Thông tin học - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Thông tin học - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (2202LHOA)
Trường: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên:Trần Mỹ Ngọc - 2005LTHB009 THÔNG TIN HỌC
Câu 1)Thông tin là gì? Tìm và phân tích các định nghĩa về thông tin. Phân
tích vai trò của thông tin Định nghĩa
Thông tin là tập hợp các số liệu , các dữ liệu làm tăng sự hiểu biết của con người.
Có thể nói thông tin là tất cả những gì hình thành trong quá trình giao tiếp , đó là
những tri thức mà con người nghiên cứu được hoặc thu thập được từ người khác
Nói cách khác thông tin là tập hợp các số liệu tồn tại và vận dụng trong trong
khong gian và theo thời gian Phân tích
Theo giá trị và quy mô sử dụng của thông tin
Thông tin chiến lược (dành cho các nhà lãnh đạo , quản lý)
Thông tin tác nghiệp ( dành cho cán bộ chuyên sâu)
Thông tin thường thức ( dành cho quảng đại quần chúng , tất cả mọi người )
• Theo nội dung của thông tin của thông tin
Thông tin pháp luật : các luật lệ , quy tắc ,..
Thông tin kinh tế : giá cả , thị trường ,..
Thông tin khoa học kỹ thuật : phát minh , sáng chế , công trình nghiên cứu,.. Thông tin văn hoá xã hội
Thông tin thể dục thể thao
• Theo hình thức thể hiện thông tin
Thông tin miệng : lời nói
Thông tin văn bản : chủ yếu là chữ viết Thông tin hình ảnh
Thông tin đa phương tiện : truyền hình điện ảnh , Internet ,…
• Theo đối tượng sử dụng
Thông tin đại chúng : dành cho tất cả mọi người mà không phân biệt trình độ nghề nghiệp của họ
Thông tin khoa học : dành cho cán bộ khoa học nhằm giúp họ hoàn thành nhiệm
vụ trong những hoạt động cụ thể
Vai trò của thông tin
Thông tin là nguồn lực phát triển và là nguồn tài nguyên đặt biệt của mỗi quốc gia
- Hiện nay người ta thừa nhận vật chất, năng lượng, thông tin và bản sắc văn hóa
dân tộc là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.
- Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội
thì thông tin khoa học và công nghệ trở thành nguồn lực quan trọng tạo nên những
ưu thế kinh tế và chính trị của mỗi nước.
- Những năm cuối thế kỷ XX, thông tin được xem là một nguồn tài nguyên kinh
tế, giống như các tài nguyên khác (vật chất, lao động, tiền vốn… ) bởi việc sở hữu,
sử dụng và khai thác thông tin đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều quá trình vật lý và nhận thức.
- Tài nguyên thông tin có thể mở rộng phát triển không ngừng và hầu như chỉ bị
hạn chế bởi thời gian và khả năng nhận thức của con người. Khả năng mở rộng này
thể hiện ở các thuộc tính sau:
+ Thông tin lan truyền một cách tự nhiên;
+ Khi sử dụng thông tin không bao giờ bị cạn đi mà trái lại càng trở nên phong
phú do được tái tạo và bổ sung thêm các nguồn thông tin mới.
+ Thông tin có thể bị chia sẻ, nhưng không mất đi trong giao dịch.
- Với khả năng thay thế các nguồn tài nguyên khác, khả năng truyền với tốc độ
rất cao và khả năng đem lại ưu thế cho người nắm giữ nó, thông tin trở thành cơ sở
cho nhiều hoạt động xã hội như nghiên cứu, giáo dục, sản xuất, tiếp thị….
- Thông tin trở thành hàng hóa đã thúc đẩy hình thành một bộ phận mới trong
nền kinh tế quốc dân đó là dịch vụ thông tin. Khối lượng, chất lượng thông tin trở
thành tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước.
Thông tin là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và sản xuất
- Mọi hoạt động kinh tế và sản xuất đều cần đến thông tin.
- Từ giữa thế kỷ XX, nền sản xuất công nghiệp và kinh tế hàng hóa phát triển
mạnh mẽ, nhiều nhu cầu thông tin và xử lý thông tin mới nảy sinh nhanh chóng và
đòi hỏi được đáp ứng kịp thời, do đó vai trò của thông tin trong kinh tế ngày càng quan trọng.
- Các thành phần cấu thành một nền kinh tế: + Nguồn nhân lực + Nguồn vật liệu + Máy móc, thiết bị + Nguồn vốn
+ Sự quản lý (sắp xếp nhân lực, quản lý, giám sát kiểm tra…)
+ Thông tin chính là nguồn lực thứ sáu của mỗi nền kinh tế, là nguồn lực có sức
mạnh cạnh tranh, nó tác động liên kết các nguồn lực trên theo một phương thức
tương tác tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trong điều kiện cuộc cách mạng KH&CN hiện nay, Khoa học, kỹ thuật và sản
xuất có quan hệ khăng khít với nhau tạo thành chu trình: “Khoa học –Kỹ thuật -sản
xuất” và thực chất của mối quan hệ này chính là sự trao đổi thông tin. Như vậy,
thông tin có thể coi là bộ phận cấu thành của chu trình “KH-KT-SX" , góp phần rút
ngắn qúa trình từ nghiên cứu đến sản xuất và nâng cao hiệu quả của các quá trình hoạt động này.
Chu trình “ Khoa học - Kỹ thuật-sản xuất” thông qua tác động của quản lý được
A. D. Urxul thể hiện bằng mô hình sau:
Hình 3: Chu trình “Khoa học- Kỹ thuật-sản xuất”
Qua sơ đồ chúng ta có thể hiểu: Sự liên hệ giữa thông tin và máy móc trong sản
xuất mang tính hai chiều, đó là thông tin được sử dụng để điều hành máy móc và
máy móc lại lưu giữ thông tin trong quá trình sản xuất, chế biến tạo ra thông tin
mới phục vụ cho việc ra quyết định điều hành sản xuất mới.
Thông tin giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học.
- Vai trò của thông tin trong sự phát triển của khoa học thể hiện ngay trong quy
luật phát triển của khoa học. Một trong những quy luật phát triển nội tại của khoa
học là tính kế thừa và tính quốc tế của nó. Tính kế thừa là yếu tố quan trọng thúc
đẩy tiến bộ khoa học, tránh được sự trùng lặp trong hoạt động nghiên cứu khoa học
và cho phép kế thừa những thành quả của khoa học đi trước nhằm phát hiện ra
những qui luật mới và đấy cũng chính là thông tin mới. Như vậy hoạt động nghiên
cứu KH là một loại hoạt động đặc thù của con người nhằm tạo ra những thông tin
KH mới, trên cơ sở những thông tin mà xã hội loài người đã tích luỹ được.
Hình 4: Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Hoạt động nghiên cứu khoa học là một hệ thống tiếp nhận thông tin và tạo ra
những thông tin mới khác với thông tin ban đầu.
- Việc cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho các nhà khoa học sẽ tiết kiệm
được thời gian, công sức giúp tạo ra hiệu quả cao trong việc tạo ra sản phẩm khoa học mới.
Thông tin là cơ sở của lãnh đạo và quản lý
- Quản lý là một dạng tương tác đặt biệt của con người với môi trường xung
quanh nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, trên cơ sở sử dụng tốt nhất các nguồn
tài nguyên. Các tài nguyên ở đây bao gồm: Con người, tri thức, tiền, vật chất, năng lượng, không gian…
- Quá trình quản lý có thể được xác định như một loạt các hoạt động định hướng
theo mục tiêu, trong đó có các hành động cơ bản là: Xác định mục tiêu, lập kế
hoạch để thực hiện mục tiêu, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
- Nhiệm vụ quan trọng của quản lý là ra các quyết định. Hiệu quả của quản lý
phụ thuộc vào chất lượng của các quyết định của người quản lý. Đó là các quyết
định đúng đắn, khoa học, kịp thời và phù hợp với thực tiễn khách quan, thể hiện sự
am hiểu và nắm vững vấn đề được quyết định.
- Chất lượng của quyết định phụ thuộc vào sự đầy đủ và chất lượng của thông
tin, các số liệu, dữ kiện được cung cấp. Có thể nói thực chất của việc quản lý là
việc xử lý thông tin của người lãnh đạo. Do đó thông tin là yếu tố quan trọng nhất
mà thiếu nó thì không thể có bất kỳ quá trình quản lý nào trong hệ thống tổ chức của xã hội.
Vai trò của thông tin trong văn hóa, giáo dục và đời sống
- Con người ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu về tinh thần bao giờ cũng vô
hạn (văn hóa, thông tin, giải trí….). Sự phát triển và bùng nổ về phương tiện thông
tin đại chúng, các phương tiện nghe nhìn, dịch vụ thông tin ngày càng đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao về văn hóa tinh thần.
- Sự phát triển mạnh mẽ về CNTT và đặt biệt là máy tính điện tử, với các phần
mềm ứng dụng đa dạng, chất lượng và kết nối Internet đã thúc đẩy mạnh mẽ sự
giao lưu thông tin trên phạm vi toàn cầu, giúp con người kết nối gần nhau, am hiểu
về nền văn hóa của từng quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Giáo dục là hoạt động xã hội nhằm thực hiện chức năng chuyển giao thông tin
giữa các thế hệ. Do đó giáo dục là nhân tố hàng đầu của sự phát triển. Các hoạt
động đào tạo, giảng dạy, học tập… luôn cần đến các tài liệu, hoạt động khai thác và
phổ biến tri thức của các thư viện và trung tâm thông tin.
- Ngày nay với việc sử dụng máy tính cá nhân kết hợp với internet đã tạo ra
nhiều phương pháp học tập, phù hợp với nhiều đối tượng và trình độ khác nhau.
Làm thay đồi phương pháp học tập tuyền thống, kích thích tính tò mò, học hỏi để từ
đó khai thác, học hỏi, trao đổi, thông tin một cách tích cực.
- Các thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa giúp con người định hướng
đúng, làm chủ được đời sống của mình và thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền
hạn của người công dân.
Câu 2) Phân tích các thuộc tính của thông tin
Thuộc tính giao lưu thông tin
Là thuộc tính cơ bản của thông tin, có thể nói bản chất của thông tin nằm trong sự giao lưu của nó.
Giao lưu thông tin là quá trình tác động qua lại giữa nguồn tin và đối tượng thu
nhận tin gọi là quá trình thông tin. Quá trình này được thực hiện thông qua các
phương tiện truyền tin (ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh, điện thoại, mạng internet).
Như vậy, để có giao lưu thông tin cần có 3 yếu tố: nguồn tin, người thu nhận tin và phương tiện truyền tin
Tính khối lượng của thông tin
Lý thuyết thông tin xác định khối lượng thông tin như sau: càng nhiều tín hiệu
sinh ra từ nguồn tin thì càng có nhiều thông tin được truyền đi. Khi đó thông tin
được mô tả bằng sự thống kê và tổ hợp các dấu hiệu phát ra từ nguồn.
Thông tin được truyền đi bằng cách ghi tín hiệu lên một vật mang tin (giấy, sóng
điện từ, băng từ). Lý thuyết thông tin giúp ta xác định được số lượng các tín hiệu
mà mỗi vật mang tin đều có thể chứa đựng và cách trình bày các tín hiệu trên các
vật mang tin truyền đi ít bị sai lệch.
Việc truyền tin chỉ quan tâm đến việc truyền đi chính xác số lượng tín hiệu chứ
không quan tâm đến nội dung. Như vậy việc truyền đi chính xác một thông tin
không chính xác cũng không làm cho thông tin này tốt hơn.
Chất lượng của thông tin
Chất lượng của thông tin được qui định bởi 4 yếu tố: Tính chính xác của thông
tin; Phạm vi bao quát của nội dung thông tin; tính cập nhật đầy đủ và liên tục; tần
suất sử dụng cao. Thông tin được cập nhật đầy đủ và chính xác, phạm vi bao quát
rộng cho phép người dùng có thể lựa chọn thông tin theo yêu cầu của họ. Nếu
thông tin không đầy đủ thì mức độ không chắc chắn được chỉ ra, hoặc phải tuân
theo một qui ước nào đó.
Ngoài ra: Thông tin phải dễ hiểu, phải thích hợp và kịp thời, phải ở dạng mà
người tiếp nhận có thể xử lý một cách thuận lợi; Phải có mức độ chi tiết thoả đáng,
được trình bầy hấp dẫn và dễ sử dụng. Giá trị của thông tin
Bốn yếu tố tác động đến chất lượng thông tin và đem lai giá trị cho nó chính là:
Tính chính xác; phạm vi bao quát của nội dung; Cập nhật và tần suất sử dụng cao.
Trong đó yếu tố tính chính xác giữ vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên cần xem xét dưới 2 bình diện sau:
- Bình diện tổng quát: thông tin có giá trị là những thông tin có tính chất riêng
biệt và thông tin có tính chất dự báo. Tính chất riêng biệt giúp phân biệt được loại
thông tin và làm cho thông tin phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Tính chất
dự báo cho phép người ta có thể lựa chọn một quyết định trong nhiều khả năng cho phép.
Ví dụ: Thông tin về dự báo thời tiết
Thông tin về dự báo giá cả thị trường
- Giá trị của thông tin nằm trong quyền lực tổ chức của nó. Thông tin phản ánh
cái xác định, phản ánh trật tự trong mối quan hệ của tổ chức. Thông tin có giá trị
cao cho phép người ta có thể làm môi trường tốt lên và có thể ra những quyết định
đối phó với những thay đổi của hoàn cảnh.
Giá thành của thông tin
Giá thành của thông tin được qui định bởi hai bộ phận chính:
- Thứ nhất, là lao động trí tuệ: bao gồm việc hình thành ra thông tin và xử lý nội dung của nó.
- Thứ hai, là các yếu tố vật chất: đó là phương tiện xử lý, lưu trữ thông tin và các
phương tiện truyền tin. Đối với các yếu tố vật chất gồm: các vật mang tin, các
phương tiện truyền tin, năng lượng dùng để truyền tải thông tin ... được định giá bằng giá thị trường.
Khi thông tin được lặp lại với số lượng lớn và được ghi trên các phương tiện vật
chất như: báo chí, băng, đĩa ghi âm.... thì giá của phương tiện vật chất sẽ chi phối
giá thành của một đơn vị thông tin. Khi đó thông tin đã trở thành sản phẩm hàng
hoá, do đó có thể mua bán, trao đổi và điều này cũng có nghĩa là quyền sở hữu thông tin bị chia sẻ.
Đối với thông tin thuần khiết như các phát minh, sáng chế, tác phẩm nghệ
thuật, ..., thì quyền sở hữu của những người sáng tạo ra thông tin đó được đảm bảo
bằng pháp luật (luật phát minh sáng chế, luật bản quyền...), nhưng trong thực tế
thông tin này vẫn sẵn sàng cung cấp cho người khác (mua bán bản quyền...) . Thực
tế này như là một bản chất vốn có của thông tin làm cho nó có thể được coi như là
một sản phẩm hay hàng hoá.
Câu 3) Quá trình thông tin là gì? Phân tích sơ đồ của quá trình thông tin và
dây truyền thông tin tư liệu?
Quá trình thông tin là gì?
Là sự chuyển giao giữa nguồn tin và nơi nhận tin. Trong đó có các yếu tố tham
gia vào quá trình này là: Nguồn tin, mã hoá, giải mã, nhận tin, kênh truyền (vật
mang tin), nhiễu và thông tin phản hồi. Trong đó
Nguồn tin là nơi sản sinh ra thông tin (…)
Mã hoá là đưa thông tin vào một hình thức biểu diễn nào đó của nó (vd: giảng
bài dùng ngôn ngữ nói, chữ viết… qua kênh truyền là âm thanh, hình ảnh… học
viên không thể tiếp cận được nguồn tin ở trong đầu giảng viên mà phải qua các kênh này).
Giải mã chính là sự tước bỏ hình thức bên ngoài để lấy thông tin (vd). Nhận tin (…) Kênh truyền (…)
Nhiễu (tiếng ồn) là các yếu tố tham gia vào quá trình thông tin và làm ảnh hưởng
tới thông tin. Nhiễu tham gia vào tất cả các quá trình thông tin (nguồn, nhận, kênh, mã…).
Còn thông tin phản hồi là là để xác định lại việc truyền thông tin xem có hoàn
chỉnh hay không. Thông tin này có rất nhiều hình thức: ngay lập tức, sau một quá
trình… trên cơ sở đó giúp điều chỉnh quá trình thông tin cho phù hợp (vd: nhiễu điện thoại).
Phân tích sơ đồ của quá trình thông tin và dây truyền thông tin tư liệu
Lược đồ quá trình thông tin: Thông tin phản hồi
- Nơi phát hay nguồn có thể là 1 người, 1 nhóm người hay 1 tổ chức. Trong
trường hợp thông tin truyền đi là có chủ đích, tín hiệu phải được phát đi dưới dạng
mà nơi nhận có thể hiểu được.
- Nơi thu hay đích là nơi nhận tín hiệu. Tuy nhiên sự thu nhận này thường không
có chủ đích. Trái với nơi phát, nơi thu thường tiếp nhận thông tin phát đi từ khắp
nơi, mà người phát không có chủ đích giành cho họ. Để nhận ra các tín hiệu, nơi
thu phải chọn ra những thông tin phù hợp, giải mã những tín hiệu truyền đi để nhận ra những tín hiệu gốc.
- Những tín hiệu giữa nơi phát và nơi thu chỉ có thể hiểu được nếu chúng sử
dụng cùng một hệ thống tín hiệu (mã)
- Sự chuyển giao thông tin không theo một chiều. Nơi nhận thường tác động lại
bằng những thông tin phản hồi.
SƠ đồ dây chuyền thông tin tư liệu
Dây chuyền thông tin tư liệu
Dây chuyền thông tin tư liệu còn gọi là hệ thống thông tin tư liệu, là quá trình
thông tin được thực hiện trong các thư viện và các trung tâm thông tin – tư liệu
- Dây chuyền thông tin tư liệu bao gồm năm công đoạn: Chọn lọc và bổ sung.
Mô tả th mục (mô tả hình thức) Mô tả nội dung. Lu trữ và bảo quản.
Tìm và phổ biến thông tin. Trong đó:
+ Chọn lọc và bổ sung: là bước đầu tiên trong dây chuyền TTTL cho phép ta
xây dựng và nuôi dưỡng vốn tài liệu của một đơn vị thông tin
+ Mô tả thư mục : Là bước tiếp theo của dây chuyền TTTL giúp chúng ta kiểm
tra và tìm ngay được những tài liệu khi cần thiết.
+ Mô tả nội dung: Là một tập hợp các công đoạn, ở đó người ta mô tả nội dung
tài liệu cùng với những sản phẩm của chúng, đó là phân loại, đánh chỉ số, tóm tắt
và phân tích tài liệu. Mô tả nội dung 3 mức độ: mức độ sơ cấp; mức độ sâu sắc
hơn; mức độ cao hơn
+ Lưu trữ và bảo quản
Lưu trữ là đưa các thông tin trong tài liệu vào các công cụ cất giữ và tìm kiếm của hệ thống.
Bảo quản tài liệu : là tài liệu được sắp xếp vào một vị trí xác định, tuỳ theo yêu
cầu sử dụng, người ta có thể sắp xếp tài liệu theo loại hình : theo chủ đề tài liệu,
theo thứ tự nhập, theo vần chữ cái.
+ Tìm tin và phổ biến thông tin:
Tìm tin là tập hợp các công đoạn có mục đích cung cấp cho NDT những chỉ dẫn
hoặc những nội dung thông tin trả lời cho câu hỏi đột xuất hay thường xuyên của
họ. Hay tìm tin là thuật ngữ chung để chỉ việc tìm tài liệu hay nguồn tài liệu, cũng
như những thông tin về dữ liệu, sự kiện mà tài liệu đó cung cấp.
Phổ biến thông tin là chuyển giao cho NDT những thông tin mà họ cần hoặc
giúp cho họ có khả năng tiếp cận các thông tin đó. Phổ biến thông tin là công đoạn
cuối cùng của dây truyền TTTL.
Câu 4) Đối tượng nghiên cứu thông tin học là gì? Phân tích các lĩnh vực
nghiên cứu thông tin học.
Đối tượng nghiên cứu của thông tin tin học:
Đối tượng nghiên cứu: Thông tin học nghiên cứu cấu trúc, trật tự, đặc điểm hình
thức, dấu hiệu, ngữ nghĩa, tác dụng của các tin đó, còn chính bản thân nội dung các
tin tức lại là đối tượng khảo sát của từng khoa học chuyên ngành.
Phân tích các lĩnh vực nghiên cứu thông tin học.
Thư viện học : nghiên cứu những quy luật phát triển của công tác TV như là một
hiện tượng xã hội liên quan đến việc sử dụng kho tàng sách, báo phục vụ lợi ích của xã hội.
* Thư mục học: nghiên cứu những quy luật phát triển lịch sử, lý luận, phương
pháp nội dung của hoạt động TM. Nhiệm vụ: Tổ chức phương tiện tra cứu, phục vụ
phương tiện tra cứu cho người dùng tin, biên soạn TM tra cứu.
Đặc điểm chung của 3 lĩnh vực hoạt động Thư viện học, thư mục học và thông tin học là:
+ Cùng chung mục đích: Khai thác kho TL sách, báo để phục vụ người dùng tin,
bạn đọc...phục vụ lợi ích xã hội.
+ Cùng cơ sở hoạt động: đều là kho TL và các nguồn tin.
+ Một số thao tác cả 3 cùng sử dụng: Mô tả TL, phân loại TL..
+ Đối tượng người dùng tin: có thể đến các TV và các các trung tâm TT.
+ Các dịch vụ, sản phẩm TT cũng giống nhau: phục vụ tìm tin trực tuyến…
* Lý thuyết thông tin
Lý thuyết thông tin (Information theory) là lý thuyết liên quan đến các định luật
toán học chi phối việc truyền, tiếp nhận và xử lý thông tin hay nó đề cập đến vấn đề
đo số lượng thông tin, biểu diễn thông tin và khả năng của các hệ thống truyền
thông có nhiệm vụ truyền, nhận và xử lý thông tin.
* Lý thuyết mã hóa (Coding theory)
Là khoa học nghiên cứu về các hệ thống dấu hiệu, cùng với những tính chất, quy
luật cơ bản của các hệ thống này và các hình thức mã hóa. Các hệ thống đó cụ thể
là: Các ngôn ngữ nhân tạo, các hệ thống đánh móoc-xơ , các hệ thống mã nhị phân
dùng trong máy tính điện tử…. * Điều khiển học:
Điều khiển học (Cybernetics) là khoa học tổng quát về các quá trình điều khiển,
xuất hiện do nhu cầu tự động hóa nền sản xuất hiện đại.
* Ngôn ngữ học (Linguistics)
Là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. Đó là những nghiên cứu về tiếng nói, chữ
viết và ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể, về mối quan hệ giữa các ngôn ngữ hay
các đặc trưng phổ biến của các ngôn ngữ. Nó cũng có thể nghiên cứu các khía cạnh
xã hội và tâm lý của truyền thông. *Tin học (Informatic)
Là khoa học về sự xử lý thông tin một cách hợp lý và tự động bằng cách sử dụng
các thiết bị kĩ thuật hiện đại mà chủ yếu là máy tính điện tử (phần cứng) và các
chương trình máy tính (phần mềm).
Câu 5) Tài liệu là gì? Phân tích đặc trưng cơ bản của tài liệu. Hãy trình bày
các tài liệu tra cứu ( thư mục, mục lục, từ điển, bách khoa toàn thư, danh mục)
Tài liệu là gì?
Tài liệu là một vật thể cung cấp những chỉ dẫn và thông tin. Đó là cái giá vật
chất mang tri thức của nhân loại.
Những đặc trưng cơ bản của tài liệu:
Mỗi tài liệu có hai đặc trưng chủ yếu: đặc trưng về mặt vật chất và đặc trưng về mặt tri thức
a) Đặc trưng về mặt vật chất: thể hiện ở chất liệu và bản chất của các tín hiệu sử
dụng, kích thước, trọng lượng, cách trình bày, phương tiện sản sinh, khả năng tra
cứu trực tiếp hay thông qua một thiết bị, trạng thái thời gian...
Chất liệu truyền thống: đá, gạch, gỗ, sừng, kim loại, tre nứa, da, vải và phổ biến
nhất là giấy. Giấy được phát minh ở Trung Quốc từ thế kỷ 2 trước CN, vào Ả Rập
thế kỷ 7 và vào Ý và Tây Ban Nha vào thế kỷ 12
Bản chất của tài liệu thể hiện ở hình thức thể hiện thông tin.
* Căn cứ vào hình thức thể hiện thông tin người ta phân biệt tài liệu văn bản và tài liệu không văn bản
+ Tài liệu văn bản: Thông tin được trình bày dưới dạng một bài viết mà người ta
có thể đọc được ( ấn phẩm định kỳ, chuyên khảo, văn bản luật và hành chính, các
catalogue kỹ thuật và thương mại)
+ Tài liệu không văn bản: Có thể chứa một phần văn bản nhưng chủ yếu các
thông tin được trình bày dưới dạng khác mà người ta có thể nghe, nhìn, sờ mó được:
- Tài liệu dạng đồ biểu: bản vẽ, sơ đồ, bản đồ, bảng biểu, biển quảng cáo, tranh ảnh...
- Các tài liệu âm thanh: đĩa hát, băng nhạc, đĩa quang CD.
- Các tài liệu dạng nghe nhìn: phim, băng, đĩa, video
- Các tài liệu có bản chất vật chất: các tượng đài, mẫu vật, sản phẩm mẫu, giáo cụ trực quan...
- Các tài liệu từ dùng trong tin học: các phần mềm hệ thống và chuyên dụng, các
chương trình tính toán và quản lý, các tệp dữ liệu...
* Căn cứ vào cách thức sản sinh ra tài liệu người ta phân ra
- Tài liệu dạng nguyên khai: mẫu đá, mẫu quặng, các vân thạch, hoá thạch.
- Tài liệu sản sinh bởi con người: các vật khảo cổ, các mẫu hàng, tác phẩm văn
học, phát minh, sáng chế, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật...
* Căn cứ vào dấu hiệu thời gian xuất hiện và cách thức lưu giữ thông tin
- Tài liệu truyền thống: Là những tài liệu mà trên đó các thông tin được ghi lại
bằng phương pháp truyền thống như là các ấn phẩm, vi phim, vi phích…
- Tài liệu hiện đại: Là những tài liệu được tạo ra nhờ công nghệ thông tin hiện
đại; là dạng tài liệu mà các tín hiệu âm thanh, hình ảnh được ghi lại bằng kỹ thuật
điện từ và kỹ thuật số. Ưu điểm của dạng tài liệu này là khả năng lưu trữ thông tin
đa dạng, với khối lượng lớn, cho phép truy cập, tra tìm thuận lợi và có thể truyền đi xa.
b) Đặc trưng về mặt tri thức: Thể hiện nội dung chủ đề, giá trị sử dụng, đối
tượng công chúng, mức độ xử lý biên tập, mức độ phổ biến của tài liệu...
Nội dung chủ đề của tài liệu được đánh giá theo nhiều tiêu chí khác nhau: chủ đề
của tài liệu; cách trình bày tài liệu có hệ thống hay không, giành cho công chúng
rộng rãi hay các đối tượng chuyên môn; xuất xứ của vấn đề và những nội dung
mới; tính cập nhật của thông tin; tài liệu chứa một phần hay chủ yếu là các số liệu.
Hãy trình bày các tài liệu tra cứu?( Thư mục, mục lục,…..danh mục) Các tài liệu tra cứu Thư mục
Là bản liệt kê đầy đủ hay có chọn lọc các tài liệu về một chủ đề nào đó hay liệt
kê định kỳ các tài liệu mới. Mục lục
Là tập hợp các phiếu mục lục của tất cả các tài liệu có trong một đơn vị thông
tin, được trình bày theo một quy tắc nhất định. Từ điển
Là tài liệu dùng để tra cứu các thuật ngữ, các tên gọi. Bách khoa toàn thư
Trình bày dưới dạng các bài viết ngắn hiện trạng tri thức của nhân loại về tất cả
các lĩnh vực hoặc về một chủ đề nào đó. Danh mục
Là các tài liệu tra cứu cung cấp các chỉ dẫn về các cá nhân, các tổ chức, các
thông tin thường thức, các tài liệu trong một lĩnh vực cho trước, các sách mới xuất bản.
Câu 6) Phân tích khái niệm, vai trò của tài liệu khoa học kỹ thuật?
Khái niệm
Tài liệu Khoa học kỹ thuật (KHKT) là đối tượng vật chất ghi cố định các thông
tin KHKT để lưu truyền trong không gian và thời gian. Là bộ phận không thể tách
rời trong hoạt động KHKT, là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống giao lưu khoa học.
Vai trò của tài liệu khoa học kỹ thuật
Tài liệu KHKT là công cụ ghi cố định các kết quả của các công trình nghiên cứu
và triển khai, ghi lại các sáng chế phát minh, các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến,
các công nghệ mới được áp dụng, các kết quả thí nghiệm
Tài liệu KHKT là phương tiện tốt nhất để lưu trữ và phổ biến thông tin khoa học
kỹ thuật theo không gian và thời gian.
Tài liệu KHKT là phương tiện chính để xác nhận quyền sở hữu các kết quả
nghiên cứu khoa học, xác nhận quyền sáng chế pháp minh và do đó là phương tiện
để khuyến khích sáng tạo khoa học.
Số lượng và chất lượng của tài liệu KHKT là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá thành
quả hoạt động sáng tạo KHKT và đánh giá trình độ khoa học của một đất nước.
Câu 7) Phân tích quy luật về sự gia tăng tài liệu
Hiện nay số nhà khoa học kỹ thuật chiếm tới 90 % tổng số các nhà khoa học của
nhân loại từ trước đến nay. Hệ quả tất yếu là sản phẩm của họ, các tài liệu khoa học kỹ thuật cũng tăng lên. Hình 5 :
Sơ đồ gia tăng các nhà khoa học
Hình 6: Sơ đồ gia tăng số lượng báo
Hình 7: Sơ đồ gia tăng số lượng tạp chí
Ngày nay, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 2000 trang tạp chí Khoa học kỹ thuật được in ra
Sự gia tăng tài liệu đòi hỏi các cơ quan thông tin phải chọn lọc những tài liệu có
giá trị về khoa học và nghệ thuật đồng thời phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ
của người dùng tin. Như thế sẽ giảm được số lũy thừa gia tăng bên ngoài.
Điều này chỉ thực hiện được bằng cách các cơ quan thông tin phải tăng cường
khâu chọn lọc và xử lý tài liệu, xây dựng các hệ thống thông tin tự động hóa và mở
rộng mạng lưới thông tin quốc gia và quốc tế.
Câu 8) Trình bày quy luật về sự tập trung và tản mạn/ phân tán thông
tin(Bradford’s law of Scatter)
Quy luật về sự tập trung và tản mạn thông tin
Quy luật này hình thành do đặc điểm phân hoá và tổng hợp khoa học của sự phát
triển khoa học hiện đại, dẫn đến sự phân hoá chuyên môn hẹp.
Năm 1920 qua thống kê, nhà thư viện học người Anh Bradford thấy rằng nếu sắp
xếp số tạp chí khoa học theo thứ tự giảm dần số bài báo về một chuyên ngành nào
đó thì trong danh sách nhận được ta có thể tìm thấy các “tạp chí hạt nhân”. Số tạp
chí này không lớn chỉ chiếm khoảng 10 – 15% số tạp chí nhưng chứa đựng tời 90%
số bài báo liên quan đến ngành đó.
Hình 8: Biểu đồ xác định tạp chí hạt nhân
Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ có khoảng 10 – 15% số tạp chí là có hiệu suất cao,
chúng chứa đựng hầu hết các bài báo về một chuyên ngành nào đó.
Nhờ xác định các tạp chí hạt nhân, người ta xây dựng được danh mục các tạp chí
cần mua một cách hợp lý và tránh được lãng phí. Qua thực tế ta thấy tỷ lệ sau đây là thích hợp.
Từ 10 đến 15% tạp chí chuyên ngành
Từ 25 đến 30% tạp chí liên quan
Câu 9) Trình bày quy luật về thời gian hữu ích và tính lỗi thời của tài liệu:
Thời gian hữu ích hay tuổi thọ của tài liệu khoa học kỹ thuật phụ thuộc vào lĩnh
vực tri thức và giá trị nội dung của tài liệu, cũng phụ thuộc vào tính thời sự và khả
năng tương thích của nó đối với tình trạng của tri thức và nhu cầu của người dùng tin.
Tuổi thọ của tài liệu được tính từ khi tài liệu được công bố, phát hành đến khi nó
không được sử dụng nữa, vì vậy tuổi thọ của tài liệu là khác nhau.
Bảng thống kê người ta có thể tính như sau :
+ Tài liệu công nghệ : 4,8 năm
+ Tài liệu địa lý : 16 năm
+ Tài liệu toán học : 10,5 năm
Người ta gọi nửa đời của tài liệu là khoảng thời gian từ khi tài liệu được công bố
cho đến lúc nó được sử dụng nhiều nhất sau đó giá trị của tài liệu được giảm dần. THỜI GIAN
Hình 9. Nửa đời của tài liệu 0 – t0
Việc tìm ra các quy luật có vai trò hết sức quan trọng đối với các cơ quan thông
tin thư viện, vì nó đặt ra các yêu cầu thu thập tài liệu, lựa chọn, xử lý tài liệu, hoạt động giao lưu thông tin.
Câu 10) Phân tích khái niệm về nguồn thông tin điện tử và đặc trưng của
nguồn thông tin điện tử
Khái niệm về nguồn thông tin điện tử
Thông tin điện tử là tất cả các thông tin được xử lý, lưu trữ và truy cập trên máy
tính hay trên mạng máy tính. Nó được lưu trữ trên các mang tin điện tử như các
băng từ, đĩa từ, đĩa quang. Chúng tạo thành nguồn tài liệu điện tử.
- Các CSDL do đơn vị thông tin xây dựng là thông tin điện tử quan trọng có thể
truy cập trực tiếp trên máy tính
Đặc trưng của nguồn thông tin điện tử
- Có mật độ thông tin cao
- Thông tin luôn mới nhờ tính cập nhật nhanh, thường xuyên và kịp thời
- Thông tin có thể lưu trữ ở nhiều dạng khác nhau
- Có thể truy cập ở nhiều dấu hiệu khác nhau
- Có khả năng truy cập từ xa không giới hạn về thời gian và không gian
- Tạo khả năng cho người dùng tin có thể tiếp cận được tác giả thông qua kênh thông tin phản hồi.
11) Phân tích quá trình xây dựng nguồn tài nguyên thông tin (xây dựng chính
sách bổ sung tài liệu: mục đích của chính sách bổ sung, cơ sở xây dựng chính
sách bổ sung, nội dung chính sách bổ sung, các phương pháp bổ sung).
Quá trình xây dựng nguồn thông tài nguyên thông tin
1. Xây dựng tài nguyên thông tin gồm phát triển và thanh lọc tài nguyên thông tin.
2. Phát triển tài nguyên thông tin được quy định như sau:
a) Xác định phương thức và nguồn bổ sung tài nguyên thông tin phù hợp vớ
chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện; tiếp nhận xuất bản phẩm, ấn
phẩm báo chí theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí và theo chức năng,
nhiệm vụ của thư viện được quy định tại Luật này;
b) Bổ sung, mua tài nguyên thông tin và quyền truy cập cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin số;
c) Thu thập tài nguyên thông tin mở, tài nguyên thông tin thuộc về công chúng,
tài nguyên thông tin trực tuyến có giá trị khác;
d) Liên thông trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong nước và nước
ngoài; hợp tác trong việc bổ sung, chia sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền
truy cập tài nguyên thông tin số;
đ) Chuyển dạng, số hóa tài nguyên thông tin phục vụ lưu giữ và nghiên cứu theo
quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Tiếp nhận tài nguyên thông tin do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
chuyển giao, tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp.
3. Thanh lọc tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mục tiêu:
Mục tiêu xây dựng nguồn lực thông tin (bổ sung tài liệu) là nhằm kiểm soát được
các nguồn tư liệu khoa học xã hội và nhân văn trong phạm vi cả nước, trên cơ sở
bảo đảm nguồn bổ sung thường xuyên và tạo lập các bộ sưu tập tư liệu khoa học
tương ứng với chức năng và nhiệm vụ đào tạo của trường ĐHKHXH & NV.
Trung tâm thông tin - Thư viện xây dựng một chính sách phát triển nguồn tài
nguyên thông tin, hình thành những danh mục tài liệu hạt nhân, bám sát và thích
ứng với các mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực về khoa học xã hội và nhân văn có
chất lượng cao cho đất nước, đồng thời tạo lập mạng lưới phối hợp bổ sung, chia sẻ
nguồn lực thông tin, đáp ứng nhu cầu sử dụng tư liệu đang ngày càng gia tăng của người sử dụng.
Nguyên tắc bổ sung:
- Xây dựng diện bổ sung (Profile), xác định các loại tư liệu phù hợp với vốn
sách, báo (fonts) của thư viện mình và nhu cầu của người sử dụng thư viện
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của thư viện; mục tiêu và hướng ưu tiên trong
việc thu thập các tài liệu liên quan đến các ngành khoa học xã hội và nhân văn dựa
vào khả năng thiết lập quan hệ trao đổi, bổ sung tư liệu trong và ngoài nước
- Căn cứ vào ngân sách được cấp, tổng số kinh phí,khả năng vật chất hiện có của
thư viện, diện tích kho tàng, thiết bị bảo quản, số lượng và trình độ của đội ngũ cán
bộ xử lý nghiệp vụ tài liệu.
Trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc phát triển các nguồn lực thông tin trên,
trung tâm Thông tin – Thư viện xác định chính sách bổ sung tài liệu và xây dựng
được nguồn tài nguyên thông tin có cơ cấu môn loại phù hợp với các ngành đào tạo
của trường ĐHKHXH & NV – Các tài liệu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn, với số lượng bản hợp lý, đảm bảo chất lượng nội dung khoa học, phù hợp với
nhu cầu phát triển văn hóa, khoa học, kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Nam, chú
trọng các tài liệu tra cứu, các sản phẩm thông tin của các trung tâm thông tin đa
ngành, chuyên ngành, các thư viện – các trung tâm thông tin có chung các lĩnh vực
khoa học của trường, chủ động tìm các nguồn cung cấp tài liệu đa dạng bảo đảm
tính đầy đủ, kịp thời của dòng tài liệu nhập vào thư viện. Ngoài việc bổ sung
thường kỳ, Trung tâm thông tin - Thư viện còn có kế hoạch bổ sung hoàn chỉnh,
chú trọng các tài liệu hiếm, tài liệu xám, có giá trị khoa học cao.
Diện bổ sung: Bao gồm bổ sung mở rộng và bổ sung có trọng điểm, trong đó:
a. Bổ sung mở rộng: Bao gồm các loại tài liệu sau đây:
- Các văn kiện của Đảng và Nhà Nước về đường lối, chính sách, nhiệm vụ và
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ của Việt Nam
cũng như của các nước khác trên Thế giới.
- Bổ sung các tư liệu thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như triết
học, xã hội học, lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học, văn học, ngôn ngữ học, văn hoá học, giáo dục học,…
- Các tài liệu nghiên cứu khoa học như các công trình nghiên cứu của các cá
nhân hay tập thể xuất bản dưới hình thức toàn tập, tuyển tập, chuyên khảo, tạp chí
tổng hợp hay chuyên ngành.
- Tài liệu phổ biến khoa học bao gồm sách, báo, tạp chí về khoa học, trình bày
kết quả nghiên cứu, thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất; lịch sử các ngành khoa học.
- Tài liệu tra cứu: Sách kinh điển, văn bản pháp quy của Đảng và Nhà Nước;
Bách khoa toàn thư tổng hợp, chuyên ngành; Các loại từ điển; Sách tra cứu - chỉ
dẫn ; Các ấn phẩm thông tin như tường thuật, lược thuật, các loại thư mục,…
b. Bổ sung có trọng điểm: Tuỳ thuộc vào chương trình đào tạo những ngành
mũi nhọn, những đợt kỷ niệm các ngày lễ lớn, …
- Loại hình tài liệu bổ sung: Bao gồm tài liệu dưới dạng in ấn như: Sách, báo, tạp
chí. Các tài liệu nghe nhìn, tài liệu điện tử, các cơ sở dữ liệu online, CD-ROM, băng firsette, video…
- Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng Việt, tiếng Anh, Pháp, Hoa , Nhật, Hàn Quốc, Đức
12) Mô tả thư mục là gì? Hãy trình bày các phương pháp mô tả thư mục và
quy tắc mô tả thư mục?
Mô tả thư mục
* Khái niệm chung về mô tả thư mục.
Mô tả thư mục vừa là một công đoạn, vừa là một sản phẩm.
Với tư cách là một sản phẩm, người ta gọi là một chỉ dẫn thư mục hay tra cứu thư mục.
Với tư cách là một công đoạn, người ta gọi đó là công tác biên mục ( cataloging).
Đó là bước đầu tiên của việc xủ lý tài liệu, nhờ đó những chỉ dẫn được rút ra và
trình bày theo một quy tắc chặt chẽ.
Mô tả thư mục bao gồm công việc sau
Khảo sát tài liệu để xác định một số dữ liệu nêu lên những đặc trưng hình thức
của tài liệu ( tác giả, nhan đề, các yếu tố xuất bản, số trang).
Ghi các dữ liệu này trên một vật mang tin nhất định và tiêu chuẩn được xác lập
trên phạm vi quốc tế để khai thác sau này.
Việc biên mục này có thể một đơn vị làm là Thư viện Quốc gia hoặc là các đơn vị thông tin.
Mục đích của mô tả là thống nhất tài liệu mô tả duy nhất, không mơ hồ, giúp xác
định tài liệu, sắp xếp, đưa chúng vào các bộ phiếu và tìm kiếm các tài liệu đó.
Mô tả thư mục là tập hợp tất cả các chỉ dẫn cần thiết để mô tả tài liệu. Còn chỉ
dẫn thư mục là một số những chỉ dẫn xác định, không cần phải tất cả, trình bày
trong cac bộ phiếu thủ công hay tự động hoá, giúp cho việc tra cứu của người dung tin.
Phương pháp mô tả thư mục.
+ Phương pháp mô tả thư mục.
- Phương pháp mô tả cá biệt từng tư liệu: mô tả các đơn vị tư liệu độc lập như
sách một tập, sách đơn, một bản đồ.
- Phương pháp mô tả tổng hợp dùng cho các bộ sách nhiều tập.
- Phương pháp mô tả phân tích một phần tư liệu, chương mục.
- Phương pháp mô tả nhóm hợp ấn phẩm tờ rời như: chỉ thị, quy chế, catalog, lý lịch. + Các bước
- Làm quen với tài liệu
- Xác định loại hình tài liệu và quy tắc có thể áp dụng trong trường hợp đặc biệt.
- Xác định mức độ thư mục cần phải xử lý
- Xác định các dữ liệu cần thiết, theo thứ tự các vùng mà các chuẩn Format đã quy định.
- Ghi lại các dữ liệu này theo các chuẩn và Format đã quy định
- Kiểm tra đúng đắn của mô tả và tính tương hợp theo các chuẩn đã quy định.
- Chuyển các mô tả cho bộ phận in và các bước tiếp theo. + Yêu cầu mô tả:
- Trực diện với tài liệu
- Yêu cầu phải chính xác đối với các thông tin đưa ra - Yêu cầu đầy đủ
- Thống nhất, rõ ràng, không tự ý viết tắt
Quy tắc mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế ISBD
* Tiêu chuẩn hoá kỹ thuật xử lý thông tin:
Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động tập thể mà ở đó người ta lập nên các tiêu chuẩn
về kỹ thuật, về phương pháp, về chất lượng mà mọi người phải tuân theo những chuẩn mực chung.
Tiêu chuẩn là những đặc trưng kỹ thuật chứa đựng tập hợp các điều kiện phải thực hiện.
* Quy tắc mô tả thư mục quốc tế ISBD
- Quy tắc mô tả thư mục theo chuẩn mực quốc tế ISBD (international Standard
Bibliographic Descrition) ra đời năm 1960
Quy tắc mô tả thư mục đối với các dạng tài liệu khác nhau:
+ ISBD (M) mô tả sách (Monographies)
+ ISBD (S) mô tả ấn phẩn định kỳ (Serials)
+ ISBD (G) mô tả dung cho các loại tài liệu các tài liệu chuyên dạng được xây dựng trên ISBD (G):
+ ISBD (NBM) mô tả tài liệu không phải ở dạng sách (Non – book Meterial)
+ ISBD (CM) mô tả tài liệu dạng biểu đồ (Cartagraphic Materials)
+ ISBD ( PM) mô tả ấn phẩm âm nhạc (Printed Music)
+ ISBD ( A) mô tả sách cổ (Antiquarian)
+ ISBD ( CP) mô tả các bài chích ( Component Part)
+ ISBD (ER) mô tả các nguồn tài liệu điện tử (Electronic Resources)
ISBD là một tập hợp các quy tắc trình bày các dữ liệu thư mục theo một quy
định chặt chẽ, cùng với các dấu hiệu dùng để xác định chúng.
Câu 13: Mô tả nội dung tài liệu là gì? Phân tích các đặc trưng nội dung tài
liệu? Nêu mục đích của mô tả nội dung tài liệu, mức độ mô tả nội dung tài liệu,
quy trình mô tả nội dung tài liệu và yêu cầu chung đối với mô tả nội dung tài liệu.
Mô tả nội dung là gì?
Mô tả nội dung: Là một tập hợp các công đoạn, ở đó người ta mô tả nội dung tài
liệu cùng với những sản phẩm của chúng, đó là phân loại, đánh chỉ số, tóm tắt và
phân tích tài liệu. Mô tả nội dung 3 mức độ: mức độ sơ cấp; mức độ sâu sắc hơn; mức độ cao hơn
Phương pháp phân tích nội dung tài liệu?
– Khi nghiên cứu nội dung tài liệu, người cán bộ phân loại phải trực tiếp xem xét
tài liệu trên mọi bình diện cả về nội dung lẫn hình thức. Quá trình phân tích nội
dung tài liệu đòi hỏi người cán bộ phân loại phải đánh giá đúng, chính xác chủ đề chính của tài liệu.
– Trên thực tế, cần quan tâm đến mọi vấn đề được đề cập đến trong nội dung tài
liệu, kể cả góc độ, thời gian, địa điểm… vấn đề được nghiên cứu, đề cập cũng như
cả hình thức và công dụng của tài liệu.
– Trong quá trình phân loại, người CBPL luôn phải đặt ra các câu hỏi khác nhau
và trả lời các câu hỏi đó: Khi nghiên cứu nội dung và hình thức của TL phải xác
định TL có một hay nhiều chủ đề chính? TL có nội dung chuyên sâu hay tổng quát?
Mối liên quan TL của ngành khoa học này với ngành khoa học khác như thế nào?
TL có phải TL liên ngành hay đa ngành không? Đối tượng sử dụng TL là ai, TL có
hình thức xuất bản đặc biệt việc tiếp cận phiến diện, một chiều.
– Yếu tố giữ vai trò quyết định trong giai đoạn này là trình độ hiểu biết, các kiến
thức chung của người CBPL trong các lĩnh vực khác nhau. Trình độ CBPL sẽ quyết
định hiệu suất của việc phân loại và thông qua quá trình phân loại người CBPL
cũng có thể gia tăng hiểu biết.
Mục đích mô tả nội dung tài liệu
Nắm bắt được nội dung tài liệu để thông báo cho NDT
- Tiến hành khi cần thiết việc lựa chọn để duy trì hay loại bỏ tài liệu, xác định
cách thức và mức độ xử lý tài liệu.
- Giúp cho việc sắp xếp, lưu trữ thông tin và tìm kiếm tài liệu
Mô tả nội dung có thể được thực hiện ở mức độ khác nhau, theo mức độ sâu sắc tăng dần.
+ Phân loại là gán cho tài liệu một chỉ số của khung phân loại
+ Đánh chỉ số là gán cho tài liệu một số từ chuẩn để nêu lên, chủ đề của tài liệu.
+ Tóm tắt là cô đọng tài liệu bằng một bài viết ngắn 14) NGôn ng ữ
m ô t ả nội dung t ài li ệu/ ng ôn ng ữ t ìm
tin là gì? Phân tích các đ ặc trưng ng ôn ng ữ t ìm
tin? Trình bày các lo ại ng ôn ng ữ t ìm
tin.( Ngôn ng ữ t ìm tin t ừ kh óa, ngôn ng ữ t ìm tin đ
ề mục chủ đề, ng ôn ng ữ t
ìm tin phân lo ại)
Ngôn ngữ tìm tin
Tìm tin là thuật ngữ chung để chỉ việc tìm tài liệu hay nguồn tài liệu, cũng như
những thông tin về dữ liệu và sự kiện mà tài liệu đó cung cấp. Được tiến hành gần
cuối dây chuyền thông tin tư liệu, chuẩn bị cho việc phổ biến thông tin.
Phân tích các đặc trưng của ngôn ngữ tìm tin
Trong ngôn ngữ tìm tin, các yếu tố từ vựng là các đơn vị đã bị tước bỏ phần lớn
ý nghĩa từ vựng, nghĩa là mất tính diễn cảm, hiện tượng đa nghĩa, mối liên hệ với ý
nghĩa... Hiện nay, trong lĩnh vực tìm tin tư liệu người ta sử dụng ba loại ngôn ngữ
tìm tin cơ bản sau đây: - Các khung (bảng) phân loại thư viện - thư mục; - Các
khung (bộ) đề mục chủ đề - chữ cái; - Các ngôn ngữ từ khóa, từ chuẩn. Các bảng
phân loại thư viện - thư mục, bộ đề mục chủ đề - chữ cái (bộ chủ đề) được gọi là
ngôn ngữ tìm tin tiền kết hợp; ngôn ngữ từ khoá, từ chuẩn hay còn gọi ngôn ngữ
tìm tin hậu kết hợp. Tiêu biểu cho bảng phân loại hiện nay là DDC, UDC, LCC,
BBK. Các bộ đề mục chủ đề nổi tiếng nhất hiện nay có LC Subject Headings (Mỹ),
RAMEAU (Pháp). Ngôn ngữ tìm tin tiền kết hợp là những ngôn ngữ mà trong đó
các ký hiệu, các tổ hợp từ, câu được diễn đạt theo một mối liên hệ kết hợp (hoặc