-
Thông tin
-
Quiz
Thủ tục đăng ký kết hôn năm 2024: Hồ sơ, điều kiện là gì
Hôn nhân là một vấn đề quan trọng, đó là sự tự nguyện đến với nhau của các bên và việc đăng ký kết hôn là một nội dung cũng rất quan trọng trong một cuộc hôn nhân. Nêu hai bên đến với nhau bằng tình yêu thì đăng ký kết hôn sẽ là bằng chứng cho tình yêu đó được nhà nước chứng nhận. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 1.8 K tài liệu
Tài liệu khác 2 K tài liệu
Thủ tục đăng ký kết hôn năm 2024: Hồ sơ, điều kiện là gì
Hôn nhân là một vấn đề quan trọng, đó là sự tự nguyện đến với nhau của các bên và việc đăng ký kết hôn là một nội dung cũng rất quan trọng trong một cuộc hôn nhân. Nêu hai bên đến với nhau bằng tình yêu thì đăng ký kết hôn sẽ là bằng chứng cho tình yêu đó được nhà nước chứng nhận. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.8 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Thủ tục đăng ký kết hôn năm 2024: Hồ sơ, điều kiện là gì?
1. Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất?
Xin chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi về thủ tục đăng ký kết hôn năm 2019? Hồ sơ thủ tục
và điều kiện đăng ký được quy định như thế nào ?
Mong luật sư sớm giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
- Nguyen Thi Hiep Luật sư tư vấn:
Hôn nhân là một vấn đề quan trọng, đó là sự tự nguyện đến với nhau của các bên và việc đăng ký
kết hôn là một nội dung cũng rất quan trọng trong một cuộc hôn nhân. Nêu hai bên đến với nhau
bằng tình yêu thì đăng ký kết hôn sẽ là bằng chứng cho tình yêu đó được nhà nước chứng nhận.
Vì vậy để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, để các bên có trách nhiệm với nhau hơn thì khi kết
hôn thì phải đi đăng ký.
Về thủ tục đăng ký kết hôn sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
1.1 Hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn
Khi đi đăng ký kết hôn thì các cặp đôi cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
Bản sao sổ hộ khẩu;
Bản sao Chứng minh nhân dân;
Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú;
Nếu như một trong hai bên đã kết hôn một lần rồi thì phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly
hôn. Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.
Về thủ tục đăng ký kết hôn thì được quy định như sau:
Thứ nhất, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã
yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư
pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Sau khi hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn,
giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Thứ hai, đối với thủ tục kết hôn đối với những người có địa chỉ thường trú trên hộ khẩu ở tỉnh,
thành phố khác nhưng có mong muốn đăng ký kết hôn tại tỉnh khác thì hoàn toàn có thể thực hiện.
Căn cứ Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định địa điểm đăng ký như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn”.
Nơi cư trú ở đây được xác định là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú. Vì vậy, để thực hiện thủ tục
đăng ký kết hôn tại tỉnh đó thì một trong hai bạn phải có tạm trú ở tỉnh đó.
Thứ ba, trường hợp đăng ký kết hôn khác tỉnh (ngoài tỉnh). Trường hợp này các bên có thể đăng
ký kết hôn khác tỉnh tại quê của chồng/vợ nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được
nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch:
“Khi một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn
khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó”.
1.2 Điều kiện để đăng ký kết hôn:
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện để đăng ký kết hôn được
quy định như sau: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xem là đủ tuổi kết hôn;
Kết hôn tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo luật định gồm: Không được
kết hôn với người đang có vợ, có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần); Kết hôn
giữa người có cùng dòng máu trực hệ, có họ hàng trong phạm vi ba đời; Đăng ký kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi…
1.3 Một số vấn đề liên quan đến việc kết hôn:
Thứ nhất, về thời gian có giấy chứng nhận kết hôn: Trong vòng 5-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ
giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp
cần phải xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Khi hoàn thành thủ tục,
Ủy ban phường (xã) sẽ cấp 2 bản đăng ký kết hôn, mỗi cô dâu và chú rể giữ một bản.
Thứ hai, đối với hôn nhân đồng giới – Luật hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định: “cấm kết hôn
giữa những người cùng giới tính” nhưng vẫn “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Như vậy, khi quyết định tiến tới hôn nhân, bên cạnh đám cưới, việc tiến hành những thủ tục đăng
ký kết hôn là điều cần thực hiện để vừa bảo đảm chấp hành theo đúng pháp luật vừa có cơ sở quan
trọng cho việc vợ chồng kết thành một gia đình.
2. Đăng ký kết hôn tại nơi cư trú cần những thủ tục gì?
Xin chào luật sư, tôi và chồng vì một vài lý do mà cả hai cùng rời xa nhà và vào sinh sống
tại một tỉnh thành khác. Hộ khẩu của cả hai vẫn ở quê, vậy nếu chúng tôi muốn đăng ký
tạm trú tại tỉnh thành nơi chuyển đến thì cần những thủ tục gì?
Hai chúng tôi vẫn chưa đăng ký kết hôn vậy liệu có thể đăng ký tại nơi ở mới được
không? Nếu không thể đăng ký kết hôn vậy sau này khi chúng tôi sinh con thì có cách
nào để có thể đăng ký khai sinh cho cháu được không?
Vì không hiểu nhiều về luật nên rất mong nhận được sự tư vấn giúp đỡ của các luật sư.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Trả lời:
Thứ nhất: Về đăng ký tạm trú
Căn cứ Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA:
"Điều 16. Thủ tục đăng ký tạm trú
1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai
bản khai nhân khẩu);
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-
CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì
không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp
do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm
trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên;
trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký
tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi
người đó thường trú.
2. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú
tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân
khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
3. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn."
Thứ hai:Về đăng ký kết hôn
- Điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,
b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định
của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
- Cơ quan đăng ký kết hôn: bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai
bạn để thực hiện việc đăng ký kết hôn theo Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014. Theo Điều 12 Luật cư
trú năm 2006 (Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013) thì "Nơi cư trú" là:
"1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú
của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp
pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho
mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở
nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này
thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống."
Theo đó, khi hai bạn có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn thì bạn có thể đến nơi tạm trú hiện tại để
thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Thứ ba: Về đăng ký khai sinh
Bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bạn thực hiện việc đăng ký
khai sinh theo Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014. Và việc xác định nơi cư trú cũng căn cứ theo Điều 12 Luật cư trú
3. Nam nữ chưa kết hôn có được ở chung với nhau không?
Thưa luật sư! Tôi năm nay 18 tuổi, bạn gái tôi năm nay 19 tuổi, tôi và bạn gái ở trọ ở 2
nơi khác nhau. Tôi hay qua nhà bạn gái chơi và ở lại muộn mới về. Hôm nay, có đội tuần
tra công an phường đi qua và nhắc nhở về việc nam nữ chưa kết hôn thì không được ở
chung với nhau quá 10h đêm, không biết trong luật có quy định đó hay không ạ?
Tôi xin chân thành cảm ơn. Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, hiện nay pháp luật có quy định xử phạt với trường hợp tội vi phạm
chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng, chung sống với nhau như vợ chồng và chưa có quy định nào cấm
hành vi nam nữ chơi và ở lại nêu trên. Nên việc quy định của pháp luật hiện hành, có quy định về
đăng ký tạm trú như sau:
- Theo điều 30, điều 31 Luật cư trú năm 2006, sửa đổi năm 2013 quy định như sau:
"Điều 30. Đăng ký tạm trú
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn
nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba
mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận
của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền
sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu;
trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người
cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy
tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm
trú của công dân và không xác định thời hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ
tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường,
thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ
sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên
người đó trong sổ đăng ký tạm trú.
Điều 31. Lưu trú và thông báo lưu trú
1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị
trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
2. Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ
mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường,
thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường,
thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết.
3. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông
báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị,
em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
4. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú."
Như vậy, Nếu không thông báo lưu trú, khi bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, bạn của bạn có thể
bị phạt 100.000 đến 300.000 đồng theo điều 8, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình. Bạn hay qua nhà bạn gái chơi và
ở lại muộn mới về, hôm nay, có đội tuần tra công an phường đi qua và nhắc nhở về việc nam nữ
chưa kết hôn thì không được ở chung với nhau quá 10h đêm, theo quy định của Luật cư trú thì bạn
không phải đăng ký tạm trú do không sinh sống, học tập, làm việc, học tập nhưng phải thông báo
lưu trú. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào về việc cấm nam, nữ chưa kết hôn mà sống
chung cùng nhau. Nếu hai bạn không vi phạm luật hôn nhân và gia đình.
4. Bố mẹ cấm kết hôn hai bên có được tự ý kết hôn?
Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi và bạn trai đều 23 tuổi. Vừa qua chúng tôi có ý định kết hôn
nhưng cha mẹ anh ra sức ngăn cản. Tôi muốn hỏi nếu chúng tôi tự ý kết hôn thì có vi
phạm quy định của pháp luật và thủ tục ra sao ? Xin cảm ơn Trả lời:
Theo quy định của Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014:
"Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn." Trong đó:
- Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình: "Nam từ đủ 200 tuổi
trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, việc kết hôn là tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự
và không thuộc trường hợp cấm kết hôn, không cùng giới tính".
Các trường hợp cấm kết hôn hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này là:
"Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc
chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là
cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của
vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Như vậy, điều kiện kết hôn cần tuân thủ điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Và
trong trường hợp của bạn xét về vấn đề hai bên tự nguyện thì không ai có thể ngăn cấm việc này.
- Việc đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 9 Luật này là phải đăng ký kết hôn theo luật
hộ tịch (Phòng tư pháp xã, phưởng) đối với cá nhân trong nước và nếu đã ly hôn thì phải đăng ký kết hôn lại.
Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật không quy định điều kiện kết hôn, đăng ký kết
hôn là phải được bố, mẹ hai bên đồng ý, do đó, dù bố mẹ hai bạn không đồng ý thì nếu
hai bạn đáp ứng đáp ứng các điều kiện kết hôn kể trên thì hai bạn vẫn hoàn toàn có
quyền kết hôn với nhau. Và khi kết hôn với nhau hai bạn cần đến cơ quan có thẩm quyền
để đăng ký kết hôn theo quy định, khi đó, việc kết hôn của hai bạn sẽ được Nhà nước
công nhận và có giá trị pháp lý.
Địa điểm đăng ký kết hôn:
Khoản 1 Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014 quy định cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn:
"1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn."
Trong khi đó, tại đoạn 2 khoản 1 Điều 1 Luật cư trú năm 2006 quy định như sau:
" Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức
thường trú hoặc tạm trú."
Về phần bố mẹ hai bạn thì mặc dù việc họ không đồng ý không ảnh hưởng tới việc hai
bạn kết hôn và đăng ký kết hôn, tuy nhiên, dù sao họ cũng là bố mẹ của hai bạn do đó
hai bạn vẫn nên thuyết phục họ đồng ý cho hai bạn kết hôn với nhau để việc kết hôn của
hai bạn được vui vẻ, được mọi người ủng hộ chứ không phải chỉ là được pháp luật thừa nhận.
5. Anh em họ có thể kết hôn hay không?
Chào luật sư: Em 23 tuổi, em có 1 chuyện xin ý kiến luật sư, xin luật sư cho em biết ạ.
em và anh ấy yêu thương nhau nhiều lắm, muốn tiến hành hôn nhân, anh ấy định cư ở
nước ngoài lâu rồi , 2 đứa em không cùng họ cha anh ấy và mẹ em là 2 anh em ruột.
Vậy xin hỏi ý kiến luật sư em và anh ấy cưới nhau được không thưa luật sư? Luật sư tư vấn:
Điều 5, khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về cấp kết hôn, ly hôn giả tạo,
tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở việc kết hôn ... như trích dẫn ở phần trên.
Theo đó, điểm d nêu trên được hướng dẫn tại khoản 18 điều 3 Luật này như sau:
" Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là
đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh,
chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba."