-
Thông tin
-
Quiz
Thiết kế cơ sở là gì? Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì?
Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 2.2 K tài liệu
Tài liệu khác 2.4 K tài liệu
Thiết kế cơ sở là gì? Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì?
Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 2.2 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 2.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Thiết kế cơ sở là gì? Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì?
Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở
phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các
quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
1. Khái niệm thiết kế cơ sở là gì ?
Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở
phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các
quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Hồ sơ thiết kế cơ sở là hồ sơ bao gồm toàn bộ các thông tin thiết kế cơ sở.
Trong hồ sơ thiết kế của một công trình xây dựng hoặc một dự án xây dựng gồm các bước như thiết kế cơ
sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công. Tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất của từng công trình cụ thể mà
công việc thiết kế được thực hiện theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước. Nếu dự án được thiết kế 2 bước hoặc
3 bước thì sẽ có hồ sơ thiết kế cơ sở.
2. Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì?
Phần thuyết minh gồm có các nội dung sau đây:
Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến
công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết
nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
Phần bản vẽ gồm có các nội dung sau đây:
Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công
trình xây dựng theo tuyến ;
Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc ;
Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ
tầng kỹ thuật của khu vực.
3. Thẩm định thiết kế cơ sở
Khi thiết kế cơ sở được hoàn thành sẽ được đưa ra hội đồng thẩm định để đánh giá chất lượng của công trình xây dựng.
Theo đó, đơn vị có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở phụ thuộc vào đơn vị chủ trì và loại hình dự án xây dựng.
Với dự án đầu tư xây dựng: phụ thuộc vào từng loại công trình xây dựng sẽ có các cơ quan chủ trì là đơn vị
có quyền thẩm định, đánh giá thiết kế.
Với công trình giao thông: do Bộ Giao thông vận tải thẩm định.
Với công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình giao thông đô thị: do Bộ Xây dựng thẩm định.
Với công trình nhà máy điện, hầm mỏ, dầu khí…đơn vị chủ trì thẩm định là là Bộ Công Thương.
Với các công trình về an ninh, quốc phòng: Bộ quốc phòng và Bộ Công an sẽ thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở.
Với các công trình thuộc đơn vị cơ sở, nằm trên địa bàn tỉnh, các cơ quan thuộc sở thì Sở Giao thông Vận
tải, Sở Xây dựng của tỉnh đó,… là đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định, đánh giá thiết kế cơ sở.
Từ các thông tin trên có thể thấy:
Hồ sơ thiết kế cơ sở có thể dự đoán được tổng chi phí của một công trình chủ đầu tư cần phải bỏ ra gồm:
dự toán thi công công trình, các hạng mục của dự án, chi phí quản lý, chi phí phát sinh…
Việc thiết kế phải đảm bảo cân đối chi phí để tổng dự toán không vượt quá tổng mức đầu tư đã được duyệt trước đó.
4. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định
(trong trường hợp người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định) theo quy định tại Điều 82 và Điều 83 của
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 và khoản 25 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
Việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định này.
Trong quá trình thẩm định, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư, cơ
quan chuyên môn về xây dựng được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia
thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.
Việc thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 6 Điều 82 của Luật Xây dựng
năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 được quy định như sau:
- Trong quá trình thẩm định, trường hợp báo cáo kết quả thẩm tra chưa đủ cơ sở để kết luận thẩm định, cơ
quan chuyên môn về xây dựng được quyền yêu cầu bổ sung, hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm tra;
- Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng;
- Nội dung Báo cáo kết quả thẩm tra quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này. Các bản vẽ được thẩm
tra phải được đóng dấu theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của
cơ quan chuyên môn về xây dựng, văn bản của các cơ quan tổ chức có liên quan để làm cơ sở phê duyệt
thiết kế. Kết quả thẩm định và phê duyệt của chủ đầu tư được thể hiện tại Quyết định phê duyệt thiết kế xây
dựng theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này.
Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với toàn bộ các công trình
hoặc từng công trình của dự án hoặc bộ phận công trình theo giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của
chủ đầu tư nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định.
5. Thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở đúng tiêu chuẩn Khái niệm
Hồ sơ thiết kế cơ sở là bản vẽ khái quát cho các hoạt động xây dựng, để đảm bảo chất lượng và theo sở
thích của khách hàng. Bước này được cho là giai đoạn đầu tiên trong dự án đầu tư xây dựng. Đây là thiết
kế bắt buộc phải có để báo cáo và nghiên cứu tính khả thi dựa trên cam kết được lựa chọn trước đó.
Bản vẽ thiết kế cơ sở biểu hiện các thông số kỹ thuật, phù hợp với tiêu chuẩn, quy định đã đề ra để triển
khai thực hiện các bước thi công công trình sau đó.
Thiết kế cơ sở được xem là một bước quan trọng và không thể thiếu của một dự án xây dựng. Vì vậy, thiết
kế cơ sở cần phải phù hợp và đảm bảo nhất quán với các công trình khi khởi công.
Đối với các bản vẽ thiết kế cơ sở, sau khi hoàn thành sẽ được đem ra hội đồng thẩm định xem xét để đánh
giá chất lượng công trình. Trong quá trình thẩm định này, đơn vị thi công có quyền quyết định đến dự án
công trình còn phụ thuộc vào hai yếu tố chính là đơn vị thi công và loại hình dự án công trình.
Thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở đúng tiêu chuẩn bao gồm 2 phần chính là phần thuyết minh và phần bản vẽ.
Phần đầu tiên chính là giới thiệu sơ lược địa điểm xây dựng, thiết kế tổng quát mặt bằng công trình, các
phương án triển khai công trình, quy mô cũng như các hạng mục trong vấn đề thi công. Ngoài ra, bản thiết
kế cần thể hiện được sự liên kết giữa các hạng mục công trình dự án và cơ sở hạ tầng tại khu vực triển khai.
Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ phải đảm bảo tiêu chuẩn đối với các công trình yêu cầu công nghệ cao
Phương án kiến trúc đối với các dự án có yêu cầu về mặt kiến trúc
Phương án kết cấu chính cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật trọng điểm của dự án
Phương án bảo vệ môi trường, hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đề ra để đảm bảo an toàn
Lên danh mục các danh mục theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của nhà nước đề ra.
Đối với phần bản vẽ, cần có các hạng mục sau đây:
Bản vẽ thiết kế cần khái quát hết mặt bằng của dự án, hoặc bản vẽ bình đồ phương án của công trình đối
với các công trình thi công theo tuyến
Sơ đồ công nghệ, bản vẽ thể hiện dây chuyền công nghệ đối với các dự án công nghệ
Bản vẽ kiến trúc đối với các dự án có yêu cầu cao về mặt kiến trúc
Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống cũng như hạ tầng kỹ thuật của công trình đó phải được kết nối
với cơ sở hạ tầng của khu vực để đảm bảo tính nhất quán.
Bản vẽ thể hiện diện tích công trình như mặt đứng, mặt đối diện, mặt cắt ngang của từng hạng mục
Bản vẽ sơ đồ mặt bằng các phương án sắp xếp cũng như bố trí các kết cấu hạ tầng chính như: móng, nền
nhà, cột và sàn để đảm bảo không có sai sót xảy ra
Bản vẽ hệ thống công trình kỹ thuật phía trong các dự án như hệ thống báo báo cháy, hệ thống điện nước,
hệ thống làm mát của công trình.
Bản vẽ thể hiện mô hình của từng bộ phận và tổng quát toàn bộ dự án
Giải pháp phòng chống cháy nổ và các sơ đồ lối thoát hiểm của công trình.
Hồ sơ thiết kế cơ sở có thể dự đoán được tổng chi phí của một công trình mà chủ đầu tư cần phải bỏ ra bao
gồm: dự toán thi công công trình, các hạng mục khác của dự án, chi phí quản lý cũng như một số chi phí
phát sinh khác của dự án.
Người thiết kế cần biết tính toán và cân đối các chi phí sao cho tổng dự toán không được phép vượt quá
tổng mức đầu tư được duyệt ở thời điểm ban đầu.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm kiếm các đơn vị thi công có đội ngũ chuyên môn cao và dày dặn kinh
nghiệm trong việc thi công và xây dựng công trình tốt nhất.