-
Thông tin
-
Quiz
Thực hành Tiếng Việt - Tài liệu tổng hợp
I. Thành phần biệt lập là gì? - Khái niệm: Thành phần biệt lập có thể hiểu một cách đơn giản nhất là thành phần có trong câu nhưng không có nhiệm vụ biểu đạt ngữ nghĩa của câu. - Ví dụ: - Ái chà! Hôm nay Linh học bài chăm chỉ quá nhỉ! Từ “ái chà” không có tác dụng biểu đạt ý nghĩa của câu mà chỉ dùng để bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu Tổng hợp 1.3 K tài liệu
Tài liệu khác 1.4 K tài liệu
Thực hành Tiếng Việt - Tài liệu tổng hợp
I. Thành phần biệt lập là gì? - Khái niệm: Thành phần biệt lập có thể hiểu một cách đơn giản nhất là thành phần có trong câu nhưng không có nhiệm vụ biểu đạt ngữ nghĩa của câu. - Ví dụ: - Ái chà! Hôm nay Linh học bài chăm chỉ quá nhỉ! Từ “ái chà” không có tác dụng biểu đạt ý nghĩa của câu mà chỉ dùng để bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.3 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. Thành phần biệt lập là gì?
- Khái niệm: Thành phần biệt lập có thể hiểu một cách đơn giản nhất là thành phần có
trong câu nhưng không có nhiệm vụ biểu đạt ngữ nghĩa của câu. - Ví dụ:
- Ái chà! Hôm nay Linh học bài chăm chỉ quá nhỉ!
Từ “ái chà” không có tác dụng biểu đạt ý nghĩa của câu mà chỉ dùng để bộc lộ cảm xúc,
thái độ của người nói.
Thành phần biệt lập gồm các loại sau:
- Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu,
thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.
- Thành phần gọi - đáp: được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần cảm thán: được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.
- Thành phần tình thái: được dùng để diễn tả thái độ, cách đánh giá của người nói đối với
sự việc được nói đến trong câu. Ví dụ minh họa
Vi dụ 1: “Bên dưới con thác (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả), là một mớ
những đường ống thủy tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vục vào lòng sông.”
(Rô-a Đan, Xưởng Sô-cô-la)
=> Phần in đậm trong ví dụ trên là thành phần phụ chú, được dùng để bổ sung thông tin
cho khung cảnh “bên dưới con thác”.
Ví dụ 2: “Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên:
- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người.”
(Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)
=> “Đào ơi” được dùng để hô gọi, nhằm bắt đầu cuộc hội thoại
Ví dụ 3: “Ôi, cô Gió thật là tốt quá!” (Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)
=> “Ôi” để biểu lộ cảm xúc (sự xúc động mạnh mẽ) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
Ví dụ 4: “Tàu Nau-ti-lơtx dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một
điểm nào động đậy” (Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển)
=> “Dường như” biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì người nói trực tiếp cảm nhận.
I. Đặc điểm và công dụng của thành phần tình thái
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Ví dụ:
Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi
và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Không hiểu sao cứ đến lúc ấy ông Hai lại thấy buồn. (Kim Lân, Làng)
II. Đặc điểm và công dụng của thành phần cảm thán
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận, …). Ví dụ:
Trời ơi, dậy mau! Mưa đá! (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Ối chao sớm với muộn mà có ăn thua gì! (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Các từ ngữ: ồ, trời ơi được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (ồ: vui; trời ơi: lo lắng, luyến tiếc…).
III. Thành phần gọi – đáp a. Định nghĩa
Thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
b. Tác dụng của thành phần gọi – đáp
- Thành phần gọi đáp không tham gia diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu.
- Để tạo lập, thiết lập một cuộc nói chuyện, trò chuyện mới.
- Để duy trì cuộc trò chuyện trong một khoảng thời gian.
c. Cách nhận biết thành phần gọi đáp trong câu
- Thành phần gọi đáp thường đứng ở đầu câu.
- Lời gọi, lời đáp thể hiện quan hệ của người tham gia giao tiếp.
Ví dụ: Thưa ông, cháu đã về nhà rồi ( quan hệ trên – dưới).
Ừ, 9 giờ sáng chúng mình đi chơi ( quan hệ ngang hàng).
Lời gọi đáp thể hiện văn hóa giao tiếp nên phải lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ: Ê, em ơi, lại đây anh bảo ! ( sự thân thiện).
Ê, thằng kia, bán cho tôi gói thuốc ( sự vô lễ).
Khi thành phần gọi đáp tách thành câu riêng nó sẽ trở thành câu đặc biệt.
Ví dụ: Hồng Diễm! mấy giờ em đi học?
IV. Thành phần phụ chú a. Định nghĩa
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
b. Tác dụng của thành phần phụ chú
Nó giúp bổ sung, giải thích thêm nghĩa cho câu nói, lời nói trong giao tiếp. Nó giúp người
đọc, người nghe hiểu rõ hơn nghĩa mà người viết, người nói muốn truyền đạt.
c. Cách nhận biết thành phần phụ chú
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa: - Hai dấu gạch ngang. - Hai dấu phẩy. - Hai dấu ngoặc đơn.
- Một dấu gạch ngang với một dấu phẩy .
- Nhiều khi thành phần phụ chú thường được đặt sau dấu 2 chấm. TRẮC NGHIỆM Câu 1:
Thành phần biệt lập của câu là gì?
A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu.
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. Câu 2:
Điền vào chỗ (...) để hoàn chỉnh câu sau:
“Thành phần … được dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận…)” A. Tình thái B. Cảm thán C. Gọi đáp D. Phụ chú Câu 3:
Tác dụng của thành phần tình thái ?
A. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu
B. Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B sai Câu 4:
Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?
A. Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)
B. Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người
C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người D. Cả 3 đáp án trên Câu 5:
Từ “có lẽ” trong câu “những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị về con người là quan trọng
nhất” là thành phần gì?
A. Thành phần trạng ngữ B. Thành phần bổ ngữ
C. Thành phần biệt lập tình thái
D. Thành phần biệt lập cảm thán Câu 6:
Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?
A. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn
thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.
B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!
C. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế. Câu 7:
Câu thơ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?” (Tố Hữu) bộc lộ tâm trạng gì của người nói? A. Giận dữ B. Buồn chán C. Thất vọng D. Đau xót Câu 8:
Thành phần tình thái trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.
(Sang thu – Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9 tập 2)
A. Tình yêu của tác giả đối với mùa thu
B. Thể hiện mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên
C. Kể về giây phút hạnh phúc khi thấy mùa thu về
D. Thể hiện cảm giác mơ hồ của tác giả khi thiên nhiên chuyển mình. Câu 9:
Gạch chân các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong những câu sau:
A. Có vẻ như cậu ấy đã không còn buồn vì chuyện cũ nữa.
B. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con.
C. Trời ơi, tôi biết là cậu ấy sẽ thành công mà!
D. Không thể nào! Đó không phải là sự thật! Câu 10:
Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tin cậy cao nhất? A. Chắc là B. Có vẻ như C. Chắn hẳn D. Chắc chắn
Document Outline
- I. Đặc điểm và công dụng của thành phần tình thái
- II. Đặc điểm và công dụng của thành phần cảm thán
- III. Thành phần gọi – đáp
- IV. Thành phần phụ chú