Thị trường bánh mì trong và sau đại dịch covid-19 ở TP. HCM | Tiểu luận môn Kinh tế vi mô Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Tại Việt Nam, mọi người có thể gặp bất cứ một hàng bánh mì nào khắp các nẻo đường, từ Quốc lộ, trục đường lớn cho đến những con hẻm nhỏ bé ít người biết đến. Mặc dù vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể khẳng định hiểu hết về món "sandwich" này. Có rất nhiều người không đồng tình với quan điểm bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp, nhưng trên thực tế, bánh mì dần du nhập về Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ - - - - - - KINH TẾ VI MÔ Đề tài THỊ TRƯỜNG BÁNH MÌ
TRONG VÀ SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở TP. HCM
Nhóm sinh viên thực hiện Đinh Chí Công : 2213202 Lê Thị Lệ Mỹ : 22132091
Nguyễn Thành Lợi : 22132070
Lê Thị Kiều Giang : 22132033 Lê Phát Minh Huy : 22132048 Phạm Yến My : 22132090 Trần Khương Duy : 22132026
Đặng Thị Mỹ Hạnh : 22132036 Trần Xuân Hiếu : 22132044 Khóa : 2022
Ngành : Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Lớp : 221321 Tháng 11, 2022 MỤC LỤC Lời mở đầu
Chương I: Tình hình chuỗi cung ứng bánh mì nói riêng và
lương thực nói chung trong thời gian có dịch bệnh Covid-19:
1. Tình hình chung:...................................................................
2. Nguyên nhân:........................................................................
Chương II: Tình hình chuỗi cung ứng bánh mì sau đại dịch Covid-19:
1. Tình hình chung:...................................................................
2. Nguyên nhân:........................................................................
Chương III: Tổng kết quá trình khảo sát LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, mọi người có thể gặp bất cứ một hàng bánh mì nào khắp các nẻo
đường, từ Quốc lộ, trục đường lớn cho đến những con hẻm nhỏ bé ít người biết đến.
Mặc dù vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể khẳng định hiểu hết về món "sandwich" này.
Có rất nhiều người không đồng tình với quan điểm bánh mì Việt Nam có nguồn
gốc từ Pháp, nhưng trên thực tế, bánh mì dần du nhập về Việt Nam, và đặc biệt là Sài
Gòn từ những năm 1859, cuộc viễn chinh chiếm thành Gia Định của thực dân Pháp đã
đem bánh mì đến gần hơn với người dân. Ban đầu, loại thức ăn này được dân ta nhìn
nhận như một món ăn chơi, không được coi là món ăn chính. Bánh mì được dùng để
ăn cho qua bữa, ko đầy đủ đàng hoàng như bữa cơm thường lệ. Dần dần, bánh mì đã
trở thành một trong những nét đặc trưng của ẩm thực Việt.
Bánh mì Việt Nam (gọi tắt là bánh )
mì là một món ăn Việt Nam. Bánh mì được
xem như một loại thức ăn nhanh bình dân và thường được tiêu thụ trong bữa sáng
hoặc bất kỳ bữa phụ nào trong ngày. Do có giá thành phù hợp nên bánh mì trở thành
món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Hiện nay trung bình mỗi ngày có 9.000 ổ
bánh mì được khách hàng đặt mua qua nền tảng GoFood. Số liệu mới công bố của
GoFood cho biết, có gần 4,5 triệu ổ bánh mì được bán thông qua nền tảng này trong
hơn một năm. Từ những thông tin trên, nhóm chúng em đã chọn khảo sát về thị trường
buôn bán bánh mì trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để giúp chúng ta có cái nhìn
bao quát hơn về thị trường bánh mì trong và sau dịch.
Thời gian khảo sát: 2/11/2022
Khu vực khảo sát: TP Hồ Chí Minh
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát những biến động của thị trường bánh mì trong và sau dịch covid-19.
Tổng quan thị trường:
Có thể nói, hiếm có mặt hàng nào có độ phủ sóng lớn hơn những điểm bán
bánh mì tại TP.HCM. Năm 2021, sau cuộc “càn quét” của Covid-19, ước tính giai
đoạn giãn cách xã hội đã khiến 28,4 triệu lao động bị ảnh hưởng do mất việc, giãn
việc, giảm lương. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,98% - cao nhất trong 10 năm trở lại
đây. Những ngày đầu tiên sau mở cửa phục hồi kinh tế, các cửa hàng bánh mì trên
địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đã dần dần mở bán lại. Thế nhưng
tổng quan thị trường đã có rất nhiều biến động cả về cung và cầu.
Tóm tắt kết quả khảo sát
Thông qua quá trình khảo sát giữa người mua và người bán chúng ta có thể thấy
được thị trường bánh mì có sự thay đổi rất lớn:
Đối tượng khách hàng cho món ăn tiện lợi này cũng rất đa dạng từ người đi làm
cho tới người nội trợ, học sinh sinh viên tới người lớn tuổi đều có thể thưởng thức
hương vị đặc trưng. Một số khảo sát nhỏ về các tiệm bánh trong khu vực trên cho thấy
trung bình mỗi ngày tiệm bánh có thể bán được từ 100 đến 300 ổ, có nơi còn bán được
cả 500 ổ và nhiều hơn nữa. Điều này cho thấy mức độ tiêu thụ bánh mì là thật sự lớn
và rất tiềm năng. Sau thời gian dịch mọi người đều quan tâm cả về chất lượng, giá cả
và vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. I. Tình
hình chuỗi cung ứng bánh mì nói riêng và lương thực nói chung trong
thời gian có dịch bệnh Covid-19 1. Tình hình chung
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tất cả các hoạt động sống của con người gây ra những mất mác to lớn đặc biệt về
sự khủng hoảng thị trường cung và cầu về lương thực thực phẩm. Các nước trên thế
giới đều ra sức bảo vệ nguồn lương thực thực phẩm của mình bằng các chiến lược
khác nhau. Nước xuất khẩu thì điều chỉnh chính sách xuất khẩu, “găm hàng”, xuất
khẩu ít đi khiến nguồn cung ứng bị gián đoạn, giá cả bấp bênh, trong khi nước nhập
khẩu thì cố gắng tích trữ nhiều. Nếu tình trạng kéo dài, một số nước phải đối mặt với
nguy cơ an ninh lương thực bị đe dọa, thiếu hụt nguồn cung hàng hóa.
Một cuộc khảo sát của Nielsen IQ được thực hiện vào tháng 2/2020 tại Việt Nam
đã chỉ ra rằng COVID 19 đã khiến cho 45% người tiêu dùng tăng cường dự trữ thực
phẩm ở nhà, con số này nhiều hơn trước, 50% trong số đó giảm tần suất đến các địa
điểm để mua hàng hóa (siêu thị, cửa hàng tạp hóa…) và 25% số người hạn chế các
hoạt động ăn ngoài (BBT, 2021). Những mặt hàng được người Việt tích trữ nhiều nhất
bao gồm mì gói (+ 67%), thực phẩm đông lạnh (+ 40%) và xúc xích tiệt trùng (+ 19%)
(BBT, 2021). Các mặt hàng thiết yếu cũng có sự tăng trưởng về doanh thu do sự gia
tăng trong nhu cầu của người tiêu dùng.
Khảo sát của Kantar cũng đã cho thấy, việc đóng cửa trên toàn quốc vào tháng 4
năm 2020, bánh mì đóng gói và sữa hộp tại Hồ Chí Minh tăng lần lượt 112% và 12%
so với cùng kỳ vào năm ngoái. Ngược lại, đồ uống có cồn và đồ uống có đường giảm
tiêu thụ trong quý đầu tiên của năm 2020. Ở châu Âu, nhu cầu về bánh mì tăng 76%
và rau tăng 52% trong một tuần khi dịch bệnh được công bố (Abhijit Barman, Rubi
Das, 2021), mối quan tâm đối với các mặt hàng có cồn không tăng. Theo báo cáo của
Hội đồng Nghiên cứu và Kinh tế Nông nghiệp (CREA) của Ý, trong thời gian cách ly
của đại dịch COVID 19, tiêu thụ sản phẩm thực phẩm tăng 29% đối với trái cây, rau
33%, các loại đậu 26,5% và dầu ô liu 21,5% (Abhijit Barman, Rubi Das, 2021). Ở Mỹ,
70% khách hàng giảm tần suất mua sắm mặt hàng thực phẩm trực tiếp và ưa chuộng
hình thức chợ online trong đại dịch. 2. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến sự biến động cung cầu lượng thực thực phẩm nói chung và bánh mì nói riêng:
Thứ nhất, các chính sách, chỉ thị giãn cách của nhà nước khiến việc vận chuyển
hàng hóa như các nguyên vật liệu( bột mì, máy nướng…) gặp nhiều khó khăn dẫn đến
tình trạng cầu tăng cao mà cung không đủ.
Thứ hai, dịch bệnh diễn biến phức tạp tác động đến tâm lý của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng có xu hướng mua tích trữ nhiều loại hàng hóa, thực phẩm thiết yếu
dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa, lượng cung không đủ đáp ứng cho lượng cầu.
Thứ ba, đại dịch khiến sản xuất đứt gãy, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn
đến tình trạng cắt giảm nhân sự, thất nghiệp tăng cao ảnh hưởng đến mức sống, thu
nhập của người tiêu cùng cũng là yếu tố khiến lượng cầu biến động.
Thứ tư, các ngành kinh tế đặc biệt trong các ngành sản xuất, các ngành thường
có sự liên kết, tác động lẫn nhau. Do đó, đại dịch COVID đã gây sức ép cho chuỗi
cung ứng toàn cầu, một số ngành sản xuất nguyên liệu cắt giảm nhân công dẫn đến sản
lượng đầu ra giảm, đẩy giá nguyên liệu( bột mì) lên cao và các ngành sản xuất sử dụng
nguyên liệu ấy buộc phải giảm sản lượng đầu ra.
Thứ năm, COVID-19 đã khiến cho nhiều cá nhân, gặp khó khăn, , gây khó khăn
cho sản xuất, ảnh hưởng tới sản lượng đầu ra. Bên cạnh đó, các chi phí như thuê kho
hàng cũng tăng cao, khiến các doanh nghiệp bánh mì phải giảm lượng sản phẩm để tiết kiệm chi phí. II. T
ình hình bánh mì sau giãn cách
Giá cả các loại lương thực nói riêng và bánh mì nói chung tăng vọt một
cách chóng mặt ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt của người dân. Sau giãn
cách, nhiều người kì vọng một lượng hàng hoá dồi dào đi cùng với giá cả phải chăng
nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. 1. Tình hình chung
Trải qua hai năm đầy biến động của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đã
từng bước thích ứng linh hoạt. Quá trình hội nhập lại nền kinh tế đang dần hồi phục,
hoạt động mua bánh cũng dần trở lại. Tuy nhiên, thị trường cung cầu sẽ khó có thể cân
bằng trở lại như cũ, có thể thấy rõ nhất ở hầu hết các tiệm bánh mì ở TP Hồ Chí Minh
đều có sự thay đổi về lượng khách, giá của nguyên liệu- lượng thực. 2.Nguyên nhân
- Do quá trình phục hồi nền kinh tế lấy lại vốn thiếu hụt trong thời gian dịch.
- Giá cả các nguyên - vật liệu làm bánh mì nói riêng và lương thực đều tăng.
- Nhu cầu khách hàng giảm do thiếu hụt về kinh tế trong dịch dẫn đến lượng khách không còn đông đúc. III. TỔNG KẾT
Đại dịch Covid-19 kéo dài đã đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoản trầm
trọng nhất kể từ năm 1930 và Việt Nam là một trong số những nước chịu ảnh hưởng
nặng nề, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức 2,58%. Thông qua quá trình khảo sát
đã nắm bắt khái quát được tình hình bánh mì trong và sau dịch. Trong thời gian xảy ra
dịch thị trường bánh mì có nhiều chuyển biến đáng kể chẳng hạn như:
Người bán:
Trong dịch phải thực hiện giãn cách các cửa hàng không thể bán trực tiếp mà
thay vào đó bán với hình thức online trên các ứng dụng như shopee food, grab
food,…Và thông qua cuộc khảo sát ta biết được số lượng bán bánh mì một ngày
cũng nhiều hơn sau dịch cụ thể như trong dịch số lượng bán lên đến 250-550 ổ/1 ngày.
Sau thời gian chống chọi thì dịch bệnh cũng qua nền kinh tế đang dần hồi phục
thế nhưng đối với thịt trường bánh mì thì có giảm sút so với thời gian trong
dịch, nhu cầu tiêu dùng bánh mì ít hơn chẳng hạn như trong dịch có thể bán lên
đến con số 500 ổ thì sau dịch chỉ còn bán được khoảng 250 ổ trở lại. Nhưng về
mặt giá cả không hề thay đổi. Chắc hẳn lí do ở đây là trong dịch nhu cầu sử
dụng đã cao nên sau dịch mọi người muốn ăn những loại thực phẩm để thay đổi
khẩu phần ăn đa dạng hơn.
Người mua:
Hầu hết người mua đưa ra đánh giá rằng
bánh mì trong dịch và sau dịch không có thay đổi gì đáng kể.
Nói đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
thì tất cả mọi người đều đặt vấn đề này lên hàng đầu.
Và với sự mong muốn của mọi người đến người
bán là được tặng thêm khăn giấy, tăm,…
Như vậy, qua cuộc khảo sát với người mua và người bán với thị trường hể
thấy được đã có nhiều sự thay đổi về cung và cầu trong và sau đại dịch. Bên
cạnh đó giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường kinh tế Việt Nam nói
riêng và thị trường kinh tế thế giới nói chung. Tài liệu tham khảo
BBT. (2021). Tác động của COVID-19 đến ngành thực phẩm và đồ uống. Innovative Hub Viet
Nam. https://innovativehub.com.vn/tac-dong-cua-covid-19-den-nganh-thuc-pham-va-do uong-fb/
FAO. (2020). Anticipating the impacts of COVID-19 in humanitarian and food crisis contexts.
FAO. https://doi.org/10.4060/ca8464en
Francesca De Nicola , Jonathan Timmis, A. A. (2020). How is COVID-19 transforming global value
chains? Lessons from ethiopia and Vietnam. In Worldbank.
https://blogs.worldbank.org/voices/how-covid-19-transforming-global-value-chains-lessons ethiopia-and-vietnam
Khuc, Q. Van. (2022). Về khả năng ứng dụng của hệ xử lý thông tin 3D và nguyên lý bán dẫn
giá trị trong tìm kiếm giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ở Việt
Nam. Tạp Chí Kinh Tế và Dự Báo, 1–5. https://kinhtevadubao.vn/ve-kha-nang-ung-dung
cua-he-xu-ly-thong-tin-3d-va-nguyen-ly-ban-dan-gia-tri-trong-tim-kiem-giai-phap-cho-van
de-o-nhiem-moi-truong-va-bien-doi-khi-hau-o-viet-nam-20840.html
La, V. P. et al. (2020). Policy response, social media and science journalism for the sustainability
of the public health system amid the COVID-19 outbreak: The vietnam lessons.
Sustainability (Switzerland), 12(7). https://doi.org/10.3390/su12072931
Lê Dương. (2020). FAO: Thế giới cần hành động để không khủng hoảng lương thực vì COVID- 19.
Báo Bnews. Manh Hung. (2021). Đại dịch Covid-19 thách thức kinh tế nghiêm trọng với toàn cầu.
Báo Điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-
19/undpdai-dich-covid-19-thach-thuc-kinh-te-nghiem-trong-voi-toan-cau-592159.html Nguyên, A.
(2020). Tăng sức cạnh tranh của hàng Việt trong bối cảnh mới. Báo Điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt
Nam. https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/tang-suc-canh-tranh-cuahang-viet-trong-boi-canh-
moi-567253.html OECD. (2020). COVID-19 and the food and agriculture sector: Issues and policy
responses. OECD. https://www.oecd.org/coronavirus/policy-responses/covid-19-and-the-food-
andagriculture-sector-issues-and-policy-responses-a23f764b/ Vuong, Q. H., et al. (2022). Covid-19
vaccines production and societal immunization under the serendipity-mindsponge-3D knowledge
management theory and conceptual framework. Humanities and Social Sciences Communications, 9,
22. Retrieved from: https://www.nature.com/articles/s41599-022-01034-6 Vuong, Q. H., & Napier,
N. K. (2014). Making creativity: the value of multiple filters in the innovation process. International
Journal of Transitions and Innovation Systems, 3(4), 294– 327.
https://doi.org/10.1504/ijtis.2014.068306