-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình của ĐCS và liên hệ thực hiện nguyên tắc tự phê bình | Tiểu luận xây dựng đảng
Cơ sở lý luận về việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình của Đảng ta hiện nay. Khái niệm “nguyên tắc”. Khái niệm “tự phê bình”. Bản chất của việc tự phê bình và phê bình. Vai trò của việc tự phê bình và phê bình. Phương pháp, hình thức và những yêu cầu để tiến hành tự phê bình và phê bình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Xây dựng Đảng 8 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình của ĐCS và liên hệ thực hiện nguyên tắc tự phê bình | Tiểu luận xây dựng đảng
Cơ sở lý luận về việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình của Đảng ta hiện nay. Khái niệm “nguyên tắc”. Khái niệm “tự phê bình”. Bản chất của việc tự phê bình và phê bình. Vai trò của việc tự phê bình và phê bình. Phương pháp, hình thức và những yêu cầu để tiến hành tự phê bình và phê bình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Xây dựng Đảng 8 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
HỌ VÀ TÊN: LÊ VĂN TOÀN
MÃ SỐ SINH VIÊN: 2156100053
LỚP: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI K41
ĐỀ TÀI: THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ
PHÊ BÌNH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LIÊN HỆ
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
TRONG ĐẢNG BỘ HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: XÂY DỰNG ĐẢNG
Hà Nội, Tháng 6 – Năm 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………...……..3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………..………...4
3. Kết cấu đề tài……………………………………………………..…………....5 NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình của Đảng ta hiện
nay……………………………………………….….….6
1.1 Khái niệm “nguyên tắc”………………………………………………….….6
1.2 Khái niệm “tự phê bình”…………………………………………………..…6
1.3 Bản chất của việc tự phê bình và phê bình……………………..……………7
1.4 Vai trò của việc tự phê bình và phê bình……………………………………..7
1.5 Phương pháp, hình thức và những yêu cầu để tiến hành tự phê bình và phê
bình……………………………………………………………………………….9
Chương 2: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê
bình…………..………….….........................................11
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tự phê bình và phê bình………..11
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tự phê bình và phê bình.……………15
Chương 3: Sự nhận thức và vận dụng nguyên tắc tự phê bình và phê bình của Đảng bộ huyện Nho Quan
tỉnh Ninh Bình……..………………………..20
2.1 Thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình của Đảng bộ huyện Nho Quan tỉnh Ninh
Bình......................................................................................................20
2.2 Ý nghĩa nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong xây dựng Đảng…….......23
KẾT LUẬN………………………………………………………………….…25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………......26 2 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúc sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng nguyên tắc tự phê bình
và phê bình. Người coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật tồn tại
và phát triển của Đảng. Mỗi đảng viên trước hết tự mình phải thấy rõ mình, để
phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. Hơn nữa, nếu biết tự phê bình tốt thì
mới phê bình người khác tốt được. Người nhấn mạnh: “Muốn đoàn kết chặt chẽ
trong Đảng, ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng tự phê bình và phê bình”. Tự
phê bình và phê bình là nhiệm vụ thường xuyên chứ không phải là giải pháp nhất
thời, là vũ khí để rèn luyện đảng viên.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan của cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, là điều kiện tiên quyết để giai cấp công nhân
Việt Nam thực hiện sự mệnh lịch sử của mình. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
là sự kết hợp nhuần nhuyễn của chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Nguyên tắc xây dựng Đảng dựa trên hệ
thống các nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một trong những
nguyên tắc đó là tự phê bình và phê bình.
Theo Bác Hồ, phê bình là nêu lên những khuyết điểm của đồng chí khác
của tổ chức đảng nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm. Tự phê
bình là bản thân tự mình soi rọi mình, tự nghiêm khắc, thật thà nhận, công khai
nhận trước mặt mọi người khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa. Tự phê
bình và phê bình phải đi đôi với nhau là phương pháp giáo dục, rèn luyện cán bộ,
đảng viên. Thực chất của tự phê bình và phê bình là góp ý giúp đồng chí, đồng
nghiệp và tự bản thân kiểm điểm lại xem cái làm được và cái chưa làm được,
làm hay hoặc còn thiếu sót, sai lầm và từ đó phát huy cái tốt, tìm ra biện pháp 3
khắc phục sửa chữa cái chưa hay, cái khuyết điểm, sai lầm. Vì vậy, tự phê bình
và phê bình góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức
đảng, giữ gìn phẩm chất, tư cách đảng viên, nâng cao uy tín của Đảng và củng cố
niềm tin của quần chúng đối với Đảng, củng cố và phát triển sự đoàn kết thống
nhất của Đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ sáng tạo
của mọi cán bộ, đảng viên tham gia xây dựng nghị quyết và lãnh đạo tổ chức
thực hiện thắng lợi nghị quyết của đảng bộ, chi bộ và nhiệm vụ của cơ quan, góp
phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Nguyên tắc tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển, là thuộc tính
bản chất của một chính đảng cách mạng, là công cụ săc bén để giáo dục, rèn
luyện cán bộ, đảng viên và củng cố khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng. vì
vậy, tự phê bình và phê bình luôn là việc làm không thể thiếu trong sinh hoạt và
hành động của Đảng. Để đảm đương vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức
nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh
đạo; giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ
và kỷ luật trong hoạt động của Đảng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung, Quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về việc thực hiện
nguyên tắc tự phê bình và phê bình của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, tiểu
luận đi vào tìm hiểu những thực trạng trong việc thực hiện nguyên tắc tự phê
bình và phê bình của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay và đưa ra những ý nghĩa
trong việc thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá 4
nhân, chủ nghĩa cơ hội, quan liêu, tham những, lãng phí và mọi hoạt động chia rẽ bè phái.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, tiểu luận tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình
và phê bình của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.
- Thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình của Đảng hiện nay.
- Ý nghĩa của nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong xây dựng Đảng.
3. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu
luận được kết cấu gồm: 3 chương 9 tiết và 28 trang. 5 CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ
BÌNH VÀ PHÊ BÌNH CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY
1.1 Khái niệm “nguyên tắc”
Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc
một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Nguyên
tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo.
Nguyên tắc là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của
quy tắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm,
niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấu trúc
hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó.
Ngoài ra, nguyên tắc có thể là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản
được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các cơ
quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.
1.2 Khái niệm “tự phê bình”
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, tự phê bình là thật thà nhận, công
khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa.
Thật thà tự phê bình chẳng những giúp cho mình sửa chữa, giúp cho mình
tiến bộ mà còn giúp cho người khác biết để mà tránh. Một thí dụ: Đảng ta có
mấy chục vạn đảng viên. Nếu đồng chí A phạm một điều sai lầm, liền thật thà tự
phê bình, thì các đảng viên khác đều biết mà tránh, không phạm sai lầm ấy nữa.
Trái lại, nếu đồng chí A không thật thà tự phê bình, để cho các đảng viên khác
cũng phạm khuyết điểm ấy, thì cả Đảng cộng lại thành mấy chục vạn khuyết 6
điểm. Như vậy, đồng chí A chẳng những dối mình, mà lại dối Đảng, là có tội với
cách mạng, có tội với Đảng, có tội với Tổ quốc, với nhân dân.
Tự phê bình rồi để sửa chữa, để tiến bộ, cho nên phải thật thà, phải triệt
để, mới có kết quả. Nếu chỉ làm cho qua chuyện, chỉ có hình thức thì vô ích.
1.3 Bản chất của việc tự phê bình và phê bình
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngày nào cũng phải ǎn cho khỏi đói, rửa mặt
cho khỏi bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi sai lầm. Nghĩa là tự
phê bình phải thường xuyên, chứ không phải chờ có khai hội mới tự phê bình,
không phải khi làm khi không.
Tự phê bình phải thật thà. Khi tự mình kiểm điểm cũng như khi tự phê
bình trước mọi người, có khuyết điểm gì nói hết, không giấu giếm chút gì. Phải
tìm cho ra vì sao mà sai lầm. Sai lầm ấy sẽ thế nào, dùng cách gì mà sửa chữa và
phải kiên quyết sửa chữa.
Tự phê bình và sửa khuyết điểm có khi dễ, nhưng cũng có khi khó khǎn,
đau đớn, vì tự ái, vì thói quen, hoặc vì nguyên nhân khác. Đó là một cuộc đấu
tranh. Tự mình, không đánh thắng được khuyết điểm của mình, mà muốn đánh
thắng kẻ địch, tự mình không cải tạo được mình, mà muốn cải tạo xã hội, thì thật
là vô lý. Vì vậy người cách mạng nhất định phải thật thà tự phê bình và kiên
quyết chữa khuyết điểm.
1.4 Vai trò của việc tự phê bình và phê bình
Trong bất kỳ một tổ chức đảng nào, cho dù là tổ chức đảng cấp trên hay tổ
chức đảng cấp dưới, bất kỳ một cá nhân đảng viên ở cương vị nào nếu không
thấm nhuần tư tưởng tự phê bình và phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cũng
sẽ phạm phải những sai lầm lớn. Thực tế hiện nay, một số tổ chức đảng và đảng
viên đã làm tốt công tác tự phê bình và phê bình, trong các cuộc họp đã dám nói 7
thẳng, nói thật ưu, khuyết điểm giúp tổ chức đảng và đồng chí mình phát huy,
sửa chữa. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số tổ chức đảng chưa phát huy tốt tinh
thần phê và tự phê. Trong các cuộc hội nghị, cán bộ, đảng viên không dám góp ý
kiến, đặc biệt là góp ý cho cấp trên, cho lãnh đạo vì sợ bị trù dập, không được
thăng chức, nâng lương...Một số tổ chức đảng và đảng viên không góp ý cho tổ
chức, cho đồng chí mình ngay trong cuộc họp mà lại đi nói sau lưng có tính chất
"kích động", làm mất uy tín người khác. Bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ,
đảng viên lợi dụng tinh thần phê và tự phê để chỉ trích, phê phán người khác với
thái độ không thiện cảm, vì mục đích cá nhân" vạch lá tìm sâu", "chuyện bé xé ra
to", làm cho người bị phê bình không nhận ra được sai lầm để sửa hoặc có nhận
ra họ cũng khó lòng mà sửa được. Bởi vậy, chúng ta học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh phải bằng hành động thực tế, không nên hô hào, chỉ
nói mà không làm hoặc nói nhiều làm ít.
Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng nâng cao trí tuệ, phát
hiện và giải quyết những mâu thuẫn trong Đảng, là quy luật sinh tồn và phát triển
của Đảng. Tự phê bình và phê bình đòi hỏi phải có tính Đảng và tính nguyên tắc
cao, phải đảm bảo tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường
được mối quan hệ chặt chẽ giữa đảng và quần chúng. Chủ tich Hồ Chí Minh đã
tiếp thu, nghiên cứu, vận dụng và bổ sung sáng tạo quan điểm của Mác,
Ăngghen, Lênin về vấn đề tự phê bình và phê bình một cách hết sức cụ thể và
độc đáo. Chính vì vậy, Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng nước ta đi đến thành
công, xứng đáng và làm tròn vai trò lãnh tụ chính trị của giai cấp và của dân tộc.
Ngày nay, khi toàn Đảng đang quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng, chúng ta càng
thấm nhuần hơn tư tưởng tự phê bình và phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điều này sẽ giúp chúng ta thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng, góp phần
đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước, của dân tộc tới thắng lợi vẻ vang. 8
1.5 Phương pháp, hình thức và những yêu cầu để tiến hành tự phê bình và phê bình
Trước hết, phê bình phải đi đôi với tự phê bình và phê bình phải gắn liền
với sửa chữa, với biểu dương khen thưởng. Nếu chỉ phê bình người khác mà
không tự phê bình thì chẳng khác nào "thầy thuốc chỉ đi chữa bệnh người khác
mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa". Tự phê bình và phê bình phải gắn với
sửa chữa, tức là phải chỉ rõ ưu, khuyết điểm và phương hướng để phát huy hoặc
khắc phục. Đồng thời phải gắn với động viên, khen thưởng, xử phạt rõ ràng.
Thứ hai, tự phê bình và phê bình phải đạt tới cái đích là làm rõ đúng, bảo
đảm tính khách quan, trung thực, thẳng thắn và chân tình. Tự phê bình cũng như
phê bình phải trung thực, không nể nang, không thêm bớt. Bác nhắc nhở: "Phê
bình phải nghiêm chỉnh, chắc chắn, phụ trách, nói có sách, mách có chứng. Phải
phê bình với tinh thần thành khẩn, xây dựng, "trị bệnh cứu người", chớ phê bình
lung tung không chịu trách nhiệm. Khi phê bình, chớ dùng những lời mỉa mai,
chua cay, đâm thọc. Trong lúc phê bình, khuyết điểm phải vạch rõ ràng, mà ưu
điểm cũng phải nhắc đến. Một mặt là để sửa chữa cho nhau. Một mặt là để
khuyến khích nhau, bắt chước nhau".
Thứ ba, khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải bảo đảm tính dân chủ,
công khai. Công khai phân tích, nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm của mình,
đồng chí mình và tổ chức đảng trước hội nghị, phê phán nghiêm khắc tình trạng
"ngồi lê đôi mách", "việc gì cũng không phê bình trước mặt mà để nói sau lưng".
Bác cho rằng: "Kiểu phê bình như vậy là biểu hiện của bệnh "cá nhân"". Tự phê
bình và phê bình muốn đạt kết quả cao thì phải được tiến hành trong bầu không
khí thật dân chủ, bình đẳng. Chỉ có dân chủ rộng rãi thì mọi cán bộ, đảng viên,
nhân dân mới tích cực, chủ động, nói thẳng, nói thật. Song mở rộng dân chủ 9
trong tự phê bình và phê bình không có nghĩa là muốn nói gì thì nói, muốn phê thì phê.
Thứ tư, tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyên, phê
bình từ trên xuống và từ dưới lên, nhất là từ dưới lên, có như vậy mới đạt hiệu
quả cao. Khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải đảm bảo đúng nguyên tắc,
song cách thức tiến hành phải mềm dẻo, khéo léo. Nếu chỉ dùng phương pháp
cứng rắn, mệnh lệnh, ép buộc thì rất khó tiếp thu. Phê bình không đúng lúc, đúng
chỗ, không khôn khéo sẽ có tác dụng ngược lại thậm chí còn gây ra hậu quả khó
lường bởi lẽ lời chê như một mồi lửa, lòng tự ái, kiêu căng của con người giống
như một kho thuốc súng. Ngày xưa,Trang Tử cũng đã từng nói: Người chê ta
phải là thầy ta, người khen ta phải là bạn ta, người nịnh hót ta là kẻ thù của ta.
Thứ năm, người và tổ chức được phê bình phải có thái độ thành khẩn, vui
lòng để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí hoặc oán ghét. Hết sức
tránh thái độ " giấu bệnh sợ thuốc", bị phê bình thì im lặng, không tìm cách sửa
đổi. Hồ Chí Minh gọi đó là "thái độ không thật thà, không đúng đắn" và thái độ
đó sẽ dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng, bệnh ngày càng nặng thêm, thậm
chí nguy hiểm đến tính mạng. 10 CHƯƠNG 2
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là phương pháp
để giáo dục, rèn luyện đảng viên, là vũ khí sắc bén để chống tả khuynh và hữu
khuynh; uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức; ngăn chặn suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống; khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại khổ; tư tưởng chủ
quan, nóng vội, duy ý chí; nói thẳng, nói thật; nhận rõ những khuyết điểm, yếu
kém, sai phạm… nhằm mục đích để xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao đạo
đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, tăng cường đoàn kết, thống nhất từ
trong tư duy, nhận thức, lý tưởng đến hành động cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh coi tự phê bình và phê bình là để học cái hay, tránh cái dở, chứ không phải
để nói xấu nhau. Phê bình và tự phê bình là để trị bệnh cứu người, dân chủ trong
Đảng tốt hơn, kỷ luật cao hơn, cán bộ, đảng viên gương mẫu, có tinh thần trách
nhiệm hơn, làm cho mỗi tổ chức mạnh hơn, lãnh đạo tốt hơn. Người thường nhắc
nhở cán bộ, đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình “như rửa mặt hàng
ngày”, mỗi tổ chức đảng coi tự phê bình và phê bình là công việc thường xuyên.
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tự phê bình và phê bình
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khảng định: mọi sự vật hiện tượng trên
thế giới cũng như trong đời sống xã hội đều vận động và phát triển trong sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Đảng Cộng sản là một tổ chức chính
trị, một bộ phận cấu thành của đời sống xã hội, do vậy Đảng cũng tồn tại, vận
động phát triển theo quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, tự
phê bình và phê bình trong Đảng là biểu hiện của quy luật đó và là đòi hỏi tất
yếu khách quan. Bản thân Đảng trong suốt cả quá trình hoạt động lãnh đạo sự 11
nghiệp cách mạng cả khi chưa có chính quyền cũng như khi trở thành đảng cầm
quyền, có nhiều vấn đề thực tiễn đạt ra mang tính khó khăn, phức tạp, nhiều vấn
đề mới nảy sinh, từng cán bộ, đảng viên không thể nắm, nhận thức đầy đủ và sâu
sắc ngay những vấn đề đó, quá trình tham gia hoạt động không thể tránh vấp
ngã, sai lầm, khuyết điểm, do đó phải tiến hành công tác tự phê bình và phê bình
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, tự phê bình và phê bình là rất cần thiết cho hoạt
động và phát triển bình thường của Đảng Cộng sản.
Lênin đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác-Ăngghen coi tự phê bình
và phê bình là quy luật bất di bất dịch về sự phát triển của Đảng cách mạng, theo
ông Đảng phải luôn tự phê bình và phê bình, tự vạch ra sai lầm, khuyết điểm,
phân tích rõ nguyên nhân và tìm cách sữa chữa, tiêu chí để phân biệt một đảng
chân chính cách mạng với một đảng cơ hội là ở chỗ đảng đó có thực hiện tự phê
bình và phê bình một cách nghiêm chỉnh hay không. Lênin cho rằng, trong quá
trình lãnh đạo, Đảng có khuyết điểm cũng là điều bình thường, điều quan trọng
là có thái độ đúng đắn với sai lầm của mình hay không. Người yêu cầu, trước
những sai lầm của mình, Đảng phải: công khai thừa nhận sai lầm, phân tích hoàn
cảnh đẻ ra sai lầm, nghiên cứu những biện pháp để sữa chữa sai lầm, người chỉ
rõ: “và nếu một đảng nào không dám nói thật bệnh tật của mình ra, không dám
chẩn đoán bệnh một cách thẳng tay, và tìm phương cứu chữa bệnh đó, thì đảng
đó sẽ không xứng đáng được người ta tôn trọng” đó là thái độ nghiêm túc của
đảng, chỉ có đảng nghiêm túc như vậy mới là Đảng Mác xít chân chính.
Tuy nhiên tự phê bình và phê bình theo quan điểm của Lênin không phải
là theo khuynh hướng của chủ nghĩa cơ hội, “tả khuynh”, theo lối cục bộ, bè phái
gây chia rẽ, mất đoàn kết. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình
Lênin đã kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái lợi dụng cái gọi là:
“tự do phê bình” để phá hoại tổ chức Đảng, người phê phán những người Cộng
sản “tả khuynh” đã không có thái độ nghiêm túc trước những sai lầm của mình, 12
cho nên họ không phải là đảng của giai cấp, không phải là đảng của quần chúng,
chỉ là những nhóm nhỏ mang tính bè phái, ông khẳng định: “Ai không cố ý nhắm
mắt lại thì không thể không thấy rằng, khuynh hướng “phê bình” mới trong chủ
nghĩa xã hội, chẳng qua chỉ là một loại hình mới của chủ nghĩa cơ hội mà thôi.
Trong bản thân nội bộ Đảng luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu
thuẫn là một tất yếu khách quan, song vấn đề cần phải được hiểu là những mặt
đối lập, những mâu thuẫn ấy trong Đảng (mâu thuẫn giữa cái tiến bộ và cái lạc
hậu; giữa phẩm chất, trình độ, năng lực còn hạn chế của đội ngũ cán bộ, Đảng
viên so với yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ ngày càng cao, mâu thuẫn giữa các ý
kiến trái ngược nhau trong Đảng, giữa hình thức, phương pháp lãnh đạo cũ của
Đảng với đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới), không phải là
mâu thuẫn đối kháng mà những mâu thuẫn đó được giải quyết thông qua tự phê
bình và phê bình. Như vậy mục đích của đấu tranh phê và tự phê bình là nhằm
giải quyết mâu thuẫn, là sự góp ý, nói thẳng, nói thật, chỉ ra những sai lầm,
khuyết điểm, đấu tranh chống những quan điểm sai trái .tạo nên sự hiểu nhau
hơn, đoàn kết thống nhất hơn, để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng tổ
chức, giúp đỡ nhau cùng tiến. Cần tránh lợi dụng tự phê bình và phê bình để chỉ
trích cá nhân, nói xấu, đả kích lẫn nhau mà xem đó là chế độ sinh hoạt bình
thường, thường xuyên trong Đảng.
Đấu tranh phê bình và tự phê bình được diễn ra trên tất cả các mặt hoạt
động của Đảng, và yêu cầu thực hiện đối với mọi cán bộ đảng viên, bao gồm tự
phê bình của cấp trên đối với cấp dưới, cấp dưới đối với cấp trên và cùng cấp,
được thể hiện qua các hình thức như: hội nghị chi bộ, đảng bộ qua các thời kỳ,
các đại hội đảng các cấp, các đợt sinh hoạt chính trị tập trung, báo cáo quý, tháng
của cấp dưới lên cấp trên, báo cáo nhiệm kỳ đại hội của cáp trên đối với cấp
dưới, qua các phương tiện thông tin đại chúng Quá trình thực hiện công tác tự
phê bình và phê bình phải bảo đảm tính khách quan, chân thành, cởi mở, phảI 13
cứng rắn về nguyên tắc, mêm dẻo, khéo léo về cách thức, cần xác định xem nên
tiến hành vào thời gian nào, nên nói những gì, bằng cánh nào, nói đến mức độ
nào làm tốt điều này làm tăng chất lượng của tự phê bình và phê bình, Lênin đã
dạy: “chính sách thì không nên có thái độ thẳng băng và không nên kịch liệt,
không nên cố chấp nếu không cần thiết”. Tiến hành công tác này còn cần phải về
mặt thể hiện rõ những đặc tính cơ bản và tuân thủ những đòi hỏi bắt buộc như
phải bảo đảm tính đảng: điều này đòi hỏi thực hiện tự phê bình và phê bình phải
đứng vững trên cơ sở chủ nghĩa Mác, quan điểm chủ trương chính sách của
Đảng, đấu tranh không khoan nhượng với mọi tư tưởng và hành động sai trái,
mặt khác không thụ động, bàng quang trước sai lầm, khuyết điểm của bản thân
và của đồng chí của tập thể Trong: “Dự thảo lời kêu gọi của ban chấp hành trung
ương và của ban biên tập cơ quan ngôn luận trung ương gửi các uỷ viên thuộc
phái đối lập” và “Bản tuyên bố không đưa ra”, được viết khi bọn Mensêvích
chưa chiếm được báo “Tia lửa”, Lênin đã kịch liệt phê phán và kiên quyết phản
đối những thủ đoạn đấu tranh không mang tinh thần của Đảng, những thủ đoạn
đấu tranh không thể dung thứ được, mà bọn thủ lĩnh của phái Mensêvích đã áp
dụng, như chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do vô chính phủ.
Quá trình tự phê bình và phê bình còn phải tuân thủ cương lĩnh, đường lối,
chính sách, tôn trọng bảo vệ lợi ích của Đảng và phải được tiến hành trong tổ
chức Đảng, không được lợi dụng tự phê bình và phê bình để đả kích cá nhân, gây
rối nội bộ, gây chia rẽ, mất đoàn kết đi đến việc phá vỡ sự tập trung thống nhất
trong Đảng, theo Lênin: “Toàn bộ công tác cả chúng ta, tất cả sự nỗ lực của
chúng ta sẽ dùng để làm gì, khi mà kết quả bao giờ cũng chỉ là cuộc đấu tranh để
gây ảnh hưởng ấy, chứ không phải là để hoàn toàn tranh thủ và củng cố ảnh
hưởng đó”. Phê bình và tự phê bình theo quan điểm của Lênin còn cần cụ thể
thiết thực và kịp thời, điều này đòi hỏi sự đấu tranh không phải mang tính chất
chung, trung bình chủ nghĩa mà cần có nội dung, địa chỉ rõ ràng, chỉ ra được, cái 14
đúng, chỗ sai, nguyên nhân của những vấn đề đó và phương hướng khắc phục,
phải gắn với điều kiện cụ thể của từng tổ chức đảng và mọi cán bộ đảng viên,
người còn nói: “Tự phê bình là một điều rất hay, nhưng khi tất cả chúng ta đã tán
thành điều đó, thì sẽ là rất hay nếu chúng ta chú ý cả đến vấn đề nội dung phê
bình nữa”. Tính cụ thể, thiết thực của tự phê bình và phê bình của Đảng còn thể
hiện ở việc hướng vào việc kiểm điểm, phân tích, đánh giá, phê phán những vấn
đề cấp bách trước mắt của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là hướng
vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chức trách, nhiệm vụ và việc tu dưỡng,
rèn luyện phẩm chất năng lực, phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên.
Thiết thực, cụ thể phải luôn gắn với tính kịp thời, bởi vì nếu phê bình và tự
phê bình được tiến hành một cách kịp thời sẽ hạn chế được sai lầm, khuyết điểm,
không để chúng tích tụ lại làm trầm trọng thêm khuyết điểm, đồng thời ngăn
chặn không cho những thiếu sót sai lầm của tổ chức đảng và của cán bộ, đảng
viên bị tái diễn, kéo dài, điều quan trọng hơn là giúp uốn nắn ngay những lệch
lạc, kích thích tính sáng tạo, động viên thúc đẩy các tổ chức đảng và mọi cán bộ,
đảng viên hoàn thành thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tự phê bình và phê bình
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cách mạng chân chính. Do vậy Đảng
phải luôn luôn thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động, thực sự là một
đảng trí tuệ, trong sạch, vững mạnh, là ngọn cờ tập hợp, hướng dẫn, giáo dục, tổ
chức, lãnh đạo nhân dân cả nước trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do và
chủ nghĩa xã hội. Khi bàn về tư cách của Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng
không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Bởi lẽ đó mà
Đảng phải không ngừng phát triển. Theo Hồ Chí Minh, sự phát triển của Đảng
bao hàm trong đó sự tự chỉnh đốn và tự đổi mới để ngày càng tiến bộ về mọi 15
mặt. Vì thế tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh xác định là “luật phát
triển” của Đảng. Vấn đề tự phê bình và phê bình đã được Hồ Chí Minh đề cập
rất sâu sắc trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" và nhiều bài viết cho chuyên
mục Sửa đổi lối làm việc của báo Sự thật, trong các bài viết đề cập đến vấn đề
đạo đức cách mạng, và trong hầu hết các bài nói, bài viết về xây dựng Đảng.
“Nói về Đảng, một Đảng giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng.
Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu
mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm
mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn,
chắc chắn, chân chính”.
Phê bình là gì và tự phê bình là gì? Đôi khi, Hồ Chí Minh dùng cách gọi
"tự kiểm điểm và kiểm điểm" hoặc "tự sửa chữa" và "giúp đồng chí mình sửa
chữa", "tự xét và xét đồng chí mình" để nhấn mạnh ý nghĩa của tự phê bình và
phê bình trong việc khắc phục khuyết điểm. Nhưng quan niệm về tự phê bình và
phê bình có ý nghĩa bao quát rộng hơn. Theo Hồ Chí Minh, "Phê bình là nêu ưu
điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và
vạch khuyết điểm của bản thân mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với
nhau". Điều đó có nghĩa là tự phê bình và phê bình không phải chỉ vạch ra
khuyết điểm mà phải nêu cả ưu điểm; nêu ưu điểm trước, vạch khuyết điểm sau;
nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm phải đi đôi với nhau, không coi nhẹ ý nghĩa
của một mặt nào. Điều đó biểu hiện rõ tính nhân văn và tính khoa học - nét đặc
sắc trong quan niệm về tự phê bình và phê bình của Hồ Chí Minh.
Thứ tự, phương pháp tự phê bình và phê bình là: nêu ưu điểm, vạch
khuyết điểm của mình trước và nêu ưu điểm, vạch khuyết điểm của đồng chí
mình sau; dù là "xét", "kiểm điểm" hay "phê bình" người khác thì người có
khuyết điểm đó cũng là đồng chí mình chứ không phải kẻ thù hay đối địch. Quan
điểm xuất phát của Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình là dân chủ và nhân 16
đạo. Bản chất của nó là xây dựng, là vương tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ, là thúc
đẩy sự tiến bộ, là cách mạng và khoa học, là vì nhân dân. Do đó, bản chất của tự
phê bình và phê bình là hướng về cái đẹp. Người có ưu điểm thì phải cố gắng
phát huy, vươn lên không ngừng; người có khuyết điểm, bị phê bình thì phải vui
lòng nhận rõ để sửa chữa. Tự phê bình và phê bình sẽ không gây nản chí hoặc
oán ghét. Hồ Chí Minh cho rằng: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữ,
giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn
kết và thống nhất nội bộ”. Những biểu hiện tiêu cực như: chỉ thiên về vạch
khuyết điểm của người khác theo kiểu "bới lông, tìm vết" để tìm cách hạ bệ
nhau, làm giảm uy tín của nhau, chỉ thiên về phê bình người khác mà không
nghiêm khắc tự phê bình, chỉ nhấn mạnh ưu điểm khi "phê bình cấp trên" theo
kiểu tâng bốc, nịnh hót, thực chất là biểu hiện cơ hội trong tự phê bình và phê
bình, hoàn toàn trái với tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: tự phê bình và phê bình là phương tiện quan trọng
nhất để xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đoàn kết trong
Đảng là đoàn kết thống nhất rất cao, là đoàn kết thống nhất từ trong tư duy, nhận
thức, từ trong lý tưởng đến hành động hàng ngày. Tự phê bình và phê bình sẽ
giúp gột rửa, lọc bỏ những sai lệch, những bất đồng và trên cơ sở đó tạo nên sự
kết dính, gắn bó hữu cơ trong nội bộ Đảng. Người viết: “muốn đoàn kết chặt chẽ
trong Đảng, ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự
phê bình và phê bình”. Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình có ý nghĩa
như một “vũ khí thần diệu”. Vì vậy, việc sử dụng nó phải như nắm vững một
khoa học và một nghệ thuật đặc biệt. Tư tưởng “khéo sử dụng vũ khí tự phê
bình và phê bình” của Hồ Chí Minh do quan điểm dân chủ và nhân đạo chi phối.
“Khéo” là sự vận dụng tư tưởng biện chứng trong triết học của chủ nghĩa Mác –
Lênin; là sự nhuần nhuyễn giữa tình và lý trong truyền thống sâu xa của văn hóa
phương Đông và dân tộc. Đồng thời, “khéo” còn là hệ thống những biện pháp tác 17
động, thúc đẩy theo cùng một phương, là tổng hợp lực từ bảo ban, giúp đỡ, đến
giáo dục, cảm hỏa, thuyết phục từ trên xuống và từ dưới lên, từ trong Đảng đến
ngoài xã hội. Tư tưởng “khéo sử dụng vũ khí tự phê bình và phê bình” của Hồ
Chí Minh vừa là một phương pháp cách mạng, vừa là một nghệ thuật cách mạng
diễn ra một cách tích cực, thường xuyên liên tục cả trong không gian và thời
gian, cùng với sự vận động và phát triển của người đảng viên, của con người xã
hội trong hoạt động thực tiễn.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn có quan niệm khác về phê bình là “phê bình
việc làm, chứ không phải phê bình người”. Theo Người, đối tượng trực tiếp của
phê bình là việc. Đó là tư tưởng nhân đạo xuất phát từ quan điểm thực tiễn, đạt
tới đỉnh cao, cho phép tập hợp con người – xã hội trong một tổng thể thống nhất,
mâu thuẫn, đa dạng và phức tạp, cùng hành động vì lợi ích chung, sự nghiệp
chung: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, làm cho con
người tốt hơn, đẹp hơn. Tư tưởng “phê bình việc chứ không phê bình người”
tránh cho con người không bị rơi vào cái tôi vị kỷ, trả đũa, tranh giành được
thua, đố kỵ, ghen ghét giữa con người với nhau.
Tự phê bình và phê bình là quy luật chung của các Đảng Cộng sản, đối với
Đảng Cộng sản Việt Nam lại càng quan trọng. Đảng ta ra đời từ một nước nông
nghiệp lạc hậu, thuộc địa nửa phong kiến, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng
phong kiến, thực dân "Cũng như những người hàng ngày lội bùn" nên trên người
ắt nhiễm hơi bùn. Điều đó không có gì lạ. Mặt khác, khi đảng viên có chức, có
quyền rất dễ nảy sinh những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội,
thực dụng, độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng, quan liêu, xa rời quần chúng.
Muốn khắc phục những biểu hiện đó, cần tiến hành tự phê bình và phê bình ráo
riết, thường xuyên. Cũng như người lội bùn lâu mà nhiễm hơi bùn thì phải tắm
rửa và "phải tắm rửa lâu mới sạch". Đội ngũ đảng viên của Đảng phần đông xuất
thân từ nông dân và nhiều giai tầng khác nhau, mang theo những đặc điểm tư 18
tưởng, tâm lý, lối sống khác nhau, điều đó tất yếu nảy sinh những mâu thuẫn trong Đảng.
Hồ Chí Minh yêu cầu tự phê bình và phê bình phải thường xuyên, liên tục,
kiên trì. "Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình,
tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong đảng sẽ không
có bệnh mà đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng". Nếu không làm thường xuyên thì
khuyết điểm sẽ ngày càng tích tụ nhiều lên, lấn át ưu điểm. Những cán bộ, đảng
viên thoái hóa biến chất, tham ô, tham nhũng, vi phạm tư cách đảng viên, nguyên
nhân suy cho cùng là do không thường xuyên tự phê bình và tiếp thu phê bình.
Hồ Chí Minh đã cảnh tỉnh nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của
chúng ta thì cũng như giấu diếm bệnh tật trong mình, không dám uống thuốc để
bệnh ngày càng nặng thêm, nguy hiểm đến tính mệnh. Phát hiện càng sớm, điều
trị bệnh càng chóng khỏi; để bệnh nặng rất khó chữa, thậm chí có khi không chữa nổi.
Tự phê bình và phê bình là một bộ phận cấu thành văn hóa chính trị của
Đảng ta, bởi vì chỉ có tự phê bình và phê bình thì Đảng mới giữ vững được các
danh hiệu cao quý mà truyền thống cách mạng của Đảng và nhân dân ta đã hun
đúc nên. Đó là “Đảng ta quang minh chính đại”, “Đảng ta là đạo đức, là văn
minh”, là “hiện thân của trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc”. Và, chỉ có
như thế Đảng ta mới vừa là người lãnh đạo, vừa là đội tiên phong trong việc xây
dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại, đâm đà bản sắc dân tộc trong tình hình hiện nay. 19 CHƯƠNG 3
SỰ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH
VÀ PHÊ BÌNH CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH
2.1 Thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình của Đảng bộ huyện
Nho Quan tỉnh Ninh Bình
Quán triệt và thực hiện quan điểm về tự phê bình và phê bình theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí minh, trong suốt quá trình
xây dựng và hoạt động, Đảng bộ huyện Nho Quan luôn coi trọng tự phê bình và
phê bình. Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng để giải quyết mâu
thuẫn trong nội bộ Đảng, để giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân
của Đảng. Đảng là một tổ chức chính trị, tất yếu trong quá trình vận động, phát
triển, nội bộ Đảng sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Nhưng đó không phải là mâu thuẫn
đối kháng, mà là mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ với cái lạc
hậu. Đảng lấy tự phê bình và phê bình là biện pháp cơ bản để giải quyết những
mâu thuẫn đó, tạo động lực cho sự vận động, phát triển của Đảng.
Xác định tự phê bình và phê bình là phương pháp để giáo dục rèn luyện
đảng viên, là vũ khí sắc bén để uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức, ngăn
chặn suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống, khắc phục tư tưởng ngại khó ngại
khổ, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, Đảng bộ xã Văn
Phương huyện Nho Quan đã có nhiều giải pháp để phát huy hiệu quả việc làm
này, điển hình là chỉ đạo các chi bộ khắc phục hoàn toàn tình trạng ngại đấu
tranh tự phê bình và phê bình. Đảng bộ quán triệt sâu từ tập thể đến đảng viên
với tinh thần cầu tiến xây dựng, đấu tranh phê bình và tự phê bình, khắc phục
tình trạng nể nang ngại đấu tranh, tính phê bình và tự phê bình chưa cao. 20