Thông tư quy định về giáo dục hòa nhập người khuyết tật | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tư quy định về giáo dục hòa nhập người khuyết tật | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40387276
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /2017/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày tháng năm 2017 (DỰ THẢO)
THÔNG TƯ Quy định về giáo dục hòa nhập người khuyết tật
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Người khuyết tật;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của
Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày
11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 75/2006 NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 69/2017NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về giáo
dục hòa nhập người khuyết tật. lOMoAR cPSD| 40387276
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.
Thông tư này quy định về giáo dục hòa nhập ngườikhuyết tật, bao
gồm: tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập người khuyết tật; giáo viên, giảng
viên, nhân viên, người khuyết tật trong giáo dục hòa nhập; phối hợp giữa nhà
trường, gia đình, xã hội trong giáo dục hòa nhập người khuyết tật. 2.
Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non,phổ thông,
thường xuyên, đại học; trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; trung tâm hỗ trợ
phát triển giáo dục hòa nhập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục); các tổ chức
và cá nhân thực hiện giáo dục hòa nhập người khuyết tật.
Điều 2. Mục tiêu giáo dục hòa nhập người khuyết tật 1.
Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phùhợp với đặc
điểm, khả năng của người khuyết tật. 2.
Đảm bảocơ hội phát triển các kĩ năng và hòa nhập cộngđồng của người khuyết tật.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập là phòng học đặc thùtrong cơ sở
giáo dục để hỗ trợ người khuyết tật học hòa nhập. 2.
Kế hoạch giáo dục cá nhân là bản kế hoạch xác địnhmục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục cho một người khuyết tật học hòa nhập. 3.
Kĩ năng đặc thù là những kĩ năng cần thiết để khắc phụcnhững suy
giảm chức năng do khuyết tật gây ra giúp người khuyết tật thuận lợi trong sinh
hoạt, giao tiếp, học tập và hòa nhập cộng đồng. 4.
Giờ học cá nhân là thời gian hỗ trợ người khuyết tật cáckĩ năng đặc
thù; kiến thức, kĩ năng còn thiếu hụt để người khuyết tật học hòa nhập.
Chương II TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP
NGƯỜI KHUYẾT TẬT Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực
hiện giáo dục hòa nhập người khuyết tật
1. Nhiệm vụ của cơ sở giáo dục a.
Phát hiện, huy động và tiếp nhận người khuyết tật học
tập tại cơ sở giáo dục thuộc địa bàn quản l 礃 Ā. b.
Mỗi lớp học có tối đa 02 người khuyết tật. Trường hợp cơsở
giáo dục không đủ số lớp để bố trí người khuyết tật theo quy định, hiệu
trưởng nhà trường quyết định việc bố trí người khuyết tật vào lớp học. c.
Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết
tật học hòa nhập theo mẫu tại phụ lục kèm theo Thông tư này. d.
Thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục hòa nhập lOMoAR cPSD| 40387276 người khuyết tật
đ. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, hòa nhập cho người khuyết tật. e.
Đảm bảo các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất,
phương tiện, thiết bị của nhà trường đáp ứng yêu cầu giáo dục hòa nhập. g.
Phối hợp với gia đình, cộng đồng và cơ sở giáo dục
chuyên biệt thực hiện giáo dục hòa nhập người khuyết tật. h.
Cung cấp thông tin về giáo dục của người khuyết tật
đang học hòa nhập tại nhà trường cho Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp
xã/phường và các cơ quan quản l 礃 Ā khi được yêu cầu. i.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản l 礃 Ā, giáo viên, giảng
viên,nhân viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục hòa nhập người khuyết tật.
k. Tư vấn, tham vấn về định hướng phát triển, định hướng nghề nghiệp
phù hợp nhu cầu, đặc điểm và tiềm năng của người khuyết tật.
2. Quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập người khuyết tật
a. Sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước dành cho việc thực
hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập người khuyết tật.
b. Tiếp nhận và sử dụng nguồn hỗ trợ hợp pháp của cá
nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài cho giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành.
Điều 5. Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập 1.
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập là phòng học đặc thù cóthiết bị hỗ
trợ đặc thù, công cụ xác định mức độ phát triển, nhu cầu cá nhân người khuyết
tật để hình thành, phát triển kĩ năng cần thiết cho người khuyết tật trong quá
trình thực hiện giáo dục hòa nhập. 2.
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập do nhân viên hỗ trợgiáo dục người
khuyết tật trực tiếp phụ trách và phối hợp với giáo viên, các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục hòa nhập. 3.
Hoạt động của phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập.
a) Giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục, nhân viên hỗ
trợ giáo dục hòa nhập của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập hỗ trợ
người khuyết tật kĩ năng đặc thù; kiến thức, kĩ năng còn thiếu hụt để người
khuyết tật học hòa nhập.
b) Nhân viên hỗ trợ giáo dục hòa nhập của trung tâm hỗ
trợ phát triển giáo dục hòa nhập trao đổi, tư vấn, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng,
chuyển giao công nghệ giáo dục khuyết tật cho cán bộ quản l 礃 Ā, giáo viên,
nhân viên của cơ sở giáo dục. lOMoAR cPSD| 40387276
c) Giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục, nhân viên hỗ
trợ giáo dục hòa nhập của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trao
đổi, tư vấn cho gia đình của người khuyết tật về các biện pháp, kĩ năng chăm sóc,
giáo dục người khuyết tật.
Điều 6. Nhiệm vụ của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
trong thực hiện giáo dục hòa nhập 1.
Hằng năm, rà soát, thống kê người khuyết tật học hòanhập tại các
cơ sở giáo dục trên địa bàn. 2.
Lập kế hoạch hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện giáodục hòa nhập người khuyết tật. 3.
Hỗ trợ người khuyết tật kĩ năng đặc thù, kiến thức, kĩnăng còn thiếu
hụt để người khuyết tật học hòa nhập; bồi dưỡng cán bộ quản l 礃 Ā, giáo viên,
nhân viên; trao đổi, tư vấn với người khuyết tật và gia đình của người khuyết tật
tại cơ sở giáo dục về các biện pháp, kĩ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật. 4.
Lập kế hoạch, triển khai bồi dưỡng, tập huấn, chuyểngiao công nghệ
giáo dục người khuyết tật cho cán bộ quản l 礃 Ā, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục. 5.
Lập kế hoạch và thực hiện chuyểnngười khuyết tật từtrung tâm về
học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục tạo cơ hội tốt nhất cho người khuyết tật học hòa nhập.
Điều 7. Chương trình giáo dục đối với người khuyết tật học hòa nhập
Chương trình giáo dục đối với người khuyết tật học hòa nhập thực hiện
theo quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật.
Điều 8. Nhập học, tuyển sinh, hồ sơ giáo dục người khuyết tật 1.
Nhập học, tuyển sinh đối với người khuyết tật học hòanhập được
thực hiện theo quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật. 2.
Cơ sở giáo dục tiếp nhận người khuyết tật vào học hòanhập ở bất
kỳ thời điểm nào trong năm học khi người khuyết tật và gia đình người khuyết tật có nhu cầu. 3.
Hồ sơ giáo dục người khuyết tật bao gồm hồ sơ củangười học và kế
hoạch giáo dục cá nhân.
Điều 9. Cơ sở vật ch Āt, đồ d 甃 ng, phương tiện t ऀ chức các hoạt đ ⌀ng
giáo dục hòa nhập người khuyết tật trong cơ sở giáo dục 1.
Cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đảm bảo tiếp cận chongười khuyết tật học hòa nhập. lOMoAR cPSD| 40387276 2.
Xây dựng kế hoạch mua sắm, tự làm trang thiết bị,phương tiện đảm
bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục hòa nhập người khuyết tật. 3.
Đảm bảo sử dụng thường xuyên, hiệu quả phương tiện,thiết bị dành
cho chăm sóc, giáo dục hòa nhập người khuyết tật.
Chương III GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN, NHÂN VIÊN THỰC HIỆN GIÁO DỤC
HÒA NHẬP NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 10. Nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên 1.
Phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật,gia đình
người khuyết tật lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết tật học hòa
nhập và tổ chức thực hiện. 2.
Thiết kế, tổ chức và hỗ trợ các hoạt động chăm sóc, canthiệp và giáo
dục người khuyết tật trong các môi trường giáo dục phù hợp. 3.
Tạo môi trường thân thiện, thuận lợi cho người khuyết tậthọc hòa nhập. 4.
Hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp, các lực lượng xã hộitrong giáo
dục hòa nhập người khuyết tật. 5.
Tư vấn, tham vấn cho người khuyết tật và gia đình ngườikhuyết tật
về định hướng phát triển, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhu cầu, đặc điểm
và tiềm năng của người khuyết tật.
Điều 11. Năng lực của giáo viên, giảng viên về giáo dục hòa nhập 1.
Có kiến thức chuyên môn về giáo dục hòa nhập ngườikhuyết tật. 2.
Biết lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết tậthọc hòa
nhập phù hợp với đặc điểm và mức độ phát triển của người khuyết tật và tổ chức thực hiện hiệu quả.
3.Có kĩ năng thiết kế, tổ chức và hỗ trợ các hoạt động chăm sóc, can thiệp
và giáo dục người khuyết tật trong các môi trường giáo dục phù hợp. 4.
Có khả năng kiên trì, hành vi phù hợp trong xử lí các tìnhhuống giáo
dục người khuyết tật. 5.
Phát hiện vấn đề, đề xuất và đưa ra các quyết định đúngđắn, phù
hợp đối với các tình huống trong quá trình chăm sóc, can thiệp và giáo dục hòa
nhập người khuyết tật. 6.
Có kĩ năng giao tiếp, tương tác, hợp tácvới người khuyếttật và gia
đình người khuyết tật. 7.
Có khả năng huy động, hợp tác với các tổ chức, cá nhântham gia
giáo dục hòa nhập người khuyết tật. lOMoAR cPSD| 40387276 8.
Có khả năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động chămsóc, can
thiệp và giáo dục người khuyết tật.
Điều 12. Năng lực của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật về giáo dục hòa nhập 1.
Có kiến thức chuyên môn về hỗ trợ giáo dục hòa nhậpngười khuyết tật. 2.
Có kĩ năng phối hợp với giáo viên để lập kế hoạch giáodục cá nhân
cho người khuyết tật học hòa nhập phù hợp và tham gia tổ chức thực hiện hiệu quả. 3.
Có kĩ năng hỗ trợ người khuyết tật học hòa nhập và rènluyện kĩ năng
đặc thù, kĩ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật. 4.
Có kĩ năng hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tậtvà cộng đồng
về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục hòa nhập người khuyết tật. 5.
Có kĩ năng giao tiếp, tương tác, hợp tác với người khuyếttật và gia
đình người khuyết tật.
Điều 13. Quyền lợi của giáo viên, giảng viên, nhân viên 1.
Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệpvụ về giáo
dục hòa nhập người khuyết tật. 2.
Được thăm quan, học hỏi kinh nghiệm về giáo dục ngườikhuyết tật
học hòa nhập tại cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài. 3.
Được vinh danh, khen thưởng về những đóng góp trongviệc giáo
dục hòa nhập người khuyết tật. 4.
Được hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòanhập người
khuyết tật theo quy định hiện hành.
Chương IV NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 14. Nhiệm vụ của người khuyết tật 1.
Rèn luyện và học tập theo kế hoạch giáo dục cá nhân vàchương trình
giáo dục của cơ sở giáo dục phù hợp với khả năng của người khuyết tật. 2.
Bảo vệ sức khỏe, rèn luyện các kĩ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả. 3.
Thông tin tình hình sức khỏe, khả năng học tập, đề xuất nhu cầu hỗ
trợ với gia đình, cơ sở giáo dục khi cần thiết. lOMoAR cPSD| 40387276
Điều 15. Quyền của người khuyết tật 1.
Được sử dụng loại hình ngôn ngữ phù hợp trong học tậpvà sinh hoạt. 2.
Được học tập trong lớp học phù hợp với độ tuổi, khôngcao hơn 3
tuổi so với độ tuổi quy định. 3.
Được học tập, rèn luyện trong các giờ học cá nhân. 4.
Được tư vấn, tham vấn về định hướng phát triển, địnhhướng nghề
nghiệp phù hợp nhu cầu, đặc điểm và tiềm năng của người khuyết tật. 5.
Được bảo mật thông tin cá nhân về tình trạng khuyếttật. 6.
Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích tronghọc tập, rèn luyện.
Chương V PHỐI HỢP GIỮA CƠ SỞ GIÁO DỤC, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG
GIÁO DỤC HÒA NHẬP NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục
1. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc phối hợp với gia đình người khuyết tật a.
Tuyên truyền, vận động người khuyết tật và gia đìnhngười khuyết
tật nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của gia đình người khuyết tật
đối với việc chăm sóc, can thiệp và giáo dục người khuyết tật. b.
Vận động gia đình cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin vềkhả năng và
nhu cầu của người khuyết tật cho nhà trường và hội đồng xác nhận mức độ
khuyết tật cấp xã/phường. c.
Chủ trì, phối hợp với gia đình xây dựng và thực hiện kếhoạch giáo
dục cá nhân, thông tin và theo dõi sự tiến bộ của cá nhân người khuyết tật.
2. Trách nhiệm của nhà trường trong việc phối hợp với cộng đồng, chính
quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội và cá nhân có liên quan
a. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền của ngườikhuyết tật và
trách nhiệm của cộng đồng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa
phương, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan trong việc chăm
sóc, can thiệp và giáo dục của người khuyết tật.
b. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về khả năng và nhucầu của người
khuyết tật cho hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã/phường để làm
cơ sở cấp giấy xác nhận khuyết tật.
c. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về kết quả chăm sóc, lOMoAR cPSD| 40387276
can thiệp và giáo dục của người khuyết tật khi người khuyết tật chuyển cấp,
chuyển trường hoặc chuyển về gia đình.
d. Phối hợp tổ chức các hoạt động trong và ngoài nhà
trường nhằm tăng cường sự tham gia của người khuyết tật.
Điều 17. Ban đại diện cha mẹ học sinh 1.
Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục có đạidiện của gia
đình người khuyết tật (nếu cơ sở giáo dục có người khuyết tật học hòa nhập). 2.
Có kế hoạch phối hợp với nhà trường, cộng đồng, chínhquyền, các
ngành, đoàn thể địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội và cá nhân có liên quan
trong việc chăm sóc, can thiệp và giáo dục người khuyết tật. 3.
Huy động mọi lực lượng, nguồn lực của cộng đồng thamgia chăm
sóc, can thiệp và giáo dục người khuyết tật. 4.
Tham gia giám sát hỗ trợ các hoạt động chăm sóc, canthiệp và giáo
dục người khuyết tật tại nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Điều 18. Phối hợp giữa cơ sở giáo dục,gia đình và xã h ⌀i 1.
Gia đình, cơ sở giáo dục, tổ chức của người khuyết tật,tổ chức vì
người khuyết tật và xã hội phối hợp chặt chẽ trong việc thống nhất mục tiêu, kế
hoạch, hoạt động giáo dục người khuyết tật và huy động các nguồn lực để chăm
sóc, can thiệp và giáo dục người khuyết tật ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. 2.
Tạo môi trường hòa nhập, thân thiện, bình đẳng, antoàn, thuận lợi
cho sự phát triển và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật.
Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh 1.
Trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh chương trình, kế hoạchphát triển
giáo dục hòa nhập người khuyết tật tại địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục hòa nhập người
khuyết tật sau khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. 2.
Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các vănbản quy phạm
pháp luật về giáo dục hòa nhập người khuyết tật; ban hành các chính sách của
địa phương về giáo dục hòa nhập người khuyết tật. 3.
Đảm bảo về ngân sách; cơ sở vật chất, phương tiện thiếtbị đáp ứng
yêu cầu chăm sóc, can thiệp và giáo dục người khuyết tật; đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên, giảng viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục hòa
nhập người khuyết tật tại địa phương. 4.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, trung tâm hỗ trợphát triển
giáo dục hòa nhập đáp ứng nhu cầu chăm sóc, can thiệp và giáo dục người khuyết tật tại địa phương. lOMoAR cPSD| 40387276 5.
Huy động các nguồn lực từ cộng đồng, các tổ chức chínhtrị-xã hội,
tổ chức quốc tế, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ chăm sóc, can thiệp và giáo
dục người khuyết tật tại địa phương.
Điều 20. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo 1.
Hằng năm, tổng hợp, đánh giá thực trạng giáo dục hòanhập người
khuyết tật trên địa bàn, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2.
Tham mưu giúp ủy ban nhân dân tỉnh trình hội đồngnhân dân phê
duyệt chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục hòa nhập người khuyết tật tại địa phương. 3.
Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiệncác văn bản
quy phạm pháp luật về giáo dục hòa nhập người khuyết tật; quy hoạch, kế hoạch,
đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục hòa nhập người khuyết tật
sau khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. 4.
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện đổi mới công tác quản l 礃 Āchuyên
môn nghiệp vụ về chăm sóc, can thiệp và giáo dục hòa nhập người khuyết tật ở các cấp học. 5.
Tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch mạng lướicơ sở giáo
dục, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đáp ứng nhu cầu giáo dục
hòa nhập người khuyết tật tại địa phương. 6.
Kiểm tra, giám sát hỗ trợ việc thực hiện chăm sóc, canthiệp và giáo
dục hòa nhập người khuyết tật tại các cơ sở giáo dục và trung tâm hỗ trợ phát
triển giáo dục hòa nhập. 7.
Chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân tỉnh về quy mô,chất lượng
giáo dục hòa nhập người khuyết tật tại địa phương. 8.
Phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong việc xác địnhvà hướng
dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục xác định khuyết tật, mức
độ khuyết tật và thực hiện các chính sách về giáo dục hòa nhập người khuyết tật tại địa phương. 9.
Hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sởgiáo dục huy
động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ cộng đồng, các tổ chức chính trị-xã
hội, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ giáo dục hòa nhập người
khuyết tật tại địa phương.
Điều 21. Hiệu lực thi hành 1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày thángnăm 2017. 2.
Thông tư này thay thế Quyết định số 23/2006/QĐBGDĐT ngày
22/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3.
Trường hợp nếu các văn bản dẫn chiếu để áp dụng trongThông tư
này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được thực hiện
theo quy định tại các văn bản đó ./. lOMoAR cPSD| 40387276 Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG
- Ban bí thư Trung ương Đảng; THỨ TRƯỞNG
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); Nguyễn Thị Nghĩa
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo;
- Website Chính phủ;- Website Bộ GD&ĐT; - Lưu: VT.