó, đoàn cũng đã giới thiệu với đoàn về phương thức nuôi ếch và cá vược... 9
3. Đền thờ Đức Thánh Nguyễn
là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An nay là hai xã Gia Thắng, Gia
Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Đền thờ Nguyễn Minh Không, là danh nhân được
sinh ra trên đất này. Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa có tên là Viên Quang
do Nguyễn Minh Không lập vào năm 1121. Khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến
chùa Viên Quang thành đền thờ Thánh Nguyễn. Đền Thánh Nguyễn được xếp hạng
di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tháng 2 năm 1989.
Đức Thánh Nguyễn Minh Không sinh ngày 15 tháng 10 (1065-1141). Sau khi mất
ông được tôn hiệu là Lý Quốc Sư, tên gọi này để chỉ ông là một cao tăng có chức
vị đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Vì có nhiều công lớn
chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo sau này là những
nhân vật lịch sử có thật được người Việt tôn sùng là đức Thánh Nguyễn, đức Thánh
Trần. Trong dân gian, Nguyễn Minh Không còn được coi là một vị Thánh trong tứ
bất tử ở Việt Nam và ông tổ nghề đúc đồng.
Quốc sư Nguyễn Minh Không là người có bản đồ của triều đại nhà Lý. Ông đã
nghiên cứu và thu thập kiến thức về y học dân gian, hái các loại thảo mộc trong
Vườn Shengde hàng ngày để trở thành một bác sĩ nổi tiếng, chữa khỏi những căn
bệnh lạ cho nhà vua, thu thập và phục hồi tinh hoa của nền văn minh phương Đông
- đúc đồng. Đồng đúc. Ông dày công tìm tăng học Đạo, từ một tăng nhân ở Trường 10
An phủ trở thành quốc sư ở kinh đô, trở thành người đứng đầu tăng ni trong nước,
được cả danh lẫn lợi. đạt đến đỉnh cao. Phong thái của ông thể hiện không khí
huyền bí, xa lạ và hoang đường của Phật giáo thời Lý, nhưng về nhiều mặt, ông đã
có những đóng góp rất tích cực cho sự phục hưng và phát triển nền văn hóa dân tộc
Việt Nam. : Triết học, văn học, kiến trúc, mỹ thuật, công nghiệp... làm cơ sở cho sự
phát triển sau này của văn hóa Việt Nam.
4. Đền vua Đinh Tiên Hoàng
Đền Đinh Tiên Hoàng là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thuộc quần thể
di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đền
nằm trên khuôn viên rộng 5ha, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích.
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng toạ lạc tại thôn Trường Yên Thượng (nên còn gọi là
đền Thượng). Đền quay hướng Đông, trên khuôn viên rộng khoảng 5 mẫu, lấy núi
Mã Yên làm án. Đền là nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng cùng các con trai của ông.
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở nơi chính điện Kinh đô Hoa Lư ngày xưa được
xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, nghĩa là bên trong kiến trúc kiểu chữ
công (hán tự), phía ngoài cấu trúc kiểu chữ quốc. Đường đi trong đền theo hình
chữ vương. Các công trình kiến trúc đối xứng nhau theo đường chính đạo. 11
Đền thờ vua Vua Đinh Tiên Hoàng là công trình kiến trúc đăc s ‡ ắc, di tích lịch sử
và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2012.
*Lịch sử hình thành đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng.
Tương truyền lại, vua cùng với con trai là Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại vào năm
979, theo nghi lễ triều đình đã tấn phong thuỵ hiệu, mỹ tự, lập đền thờ cúng ngay
tại quê nhà. Do Đó, đền đã được khởi lập từ xa xưa. Hiện nay, phần còn lại của đền
mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.
Những tư liệu về vua Đinh Tiên Hoàng rất nhiều, chính sử và truyền thuyết dân
gian đã ghi lại và âm hưởng chung là ca ngợi trí tuệ, sức mạnh và công lao to lớn
của ông đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, mở nền chính thống của nước ta
sau hàng nghìn năm nô lệ.
Trên đất quê hương ông hiện nay vẫn còn rất nhiều truyền thuyết, địa danh liên
quan tới thời ấu thơ của của Đinh Tiên Hoàng cũng như Nguyễn Bặc, Đinh Điền,
những vị danh tướng cùng quê Đại Hữu với vua Đinh Tiên Hoàng.
Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, quay về hướng Đông.
Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa. Trên núi có lăng
mộ vua Đinh. Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo.
Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính điện.
Hồ bán nguyệt là một hồ nước xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa. Trong
hồ thả hoa súng. Sau Minh Đường - Hồ Bán Nguyệt là bức bình phong.
Cổng ngoài dẫn vào đền- Ngọ môn quan là ba gian lợp ngói, Trên vòm cửa cong
có hai con lân vờn mây. Phía trên cổng là hai tầng mái che tám mái. Mặt trong
cổng ghi bốn chữ "Tiền triều phụng khuyết".
Toà thứ hai là Nghi môn (cổng trong) với 3 gian dựng bằng gỗ lim. Qua Nghi môn
ngoại, dọc theo đường thần đạo đến Nghi môn nội. Các họa tiết trang trí của Nghi
môn nội giống như Nghi môn ngoại.
Đền thờ có hai lớp cửa vào đền cũng tương tự như hai vòng thành Hoa Lư xưa. Đi
hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng
bằng đá chung quanh chạm nổi. Hai bên sập rồng có hai con nghê đá chầu, được
tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối. 12
5. Đền vua Lê Đại Hành 13
Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, thuộc quần thể
di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét.
Đền được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, nhưng có quy mô nhỏ hơn đền Vua Đinh.
Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) 3 gian là đường chính đạo lát gạch. Bên trái là
một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền. Bên
phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ "Hổ phục" với gốc cây duối tuổi thọ
trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái là hòn non bộ có dáng "voi quỳ" được khắc hai chữ Hán "Bất di". 14
Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian, hai bên có hai vườn hoa, tiếp đó là hai dãy
Nhà vọng. Ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ "Phượng ấp", bên trái là hòn
non bộ "Long Mã". Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá.
Lệ hội đền vua Đinh là một trong những lễ hội đặc sắc, có giá trị văn hóa tâm linh
sâu sắc. Cứ đến ngày 8 tháng 3 m Lịch hằng năm, khách tứ phương lại đổ về để
viếng đền. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 8-10 tháng 3.
Lễ hội Đền vua Đinh, Đền vua Lê (Lễ hội Trường Yên) được tổ chức hằng năm tại
Cố đô Hoa Lư (thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), nơi tọa lạc
của hai ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, cùng các nhân vật
lịch sử có liên quan đến hai triều đại Đinh - Tiền Lê.
Tương truyền, sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, nhân dân
địa phương đã xây dựng đền thờ trên nền móng cũ của cung điện để tưởng nhớ
công đức của hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Lễ hội Trường Yên được
cộng đồng dân cư nơi đây tổ chức cũng nhằm mục đích ghi nhận những công lao to
lớn của vua Đinh, vua Lê trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Xưa kia, việc chuẩn bị lễ hội hết sức công phu, những người tham gia lễ hội cùng
nhau đóng góp công sức, nên mâm lễ tế vua tấm long tri ân của cộng đồng. Ngày
nay, khi điều kiện vật chất được cải thiện, mỗi người tham gia lễ hội đều chuẩn bị
một mâm lễ riêng để tế vua, khiến cho việc sắp lễ chung của làng không còn được cầu kỳ như trước.
Lễ hội diễn ra từ ngày 8 - 10 tháng 3 ( m lịch), gồm những nghi thức chính sau:
Lễ mở cửa đền: được tiến hành trước khi diễn ra lễ hội một ngày (ngày 7 tháng 3)
để cúng tế thần linh và hai vua, xin được tổ chức lễ hội. Những người thực hiện
công việc này là các bậc cao niên có uy tín của làng, am hiểu về truyền thống.
Lễ rước nước: là nghi thức mở đầu cho ngày khai hội (ngày 8 tháng 3). Đây là hoạt
động được đông đảo quần chúng và nhân dân địa phương tham gia. Đoàn rước
nước khởi hành từ đền vua Đinh, tới bến sông Hoàng Long, rồi xuống thuyền ra
đến cây Nêu - Vị trí lấy nước cho vào chóe. Khi đoàn rước về tới đền, một phần
nước được đưa vào nội cung để làm lễ mộc dục, phần còn lại được dâng lên ban
thờ vua và để đến lễ hội năm sau.
Lễ mộc dục: tức lễ tắm thần vị, bao sái tượng vua Đinh, vua Lê. Trước khi tiến
hành công việc này, dân làng Trường Yên dâng lễ cáo yết thần linh, xin phép được
thực hiện. Khăn dùng để bao sái tượng thường có màu đỏ; sau khi bao sái bằng
nước trắng (rước từ sông Hoàng Long) sẽ bao sái bằng nước thơm. 15
Lễ dâng hương: diễn ra ngay sau khi hoàn thành lễ mộc dục, tại đền thờ vua Đinh
Tiên Hoàng và đền thờ vua Lê Đại Hành. Đoàn tế dâng hương có chủ tế, bồi tế,
chấp sự và tiến hành theo trình tự: dâng hương, cúc cung bái, dâng rượu tuần, đọc lời chúc.
Lễ tế: cũng được tiến hành tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Để
chuẩn bị cho lễ tế, nhân dân Trường Yên cử người có học thức cao của làng, am
hiểu lịch sử soạn bài văn tế có nội dung gắn với tiểu sử, công trạng của các vị vua
lúc sinh thời. Khi đọc xong, bài tế được hóa ngay trong buổi lễ.
Cờ lau tập trận: là một tiết mục diễn xướng gợi nhớ về thời niên thiếu của vua
Đinh. Trong hội hiện nay, có khoảng 60 em học sinh của xã Trường Yên tham gia
diễn tích Cờ lau tập trận. Trước đó, người phụ trách đưa các em vào đền để tế lễ
vua, xin phép được diễn tích này. Người phụ trách tế xong, các em nhỏ lần lượt
vào lễ vua rồi ra diễn. Diễn xong, đoàn trở lại đền lễ tạ vua, nhằm cầu cho bách gia
trăm họ được bình an, đất nước muôn đời hưng thịnh.
Kéo chữ Thái Bình: được thực hiện bởi nhiều người chia làm các đội, mỗi đội
khoảng 50 - 60 người, mặc đồng phục. Mỗi người tự chuẩn bị một chiếc gậy tre dài
khoảng 1,5m, quấn giấy xanh, đỏ, trắng, cắt tua. Người kéo chữ chân quấn xà cạp,
đi giầy vải, thắt lưng, đầu chít khăn có đính kim sa. Khi đã xếp thành chữ đã định
trước (chữ Thái Bình), trống vang lên dồn dập, đoàn người kéo chữ đứng yên, lúc
này chữ “Thái Bình” xuất hiện.
Ngoài các nghi lễ gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, Lễ hội Trường Yên còn có sức hấp
dẫn đặc biệt bởi các sinh hoạt văn hóa mang tính đặc thù, tiêu biểu như: thi bơi
chải và thi đấu vật. Đây là các hoạt động không chỉ mang tính giải trí, rèn luyện
sức khỏe mà còn để ghi nhớ công lao của những danh tướng dưới thời vua Đinh,
như ông Vận Dần đại vương (cai quản thủy quân) hay ông Cầm Trà đại vương (cai quản bộ binh)…
III. CẢM NHẬN TỪ CHUYẾN ĐI
Nói chung, vị thế địa lý, kinh tế, văn hóa và xã hội của Huyện Me và thậm 16
chí cả Thị trấn Gia Viễn nói chung đã không ngừng phát triển và lớn mạnh,
với bước ngoặt và hướng đi đúng đắn trong thời gian qua. Cán bộ và nhân
dân địa phương đã có những chủ trương, quyết sách đúng đắn, tạo điều
kiệncho địa phương phát triển và tăng trưởng về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đặc biệt là môi trường, cảnh quan và di tích lịch sử nơi đây được kỳ vọng
sẽ thúc đẩy ngành du lịch địa phương lên một tầm cao mới, vươn tầm quốc tế.
Cuối cùng em xin cảm ơn cô giáo Phạm Thị Hoa, cô Trần Thị Yến và thầy
Vương Doãn Đức, cũng như Chính Quyền địa phương đã tạo điều kiện và
đồng hành, mang đến cho các em học sinh những nguồn tri thức mới.
Chuyến đi lần này thật ý nghĩa, sau này nếu có dịp em sẽ lại đến Thị Trấn
Gia Viễn vào thời gian gần nhất để xem sự đổi thay về nhiều mặt ở đây. 17