-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thu hoạch chính trị đầu năm | Chính Trị Học Đại Cương| Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trong khóa học Chính Trị Học Đại Cương tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, "Thu Hoạch Chính Trị Đầu Năm" là một phần quan trọng của việc đánh giá và phân tích các sự kiện và xu hướng chính trị mới trong năm đó.
Chính Trị Học Đại Cương 17 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thu hoạch chính trị đầu năm | Chính Trị Học Đại Cương| Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trong khóa học Chính Trị Học Đại Cương tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, "Thu Hoạch Chính Trị Đầu Năm" là một phần quan trọng của việc đánh giá và phân tích các sự kiện và xu hướng chính trị mới trong năm đó.
Môn: Chính Trị Học Đại Cương 17 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40749825
Thu hoạch chính trị đầu năm
Chính Trị Học Đại Cương (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825
Họ và tên: Bùi Thị Mai Hoa MSSV:2256191027
Khoa: Nhật Bản học ( hệ chất lượng cao)
Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ ĐẦU NĂM
Đề bài: Phân tích tình hình thế giới và Việt Nam. Từ đó, nêu lên
trách nhiệm và nhiệm vụ của sinh viên.
Tỉ số giới tính là tỉ lệ giữa số dân số nam trên dân số nữ của một quốc gia tại một
thời điểm nhất định. Thông thường, tỉ lệ này sẽ dao động khoảng 50%. Tuy nhiên,
tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, tỉ lệ này lại có sự biến động lớn, đặc
biệt là tỉ lệ giới tính khi sinh. Nguyên nhân sâu xa cho vấn đề này là do tác động
của sự bất bình đẳng giới.
Bất bình đẳng giới được định nghĩa là sự đối xử khác biệt giữa nam và nữ về cơ
hội, sự tham gia và tiếp cận các nguồn lực. Nói đơn giản hơn thì đó là sự đối xử
thiếu công bằng giữa nam và nữ trong mọi mặt xã hội, từ địa vị xã hội đến đồng
lương,… , thậm chí là cơ hội được chào đời. Bất bình đẳng giới hiện vẫn là tình
trạng nhức nhối vẫn đang diễn ra âm thầm trên thế giới và ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới.
Bất bình đẳng giới được thể hiện qua nhiều mặt của đời sống xã hội. Đó là những
luật lệ hà khắc dành cho phụ nữ như không được lái xe, không được đi ra ngoài mà
không có đàn ông,… ở các nước Ả Rập như UAE, Ả Rập Xê-út,… Đó là sự bất
đẳng khi trong cùng một vị trí công tác và năng suất lao động, người phụ nữ
thường nhận lương ít hơn từ 10 – 50% so với nam giới. Ngoài ra, đó còn là sự phân
biệt đối xử trong từng gia đình khi một số gia đình trọng nam khinh nữ ở Ấn Độ,
Trung Quốc, … con gái thường không được đi học, phải làm việc nhà trong khi
con trai thì được đi học và không phải làm việc. Ngoài ra còn có những suy nghĩ cổ
hủ về phụ nữ như phụ nữ như một món đồ, món trang sức, là nơi thể hiện uy quyền
đối với đàn ông vốn còn tồn tại ở một số đàn ông trên toàn thế giới. Thậm chí, một
số cặp vợ chồng vì tư tưởng trọng nam khinh nữ mà khiến con gái của mình không lOMoAR cPSD| 40749825
có cơ hội được chào đời, phá thai để có được con trai. Còn nhiều lắm những bất
công mà phụ nữ trải qua có nguyên nhân chính là do sự bất bình đẳng giới.
Sự bất bình đẳng giới trên gây ra những hậu quả gì? Đó không phải những hậu quả
nhỏ mà phái nữ nói riêng và xã hội nói chung đang phải gánh chịu. Do tư tưởng trọng
nam khinh nữ, hàng triệu trẻ em gái không có cơ hội đi học và đổi đời. Nhiều em phải
sống một cuộc đời hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, đặc biệt là đàn ông suốt đời.
Thậm chí ở những nước phát triển như Hàn Quốc, nơi vấn đề giới tính vẫn đang tác
động đến phụ nữ nơi đây khi phụ nữ là nạn nhân của bắt nạt văn phòng, hay bị quay
lén ở các nơi công cộng. Hay đó là sự tổn thương về thể xác và tinh thần về bạo hành
gia đình tác động đến phụ nữ ở nhiều gia đình trên thế giới. Hay là sự phỉ báng khi
không được tôn trọng so với đàn ông trong một số lĩnh vực nhất định. Thậm chí, phụ
nữ và trẻ em gái là nạn nhân chính trong các tội phạm buôn bán người, bóc lột lao
động và xâm hại tình dục. Còn đối với xã hội, đó là những tác động lớn về phát triển
bền vững. Theo nghiên cứu của Dollar và Gatti, vấn đề bất bình đẳng giới đã gây suy
giảm nghiêm trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực và tác động xấu đến phát triển
kinh tế của quốc gia. Do phụ nữ không được đi học và đào tạo đầy đủ, chất lượng lao
động của quốc gia đó giảm sút; dẫn đến thiếu nguồn lao động chất lượng trong sản
xuất và phát triển kinh tế. Đối với xã hội, vấn đề trọng nam khinh nữ có thể dẫn đến
sự mất cân bằng giới tính khi sinh. Do tâm lý thích có con trai cùng sự phát triển của
khoa học – kĩ thuật và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình khiến cho số lượng trẻ em
trai lớn hơn rất nhiều so với trẻ em gái. Ở Việt Nam, tỉ số giới tính khi sinh là 111,5
bé trai trên 100 bé gái ( năm 2019) hay ở Trung Quốc, tỉ số này là 111,3 bé trai trên
100 bé gái ( năm 2020). Những tỉ lệ giới tính khi sinh cao đã và sẽ gây ra những hệ
quả khôn lường đối với sự phát triển bền vững của xã hội khi thiếu phụ nữ và thừa
đàn ông như: đàn ông sẽ khó lập gia đình; tỉ lệ phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán sẽ tăng cao;…
Đối với Việt Nam, vấn đề bất bình đẳng giới không xảy ra rõ rệt như với các nước
Ả Rập hay Ấn Độ nhưng vẫn đang xảy ra âm ỉ trong xã hội. Đó là tư tưỏng trọng
nam khinh nữ, quyết phải có con trai khiến cho tỉ số giới tính ở nước ta ở mức cao
so với thế giới. Hay đó là sự bất hợp lý trong phân công công việc nhà trong một
số gia đình khi phụ nữ và con gái phải làm hết việc trong khi đàn ông và con trai
thì được nghỉ ngơi sau cùng một ngày lao động vất vả. Ở những vùng nông thôn
hẻo lánh, vùng sâu vùng xa, các bé gái không được đến trường và số học sinh nữ
nghỉ học tăng dần qua từng năm học sau mỗi kỳ nghỉ hè. Các em phải kết hôn từ lOMoAR cPSD| 40749825
sớm, hoặc ở nhà trông em, phụ giúp gia đình. Những tác động này đang gián
tiếp tác động đến nền kinh tế ( khi số phụ nữ không được đi học tăng dẫn đến
chất lượng lao động chung bị giảm sút; từ đó làm giảm GDP của đất nước) và xã
hội (nạn buôn bán và bắt cóc phụ nữ và trẻ em gái; nam giới không thể kết hôn do thiếu phụ nữ,…)
Nguyên nhân của những vấn đề trên xuất phát từ đâu? Nguyên nhân sâu xa cho sự
phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, vốn
tồn tại qua nhiều năm. Chính do tư tưởng này cùng sự chiếm lĩnh của đàn ông đã
khiến tình trạng bất bình đẳng giới trở nên nghiêm trọng, kìm giữ sự phát triển của
hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Vậy biện pháp ở đây là gì? Đó chính là thay đổi tư
tưởng và quan niệm qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động,… để từ đó
thay đổi cuộc sống cho hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái. Ngoài ra, chính phụ nữ và
trẻ em gái cũng phải đứng lên để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi
nạn bạo lực gia đình hay buôn bán người vì vấn đề bất bình đẳng giới.
Đối với sinh viên, vấn đề bình đẳng giới phải được đặt ra ngay khi ngồi trên ghế
giảng đường. Các sinh viên nam, nữ đều phải được bình đẳng trong tiếp cận giáo
dục và cơ hội việc làm. Các sinh viên nam đều có trách nhiệm đối xử bình đẳng với
các sinh viên nữ và đối với phụ nữ trong gia đình như mẹ hay em gái, chị gái,
… Đó có thể là những hành động đơn giản như phụ giúp việc nhà, quan tâm hơn với
phụ nữ mình yêu. Còn đối với sinh viên nữ, hãy đứng dậy vì quyền lợi của bản thân.
Hãy lên tiếng khi bị phân biệt đối xử hay chứng kiến cảnh bạo lực gia đình,
… Hãy luôn dành tình yêu thương cho nửa thế giới cần được yêu thương để xã
hội trở nên tốt đẹp hơn.