












































Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------- Nhóm: 62
THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 1 ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM OCOP TRÀ HOA CÚC TẠI CÁC
HỘ, XÃ TÂN QUANG, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN HÀ NỘI – 2021
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 1 ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
OCOP TRÀ HOA CÚC TẠI CÁC HỘ, XÃ TÂN QUANG, HUYỆN VĂN
LÂM, TỈNH HƯNG YÊN Thành viên nhóm STT Họ và Tên Mã sinh viên Chuyên ngành Đánh giá 1 Phạm Ngọc Tú 642477 Quản trị makerting 10 2 Lò Văn Mạnh 642325 Quản trị makerting 10 3 Nguyễn Quang Huy 645404 Quản trị makerting 9 4 Cầm Lan Phương 641247 Quản trị makerting 9 5 Nguyễn Ngọc Tuyến 645430 Quản trị tài chính 8.5
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Phương Hà Nội, 2021 LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập giáo trình 1, em đã nhận được
nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô và các bạn trong nhóm cùng với gia đình.
Hoàn thành bài báo cáo này, cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới Ban giám đốc Học viện, các thầy cô giáo khoa Kế Toán và Quản Trị Kinh
Doanh, những người đã giúp cho em có môi trường học tập tốt.
Em xin gửi lời cảm chân thành nhất tới thầy TS. Nguyễn Văn Phương Khoa
kế toán và Quản trị kinh doanh, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành báo cáo thực tập giáo trình 1.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị, người dân ở xã Tân quang,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong việc thu
thập số liệu và thông tin cần thiết cho đề tài báo cáo giáo trình thực tập 1.
Cuối cùng, em xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ to lớn về mặt vật chất lẫn
tinh thần của gia đình và bạn bè trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2021
Sinh viên thực hiện Phạm Ngọc Tú Lò Văn Mạnh i MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ....................................................................... iv
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. v
PHẦN I MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2 1.2.1
Mục tiêu chung .................................................................................. 2 1.2.2
Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 1.3.1
Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.2
Về không gian .................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3 1.4.1
Khung phân tích ................................................................................ 3 1.4.2
Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 4 1.4.3
Phương pháp xử lí số liệu .................................................................. 5 1.4.4
Phương pháp phân tích số liệu.......................................................... 5
Phần II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 6
2.1 Đặc điểm địa bàn xã Tân Quang ............................................................. 6
2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu ................................................................ 9 2.2.1
Thực trạng tình hình sản xuất trà hoa cúc tại xã Tân Quang ......... 9
2.2.2 Thực trạng tình hình tiêu thụ trà hoa cúc trên địa bàn xã Tân
Quang .......................................................................................................... 10 2.2.3
Hiệu quả kinh tế của trà hoa cúc trên địa bàn xã Tân Quang huyện
Văn Lâm tỉnh Hưng Yên ............................................................................. 12
2.2.3.1 Chi phí sản xuất ............................................................................ 12
2.2.3.2 Thu nhập của hộ nông trồng hoa cúc .......................................... 12 ii
2.3 Đánh giá tiềm năng phát triển OCOP cho sản phẩm trà hoa cúc tại xã
Tân Quang ...................................................................................................... 12 2.3.1
Đánh giá sản phẩm và sức mạnh cộng đồng .................................. 12 2.3.2
Đánh giá khả năng tiếp thị .............................................................. 19 2.3.3
Đánh giá chất lượng sản phẩm ....................................................... 21
2.4 Đề xuất giải pháp ................................................................................... 27 2.4.1
Giải pháp nâng cao sản phẩm và sức mạnh cộng đồng ................. 27 2.4.2
Giải pháp nâng cao khả năng tiếp thị ............................................. 29 2.4.3
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ...................................... 30
Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 31
3.1 Kết luận .................................................................................................. 31
3.2 Kiến nghị ................................................................................................ 32 iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1: Vị trí địa lý xã Tân Quang ............................................................... 6
Hình 2.2 Sơ đồ tiêu thụ hoa cúc tại xã Tân Quang ....................................... 11
Biểu đồ 2.1: Kinh tế của các hộ dân xã Tân Quang ........................................ 8
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế tại xã Tân Quang ................................................ 8
Biểu đồ 2.3: Hình thức liên kết tại xã Tân Quang......................................... 10
Biểu đồ 2.4 Tình hình sử dụng nguồn gốc vật tư........................................... 13
Biểu đồ 2.5 Tình hình năng lực sản xuất của hộ ........................................... 14
Biểu đồ 2.6 Mức độ quân tâm vệ sinh xã Tân Quang ................................... 15
Biểu đồ 2.7 Sử dụng công nghệ thân thiện với sản xuất................................ 16
Biểu đồ 2.8 Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm...................................................... 16
Biểu đồ 2.9 Loại hình tổ chức - sản xuất kinh doanh .................................... 17
Biểu đồ 2.10 Tình hình lao động của hộ trong sản xuất ................................ 18
Biểu đồ 2.11 Tình hình tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2020 so với năm
2019 ................................................................................................................. 19
Biểu đồ 2.12 Khu vực phân phối chính .......................................................... 20
Biểu đồ 2.13 Sản phẩm được giới thiệu trên thông tin đại chúng ................ 21
Biểu đồ 2.14 Đánh giá màu sắc, độ chín ........................................................ 22
Biểu đồ 2.15 Đánh giá mùi vị của trà hoa cúc ............................................... 22
Biểu đồ 2.16 Đánh giá tính đầy đủ sạch ......................................................... 23
Biểu đồ 2.17 Tính độc đáo của trà hoa cúc xã Tân Quang ........................... 26
Biểu đồ 2.18 Kiểm tra an toàn thực phẩm ..................................................... 27 iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ OCOP One commune, one product HTX Hợp tác xã v PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
- Nước ta có hệ thiên nhiên sinh thái phong phú và đa dạng về các cây dược
liệu khi cả nước có hơn 4000 loài cho công dụng làm thuốc, và cây dược liệu
chiếm vai trò rất quan trọng trong đời sống của mọi người, và trải qua hàng ngàn
năm lịch sử nghề trồng cây dược liệu đã trở thành một bộ phân quan trọng không
thể thiếu với nền nông nghiệp nước ta. Nhờ đó mà nghề trồng Hoa Cúc Chi được ra đời.
- Xã Tân Quang, huyên Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, là xã có truyền thống lâu
đời trồng các loại trà hoa, nổi tiếng nhất vẫn là Hoa Cúc Chi. Với đặc điểm thổ
nhưỡng chuyên biệt tạo ra các loại trà hoa, thảo dược có tính năng cao. Làng nghĩa
Trai là một trong số các làng thuộc xã Tân Quang trồng dược liệu là nơi tạo ra các
sản phẩm nức tiếng. Đến nay, tại làng dược liệu vẫn trồng nhiều loại trà hoa và
thảo dược tiến vua, cũng như chế biến các loại dược liệu quý theo đúng quy trình
tạo ra các sản vật chất lượng nhất cung tiến cung đình thời xưa.
- Tuy nhiện hiện nay cùng các sản phẩm trà hoa ở nơi khác cũng và đang
cạnh tranh với trà Hoa Cúc và nhiều lúc vẫn còn gặp rất nhiều khó khan trong
canh tác và tiêu thụ trà Hoa Cúc, đề khắc phục lãnh đạo sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn và UBND tỉnh Hưng Yên đã xây dựng đề án “ Chương trình mỗi
xã 1 sản phẩm, chương trình OCOP’’. Trọng tâm của của Chương trình mỗi xã 1
sản phẩm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế
ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các phần kinh tế tư nhân, hộ sản xuất thực hiện.
- Cùng với sự thực tiễn trên việc nâng cao giá trị sản phẩm tạo ra chuỗi liên
kết trong phát triển sản xuất “Trà Hoa Cúc’’ nâng cao thu nhập và kinh tế cho
người trồng cũng nằm trong mục tiêu của Đề án chương trình mỗi xã 1 sản phẩm,
là thực sự cần thiết của tỉnh Hưng Yên.
- Từ những khó khăn đó về tiêu thụ sản phẩm, về kỹ thuật chăm sóc mà người 1
dân, Xã Tân Quang, Huyện Văn Lâm gặp phải, nên em quyết định thực hiện đề
tài “ Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP trà hoa cúc tại
các hộ , xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên’’
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Dựa trên cơ sở phân tích và khảo sát các hộ dân trồng hoa cúc xung quanh
và đánh giá thực trạng, nghiên cứu tiềm năng phát triển OCOP cho trà hoa cúc
cho các hộ, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên từ đó đề xuất và đưa
ra một số giải pháp để đáp ứng chương trình mỗi xã một sản phẩm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể -
Góp phần hệ thống hóa một số cơ sở lí luận thực tiễn về đánh giá sản phẩm OCOP. -
Đánh giá tiềm năng phát triển OCOP trà hoa cúc tại xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. -
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao để nâng cao khả năng đáp ứng
các tiêu chí của chương trình.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP trà hoa cúc ở
Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
Đi tìm hiểu và khảo sát địa bàn, các hộ dân xung quanh bằng cách lấy phiếu
ý kiến và thu thập sơ cấp, để nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển OCOP
cho trà hoa cúc tại, Nghĩa Trai, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên. Về nội dung
- Đánh giá mức độ xếp hạng kinh tế của người dân, ngành sản xuất kinh
doanh chính của hộ, các thông tin khi tìm kiếm sản phẩm dịch vụ KH&CN,
thực trạng canh tác và tiêu thụ sản phẩm 2
- Đánh giá hiệu quả kinh tế các khó khăn về sản xuất, về cơ chế chính sách địa phương
- Đánh giá tiềm năng phát triển OCOP cho trà hoa cúc tại Nghĩa Trai, Văn Lâm, Hưng Yên
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các khó khan vướng mắc và các giải
pháp để nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chí của “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” 1.3.2 Về không gian
Nghiên cứu được thực hành tại xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. • Về thời gian -
Thời gian nghiên cứu từ 23/11/2021 đến 12/11/2021 -
Số liệu thu thập trong 3 tuần
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Khung phân tích
Khung phân tích là hình thức sơ đồ hóa tất cả các quan hệ tương quan, nhân
quả giữa các biến số, các chỉ tiêu theo bản chất và trình tự của chúng. Khung phân
tích giúp ta hình dung được bản chất của dữ liệu, nguồn dữ liệu, tiến trình thu
thập, phương thức xử lý để trả lời các câu hỏi nghiên cứu 3
Đánh giá tiềm năng phát triển OCOP Thực trạng tình Thực trạng tình hình sản xuất hoa hình sản xuất hoa Đánh Thực Đánh Đánh Diện giá Đánh trạng Hiệu giá giá Nhân sản tích giá khả chất tình quả tố phẩm xếp và năng lượng hình kinh và sức sản hạng ảnh sản tế mạnh tiếp sản của lượng OCOP hưởng xuất cộng thị phẩm hoa hoa đồng hoa cúc cúc
1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp:
Sử dụng các số liệu đã thống kê, các báo cáo tổng kết của xã để có được các
số liệu theo yêu cầu của đề tài. Thu thập các thông tin qua các văn bản, sách báo,
trang web, báo cáo nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về tinh thần sản xuất nông
nghiệp, kinh tế hộ nông dân.
Phân tích các tài liệu có liên quan: Xem xét các thông tin có sẵn trong các tài
liệu của xã để thu thập thông tin ban đầu, làm nền tảng cho việc nghiên cứu đánh giá.
Thu thập số liệu sơ cấp:
Phỏng vấn trực tiếp qua giấy khảo sát các hộ dân tại xã Tân Quang về thực
trạng sản xuất và tiêu thụ hoa của các hộ.
Thông tin và số liệu điều tra về hiệu quả kinh tế của việc canh tác hoa đến
quá trình hợp tác, tiêu thụ sản phẩm để đánh giá tiềm năng phát triển OCOP cho
trà hoa cúc nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ dành cho người dân và cán bộ cấp 4 xã.
Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi đối với hộ
dân canh tác hoa cúc và làm trà hoa cúc.
1.4.3 Phương pháp xử lí số liệu
Đối với tài liệu và số liệu thứ cấp, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên
cứu tại bàn, dữ liệu được tính toán và tổng hợp bằng phần mềm Micosoft Excel
để tạo bảng các số liệu phù hợp với hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Các phiếu hỏi
sau khi được thu thập sẽ được kiểm tra và nhập dự liệu bằng phần mềm Micosoft
Excel. Từ đó dữ liệu được làm sạch trước khi đưa vào phân tích. Các phép thống
kê mô tả đơn giản sẽ được xử lí bằng phần mềm Micosoft Excel 2020.
1.4.4 Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp được vận dụng trong phân tích kết quả nghiên cứu
được thực hiện như sau:
- Phương pháp thống kê mô tả:
Thu thập thông tin thơi gian đề tài nghiên cứu. Từ các số liệu và các thông
tin thu thập được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định. Sử dụng phương
pháp thống kê mô tả để tiến hành phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất
để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất hoa cúc.
- Phương pháp phân tổ thống kê:
Phân tổ các mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ảnh các đặc
điểm cơ bản về tình hình sản xuất và hiệu quả kinh doanh sản xuất của các hộ trồng hoa trong xã.
- Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, hình ảnh:
Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để mô tả số liệu hiện trạng và
kết quả nghiên cứu. Được áp dụng để rút ra nhận xét, đánh giá và so sánh một
cách tổng thể nhất các kết quả nghiên cứu của đề tài. 5 Phần II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn xã Tân Quang
Vị trí địa lý
Xã Tân Quang, nằm ở phía tây của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, phía
đông giáp, xã Đình dù và xã Trưng Trắc, Phía tây giáp thành phố Hà Nội và huyện
Văn Giang, phía bắc giáp thành phố Hà Nội và thị trấn Như Quỳnh
Xã Tân Quang có vị trí địa lý thuận lợi giáp tuyến Quốc lộ 5 và đường Tỉnh
lộ 385, xã Tân Quang nằm giữa vành đai 3,5 và xã có tuyến đường sắt Hà Nội –
Hải Phòng chạy qua, là điều kiện rất tốt để phát triển kinh tế giao lưu hang hóa,
trao đổi với thị trường ở bên ngoài
Xã có diện tích 6,02 km², địa giới phần lớn nằm về phía bờ bắc của sông Bắc Hưng Hải
Hình 2.1: Vị trí địa lý xã Tân Quang 6 Địa hình
- Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, không có đồi núi
- Xã có diện tích 6,02 km², địa giới phần lớn nằm về phía bờ bắc của sông Bắc Hưng Hải
- Đặc điểm thổ nhưỡng:
- Được hình thành từ phù sa của sông Hồng bồi đắp nên, rất màu mỡ và thích
hợp cho phát triển nông nghiệp
- Đất phù sa không được bồi nằm trong đê sông Hồng, sông Luộc. Đặc điểm
chính là đât màu nâu tươi, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nhẹ.
Loại này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất
thịt nặng, đất trung tính, ít chua. Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên nền nhiệt giữa các
mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 27 28 độ C ).
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng từ
250-280. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 150- 210.
- Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.450 giờ.
- Lượng mưa trung bình 1.575 mm, độ bốc hơi bình quân 886 mm. Độ ẩm không khí từ 80-90%. Kinh tế
- Với địa hình, có đường sắt, quốc lộ 5 chạy qua, giáp với các huyện Văn
Giang và Thuận Thành (Bắc Ninh), Gia Lâm (Hà Nội) nơi giao lưu kinh tế, là một
điểm mạnh của Tân Quang. Song lợi thế lớn nhất của Tân Quang là nguồn tài
nguyên đất nằm cạnh với quốc lộ 5, tiện lợi cho việc thu hút các DN. 7 0% 1% 6% 49% 44% Nghèo nghèo bình Khá
Biểu đồ 2.1: Kinh tế của các hộ dân xã Tân Quang.
(Nguồn: số liệu khảo sát)
- Từ nghiên cứu mức xếp hạng kinh tế xã Tân Quang không có hộ nghèo nào, cận
nghèo rất thấp chỉ 1%, đa số các hộ đều nằm trong mức trung bình 49% và khá
44%, hộ giàu chiếm 6%. Đánh giá kinh tế xã Tân Quang khá ổn mức độ kinh tế
gần như đạt từ trung bình trở lên. 1% 10% 89% nghiệp Thương mại-Dịch vụ
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế tại xã Tân Quang
(Nguồn: số liệu khảo sát)
- Tổng quát kinh tế xã Tân Quang chủ yếu ở nông nghiệp chiếm 89%, còn lại là
dịch vụ thương mại 10% và công ngiệp 1%. Tân Quang đặc biệt coi trọng phát
triển nông nghiệp. Tân Quang đã đi sâu vào trồng và chế biến thuốc Nam. Như 8
trồng cây hoa cúc, cây mã đề, cây địa liền. Những loại cây thuốc trên đều cho thu
nhập hơn 10 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra người dân còn trồng hoa đào, hoa cúc,
hoa hồng cũng cho thu nhập cao.
2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Thực trạng tình hình sản xuất trà hoa cúc tại xã Tân Quang
Với ưu thế về địa lý, tiềm năng đất đai, khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp của xã, đặc biệt là các giống cây ăn quả và cây công
nghiệp. Hoa cúc được người dân địa phương trồng để làm thuốc từ hằng trăm năm
trước, hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng của hoa cúc thấy được hoa cúc rất phù hợp với đất đai và
khi hậu nơi đây nên người dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng hoa cúc và hiện tại
trà hoa cúc là một trong các chủ lực kinh tế của xã.
Tỉ lệ trồng trọt của hoa cúc là 15,7%, khối lượng sản xuất trung bình của một
hộ năm 2020 là 6,5 tấn/năm.
Qua kết quả điều tra cho thấy hoa cúc ngày càng thể hiện vị trí quan trọng
trong chuyện dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hoa cúc có giá trị kinh tế cao, giúp
cải thiện được cuộc sống, nên tỉnh và huyện đã có nhiều chủ trương khuyến khích
người dân mạnh dạn, phát triển diện tích trồng hoa, có quy mô và khoa học hơn.
Hình thức liên kết 9 2% 98% Trồng trọt độc lập
Biểu đồ 2.3: Hình thức liên kết tại xã Tân Quang.
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Theo như sơ đồ và dữ liệu ở trên thì đa số các hộ dân sản xuất hoa cúc đều ở
nhóm trồng trọt độc lập (98%), và một số ít các hộ còn lại là tham gia vào nhóm
trồng trọt còn lại là mục liên kết với doanh nghiệp thì dường như không có.
2.2.2 Thực trạng tình hình tiêu thụ trà hoa cúc trên địa bàn xã Tân Quang
Mùa gieo hạt bắt đầu từ khoảng tháng 10, tháng 11 đến tháng 12 là bắt đầu
thu hoạch, mỗi dịp thu hoạch chia làm hai đợt cách nhau khoảng một tháng. Trà
hoa cúc được các tư thương mua và chở đi tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong
tỉnh chiếm khoảng 80% và 20% còn lại được tiêu thụ trên thị trường cả nước. Đầu
mùa hoa cúc có giáo từ 40.000-50.000 đồng trên một cân hoa tươi, khoảng
200.000-250.000 đồng trên một cân hoa khô. 10 Nông Người Kênh 1 tiêu dùng Kênh 3 Kênh 2 Kênh 4 Người bán lẻ Người bán buôn
Hình 2.2 Sơ đồ tiêu thụ hoa cúc tại xã Tân Quang
+ Kênh tiêu thụ trực tiếp (Kênh 1): Các hộ nông dân nhà gần mặt đường có
quán bán hàng và có quy mô san xuất nhỏ lẻ thì bán hoa cho khác hàng đi trên tuyến
dọc theo đường hoặc mang ra chợ bán lẻ.
Nếu bán hàng bằng con đường trực tiếp này thì giá bán sẽ cao hơn so với
bán cho thương lái tới tận nhà mua, tuy nhiên rất mất thời gian và lượng bán nhỏ
lẻ vì khách hàng thường mua về làm quà biếu hoặc sử dụng trực tiếp, theo kênh
trực tiếp ( kênh 1) này lượng sản phẩm có sức tiêu thụ ít.
+ Kênh tiêu thụ gián tiếp ( kênh 2, kênh 3, kênh 4): Phần lớn sản lượng hoa
còn lại tiêu thụ qua một khâu trung gian.
+ Kênh 2: Các thương lái tới tận vườn đặt mua hoa của hộ gia đình, sau đó
mang đi bán cho người tiêu dùng. Hình thức này là phổ biến nhất tại địa phương
bởi lẽ với các vườn hoa có số lượng lớn thì các quán buôn bán nhỏ không thể mua
hết được, và hộ gia đình cũng không thể ngồi bán lẻ vì nếu bán lẻ tẻ thì sẽ bị hao
hụt lớn rất tốn nhiều thơi gian. Khi thương lái tới thăm vườn và mặc cả giá cả hợp
lý họ sẽ mua cả vườn như vậy chủ vườn sẽ không mất nhiều thời gian, thu hoạch
1 lần tránh hao hụt đồng thời tiền họ thu được sẽ được tập trung.
+ Kênh 3: Người trồng hoa bán cho những quán bán hoa tạp hoá, hoặc những
hộ gia đình bán hoa ven đường để họ bán cho khách hàng qua đường tiêu dùng
trực tiếp. Với kênh 3 này thì giá cả sẽ giảm đi một chút so với bán trực tiếp, nhưng
đỡ mất thời gian và bán được một lượng lớn hơn.
+ Kênh 4: Các thương lái tới tận vườn mua hoa của hộ gia đình, sau đó mang
đi bán đồ cho các quán, siêu thị hoặc chợ đầu mối, tại đó hoa, trà sẽ được bán cho 11 người tiêu dùng.
2.2.3 Hiệu quả kinh tế của trà hoa cúc trên địa bàn xã Tân Quang
huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
2.2.3.1 Chi phí sản xuất
Để có một vườn hoa cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của,
công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định.
Đã được trồng từ hằng trăm năm trước nên giống hoa rất phổ biến đều có
nguồn gốc từ địa phương nên chi phi cho giống hoa không đáng kể lắm. Chi phi
sản xuất chủ từ phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật sủ dụng cho hoa cúc
phát triển. Trung bình mỗi năm các hộ trồng hoa cúc sủ dụng 20 bao phân bón,
mỗi bao giá là 350.000 đồng(bao 10kg), sử dụng khoảng 50 lộ thuốc bảo vệ thực
vật giá khoảng 50.000 đồng.
2.2.3.2 Thu nhập của hộ nông trồng hoa cúc
Để có được thu nhập từ trồng hoa, người nông dân phải đổ rất nhiều
công sức, mức đầu tư, kỹ thuật chăm sóc sẽ được phản ánh lên năng suất và
chất lượng sản phẩm. Thu nhập của mỗi hộ thông qua việc bán hoa bán trà
cũng tương đối ổn, trung bình 150 triệu động trên một hộ gia đình.
2.3 Đánh giá tiềm năng phát triển OCOP cho sản phẩm trà hoa cúc tại xã Tân Quang
2.3.1 Đánh giá sản phẩm và sức mạnh cộng đồng
Nguồn gốc nguyên liệu: 12 85% 79% 19% 10% 5% 0% 0% 2% bón
Biểu đồ 2.4 Tình hình sử dụng nguồn gốc vật tư
(Nguồn: Số liệu khảo sát)
Cây giống là một trong các nhân tố quan trọng nhất trong quá trình canh
tác, việc lựa chọn được cây giống khỏe mạnh sẽ giúp quá trình sinh trưởng
của cây không gặp nhiều khó khăn, cây sinh trưởng tốt và ít gặp sâu bệnh.
Kết quả điều tra 100% cây giống được người dân mua có nguồn gốc trong
Tỉnh. Nghề trồng hoa cúc ở Tân Quang đã được lưu truyền từ hàng đời trước,
trà hoa cúc được coi là hàng phẩm dâng lên cho vua, nên chất lượng cây
giống được đảm bảo người dân có kinh nghiệm chọn lọc nuôi cấy giống tốt
từ đó chất lượng cũng được tăng cao có uy tín.
Đối với nguồn gốc phân bón, qua khảo sát thấy được tình hình sử dụng
phân bón cũng được người dân quan tâm, kết quả có đến 85% các hộ sử dụng
nguồn gốc phân bón trong tỉnh, chủ yếu hộ mua phân bón tại các đại lý trong
xã, có một số hộ mua trực tiếp tại công ty và một phần nữa phân bón đến từ
quá trình chăn nuôi của gia đình. Qua đây có thể thấy nguồn gốc phân bón được đảm bảo hơn.
Còn về thuốc BVTV, khảo sát ta thấy chủ yếu các hộ sử dụng thuốc
không có nguồn gốc rõ ràng chiếm 79%, chỉ có 11% là sử thuốc có nguồn
gốc cụ thể. Vì nhu cầu sủ dụng thuốc BVTV của người dân ở mức thấp nên
việc sử dụng thuốc BVTV vẫn chưa được đảm bảo, khi sử dụng một số loại 13
thuốc không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng chất lượng không được tốt có thể
ảnh hưởng đến chất lượng của hoa cúc sau này.
Năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu phân phối 60.0% 57.1% Nhỏ bình Cao khẩu
Biểu đồ 2.5 Tình hình năng lực sản xuất của hộ
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Do chủ yếu các hộ trồng trọt độc lập nên năng lực sản xuất còn thấp, qua
biều đồ trên kết quả cho rằng có tới 57.1% năng lực sản xuất nhu cầu thị trường
của hộ đạt mức nhỏ và 42.9% ở mức trung bình. Có thể thấy được tiềm năng phát
triển OCOP với hình thức hộ gia đình là rất khó, để đáp ứng được nhu cầu thị
trường các hộ cần hợp tác, liên kết với nhau để xây dựng tổ hợp tác hoặc hợp tác
xã, lúc đó năng lực sản xuất sẽ đáp ứng được như cầu thị trường về cả mặt số
lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Năng lực sản xuất của hộ cần được phát triển về
cả mặt quy mô lẫn hình thức, kỹ thuật canh tác để có thể đáp ứng được những yêu
cầu của thị trường tiêu thụ.
Phương thức hợp đồng với người mua và người bán
Đối với người thu mua hoa trà, hộ áp dụng hoàn toàn hình thực hợp đồng
miệng, hình thức hợp đồng miệng không liên kết rõ ràng, bấp bênh. Khi bắt đầu
vào mỗi vụ thu hoạch, hầu như người dân không đi tìm đầu ra cho hoa cúc mà chỉ
chờ thương lái đến thu mua. Trong quá trình trao đổi hai bên thỏa thuận về giá cả, 14
số lượng và ngày lấy tất cả là thảo thuận miệng. Do liên kết không chặt chẽ dẫn tới
một số tình trạng đến ngày thu mua mà không liên lạc được với người mua, người
dân lại phải tìm đầu ra cho hoa. Qua đây có thể thấy người dân không xây dựng hợp
đồng rõ ràng với bên thu mua nên khiến mình không thể chắc chắn đầu ra cho hoa cúc.
Từ đó thấy quá trình mua bán với bên cung cấp đầu vào và đầu ra đánh giá
chung là không liên kết rõ ràng, hộ cần xây dựng hình thức liên kết chặt chẽ hơn
để đảm bảo quá trình liên kết diễn ra suôn sẻ.
Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất
Quan tâm công tác vệ sinh vườn thường xuyên
Có đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMT
Biểu đồ 2.6 Mức độ quân tâm vệ sinh xã Tân Quang
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Qua biểu đồ trên ta thấy có đến 48.7% người dân không quan tâm đến
môi trường vệ sinh của xã, 7% có đánh giá tác động đến môi trường, 28.6%
công tác vệ sinh vườn và chỉ 15.7% có quy trình xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn
quy định. Do việc ít sử dụng các loại phân hoá học, thuốc BVTV nên người
dân còn thờ ơ tới vệ sinh môi trường cây vườn. Không xử lý rác thoải và vệ
sinh môi trường sẽ làm sói mòn đất, bạc màu đất gây ảnh hưởng đến chất hoa cũng như trà sau này. 15 7.3% 92.7% Có Không
Biểu đồ 2.7 Sử dụng công nghệ thân thiện với sản xuất
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Việc sử dụng năng lượng, công nghệ trong sản xuất còn rất ít, chỉ có
7,3% các hộ sử dụng máy móc trong canh tác như là máy bơm nước, máy cắt
cỏ và máy phun thuốc. Có 92,7% không sử dụng máy móc mà chủ yếu là sử
dụng lao động chân tay. Từ đó cho thấy các hộ chưa tiếp cận với khoa học
công nghệ nên canh tác còn đơn sơ, kém hiệu quả.
Nguồn gốc, ý tưởng sản phẩm
Hộ tự nghiên cứu, xây dựng ý tưởng ( ý tưởng chưa có trên thị trường)
Hộ tìm ra ý tưởng giống mới
Biểu đồ 2.8 Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Nguồn gốc ý tưởng sản xuất trà hoa cúc chủ yếu dựa trên canh tác của nhà
khác. Qua nhưng năm gần việc trồng hoa làm ngày càng có giá, thu nhập của 16
người dân ngày càng được cải thiện. Qua khảo sát trong đó có 65.7% các hộ sản
xuất dựa trên canh tác hoa cúc nhà khác nhưng có cải tiến giống và kỹ thuật chăm
sóc hoa, 2,3% có hộ tự nghiên cứu và xây dựng ý tưởng mới. Có thể thấy các hộ
luôn tìm tòi học hỏi và cải tiến để hoa cúc ngày càng phát triển, mang hiệu quả cao.
Bao bì, nhãn mác sản phẩm
Đa số các sản phẩm trà hoa cúc từ xã Tân Quang đều được đóng bao bì, ghi
nhãn mác đầy đủ. Thuận tiện cho việc mua bán ở cửa hàng, siêu thị tiếp cận các
thị trường ngoại huyện ngoại tỉnh có tính cạnh tranh với các sản phẩm tương tự.
Tạo ra dấu ấn riêng về sản phẩm trà hoa cúc của xã.
Loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh
Biểu đồ 2.9 Loại hình tổ chức - sản xuất kinh doanh
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đều là hộ gia kinh doanh tự phát tính
chất kinh doanh còn nhỏ lẻ, quy mô sản xuất còn nhỏ chiếm đến 92,8%. Từ đó
thấy các hộ kinh doanh độc lập, thiếu liên kết với nhau nên sức mạnh cộng đồng
không được phát huy cao. Để quá trình sản xuất của các hộ được đồng bộ, đúng
quy trình, kỹ thuật, hộ cần tham gia tổ hợp tác, HTX để học hỏi, chia sẻ kiến thức,
kinh nghiệm và nâng cao sức mạnh cộng đồng trong thị trường nhiều biến động 17
như hiện nay. Đánh giá sơ bộ các hộ chưa đáp ứng được tiêu chí loại hình tổ chức
sản xuất – kinh doanh trong Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm “ Chương
trình mỗi xã một sản phẩm”.
Sử dụng lao động trong sản xuất Người nhà Thuê người trong xã
Thuê người trong huyện Thuê người trong tỉnh
Biểu đồ 2.10 Tình hình lao động của hộ trong sản xuất
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Tình hình sử dụng lao động cho thấy lao động đều là người địa phương,
nguồn lao động chủ yếu của hộ là lao động gia đình. Vào mua thu khi cần nhiều
lao động cùng lúc để thu hái hoa thì các hộ sẽ thuê thêm người, nhưng chủ yếu
đều là người trong thôn, xã. Vì kinh doanh hộ gia đình nên các hộ thường đổi
công cho nhau, nhất là trong mua thu hoạch để hạn chế việc thuê nhân công. Qua
kết quả trên đánh giá chung việc sử dụng lao động địa phương nơi đây là rất tốt,
theo tiêu chí sử dụng lao động địa phương của chương trình “ Mỗi xã một sản phẩm”.
Tăng trưởng kinh doanh 18 60.0% 56.4% 50.0% 40.0% 30.0% 25.7% 20.0% 17.9% 10.0% 0.0% Giảm Tăng <10% so với năm trước
Biểu đồ 2.11 Tình hình tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2020 so với năm 2019
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Từ biểu đồ trên ta thấy, doanh thu năm 2020 của các hộ đa phần là tăng lên,
trung bình có 56,4% doanh thu tăng < 10% so với năm 2019 và 17,9% doanh thu
tăng >10% so với 2019, từ đó thấy tăng trưởng sản xuất của hộ so với năm 2019
là cao hơn. Bên cạnh đó có trung bình 25,7% các hộ doanh thu giảm so với năm
2019, qua điều tra thấy được những nhà giảm doanh thu đều do tình trạng dịch
bệnh COVID-19 sản phẩm không được chuyền ra mua bán với bên ngoài. Đây là
điều đáng lo ngại đối với người dân nơi đây vì không biết trong tương lai tình trạng
này có khắc phục được không. Từ kết quả trên thấy được dấu hiệu đáng mừng
nhưng cũng đáng lo, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ngày càng cao người dân cần
khắc phục tình trạng này sớm. Qua đây cũng có thể đánh giá trung bình tăng trưởng
sản xuất của các hộ là tăng <10% so với năm 2019.
2.3.2 Đánh giá khả năng tiếp thị
Thị trường chính 19 7.1% 24.4% 68.5%
Thị trường trong huyện Thị trường trong tỉnh Thị trường trong nước Thị trường quốc tế
Biểu đồ 2.12 Khu vực phân phối chính
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Thị trường phân phối chính của trà hoa cúc phân bố khắp mọi nơi từ trong
huyện tới ngoài tỉnh. Trà hoa cúc nơi đây chủ yếu được tư thương từ các thành
phố khác tới thu mua như Hà Nội, Hải Phòng,… phân phối ngoài huyện chiếm tới
92,9%, cho thấy trà nơi đây được tiêu thụ khá rộng dãi nhưng thị trường tiêu thụ
không cố định, bấp bênh theo từng năm. Trong tương lai trà hoa cúc sẽ khẳng định
vị thế của mình trên thị trường, để nâng cao giá trị, cần bổ sung nhãn hiệu và tìm
đầu ra ổn định cho trà.
Tổ chức kinh doanh, phân phối
Hình thức kinh doanh chủ yếu là hộ gia đình lên không có người chịu trách
nhiệm quản lý phân phối, công tác tiêu thụ còn đơn giản nên không xây dựng kế
hoạch hay phân chia trách nhiệm, mọi quyết định trong tiêu thụ là do chủ hộ hoặc
quyết định của gia đình.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm
Tất cả các hộ đều tham hội trợ nông sản. Chưa có các hoạt động quảng bá
sản phẩm lớn mạnh hơn. Trà hoa cúc có tiềm năng khá lớn trên thị trường nên cần
tăng thêm các hoạt động quảng bá sản phẩm tốt hơn, trên các website các trang báo, mạng xã hội. 20 2.2% 15.9% 40.1% 41.8%
Không có câu chuyện, hoặc có nhưng không được tư liệu hóa
Có câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể)
Có câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi, website
Biểu đồ 2.13 Sản phẩm được giới thiệu trên thông tin đại chúng
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Qua khảo sát, các hộ đều nhận định là 40,1% không có câu chuyện riêng
hoặc có nhưng không được tư liệu hoá, 41,8% có tài liệu giới thiệu sản phẩm,
15,9 có câu chuyện được tư liệu hoá và 2,2% được tư liệu hoá trình bày trên tivi
website. Hầu như việc trồng hoa cúc nơi đây được bắt nguồn từ hàng trăm đời
trước được gọi hàng phẩm tiến vua chất lượng rất tốt.
2.3.3 Đánh giá chất lượng sản phẩm
Kích thước, hình dáng bên ngoài
Kết quả đánh giá cảm quan về kích thước, hình dạng của trà được đánh giá
rất cao đồng đều, chấp nhận được. Từ kết quả trên thấy được kích thước và hình
dạng của trà nơi đây rất có tiềm năng để thương mại hóa và tiêu thụ tới những thị
trường cao hơn. Qua quan sát cũng thấy được kích thước và hình dạng của trà hoa
cúc nơi đây rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường, so với bộ tiêu chí đánh giá
thì chỉ tiêu về kích thước, hình dạng bề ngoài trà hoa cúc đạt tiêu cao.
Màu sắc, độ chín sản phẩm 21 7.2% 92.8% Kém Tương đối tốt Tốt
Biểu đồ 2.14 Đánh giá màu sắc, độ chín
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Từ biểu đồ ta đánh giá cảm quan về màu sắc, độ nở của hoa các hộ đều đánh
giá tốt với 14.2% rất phù hợp, 50% phù hợp. Hoa có màu vàng ong đẹp, bông hoa
nở vừa đủ không bị bung cánh Qua quan sát cũng thấy màu sắc, độ chín, độ nở
của trà đạt tiêu chuẩn tốt thích hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mùi vị Kém bình Tương đối tốt Tốt
Biểu đồ 2.15 Đánh giá mùi vị của trà hoa cúc
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Kết quả đánh giá cảm quan về mùi, vị, tất cả các hộ đều đánh giá trà nơi đây 22
có vị đắng, hơi ngọt, hương thơm dịu nhẹ, dễ chịu đặc trưng. Có thể nói đây là
điểm nổi bật của trà hoa cúc tại Tân Quang mà nơi khác khó có được. Qua đánh
giá sơ bộ thì mùi, vị của trà hoa cúc rất phù hợp với tiêu chí đánh giá cảm quan
trong bộ tiêu chí đánh giá.
Tính đầy đủ, sạch sẽ Tương đối chấp Chấp nhận được Tốt tốt nhận được
Biểu đồ 2.16 Đánh giá tính đầy đủ sạch
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Từ sơ đồ trên chỉ có 1% hộ nhận định là trà hoa cúc của mình là tương đối
chấp nhận được, 22,2% chấp nhận được, đã số đều nhận định là tốt chiếm 75,8%
và 5% là rất tốt. Có thể thấy các hộ khá tự tin về chất lượng tính sạch sẽ đầy đủ
của sản phẩm hoa, trà của mình. Qua đánh giá các sản phầm đều đồng đều tương
tự nhau đủ đáp ứng là sản phẩm tốt có uy tín.
Lợi ích, dinh dưỡng Thành phần:
- Trong hoa cúc có chứa các vitamin A, B6, B9 và các khoáng chất sắt, đồng, manga, kali và canxi.
- Hoa cúc có chứa nhiều thành phần có lợi khác như tinh dầu, tanin, chất
nhầy, flavonoid, axit hữu cơ… mang lại nhiều giá trị sức khỏe cho con người. Công dụng và lợi ích 23
- Tăng cường vitamin và khoáng chất mạnh
Trà hoa cúc chứa nhiều vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, B, C giúp tăng
cường hệ thống miễn dịch.
Trà hoa cúc cũng chứa nhiều khoáng chất như sắt để giúp ngăn ngừa thiếu máu,
kẽm chống lại vi khuẩn, magie để đảm bảo cơ bắp khỏe mạnh và canxi cho xương chắc khỏe. - Không chứa caffein
Trà hoa cúc là một thức uống nhẹ nhàng, ấm áp và hoàn toàn không chứa caffein. - Kháng viêm
Trà hoa cúc có tác dụng làm mát tự nhiên giúp giảm nhiệt và các triệu chứng viêm
như viêm khớp, vấn đề về da như mụn trứng cá. - Kháng khuẩn
Trà hoa cúc hiệu quả trong việc giảm vi khuẩn gây ra viêm họng và nhiễm trùng da. - Giải độc
Theo y học cổ truyền, trà hoa cúc giải độc gan và thận bằng cách hạ nhiệt lượng
dư thừa. Nhờ vậy, cơ thể chúng ta được cân bằng năng lượng và thúc đẩy sức khỏe toàn diện.
Đặc tính kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn và độc tố, giúp đào thải chúng ra ngoài.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trà hoa cúc có thể làm tăng lưu lượng máu, chữa lành các mao mạch và giảm các
triệu chứng liên quan đến huyết áp cao, như là mất ngủ, đau đầu và chóng mặt.
Trà hoa cúc giàu flavon, có khả năng giảm huyết áp và cholesterol.
Hoa cúc cũng có thể điều trị chứng đau ngực và đau thắt ngực do bệnh tim gây ra. - Vấn đề răng miệng
Nhờ vào tác dụng kháng sinh của hoa cúc, việc uống trà hoa cúc sẽ thúc đẩy
nướu khỏe mạnh bằng cách giảm số lượng vi khuẩn bám vào.
Điều này dẫn đến hơi thở thơm mát và răng trắng sáng hơn so với uống cà phê gây phá hủy răng. 24 - Giảm căng thẳng
Trong hoa cúc có chứa apigenin flavonoid là chất giúp chống lo âu, làm dịu
phản ứng căng thẳng và dễ ngủ hơn. - Cải thiện đôi mắt
Trà hoa cúc chứa nhiều vitamin A là vitamin cần thiết cho mắt vì nó giữ cho
giác mạc hoạt động tốt. Việc thiếu vitamin A gây ra nhiều bệnh lý như dày thủy
tinh thể và đục thủy tinh thể.
Trà hoa cúc có thể chữa khô mắt và ngứa mắt. - Hỗ trợ tiêu hóa
Trà hoa cúc giúp làm dịu chứng khó tiêu và các rối loạn dạ dày khác, bao gồm
những vấn đề do uống quá nhiều rượu.
Trà hoa cúc có thể làm dịu cơn buồn nôn, đầy hơi trở thành thức uống nhẹ nhàng
sau những cơn nôn hoặc cảm cúm.
- Bảo vệ chống lại ung thư
Chất oxi hoá được tìm thấy trong trà hoa cúc là apigenin có liên quan đến việc
giảm tỷ lệ mắc một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú, đường tiêu hóa, da,
tuyến tiền liệt và tử cung
- Kiểm soát lượng đường trong máu
Uống trà hoa cúc làm giảm lượng đường trong máu nhờ đặc tính kháng viêm
ngăn ngừa các ảnh hưởng đến tuyến tụy. Tuyến tụy sản xuất insulin giúp loại bỏ đường ra khỏi máu.
Sử dụng trà hoa cúc giúp thúc đẩy việc kiểm soát lượng đường máu. Tính độc đáo 25 4.9% 40.8% 54.3% Tương đối độc đáo
Biểu đồ 2.17 Tính độc đáo của trà hoa cúc xã Tân Quang
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Tính độc đáo của trà hoa cũng ở đấy được đánh giá 54,3% là trung bình,
40,8% tương đối độc đáo và 4,9% độc đáo. Trà hoa cúc ở đây tương đối là độc
đáo, đặc biệt là hoa cúc chi nổi tiếng ở xã Tân Quang được mọi người biết đến.
Các vườn hoa ở đây cũng khá là thu hút ngoài ở ngoài, hoa vàng ong rất đẹp các
luốn hoa thẳng hàng. Mỗi mùa hoa nở ở đây có rất nhiều người đến xem, ngắm cảnh chụp ảnh.
Kiểm tra an toàn thực phẩm 26 31% 69% Không Có
Biểu đồ 2.18 Kiểm tra an toàn thực phẩm
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Theo điều tra có 69% hộ không kiểm tra an toàn thực phẩm và 31% có kiểm
tra. Do quy mô còn nhỏ và chủ yếu là hộ gia đình kinh đơn lẻ chưa có liên kết
chặt chẽ nên phần lớn không kiểm tra an toàn thực phẩm. Nhưng cũng khá nhiều
hộ đã kiểm tra và thông qua an toàn thực phẩm, nhằm tăng uy tín chất lượng sản
phẩm trà nơi đây, có khả năng cạnh tranh tốt hơn với các sản phẩm tương tự tiến
tới các thị trường mới lớn hơn.
2.4 Đề xuất giải pháp
2.4.1 Giải pháp nâng cao sản phẩm và sức mạnh cộng đồng
Nguồn gốc vật tư
Tìm nguồn phân bón, thuốc BVTV có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Xây dựng
hệ thống sổ sách ghi chép nhập sản phẩm đầu vào để làm cơ sở hoạch toán và
minh bạch thông tin, đồng thời phục vụ cho truy xuất sản phẩm đến cùng. Phân
bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất. Tránh việc sự dụng các sản
phẩm không rõ nguồn gốc làm tác động xấu đến ruộng đất cũng như uy tín, chất
lượng trà của người dân trong xã.
Năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu phân phối
Các hộ cần tham gia liên kết tổ hợp tác, HTX để nâng cao năng lực sản 27
xuất đáp ứng nhu cầu phân phối, Hợp đồng với các đơn vị thu mua hoa, trà
hoặc các đơn vị cung cấp yếu tố đầu vào để đảm bảo nguồn đầu vào, đầu ra
ổn định cho sản xuất hoa, trà và hướng tới sản xuất quy mô lớn hơn.
Liên kết sản xuất
Các hộ cần xây dựng hợp đồng liên kết với các bên cung cấp nguyên
vật liệu đầu vào và đầu ra cho trà hoa cúc, để đảm bảo nguyên liệu đàu vào
đảm bảo chấtlượng, còn đầu ra cho cam được ổn định.
Bảo vệ môi trường
Trước hết phải chú trọng đến việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức bằng
cách tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân ý thức việc
sản xuất nông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường, giúp nâng cao tính thích
ứng với những biến đổi xấu của khí hậu. Tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật,
dự báo viên ở cấp cơ sở về việc sử dụng thuốc BVTV, quản lý dịch bệnh, sâu
hại trên cây trồng và rau màu; Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử
dụng đúng thuốc BVTV trong danh mục cho phép và thu gom, xử lý bao bì đúng
cách sau khi sử dụng; Xây dựng nhiều mô hình trình diễn về sử dụng thuốc BVTV
góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nông dân trong sản xuất theo
hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệpcông nghệ cao, ứng dụng công
nghệ sạch vào sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ việc lưu hành và sử dụng thuốc BVTV
không có trong danh mục cho phép. Sau khi phun thuốc phải bảo đảm đúng thời
gian cách ly mới được thu hoạch sản phẩm… Các công tác này góp phần giúp
nông dân sử dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng một cách đúng đắn, phù hợp, tiết
kiệm, đảm bảo môi trường sinh thái và sức khỏe người sử dụng. Xây dựng kế
hoạch bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai và áp dụng.
Phát triển sản phẩm
Tổ chức hội chợ, triểm lãm nhằm quảng bá ưu thế sản phẩm trà hoa cúc 28
ở Tân Quang, mở rộng quảng bá trên các phương tiện mới như truyền thông,
internet. Thông qua hình thức này để tìm kiếm và mở rộng thị trường trong
nước và nước ngoài. Xây dựng và đăng kí thương hiệu trà hoa cúc Tân Quang
để giúp nông sản được nhiều người biết đến và nâng cao giá trị sản phẩm Tỉnh nhà.
Sức mạnh cộng đồng
Cần đào tạo cán bộ chuyên nghành, cán bộ khuyến nông...nắm vững kĩ
thuật và các thông tin tiêu thụ để hỗ trợ thêm cho bà con nông dân. Mở thêm
các lớp tập huấn ngắn hạn để huấn luyện kĩ thuật canh tác cho người trồng
hoa làm trà. Bên cạnh đó, việc thành lập các tổ liên gia các tổ chức, các hợp
tác xã trồng hoa,... để giúp người dân có thể trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn
nhau về kĩ thuật và kinh nghiệm, cũng như trong vấn đề về vốn; đồng thời
đây cũng là hình thức liên kết sức mạnh để người trồng hoa làm trà có thể
tham gia trực tiếp vào thị trường tránh tình trạng bị ép giá.
2.4.2 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp thị
Khu vực phân phối chính
Phát triển từ huyện trở lên các đơn vị phân phối/đại diện tại các huyện,
tỉnh và một số thành phố khác. Tiến tới khẳng định chất lượng và hoàn thiện
sản phẩm để đưa sản phẩm đi xa hơn.
Tổ chức thị trường
Nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng để chủ động tổ
chức thị trường tháo gỡ khó khăn từ đầu vụ thu hoạch; tăng cường công tác
tiếp thị, thông tin dự báo thị trường bằng các hình thức tổ chức liên kết kinh
doanh, hình thành các mạng lưới đại lý, bao tiêu sản phẩm, có chính sách
khuyến khích lợi ích vật chất để nhân rộng mạng lưới này không những ở
trong huyện mà vươn xa ra ngoài huyện, ngoài tỉnh, các nước trong khu vực
có nhu cầu. Để làm được điều này thì cần có sự thích đáng của các cấp chính
quyền xã cũng như huyện, tỉnh mà vấn đề trước hết là mở rộng nâng cấp sửa 29
chữa đường giao thông nông thôn, thông tin liên lạc.
2.4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Để nâng cao chất lượng trà hoa cúc ở Tân Quang, người dân áp dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất hoa cũng như trà, sử dụng các vật liệu
có nguồn gốc rõ ràng an toàn với môi trường. Các hộ cần tham gia HTX để kiểm
tra định kỳ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. 30 Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên, ta nhận thấy xã Tân Quang là vùng đất có rất
nhiều thuận lợi để phát triển cây ăn quả và cây nông nghiệp, trong đó đặc biệt là
hoa cúc. Từ nhiều năm nay nơi đây đã chú trọng vườn hoa làm trà và coi đây là
cây trồng chủ lực mang lại thu nhập của người dân. Nhưng qua khảo sát tình hình
canh tác và tiêu thụ, thấy nơi đây gặp một số khó khăn như sản xuất chưa bền
vững, quy mô còn lẻ tẻ, bao tiêu đầu ra chậm, giá cả bấp bênh.
Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển OCOP cho trà hoa cúc của 40 hộ, cho
thấy tổ chức sản xuất hoa cúc vẫn manh mún, liên kết hợp tác còn lỏng lẻo, năng
lực sản xuất còn hạn chế, sản phẩm chưa được cấp nhãn dán, xuất xứ nguồn gốc
rõ ràng, khả năng phân phối còn hạn chế… Nhìn chúng các hộ đã tận dụng được
một số các điểm mạnh của mình như thế mạnh về điều kiện tự nhiên, nguồn lực
địa phương trong canh tác hoa cúc. Ngoài ra các hộ vẫn chưa phát huy được hết
năng lực của vùng. Chiếu theo tiêu chí của Bộ đánh giá sản phẩm OCOP thì sản
phẩm cam nơi đây đạt 3 sao, trà hoa cúc có thể phát triển sản phẩm và hồ sơ để
dự thi OCOP cấp quốc gia. Cam có khả năng đạt 4 sao thậm trí 5 sao nếu các hộ
tham gia HTX để nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, xây
dựng nhãn hiệu tập thể, hoàn thiện công tác kiểm tra đánh giá chất lượng cho cam.
Từ đó giúp hoa và trà hoa cúc xây dựng thương hiệu mang tích đặc sắc riêng, phân
phối rộng rãi trên toàn quốc.
Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2019-
2020, định hướng đến năm 2030” là một Chương trình phát triển kinh tế, thực
hiện như là một phần của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, gắn với
phong trào khởi nghiệp đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi. Trọng tâm của
Chương trình là sản phẩm, bao gồm nghiên cứu phát triển, hoàn thiện sản phẩm,
thiết kế bao bì, mẫu mã, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, tổ chức sản xuất và xúc
tiến thương mại. Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chí của chương 31
trình giúp các hộ phát huy được tác tiềm năng của và đạt sản phẩm OCOP trong tương lai. 3.2 Kiến nghị
Đối với nhà nước
Nhà nước cần xem xét cho vay vốn đầu tư các công trình thủy lợi để chủ
động tưới tiêu cho nghành nông nghiệp nói chung và phát triển vườn hoa nói
riêng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về các chính sách đất đai thuế đất để bà
con ổn định cuộc sống.
Nhà nước cần thành lập những tổ chức, những quỹ hỗ trợ cho việc phát triển
vườn hoa, nhằm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải cho người trồng hoa cúc.
Nhà nước cần quan tâm đầu tư phát triển nghành nghề chế biến sản phẩm trà hoa
cúc đã qua tinh chế, để nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhà nước cần tiếp tục định hướng và ban hành chính sách khuyến khích và
hỗ trợ phù hợp cho các địa phương, doanh nghiệp, người dân phát triển sản phẩm
OCOP gắn với sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời dành nguồn lực thích hợp cho
công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm.
Đối với địa phương
Tỉnh Hưng Yên cùng ban điều hành OCOP cần có chính sách hỗ trợ kinh phí
để tập huấn nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh và khoa học kỹ thuật
của các đơn vị sản xuất. Tổ chức đào tạo nghề cho nguồn lao động nông thôn, lao
động có chuyên môn tay nghề cao.
Tỉnh Hưng Yên cùng ban điều hành đề án OCOP cần có chiến luợc dài hạn
về việc tiếp tục triển khai hình thành các trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP –
Hưng Yên, các cửa hàng cơ sở sản xuất chế biến tại chỗ nhằm ổn định đầu ra sản
phẩm góp phần nâng tầm thương hiệu, xúc tiến và tiêu thụ hàng hóa.
Huyện Văn Lâm cần cụ thể hóa chủ trương, kế hoạch của tỉnh, xây dựng
chương trình, đề án tổ chức thực hiện đối với cấp huyện: Trước hết, cấp huyện tổ
chức quán triệt và tuyên truyền cho cán bộ chủ chốt của huyện, xã, cán bộ, đảng 32
viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân học tập và hiểu rõ chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đề án
OCOP. Trên cơ sở nắm vững những đặc điểm của địa phương cấp huyện cụ thể
hóa thành chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện trên địa bàn.
Công tác tuyên truyền quảng bá, quảng cáo về chương trình cần tiếp tục được
chú trọng để nâng cao nhận thức của người dân.
Tăng cường mối liên kết vùng, tỉnh cần tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp,
nhà nhập khẩu trong và ngoài nƣớc đến tham quan, khảo sátthực tế việc sản xuất các sản phẩm.
Xã Tân Quang cần xây dựng các chính sách hỗ trợ người nông dân về kỹ
thuật, đạo tạo tập huấn nâng cao khả năng quản lý, sự dụng nguồn lực có hiệu
quả, cung cấp cấp cây giống, phân bón cũng như chính sách hỗ trợ đầu ra cho bà con.
Tăng cường đội ngũ khuyến nông thôn bản, phát huy vai trò của họ đối với kinh tế hộ nông thôn.
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, tạo lập thị trường kinh doanh ổn định cho người dân. 33
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP 34 35 36 37 38