-
Thông tin
-
Quiz
Thực tập giáo trình 1 - Tìm hiểu về tình hiểu hoạt động kinh doanh của Công ty | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài báo cáo này tập trung vào việc tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Nó bao gồm phân tích về lịch sử hình thành, đặc điểm tổ chức quản lý, nhân sự, tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất.
Kế toán và Quản trị kinh doanh 31 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thực tập giáo trình 1 - Tìm hiểu về tình hiểu hoạt động kinh doanh của Công ty | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài báo cáo này tập trung vào việc tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Nó bao gồm phân tích về lịch sử hình thành, đặc điểm tổ chức quản lý, nhân sự, tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất.
Môn: Kế toán và Quản trị kinh doanh 31 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

























































Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 1
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG VICEM SÔNG THAO
Danh sách sinh viên nhóm 115 : Mã ST Mức Họ độ tham và tên sinh Ngành T gia viên 1 Phạm Thị Thúy 64556 Kế toán 100% Hằng 5 2 Nguyễn Quỳnh 64515 Kế toán 100% Trang 7 3 Lê Thị Ngoan 64668 Kế toán 100% 9 4 Phạm Thuý Hằng 64719 Kế toán 100% 0 5 Vũ Thị Diệp 64517 Kế toán 100% 8
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết chúng
em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Kế toán và quản trị kinh
doanh Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam lời cảm ơn chân thành. Đặc
biệt, chúng em xin gửi đến thầy Nguyễn Hải Núi người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ nhóm em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập
này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh
Đạo, các phòng ban của công ty Cổ Phần xi măng vicem sông Thao
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt
quá trình thực tập tại công ty. Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị
phòng kế toán của công ty Cổ Phần xi măng vicem sông Thao đã giúp
đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề
thực tập tốt giáo trình lần một này.
Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thực tập ,
cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các
thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều
điều mới mẻ và bổ ích trong nghề kế toán để giúp ích cho công việc sau này của bản thân.
Trong quá trình thực tập, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành bài
báo cáo một cách tốt nhất nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và những
hạn chế. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy cô
để chúng em có kinh nghiệm hoàn thành bài tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! i
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ......................................... iv
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT............................................................ v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3.2.1 Nội dung ...................................................................................... 2
1.3.2.2 Không gian .................................................................................. 2
1.3.2.3 Thời gian ...................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 4
2.1. Một số đặc điểm về địa điểm thực tập ................................................... 4
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý, nhân sự................................................... 5
2.1.2.1. Tình hình tổ chức công ty cổ phần xi măng vicem sông Thao ... 6
2.1.2.2. Bộ máy kế toán của đơn vị (đối với ngành kế toán) ................. 10
2.1.2.3. Tình hình nhân sự trong 3 năm 2018-2020 .............................. 14
2.1.3 Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty cổ phần xi măng vicem
Sông Thao ................................................................................................. 15
2.1.3.1 Hình thức kế toán đơn vị sử dụng ............................................. 15
2.1.3.2. Hệ thống chứng từ sử dụng ...................................................... 16
2.1.3.3. Các tài khoản sử dụng .............................................................. 17
2.1.3.4. Hệ thống báo cáo của công ty sử dụng ..................................... 17
2.1.3.5 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho ...................................... 17 ii
2.1.3.6 Phần mềm kế toán đơn vị sử dụng............................................. 18 2.1.4.
Tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp trong 3 năm 2018-
2020........................................................................................................... 19 2.1.5.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phân xi
măng vicem sông Thao ............................................................................ 21
2.1.5.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ......................................... 21
2.1.5.2 Các sản phẩm chính của công ty ............................................... 22
2.1.5.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa chủ yếu ................... 25
2.1.5.4 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
xi măng vicem Sông Thao ..................................................................... 27 2.1.6.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất
(2018-2020) ............................................................................................... 32
2.2 Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xi măng vicem sông
Thao ............................................................................................................. 35
2.2.1 Ưu điểm ........................................................................................... 35
2.2.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân ....................................... 36
2.3 Phân tích ma trận SWOT ..................................................................... 37
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 42
3.1 Kết luận.................................................................................................. 42
3.2 Kiến nghị................................................................................................ 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 44 iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU,
SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xi măng vicem ......... 7
Sông Thao .......................................................................................................... 7
Sơ đồ 2.2:Tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao
. ........................................................................................................................ 11
Sơ đồ 2.3 : Trình tự luân chuyển chứng từ của Công ty .................................... 16
( Hình thức sổ Nhật ký chung) .......................................................................... 16
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất sản phẩm Công ty cổ phần xi
măng vicem Sông Thao .................................................................................... 26 Bảng biểu:
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty (Năm 2018- 2020) .............................. 14
Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty cổ phần xi măng vicem
Sông Thao ........................................................................................................ 20
Bảng 2.3: Tỉ lệ cấp phối cho bê tông và vữa xây Xi măng PC 40 ..................... 22
Bảng 2.4: Tỉ lệ cấp phối cho bê tông và vữa xây Xi măng PCB 30 ................... 23
Bảng 2.5: Kết quả thí nghiệm chất lượng sản phẩm Clinker của Công ty cổ phần
Xi măng Sông Thao thương phẩm CPC50 ........................................................ 25
Bảng 2.6: Hệ thống danh điểm NVL của Công ty cổ phần ................................ 32
xi măng vicem Sông Thao ................................................................................ 32
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất (2018-
2020) ................................................................................................................ 33 iv Hình ảnh:
Hình 2.1 : Giao diện phần mềm FAST BUSINESS 3.0 .................................... 19
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ Từ viết tắt Tên đầy đủ DN Doanh nghiệp TCKT Tài chính kế toán NVL Nguyên vật CCDC Công cụ dụng liệu cụ GTGT Giá trị gia tăng XDCB Xây dựng cơ bản SXKD Sản xuất kinh TSCĐ Tài sản cố định doanh CBCNV Cán bộ công nhân
TCCN và TCN Trung cấp chuyên viên nghiệp và trung cấp nghề Phòng TC-HC Phòng tổ chức BHYT Bảo hiểm tế -hành chính Phòng KDTT Phòng kinh doanh BHTN Bảo hiểm thất tiêu thụ nghiệm Phòng DHTT Phòng điều hành KPCĐ Kinh phí công trung tâm đoàn Phòng TN Phòng tí BHXH Bảo hiểm xã nghiệm hội LĐ Lao động Tài sản NH Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn Nguồn vốn chủ Tài sản DH Tài sản dài hạn v CSH sở hữu vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình học tập tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam với sự nhiệt
tình giảng dạy, dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô giảng viên chúng em đã được
cung cấp đầy đủ những lý luận, phương pháp nghiên cứu và hệ thống kế toán.
Nhưng để có thể vận dụng được những kiến thức đã học thì không thể thiếu
những kiến thực thực tế. Vì vậy thực tập, thực hành kế toán tại doanh nghiệp là
vô cùng cần thiết, giúp sinh viên chúng em rút ngắn khoảng cách từ lý thuyết đến thực tế.
Nhiều bạn sinh viên thậm chí chuẩn bị ra trường rồi vẫn chưa định hình
được công việc mình sẽ làm là gì và nó như thế nào. Thực tập sẽ coi như một
liều “thuốc thử”, giúp bạn xem xét được bản thân mình có yêu thích hay phù
hợp với công việc này không? Bạn mong muốn làm một công việc như thế nào?
Công việc theo chuyên ngành bạn đang học có đúng như những gì bạn tưởng
tượng không? Thực tập cho bạn cái nhìn rõ nét và cụ thể hơn về hướng đi của
bản thân trong tương lai. Khi đi làm, mọi thứ sẽ khác xa so với lớp học bình
thường của bạn. Không còn ngủ gật trong giờ, đi học muộn hay trốn làm bài tập.
Bạn sẽ phải thực hiện đúng giờ giấc công ty, hoàn thành hết các nhiệm vụ được
giao và có thái độ thực sự nghiêm túc khi làm việc. Bạn sẽ được làm quen và
trải nghiệm các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp, quản lý… thay vì
ngồi ngáp ngắn ngáp dài với đống triết học Mác – Lenin hay kinh tế vĩ mô. Thực
tập là một cơ hội để sinh viên học hỏi, áp dụng những lý thuyết được học vào
thực tế và làm quen với môi trường làm việc quy củ và có được thành công cao
hơn khi đi làm thực sự.Thực tập chính là cầu nối giúp cho chúng em tiếp cận
được với công việc của chúng em sau khi ra trường.Nhận thấy tầm quan trọng
của thực tập đến công việc của chúng em sau khi ra trường nên chúng em đã
được nhà trường sắp xếp phân công thực tập tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Vicem Sông Thao.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
Mục tiêu chung : Tìm hiểu các đặc điểm và tình hình kinh doanh của công
ty cổ phần xi măng Vicem Sông Thao
Mục tiêu cụ thể : Thông qua quá trình nghiên cứu, báo cáo tập trung làm rõ các mục tiêu sau:
• Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng Vicem Sông Thao .
• Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần xi măng Vicem Sông Thao .
• Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần xi măng Vicem Sông Thao .
• Phân tích tình hình nhân sự của công ty trong 3 năm 2018-2020 .
• Phân tích tài sản , nguồn vốn của công ty trong 3 năm gần nhất (2018-2020) .
• Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm từ 2018 đến 2020 .
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Vicem Sông Thao
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Nội dung
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.2.2 Không gian
Công ty Cổ phần xi măng vicem sông Thao
Địa chỉ: Khu 9- Xã Ninh Dân- Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ
1.3.2.3 Thời gian
Thực tập tại công ty: từ 22/11/2021 đến 05/12/2021 2
Nghiên cứu tình hình công ty qua 3 năm từ 2018 – 2020
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập thông tin:
Sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn các nhân viên trong công ty,
thu thập tài liệu giấy (Báo cáo tài chính), các chứng từ liên quan.
Bài làm sử dụng nguồn số liệu thứ cấp do các phòng ban chuyên môn
của công ty cung cấp bao gồm:
- Quá trình hình thành của công ty.
- Số liệu về kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2018- 2020
- Các thông tin từ mạng internet, sách, báo có liên quan.
- Các sổ sách kế toán liên quan đến lương tại bộ phận HKSX doanh nghiệp.
b. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu sau khi thu thập được nhóm tiến hành xử lý thông qua máy tính.
c. Phương pháp phân tích:
Phân tích những thông tin thu thập được từ thực tế cũng như trên giấy tờ,
từ đó tổng hợp, liên kết các thông tin đó lại với nhau
- Phương pháp phân tích SWOT: Trên cơ sở số liệu thu thập được, nhóm sàng
lọc, xử lý số liệu từ đó làm cơ sở phân tích thực tế hoạt động của đơn vị.
- Phương pháp so sánh: Đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá để xác định
xu hướng, mức độ biến động doanh thu qua các năm.
- Phương pháp thống kê miêu tả:
Tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu để rút ra
những kết luận từ những số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.
Mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu qua các cách thức khác nhau.
Ngoài ra, báo cáo cũng khai thác thông tin từ Internet cùng các sách, báo, 3
tạp chí từ đó tổng hợp và phân tích lại những kết quả.
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số đặc điểm về địa điểm thực tập
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty cổ phần xi măng VICEM Sông Thao.
Tên tiếng Anh: VICEM SONG THAO CEMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VICEM SONG THAO
Địa chỉ: Khu 9 - Xã Ninh Dân - Huyện Thanh Ba - Phú Thọ.
Người đại diện pháp luật: Nguyễn Quang Huy
Vốn điều lệ: 639.400.000.000
Điện thoại: 02103.884.927; Fax: 02103.884.929;
Tài khoản: 102010000726571 tại Ngân hàng TMCP công thương Đền Hùng - Phú Thọ;
Website: ximangsongthao.com.vn
Mã số thuế: 2600279082
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 2600279082;
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất xi măng và Đầu tư xây dựng
Công ty cổ phần xi măng Vicem Sông Thao đóng trên địa bàn Khu 9, xã
Ninh Dân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Tiền thân là Công ty cổ phần xi măng
Hùng Vương được thành lập ngày 06/03/2003 với 3 cổ đông sáng lập là Tổng
công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD); Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam
(LILAMA); Công ty cổ phần xi măng Phú Thọ. Trong đó, HUD là cổ đông chi
phối, chiếm 81% pháp định.Từ ngày 12/01/2005 đổi tên thành Công ty cổ phần
xi măng Sông Thao và đổi tên thành Công ty cổ phần xi măng Vicem Sông
Thao từ ngày 28/09/2017. 4
Dự án Nhà máy xi măng Sông Thao được triển khai đầu tư theo Quyết
định số:164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là
dự án xi măng lò quay đầu tiên thực hiện theo mô hình tổng thầu EPC do nhà
thầu trong nước đảm nhiệm gắn với chủ trương nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Tổng
công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) được giao làm tổng thầu EPC. Dây
chuyền sản xuất được thiết kế đồng bộ, kỹ thuật tiên tiến, thiết bị hiện đại thế hệ
mới của các hãng Loesche; Schenck; Aumund; Haver&Boecker... Công suất
thiết kế 2.500 tấn Clinker/ngày tương đương 910 nghìn tấn xi măng/năm.
Tháng 10/2009, dây chuyền sản xuất của Công ty chính thức đi vào hoạt
động và cung cấp ra thị trường các sản phẩm clinker, xi măng chất lượng cao.
Các sản phẩm của Công ty bao gồm: Clinker, xi măng poóc lăng C 50, các loại pc xi măng PC40; PCB40; PCB30.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn
do nguồn cung clinker, xi măng trong nước tăng vượt cầu rất khó khăn trong
công tác tiêu thụ, nhưng công tác sản xuất kinh doanh của Công ty được duy trì
và phát triển với sự tăng trưởng ổn định hàng năm từ 3% - 5%. Đến nay, các
thiết bị của dây chuyền sản xuất đều vận hành vượt công suất thiết kế, trong đó
lò nung đạt vượt 10% (năm 2018 đạt 837 nghìn tấn Clinker; 06 tháng đầu năm
2019 đạt 491 nghìn tấn Clinker). Qua gần 10 năm hoạt động, Công ty đã sản
xuất 6,5 triệu tấn Clinker, cung cấp ra thị trường 7,4 triệu tấn xi măng các loại,
đáp ứng nhu cầu thị trường tại Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu,Vĩnh Phúc, Yên Bái,
Tuyên Quang, Sơn La...đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 550 người
lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tể, xã hội tại địa phương.
Ngày 14/6/2017, thực hiện Quyết định của Bộ Xây dựng về việc chuyển
giao quyền đại diện phần vốn của HUD tại Công ty cổ phần xi măng Sông Thao
về Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), Công ty chính thức
hội nhập vào ngôi nhà chung VICEM. Ngày 08/9/2017, Vicem Sông Thao đã
chính thức cho ra thị trường dòng sản phẩm mang thương hiệu “Xi măng 5
VICEM Sông Thao”, với phương châm “Xi măng Vicem Sông Thao - Diện
mạo mới - Sức mạnh mới”.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý, nhân sự
2.1.2.1. Tình hình tổ chức công ty cổ phần xi măng vicem sông Thao
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty xi măng vicem sông Thao 6
Hiện nay với quy mô hoạt động được mở rộng của Công ty thì việc tổ chức
bộ máy quản lý với chức năng nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý là việc hết sức cần thiết
được thể hiện qua sơ đồ sau:
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động - Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao)
Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xi măng vicem Tổng giám đốc Phó TGĐ Phó TGĐ Phó TGĐ sản kinh xuất cơ điện doanh Phòng Phòng cơ Phòng Phòng Phòng TC công nghệ điện KDTT TC-HC Kế toán Xưởng Xưởng P. Kế khai thác P. Bảo vệ mỏ nước hoạch quân sự Xưởng Xưởng Phòng đầu Nguyên Điện liệu tư -TĐH Xưởng Lò Xưởng cơ P. Tổ chức nung khí - lao động Xưởng xi Xưởng xe măng máy Phòng Phòng vật ĐHTT tư Ban an Phòng TN toàn 7 Sông Thao
b. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
* Tổng giám đốc: Là người đứng đầu quyết định và lãnh đạo chung toàn
doanh nghiệp, là người đại diện hợp pháp của Công ty và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về quá trình hoạt động và kết quả SXKD của Công ty trước pháp luật.
* Phó tổng giám đốc: Là người trực tiếp lãnh đạo các bộ phận, chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán, kinh doanh, nhân sự, sản xuất …
Thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các vấn đề cần thiết khi Tổng giám đốc vắng mặt.
* Phòng Tài chính kế toán:
- Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty quản lý tài chính và
mọi điều hành hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê tài chính
và hạch toán kinh tế nội bộ theo quy định. Phân tích hoạt động kinh tế, thường
xuyên có số liệu báo cáo lãnh đạo Công ty theo chế độ báo cáo.
- Quản lý tài chính, thu chi tiền tệ, thống kê, hạch toán kế toán đảm bảo
thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đề xuất tổ chức hệ thống thống kê kế toán phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ
đầu tư, sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Kiểm tra, kiểm soát hướng dẫn thực hiện các chế độ quản lý kinh tế tài
chính, hạch toán kế toán, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng vi phạm
chính sách, tham ô, lãng phí, xâm phạm tài sản.
- Chủ trì trong công tác xây dựng giá thành sản phẩm sản xuất.
- Tham gia xây dựng giá bán và chính sách bán hàng. 8
- Lập các báo cáo kế toán, báo cáo thống kê của Công ty theo yêu cầu của
cấp có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban giám đốc giao. * Phòng Cơ điện:
- Tham mưu cho Ban giám đốc các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo toàn
bộ thiết bị cơ, điện, động lực trong Công ty hoạt động bình thường và đạt năng suất cao.
- Giám sát việc sử dụng, sửa chữa các thiết bị trong nhà máy.
- Quản lý các đề tài khoa học kỹ thuật về lĩnh vực cơ, điện, xe máy.
- Chủ trì trong việc xây dựng các định mức tiêu hao vật tư cơ, điện cho vận hành sửa chữa.
- Chủ trì công tác sửa chữa các thiết bị có yêu cầu kỹ thuật cao, chủ trì lập
kế hoạch giám sát, đôn đốc, kiểm tra các công việc sửa chữa lớn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban giám đốc giao.
* Phòng Tổ chức hành chính:
- Thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề nhân sự, có nhiệm vụ theo
dõi, đôn đốc việc thực hiện nề nếp, nội quy của CBCNV, quản lý văn bản, lưu
trữ hồ sơ thi đua, khen thưởng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban giám đốc giao.
* Phòng Kinh tế kế hoạch:
- Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong công tác xây dựng
kế hoạch của Công ty, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- Tham mưu giúp Ban giám đốc Công ty về công tác quản lý kinh tế, công
tác đấu thầu, hợp đồng kinh tế.
- Chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư xây
dựng của Công ty. Đề xuất các biện pháp và giải pháp thực hiện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban giám đốc giao. 9
* Phòng Vật tư thiết bị:
- Có chức năng, nhiệm vụ cung ứng vật tư thiết bị đến các đơn vị sản xuất,
quản lý về số lượng, chất lượng các loại vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban giám đốc giao. * Phòng Đầu tư:
- Thực hiện và quản lý quá trình đầu tư.
- Lập kế hoạch và chủ trì thực hiện các công tác bảo trì.
- Quản lý mốc giới và diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban giám đốc giao.
* Phòng Kinh doanh tiêu thụ:
- Khai thác và quản lý thị trường tiêu thụ, nghiệp vụ bán hàng, chính sách
bán hàng, phương án kinh doanh trong từng giai đoạn.
- Xây dựng và thực hiện các biện pháp tiếp thị, nắm bắt nhu cầu thị trường
đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Trực tiếp quản lý các biển quảng cáo, biển hiệu của Công ty tại các vị trí
không thuộc diện tích đất của Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban giám đốc giao.
* Xưởng khai thác mỏ: khai thác đá vôi và đá sét.
* Xưởng nghiền liệu: nghiền liệu (sản xuất bột liệu) phục vụ sản xuất Clinker.
* Xưởng lò nung: sản xuất Clinker.
* Xưởng xi măng: sản xuất xi măng.
* Phòng điều hành trung tâm: điều khiển toàn bộ dây chuyền hoạt động và sản xuất của nhà máy.
* Phòng TN: nghiên cứu thành phần hoá học của nguyên vật liệu , phụ gia,
kiểm tra chất lượng của sản phẩm.
* Xưởng nước: cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 10
* Xưởng điện tự động hoá: quản lý sửa chữa hệ thống điện của toàn bộ nhà máy.
* Xưởng cơ khí: sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị của toàn nhà máy.
* Xưởng xe máy: vận chuyển đá vôi, đất sét từ nơi khai thác đến hệ thống băng tải.
Nhận xét: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là tổng hợp các bộ
phận lao động quản lý khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được
chuyên môn hóa và có trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành
những cấp khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích
chung ,tùy theo trách nhiệm cụ thể mà các phòng ban có chức năng nhiệm vụ
khác nhau nhưng lại p hối
hợp chặt chẽ với nhauh đtổảmto bả ợ K o cho hoạt động của 1 n á Công ty được thô p n g su ốt. g n ế
2.1.2.2. Bộ máy ế
k toá n của đơn vị (đối với ngành kế to án) t phí a. Sơ đồ tổ chức b ộ máy kế toáh 2 àn g tí c h t t o i n h ợ ậ K n á h v i p p á ế n h à đồng v Tổ g h ký t 3 h và ậ to i ộ t á ư á i t n k ư ế t q h s n vốn t 1 á g o u u to Kế c â á y ế á h n n ế v n N t à h â n Kế v g i t (t h n ê 1 ử i v t v ề a i à g o K P n i n à ề n â á h y ế t ) n g n n t ó o h á p n ố h n ò t rư g n g ở kê n và X T Kế g p c l h ớ h D S â 1 n ữ s CĐ C t n a ử o a B á x , n ư ởn g t mặt t t h t 1 i o o K ề a á á n n ế n n h t c h nợ t t ô ụ i o K 3 ê n á v u ế g n à xã h l i b ư t t 1 hội ể và ả ơ i o K ề á m o n n ế n g 11 quỹ T 1 h ủ
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao)
Sơ đồ 2.2:Tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao
Phòng kế toán của Công ty gồm có: 1 Kế toán trưởng, 1 phó phòng và 15 kế toán viên. Trong quá trình hạch
toán của công ty mọi kế toán viên chịu trách nhiệm về phần hành kế toán của mình. Tạo thành các mắt xích
quan trọng trong dây chuyền hạch toán nhằm đảm bảo thu nhận chứng từ và cung cấp thông tin về các hoạt
động kinh tế tài chính của công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Để phòng Tài chính kế toán hoàn thành trách nhiệm được giao, Kế toán
trưởng thực hiện phân công nhiệm vụ các phần hành bộ phận kế toán như sau: - Kế toán trưởng:
+ Chỉ đạo, tổ chức, sắp xếp, điều hành phòng TCKT thực hiện nhiệm vụ
theo quy định của Nhà nước, Tổng công ty và Công ty.
+ Chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính - kế toán - thống kê của phòng phù
hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và theo chế độ hiện hành của
Nhà nước và pháp luật.
+ Chỉ đạo toàn bộ công tác lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, quản
trị,... trong toàn Doanh nghiệp. - Phó phòng:
+ Chỉ đạo công tác lập, báo cáo, điều chỉnh kế hoạch tài chính hàng năm.
+ Chỉ đạo thường xuyên tình hình biến động, dự trữ (tài sản, vật tư, thành
phẩm, hàng hoá), biến động giá thành và định mức tiêu hao chi phí. Chỉ đạo các
cuộc kiểm kê đột xuất, định kỳ phục vụ công tác quản trị và tính giá thành sản phẩm.
+ Thay mặt Kế toán trưởng điều hành phòng TCKT và xử lý các công
việc được giao khi Kế toán trưởng đi vắng.
- Kế toán tổng hợp (số lượng: 1)
+ Kiểm tra, kết nối và tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán.
+ Lập sổ sách, báo cáo kế toán và báo cáo quản trị. 12
+ Tham mưu cho Tổng giám đốc, Kế toán trưởng quyết định xử lý tài
chính kịp thời thông qua báo cáo phân tích tình hình tài chính định kỳ.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (số lượng: 1)
+Theo dõi, kiểm soát và tập hợp toàn bộ chi phí trực tiếp cấu thành nên
sản phẩm sản xuất, tính giá thành sản phẩm dịch vụ.
+ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá thành, ảnh hưởng của giá
thành đến kết quả SXKD, so sánh Z thực hiện và Z kế hoạch, có ý kiến tham
mưu, đề xuất Kế toán trưởng, Tổng giám đốc xử lý.
- Kế toán vật tư (số lượng: 3)
+ Thực hiện theo dõi, quản lý chặt chẽ tình hình nhập - xuất - tồn vật tư,
hàng hoá và CCDC tại các kho vật tư, kho CCDC trong toàn công ty.
+ Đảm bảo cung cấp số liệu tồn kho kịp thờ, chính xác cho lãnh đạo để có
kế hoạch mua sắm, dự trữ hàng hoá, vật tư, CCDC.
- Kế toán thuế (số lượng: 1)
+ Thực hiện và hướng dẫn kiểm tra công tác tính toán, kê khai nộp thuế tại công ty.
+ Nắm vững luật thuế áp dụng phục vụ kinh doanh hiệu quả và đảm bảo tính pháp lý.
- Kế toán thanh toán (số lượng: 1)
+ Theo dõi, quản lý, kiểm soát các khoản chi tiêu thường xuyên của Công
ty theo đúng chế độ tài chính và đúng quy định của Tổng công ty và của Công ty đề ra.
+ Kiểm soát, đôn đốc thanh toán các khoản công nợ tạm ứng.
- Kế toán ngân hàng (số lượng: 2)
+ Theo dõi, quản lý, kiểm soát các khoản tiền vay và tiền gửi ngân hàng
nhằm đảm bảo nguồn vốn trả nợ và SXKD.
+ Kiểm soát chứng từ thanh toán qua ngân hàng đúng đối tượng và chế độ quy định. 13
+ Tổng hợp, phân tích chi phí tài chính, biến động tỷ giá ảnh hưởng đến
kết quả sản xuất kinh doanh.
+ Phân loại nguồn vay hình thành nên tài sản của công ty.
- Kế toán TSCĐ - XDCB và sửa chữa lớn (số lượng:1)
+ Phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động các loại TSCĐ theo chỉ
tiêu nguyên giá và giá trị hao mòn.
+ Kiểm tra, kiểm soát, quyết toán sửa chữa lớn, phản ánh kịp thời chi phí trong kế toán.
+ Theo dõi, kiểm soát công tác lập dự toán, thanh quyết toán công trình XDCB.
- Kế toán tiêu thụ và công nợ phải trả (số lượng: 3)
+ Theo dõi, kiểm soát và thanh toán công nợ phải trả cho các nhà thầu và các đơn vị bán hàng.
+ Phân loại rõ ràng các đối tượng phải trả, tình hình thực hiện hợp đồng
mua bán vật tư, hàng hoá và dịch vụ.
- Kế toán tiền lương (Số lượng: 1)
+ Tính toán chính xác kịp thời đúng chính sách chế độ các khoản tiền
lương, BHXH, BHYT, BHTN tiền thưởng và khoản phụ cấp phải trả cho người lao động.
+ Kiểm tra tình hình tuyển dụng và sử dụng lao động, tình hình chấp hành
các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và
tình hình sử dụng các quỹ trên.
- Thủ quỹ (số lượng: 1)
Theo dõi thực hiện thu chi quỹ tiền mặt, chứng chỉ có giá, hoá đơn GTGT
đầu ra và các tài liệu quan trọng theo yêu cầu của Kế toán trưởng.
Ngoài ra công ty còn có đội ngũ thống kê phân xưởng tại các xưởng sản
xuất phục vụ công tác kiểm kê vật tư.
Trong phòng TCKT, tuy mỗi cán bộ kế toán được giao một nhiệm vụ quản
lý một phần hành khác nhau nhưng có mối quan hệ mắt xích, liên kết chặt chẽ 14
với nhau, do đó tất cả các cán bộ kế toán phải có sự đoàn kết, phối hợp cùng
nhau mới hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
2.1.2.3. Tình hình nhân sự trong 3 năm 2018-2020
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty (Năm 2018- 2020) Năm Chênh lệch Tốc độ Năm Năm phát Năm 2019 2019/201 Chỉ tiêu 2018 2020
2020/2019 triển Số LĐ 8 Số LĐ Số LĐ (%) bình (người) (%) (người) (người) quân (%)
Tổng số LĐ 548 549 553 100,18 100,72 100,45
I. Theo giới tính - Nam 446 447 450 100,22 100,67 100,44 - Nữ 102 102 103 100,00 100,98 100,48
II. Theo trình độ - Đại học và trên 119 121 123 101,68 101,65 101,66 đại học - Cao đẳng 49 47 53 95,91 112,76 104,00 - TCCN và TCN 380 381 377 100,26 98,95 99,60
III. Theo tính chất - Trực tiếp 285 286 285 100,35 99,65 100,00 - Gián tiếp 263 263 268 100,00 101,90 100,94
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Nhận xét:
Nhìn chung từ năm 2018 đến năm 2020, tổng số lao động của công ty tăng
nhẹ và không có biến động lớn. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động 15
năm 2018 là 548 người. năm 2019 là 549 người, năm 2020 là 553 người. Lao
động Công ty khá đông với trình độ chuyên môn cao tổng lao động tăng dần qua
các năm chứng tỏ rằng quy mô công việc cũng mở rộng qua các năm thể hiện sự
phát triển của Công ty. Trong đó:
+ Phân theo giới tính: cả lao động nam và nữ có số lượng tăng đều qua 3
năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 0,44% và 0,48% . Tuy nhiên , lao
động nam tăng nhiều hơn lao động nữ cùng với đó lao động nam chiếm số lượng
nhiều hơn. Vì công việc nặng nhọc đòi hỏi người lao động cần có sức khỏe bền
bỉ nên số lượng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty.
+ Phân theo trình độ lao động:
Trình độ Đại học, trên đại học năm 2019 so với năm 2018 có tăng nhưng
không đáng kể , cụ thể tăng 2 người( tăng 1,7%), vì công ty áp dụng khoa học
kỹ thuật tiên tiến nên cần nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Công ty đã áp
dụng hiệu quả nên công ty vẫn tiếp tục tăng nhân lực trình độ Đại học, trên đại
học trong năm 2020 cụ thể tăng 2 người( tăng 1,7 %). Tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm 1,66%.
Điều này xuất phát từ thực tế công ty không quá đòi hỏi về trình độ học vấn
cao mà yêu cầu về kinh nghiệm thực tế.
+ Phân theo tính chất: Cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có số
lượng tăng nhẹ qua 3 năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,00% và 0,94% . ta
có thể thấy Công việc hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
xi măng nên lao động tham gia trực tiếp vào công việc sản xuất chiếm tỷ trọng lớn hơn .
2.1.3 Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao
2.1.3.1 Hình thức kế toán đơn vị sử dụng
Kỳ kế toán năm: Bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. 16
Đơn vị tiền tệ: đơn vị sử dụng là đồng Việt Nam (VNĐ).
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: quy ra
Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm thanh toán.
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần xi măng vicem
Sông Thao là hình thức Sổ Nhật ký chung. Sổ Nhật ký chung sử dụng
ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo thứ tự thời gian. Chứng từ gốc Sổ nhật ký Sổ Thẻ nhập ký chung sổ kế toán đặc biệt chi tiết Sổ Bảng cái tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, định kỳ: Quan hệ đối chiếu :
Sơ đồ 2.3 : Trình tự luân chuyển chứng từ của Công ty
( Hình thức sổ Nhật ký chung)
2.1.3.2. Hệ thống chứng từ sử dụng
Căn cứ quyết định số 15/03/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng bộ tài chính và cập nhật các thông tư, quyết định của Bộ tài chính. 17
Công ty sử dụng các chứng từ kế toán trong danh mục chứng từ kế toán.
- Chứng từ về tiền: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghề tạm ứng, giấy đề
nghị thanh toán, séc, ủy nhiệm chi…
- Các chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,
bảng kê mua hàng, bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn…sử dụng trong các
nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho.
- Các chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh
lý TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định ...sử dụng
trong các nghệp vụ liên quan đến TSCĐ.
- Các chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh
toán tiền lương, hợp đồng giao khoán, bảng phân bổ lương và các
khoản trích theo lương…
- Các chứng từ khác: Hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng…
2.1.3.3. Các tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản
kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
2.1.3.4. Hệ thống báo cáo của công ty sử dụng
Công ty có hai hệ thống báo cáo là báo cáo tài chính và báo cáo quản trị trong đó:
Báo cáo tài chính là báo cáo về hoạt động kinh doanh của công ty
nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài công ty, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
2.1.3.5 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho 18
Hàng tồn kho của Doanh nghiệp là tài sản lưu động của DN dưới
hình thái vật chất. Hàng tồn kho có thể mua từ bên ngoài, có thể do DN
sản xuất để dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của DN, cung cấp
dịch vụ hoặc để bán.
Hàng tồn kho của mỗi Doanh nghiệp có thể bao gồm: nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá.
- Trị giá vật tư hàng hoá phải đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế
được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hoá.
- Kế toán có nhiệm vụ xác minh giá trị thực tế của vật tư, hàng
hoá xuất kho theo giá thực tế bình quân gia quyền.
- Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại
Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại
vật tư, hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và
phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. Do vậy, Công ty cổ
phần xi măng vicem Sông Thao áp dụng phương pháp Kê khai thường
xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và
phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn
vật tư, hàng hoá trên sổ Kế toán. Vì vậy giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho
trên sổ kế toán có thể được xác định bất cứ thời điểm nào trong niên độ kế toán.
Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng
hoá tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu vật tư, hàng hoá tồn kho
trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm ngay nguyên nhân và
có giải pháp xử lý kịp thời.
2.1.3.6 Phần mềm kế toán đơn vị sử dụng 19
Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao là một doanh nghiệp
mới chuyển sang giai đoạn sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hội nhập
“mạnh” với nền kinh tế khu vực và thế giới, để đáp ứng yêu cầu sản
xuất và kinh doanh trong một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn,
ngay từ đầu Công ty đã thuê xây dựng chương trình kế toán máy riêng
cho đơn vị. Hiện nay Công ty đang sử dụng chương trình Kế toán máy
FAST BUSINESS 3.0 của Công ty cổ phần phần mềm doanh nghiệp
FAST. Chương trình cho phép người làm công tác kế toán kiểm soát và
cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhanh chóng lập báo cáo tài
chính và báo cáo quản trị cuối niên độ kế toán kịp thời. Toàn bộ sổ kế
toán và các chứng từ Thu chi (tiền mặt), UNC (thanh toán qua ngân
hàng), Tổng hợp nhập - xuất - tồn kho (phần vật tư sản phẩm hàng
hoá), công nợ phải thu và công nợ phải trả (phần công nợ), tiêu thụ và
kết quả kinh doanh (lãi, lỗ)... được cập nhật toàn bộ qua hệ thống
chương trình phần mềm kế toán. 20
(Nguồn phòng tài chính - kế toán Công ty)
Hình 2.1 : Giao diện phần mềm FAST BUSINESS 3.0
2.1.4. Tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp trong 3 năm 2018- 2020
Bên cạnh nguồn nhân lực, cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng
là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
Công ty. Thông qua tình hình tài sản và nguồn vốn được thể hiện trên bảng Cân
đối kế toán của Công ty, chúng ta có thể biết được loại hình của đơn vị cũng như
quy mô hoạt động và mức độ tự chủ tài chính của Công ty.
Dưới đây là bảng số liệu phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của Công
ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao qua 3 năm 2018-2020. 21
Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao Tốc độ phát So sánh So sánh triển Chỉ 2018 2019 2020 tiêu 2019/2018 2020/2019 bình quân GT GT GT % % % TÀI SẢN 1.026.848 1.185.724 1.138.924 115,47 96,05 104,89
A. Tài sản ngắn hạn 101.690 120.469 136.515 118,47 113,32 115.76
1. Tiền và các khoản tương đương 3.015 5064 5.637 167,96 111,40 136,75
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 36.027 51236 64.315 142,22 125,53 133,80 3. Hàng tồn kho 62.132 63.954 66.209 102,93 103,53 103,44
4. Tài sản ngắn hạn khác 516 215 354 41,67 164,65 83,07
B. Tài sản dài hạn 925.158 1.065.255 1.002.409 115,14 94,28 103,92 1. Tài sản cố định 925.158 1.063.932 1.002.409 115 94,22 103,92
2. Tài sản dài hạn khác 1.323 NGUỒN VỐN 1.026.848 1.185.724 1.138.924 115,47 96,05 105,36
A. Nợ phải trả 375.689 480.577 425.575 127,99 88,56 106,30
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 651.159 705.147 713.349 108,29 101,16 105,36
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 639.400 689.400 689.400 107,82 100 103,92
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11.759 15.747 23.949 133,91 152,09 142,83
(Nguồn báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao) 20
Nhận xét: Từ số liệu ở bảng trên ta thấy tài sản và nguồn vốn của Công ty từ
năm 2018 đến năm 2020 đều có sự biến động:
Tổng tài sản năm 2019 tăng 15,47% so với năm 2018, do giai đoạn này
Công ty thực hiện các chính sách cải tiến máy móc, mở rộng quy mô sản xuất,
thực hiện được nhiều hợp đồng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Năm 2020 tổng
tài sản đã giảm so với năm 2019, do công ty đem tiền đi thanh toán nợ phải trả
và bán hàng chưa thu được tiền làm tài sản ngắn hạn giảm. Tốc độ tăng trưởng
bình quân qua 3 năm là 4,89%
Tổng nguồn vốn tại năm 2019 tăng 15,47% so với năm 2018, do Công ty
tăng nợ phải trả khách hàng và công nhân viên, vay và nợ thuê tài chính để đầu
tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị nhằm tăng quy mô sản xuất. Tại năm 2020
tổng nguồn vốn giảm so với năm 2019, do Công ty đã chi trả được các khoản nợ
mà Công ty đã vay đồng thời các cổ đông đã chủ động tăng vốn góp của mình.
Để có thể độc lập về tài chính trong kinh doanh đặc biệt tại thời điểm dịch
Covid-l9, Công ty đã chấp hành nghiêm quy định và áp dụng nhiều biện pháp
chống dịch tại nơi làm việc để đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc như:
- Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để đảm bảo chất lượng và
tiến độ công việc, Ban lãnh đạo Công ty đã thường xuyên chỉ đạo, điều
hành và tổ chức các cuộc họp, hội nghị dưới hình thức trực tuyến, thông
qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.
- Kiểm tra thân nhiệt của CBCNV trước khi vào làm việc
- CBCNV thực hiện nghiên túc các biện pháp phòng, chống dịch “5K” của
Bộ Y tế; trang bị khẩu trang… tại nơi làm việc
- Xét nghiệm Covid - 19 cho các nhà thầu tham gia bảo dưỡng, sửa chữa
lớn tại Công ty bằng phương pháp Test nhanh.
2.1.5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phân xi
măng vicem sông Thao
2.1.5.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a. Chức năng: Theo Quyết định thành lập Công ty cổ phần xi măng vicem
Sông Thao có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất xi măng và đầu tư xây dựng. 21
b. Nhiệm vụ: Công ty có nhiệm vụ thực hiện tốt các chính sách cơ chế quản
lý của Nhà nước, địa phương, thực hiện kinh doanh đúng nghành nghề đã đăng ký. -
Bán buôn xi măng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sản xuất kinh doanh xi măng, khai thác, chế biến: đất sét, đá các loại phục
vụ sản xuất xi măng, mua bán vật tư thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất
xi măng, đầu tư xây dựng.
- Đảm bảo uy tín chất lượng của sản phẩm và thương hiệu.
- Nghiên cứu phát triển và đưa ra các chủng loại xi măng mới phù hợp với thị
trường và đa dạng hóa sản phẩm của công ty.
- Chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách và đường lỗi của Đảng và Nhà nước.
- Nâng cao trình độ quản lý nguồn nhân lực trong công ty góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh, giảm lãng phí, trì trệ, tắc trách trong khâu quản lý.
2.1.5.2 Các sản phẩm chính của công ty:
a. Xi măng PC 40: Sản phẩm PC 40 có ưu điểm đáp ứng được cho
xây dựng mọi công trình như: nhà dân dụng, nhà cao tầng, cầu
đường, xây dựng thủy điện, ... với giá thành sản phẩm thấp,
chống xâm thực trong các môi trường, độ bền cao, có hệ số dư
mác cao, độ dẻo lớn, phù hợp với khí hậu Việt Nam. Chi tiết sản phẩm:
• Hướng dẫn Tỉ lệ cấp phối cho bê tông và vữa xây
Bảng 2.3: Tỉ lệ cấp phối cho bê tông và vữa xây Xi măng PC 40 Bê tông Vữa xây Vật liệu Đơn vị mác 200 mác 100 Xi măng Kg 50 50 Cát vàng Lít 60 124 Đá dăm cỡ 1x2 Lít 116 Nước sạch Lít 26 30
• Điều kiện sử dụng và bảo quản
- Xi măng để nơi khô ráo, thoáng, chống ẩm ướt, cách mặt đất, cách tường 20cm.
- Không xếp chồng cáo quá 10 bao. 22
- Lô hàng nào sản xuất trước, sử dụng trước.
• Lưu ý trong quá trình sử dụng
- Không tiếp xúc trực tiếp với xi măng và vữa, nên đeo khẩu trang khi làm việc.
- Dùng vật liệu sạch, không nhiễm mặn, sử dụng hỗn hợp đá trộn trong 90 phút.
- Che chắn mưa năng trong 10 giờ đầu, khi mới đổ bê tông, sau đó
thực hiện dưỡng ẩm trong vòng 20 ngày.
- Trong các trường hợp cần thiết nên tham khảo ý kiến nhà sản xuất.
b. Xi măng PCB 30: có ưu điểm đáp ứng được cho xây dựng mọi
công trình như: nhà dân dụng, nhà cao tầng, cầu đường, xây
dựng thủy điện, ... với giá thành sản phẩm thấp, chống xâm thực
trong các môi trường, độ bền cao, có hệ số dư mác cao, độ dẻo
lớn, phù hợp với khí hậu Việt Nam. Chi tiết sản phẩm:
• Hướng dẫn Tỉ lệ cấp phối cho bê tông và vữa xây
Bảng 2.4: Tỉ lệ cấp phối cho bê tông và vữa xây Xi măng PCB 30 Bê tông Vữa xây Vật liệu Đơn vị mác 200 mác 100 Xi măng Kg 50 50 Cát vàng Lít 60 124 Đá dăm cỡ 1x2 Lít 116 Nước sạch Lít 26 30
• Điều kiện sử dụng và bảo quản
- Xi măng để nơi khô ráo, thoáng, chống ẩm ướt, cách mặt đất, cách tường 20cm.
- Không xếp chồng cáo quá 10 bao.
- Lô hàng nào sản xuất trước, sử dụng trước. 23
• Lưu ý trong quá trình sử dụng
- Không tiếp xúc trực tiếp với xi măng và vữa, nên đeo khẩu trang khi làm việc.
- Dùng vật liệu sạch, không nhiễm mặn, sử dụng hỗn hợp đá trộn trong 90 phút.
- Che chắn mưa năng trong 10 giờ đầu, khi mới đổ bê tông, sau đó
thực hiện dưỡng ẩm trong vòng 20 ngày.
- Trong các trường hợp cần thiết nên tham khảo ý kiến nhà sản xuất.
c. Clinker CPC 50: Clinker xi măng poóclăng thương phẩm
Cpc50. Các trị số 50 là hoạt tính cường độ của Clinker xi măng
poóclăng thương phẩm tính bằng N/mm2. Chi tiết sản phẩm:
Yêu cầu Kết Phương pháp TT
Các chỉ tiêu
Đơn vị kỹ thuật quả thử Giới hạn bền nén TCVN 6016 : - 03 ngày ± 45 2011 1 phút N/mm2 ≥ 25 31,4 - 28 ngày ± 08 N/mm2 ≥ 50 53,0 giờ 65,1 2 Hàm lượng CaO % Min 63 TCVN 141 : 2008 2 20 ÷ 21,8 3 Hàm lượng SiO2 % TCVN 141 : 2008 22,5 5 4 Hàm lượng Al2O3 %
4,5 ÷ 6,5 4,70 TCVN 141 : 2008 5 Hàm lượng Fe2O3 %
3,0 ÷ 4,5 3,04 TCVN 141 : 2008 6 Hàm lượng MgO % Max 3,5 0,81 TCVN 141 : 2008 7 Hàm lượng SO3 % Max 1,0 0,36 TCVN 141 : 2008 8 Hàm lương CaOtd % Max 1,5 0,73 TCVN 141 : 2008 9 Hàm lượng MKN % Max 1,0 0,33 TCVN 141 : 2008 10 Hàm lượng CKT % Max 1,0 0,52 TCVN 141 : 2008 24 63,1 11 C3S % Min 54 2 15,0 12 C2S % 12 ÷ 22 2 13 C3A % 7 ÷ 12 7,31 14 C4AF % 7 ÷ 12 9,25 15 LSF % Min 92 94,8 65,2 TCVN 7024 : 16 Cỡ hạt 5 ÷ 25mm % Min 40 2 2002 TCVN 7024 : 17 Độ ẩm % Max 1,0 0,29 2002
Bảng 2.5: Kết quả thí nghiệm chất lượng sản phẩm Clinker của Công ty cổ phần
Xi măng Sông Thao thương phẩm CPC50
2.1.5.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa chủ yếu
Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao có nhiệm vụ sản xuất xi măng
nhằm phục vụ khách hàng thông qua các Nhà phân phối chính. Trên thực tế
Công ty gặp phải sự cạnh tranh của các thương hiệu vốn có trên thị trường.
Chính vì vậy mà để thu hút khách hàng Công ty cổ phần xi măng vicem Sông
Thao không ngừng nâng cao chất lượng, uy tín của sản phẩm, tiết kiệm chi phí,
hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của Công ty là: Clinker, xi măng rời, xi măng bao.
Quy trình sản xuất của xi măng được tổ chức qua 5 giai đoạn:
Sản xuất đá vôi, đá sét Sản xuất bột liệu Sản xuất Clinker Sản xuất xi măng rời Sản xuất xi măng bao
Thông qua 4 xưởng trực tiếp sản xuất, và 6 xưởng phụ trợ sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty được thiết kế một cách
khoa học và cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau: 25 Đá vôi Đá sét Bôxit Xỷ Pirit
Cân định lượng vi tính Than mịn Dầu MFO Máy nghiền Silô bột Tháp trao Lò nung Hệ thống nguyên liệu liệu đổi nhiệt làm lạnh Hệ thống Máy nghiền Cân định Silô Clinker silô xi măng xi măng lượng vi tính chính phẩm Thạch caoBazalt Máy đóng Xi măng bao bao
(Nguồn: Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất sản phẩm
Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao
Những nét chính về dây chuyền sản xuất:
* Nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét, ngoài ra
người ta dùng xỷ pirit (hoặc quặng sắt) và Bôxit làm nguyên liệu chính.
Đá vôi khai thác tại mỏ Ninh Dân được vận chuyển bằng hệ thống băng tải
đưa về kho đồng nhất sơ bộ. Đất sét khai thác tại mỏ sét Đông Thành và đưa về kho đồng nhất sơ bộ.
* Máy nghiền nguyên liệu và đồng nhất:
Đá vôi sét và phụ gia điều chỉnh được đưa vào các két trung gian. Từ đó,
qua hệ thống cân bằng định lượng, nguyên liệu được cấp vào máy nghiền qua
băng tải chung. Bột liệu đạt yêu cầu được vận chuyển tới silô đồng nhất qua hệ
thống máng khí động và gầu nâng.
* Hệ thống lò nung và làm lạnh Clinker: 26
Lò nung của nhà máy xi măng Sông Thao được thiết kế sử dụng vòi phun
đa kênh ROTAELAM, với hệ thống Cyclon trao đổi nhiệt 2 nhánh 5 tầng cùng
hệ thống Canciner. Clinker sau khi ra khỏi lò được đưa vào giàn làm nguội kiểu
ghi BMHSA. Clinker sau khi qua thiết bị làm nguội đến nhiệt độ 85oC được vận
chuyển tới silô, bột tả hoặc Clinker thứ phẩm đổ vào silô thứ phẩm tháp ra ngoài. * Nhiên liệu:
Nhiên liệu nhà máy sử dụng than antraxit và dầu FO. Dầu được tập kết tới
các két chứa được hệ thống phân phối cung cấp cho các vòi phun và máy
nghiền. Than từ kho tổng hợp được vận chuyển vào các két chứa trung gian
trước khi cấp vào máy nghiền. Clinker từ các silô, thạch cao, và phụ gia từ kho
chứa tổng hợp được vận chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và
gầu nâng. Từ két máy nghiền, Clinker được cấp vào máy nghiền xi măng (máy
nghiền sơ bộ và máy nghiền bi hai ngăn). Xi măng thành phẩm được vận chuyển
tới 4 silô chứa xi măng bột bằng hệ thống máng khí và gầu nâng.
* Đóng bao và xuất xi măng:
Từ đáy các silô chứa, qua hệ thống cửa tháo liệu xi măng được vận chuyển
tới các két chứa của máy đóng bao hoặc các bộ phận xuất xi măng rời. Hệ thống
máy đóng bao gồm 4 máy đóng bao HAVER kiểu quay 8 vòi với cân định lượng
tự động. Các bao xi măng qua hệ thống băng tải sẽ được vận chuyển tới các máng xuất xi măng.
2.1.5.4 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi
măng vicem Sông Thao
a. Đặc điểm nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý tại Công ty Công ty
sử dụng hàng ngàn các nguyên vật liệu cho quá trình
sản xuất. Các nguyên vật liệu này có đặc điểm, tính chất khác nhau do
đó việc quản lý và phân loại là khó khăn. Một số loại NVL như: thạch
cao, đá vôi, đất sét, phụ gia, than dầu… Với số 27
lượng và chủng loại nhiều như vậy việc tổ chức quản lý tình hình thu
mua và sử dụng NVL vào quá trình sản xuất là khó khăn, đòi hỏi phải
có trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao của cán bộ nói chung và
cán bộ kế toán nói riêng.
Sản phẩm của Công ty thường được chọn để phục vụ xây dựng
các công trình lớn của đất nước. Chất lượng sản phẩm được người
tiêu dùng, thị trường đánh giá cao. Nguyên vật liệu là một trong những
yếu tố hàng đầu để quyết định chất lượng sản phẩm do đó công tác thu
mua chọn lựa nhà cung cấp và tìm hiểu chất, đánh giá chất lượng là hết sức quan trọng.
Một trong những thuận lợi khi xây dựng Nhà máy và trở thành lợi thế
của Công ty trên thị trường đó là lợi thế về nguyên vật liệu. Địa điểm
của Công ty được đặt sát ngay vùng nguyên vật liệu chính (đá vôi và đất
sét) với trữ lượng lớn. Để phục vụ sản xuất Công ty khai thác đá vôi và
đất sét ngay tại các mỏ cách nhà máy 5 km với khối lượng lớn không
qua nhập kho. Đây là một đặc thù riêng nên tổ chức công tác kế toán có
nhiều khác biệt. So với các khu vực khác, đá vôi và đất sét được khai
thác và sử dụng tại Công ty được đánh giá có chất lượng tốt. Đây rõ
ràng là một lợi thế của Công ty, giảm được chi phí so với việc mua
nguyên vật liệu đồng thời lại được sử dụng NVL với chất lượng tốt do đó
giảm được giá thành có lợi trong cạnh tranh.
Ngoài nguyên vật liệu chính là đá vôi và đất sét được khai thác ở
mỏ. Các nguyên vật liệu chính khác như: thạch cao, đất giàu sắt, đất
phụ gia xi măng gabrô, chất trợ nghiền… được nhập kho dự trữ với
khối lượng lớn. Quá trình xuất kho để sản xuất sản phẩm cũng diễn ra
thường xuyên và liên tục và số lượng NVL xuất kho tuân thủ theo các
định mức kỹ thuật. Các 28
NVL phụ như Bi đạn, gạch chịu lửa, nhớt máy, mỡ máy…nhiều và
phong phú chủng loại. Các phụ tùng thay thế, nhiên liệu rất đa dạng.
Bên cạnh đó còn có hàng nghìn các loại NVL khác phục vụ cho quá
trình sản xuất đòi hỏi Công ty phải xây dựng một hệ thống kho tàng
đầy đủ theo quy định, đảm bảo tiêu chuẩn bảo quản và quản lý các
loại NVL giúp phục vụ sản xuất liên tục không bị gián đoạn và bị ảnh hưởng.
Chi phí nguyên vật liệu là một trong những thành phần của chỉ tiêu
giá thành sản phẩm. Đặc biệt chi phí NVL luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
chỉ tiêu giá thành xi măng của Công ty. Với mục tiêu quan trọng là hạ giá
thành, nâng cao lợi nhuận thì việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm mà vẫn
đảm bảo chất lượng sản phẩm dựa trên các định mức kỹ thuật đó được
tính toán và dự toán chi phí có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện mục tiêu này.
Trong suốt các giai đoạn từ khâu thu mua, khai thác, bảo quản, quản lý,
xuất kho để phục vụ cho sản xuất sản phẩm đều phải được đảm bảo
chất lượng, tuân thủ quy định chung và đạt hiệu quả kinh tế. Việc xuất
dùng NVL cho sản xuất sản phẩm thường theo định mức do phòng kỹ
thuật quản lý tính toán dựa trên định mức được Hội đồng quản trị phê
duyệt, đồng thời dựa trên kế hoạch khối lượng sản xuất trong kỳ. Quá
trình thu mua NVL dựa trên kế hoạch sản xuất sản phẩm. Chính vì thế
giúp cho Công ty tránh được tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá
nhiều và đặc biệt là tránh được sự lãng phí trong quá trình sản xuất.
b. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao
NVL là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh
doanh. Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi 29
phí. Vì vậy quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng NVL là điều kiện
cần thiết đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty.
Do là doanh nghiệp khai thác và chế biến nên công ty ngoài việc
tăng cường trang thiết bị máy móc, phương tiện hiện đại cho khai thác và
sản xuất thì doanh nghiệp còn chú trọng tới công tác quản lý và sử dụng
một cách hiệu quả nhất nguyên vật liệu để làm giảm hao hụt tự nhiên,
tránh mất mát, lãng phí nhằm hạ chi phí và là điều kiện để có thể hạ giá
thành, thu được lợi nhuận cao nhất.
Công tác quản lý nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần xi măng
vicem Sông Thao được thực hiện ở cả kho và phòng kế toán. Tại kho,
chỉ quản lý nguyên vật liệu về số liệu về số lượng và chủng loại. Ở
phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý cả về số lượng và giá trị. Do đặc
tính, đặc thù của ngành khai khoáng nên công ty ít dự trữ nguyên vật
liệu nhưng khi các xưởng sản xuất có nhu cầu thì công ty tổ chức mua
nguyên vật liệu theo đúng dự toán đề ra. Việc mua và dự trữ nguyên
vật liệu chỉ áp dụng trong trường hợp nguyên vật liệu khan hiếm, hoặc
có dự báo chính xác nguyên vật liệu đó trong thời gian ngắn sẽ tăng
giá. Nhưng nguyên vật liệu chỉ dự trữ trong thời gian ngắn để hạn chế
tình hình ứ đọng vốn, mà vẫn đảm bảo được tiến độ sản xuất của Công ty.
Trong khâu thu mua nguyên vật liệu phải quản lý về khối lượng,
quy cách, chủng loại, giá mua, thuế GTGT được khấu trừ và chi phí
mua. Đồng thời phải thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời
gian phù hợp với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 30
Trong quá trình bảo quản nguyên vật liệu gồm hệ thống kho tàng
bến bãi phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và điều kiện bảo quản phù
hợp của từng loại nguyên vật liệu, bên cạnh đó kế toán phải kiểm tra,
xác định được mức dự trữ phù hợp để có thể giảm lượng nguyên vật
liệu tiêu hao, mất mát trong quá trình bảo quản chưa đưa vào sản xuất
cả về số lượng, chất lượng và giá trị từ đó đảm bảo tiến trình sản xuất
không bị ngừng trệ gián đoạn.
Trong khâu sử dụng NVL cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản
ánh tình hình xuất dùng và sử dụng NVL. Trên cơ sở đó so sánh với
định mức, dự toán chi phí, đánh giá hiệu quả sử dụng NVL. Từ đó tìm
biện pháp sử dụng NVL, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Trong khâu dự trữ đòi hỏi DN phải xác định được định mức tối
đa, tối thiểu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiền hành
thường xuyên không bị ngừng trệ do thiếu NVL hoặc gây tình trạng ứ
đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
c. Phân loại nguyên vật liệu và căn cứ phân loại tại Công ty cổ
phần xi măng vicem Sông Thao
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác với một số lượng NVL
lớn, chủng loại phong phú, Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao
đã tiến hành phân loại NVL để hạch toán thuận lợi và nâng cao hiệu quả quản lý.
Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị của Công ty, NVL
được chia thành các loại sau:
- Nguyên, vật liệu chính: Là đối tượng lao động chính cấu thành nên
thực thể sản phẩm như: Đá vôi, đất sét là nguyên liệu do Công ty tự khai
thác tại mỏ đá và mỏ sét; Thạch cao, quặng sắt, 31
xỷ pirit, đá bazan, các loại phụ gia, nguyên vật liệu chính khác do
Công ty mua từ bên ngoài.
- Vật liệu phụ: Tuy không trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm
nhưng được kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện sản phẩm
như vỏ bao. Và các loại vật liệu phụ để đảm bảo cho quá trình sản xuất
cũng như các máy móc hoạt động bình thường và phục vụ cho nhu cầu
kỹ thuật. Gồm có: Vật liệu nổ, nhớt máy, mỡ máy, bi đạn, sắt thép kim
khí các loại, gạch chịu lửa, hoá chất và vật liệu phụ khác…
- Nhiên liệu: Đây là những vật liệu quan trọng nó gồm có các loại tạo
nhiệt năng trong quá trình sản xuất xi măng. Bao gồm: Than cám 4aHG,
Dầu ma Zút, Dầu diezel, xăng, nhiên liệu động lực khác….
- Vật liệu khác: Là các loại chưa được xếp vào các loại trên. Gồm
có các bán thành phẩm mua ngoài, các phế liệu.
Với cách phân loại nói trên đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán.
Và để thuận tiện tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán.
Trên cơ sở phân loại như trên, Công ty đã phân loại chi tiết hơn các loại
NVL bằng cách xây dựng hệ thống danh điểm cho từng vật tư.
Để thuận lợi cho công tác quản lý và công tác hạch toán NVL
Công ty đã xây dựng hệ thống các danh điểm cho NVL. Và để đáp ứng
được yêu cầu đó, Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao đã ứng
dụng tin học vào công tác kế toán để giúp cho việc quản lý NVL một
cách chính xác, chặt chẽ. Công ty đã tiến hành mã hoá đối tượng kế
toán là NVL tới từng danh điểm. Vì vậy, danh mục NVL được xây dựng
chi tiết cho hơn 5000 danh điểm NVL khác nhau. Lập danh điểm NVL là quy định, áp 32
đặt cho mỗi NVL một ký hiệu thay thế tên gọi, quy cách của chúng. Có
nhiều cách để xây dựng hệ thống danh điểm NVL hệ thống danh điểm
NVL của Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao được xây dựng theo
bảng danh mục đã được mã hóa như sau:
Bảng 2.6: Hệ thống danh điểm NVL của Công ty cổ phần
xi măng vicem Sông Thao Mã NVL Mã NVL Tên nguyên vật ĐVT TK NVL ( kế toán ) ( Tại kho ) liệu Chất trợ nghiền 01090001 01090001 Kg 15227 ESE 258 Dầu bôi trơn 02010002 02010002 Lít 15222 Wolfracoat ……. ……. ... ... ..... 15211 0107001 0107001 Đất giàu sắt Tấn 3 Đất phụ gia XM 15211 0108001 0108001 Tấn Gabrô 3 Thạch cao Trung 15211 0104001 0104001 Tấn Quốc 5 15211 02040032 02040032 Gạch chịu lửa Viên 4 Dầu diezel 15211 0302001 0302001 Lít 0,25%S 6 ……… ……… ........ ...... ....... 15231 0301001 0301001 Than cám 4aHG Tấn 1
Với việc phân loại và quản lý tới từng danh điểm và cách thức mã hoá
xây dựng hệ thống danh điểm tương đối khoa học, ta có thể biết được
NVL này thuộc nhóm nào, người quản lý trực tiếp, quy cách chủng loại…
Danh điểm được sử dụng thống nhất giữa các bộ phận quản lý trong
Công ty giúp cho công ty tiết kiệm 33
được nhiều thời gian, chi phí và đạt hiệu quả cao trong quản lý và
công tác kế toán NVL tại Công ty.
2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất (2018-2020)
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất (2018- 2020) TIÊU NĂM SO SÁNH 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 hàng và cung cấp 596.995.233.743 58.822.925.202 83.752.628.670 10% 142,38 m trừ doanh thu n 596.995.233.743 58.822.925.202 83.752.628.670 10% 142,38 án 541.331.633.655 57.432.308.930 71.664.953.695 11% 124,78 55.663.600.088 1.390.616.272 12.087.674.975 2,49% 869,23 t dộng tài chính 10.642.524.807 1.710.273.517 14.448.669.363 16,07% 844,82 h 135.819.304.331 25.173.527.305 9.242.418.967 19% 36,71 ng 49.305.647.467 2.350.685.500 5.786.943.621 4,77% 246,18 doanh nghiệp 18.958.911.504 2.266.630.206 10.376.432.340 11,95% 457,79 oạt động kinh
-137.777.738.407 -26.659.953.222 1.130.549.410 19% -4,24 c 806.888.171 497.930.993 136.186.673 61,71% 27,35 266.000.329 334.058.166 1.817.474.110 125,59% 544,06 ác 540.887.842 163.872.827 -1.681.287.437 30,3% -1025,97 n kế toán trước
-137.236.850.565 -26.496.080.395 -550.738.027 19% 2,08 hu nhập doanh 34 thuế thu nhập
-137.236.850.565 -26.496.080.395 -550.738.027 19% 2,08 n cổ phiếu
(Nguồn: BCTC 2018,2019,2020) Nhận xét - Giai đoạn 2018-2019:
Năm 2019 doanh thu thuần giảm 538.172.308.541 (giảm 10%), cùng với đó
giá vốn giảm 483.899.324.725 (giảm 11%) so với năm 2018 chứng tỏ công ty
chưa kiểm soát tốt các loại chi phí.
Tốc độ tăng của doanh thu hoạt động tài chính là 16,07% thấp hơn so với tốc
độ tăng của chi phí tài chính là 19% . Chứng tỏ hoạt đông đầu tư của công ty đạt hiệu quả không cao.
Lợi nhuận sau thuế Công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng mạnh, cụ thể
tăng 19%, do Công ty đã tập trung đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, làm cải thiện giá vốn hàng bán . 35 - Gai đoạn 2019- 2020:
Năm 2020 doanh thu thuần tăng 24.929.703.468 (tăng 142,38%) cùng
với đó giá vốn tăng 14.232.644.765 (tăng 124,78%) so với năm 2019
chứng tỏ công ty đã kiểm soát được các loại chi phí
Tốc độ tăng của doanh thu hoạt động tài chính là 844,82% cao hơn so
với tốc độ của chi phí tài chính là âm 36,71% chứng tỏ hoạt động đầu tư
của công ty đạt hiệu quả khá cao .
Lợi nhuận sau thuế Công ty năm 2020 so với năm 2019 có tăng nhưng
ở mức nhỏ, cụ thể tăng 2,08%, do Công ty chưa tập trung hiệu quả việc
đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cải thiện giá vốn hàng bán
Hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố thị trường , thị
trường tiêu dùng , sự phát triển của ngành xây dựng trong xã hội . Do đó
doanh nghiệp phải có tầm nhìn , có phương pháp tổ chức kinh doanh ,
quản lý chi phí hiệu quả nhất để tăng mục tiêu lợi nhuận trong những năm tới .
2.2 Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xi măng vicem sông Thao
2.2.1 Ưu điểm: - Về bộ máy kế toán:
Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu
cầu quản lý. Mô hình kế toán tập trung không ngừng phù hợp với quy mô
sản xuất của Công ty mà còn góp phần đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời của
lãnh đạo Công ty với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, khoa học, đảm bảo tính hiệu
quả trong công việc nên đã phát huy tính năng động, trong công việc. Việc
bố trí nhân viên kế toán trong công ty như hiện nay đảm bảo cho công
việc kế toán của công ty được tiến hành thuận lợi, công việc kế toán được
phân công một cách hợp lý cho từng nhân viên. Tổ chức công tác kế toán 35
đã đi vào nề nếp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán được tiến
hành nhanh gọn, chính xác, đáp ứng về cơ bản yêu cầu thông tin của lãnh
đạo Công ty. Về tổng thể, tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác
kế toán NVL nói riêng tuân thủ đúng chế độ kế toán mới ban hành, phần
nào góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
- Về phương pháp hạch toán hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán:
Công ty hạch toán theo hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức kế
toán đơn giản, dễ làm, sử dụng ít sổ. Hệ thống chứng từ, sổ sách theo quy
định của Bộ tài chính, chứng từ kế toán được luân chuyển hợp lý với hệ
thống báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ được cung cấp kịp thời giúp ban
lãnh đạo Công ty có đầy đủ thông tin giúp cho việc ra quyết định của ban
giám đốc được đúng đắn.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để thực hiện kế
toán hàng tồn kho và kế toán chi tiết vật liệu sử dụng phương pháp thẻ
song song được sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán, đáp ứng yêu cầu
theo dõi thường xuyên liên tục một cách tổng hợp tình hình biến động vật
tư. Tại Công ty NVL được phân loại rõ ràng: NVL chính, NVL phụ, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu khác.
2.2.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao,
từ đó em thấy bên cạnh những ưu điểm cơ bản mà Công ty đã thực hiện
tốt vẫn còn một số hạn chế trong công tác kế toán mà em xin được phép
nêu ra để tìm các giải pháp hoàn thiện. Qua đó em cũng bổ sung thêm
được một số kiến thức cho mình cả trong lý thuyết và thực tiễn.
Trong quá trình quản lý và sử dụng kế toán còn tồn tại những hạn chế sau:
Về bộ máy kế toán: Phòng kế toán chưa có sự luân chuyển công việc
giữa các kế toán viên mà công việc cố định cho từng người. Mỗi kế toán
viên chỉ nắm rõ và hiểu chắc phần hành của mình mà không thể làm thay 36
cho người khác khi có một người đi vắng thì người khác không thể làm
thay công việc của người vắng mặt, do vậy công tác kế toán không được
diễn ra liên tục và công việc bị ứ đọng lại, gây ra sự chậm trễ như nộp báo
cáo thuế, báo cáo tài chính không đúng thời gian quy định…
Về công tác chứng từ sổ sách: Trong quá trình nhập vật tư còn một số
lượng vật tư đã nhập vào kho Công ty và được đưa vào sử dụng trong sản
xuất nhưng về thủ tục hóa đơn và chứng từ vẫn chưa đủ để tiến hành làm
phiếu nhập kho, do đó việc vào sổ sách và báo cáo số lượng vật tư nhập
trong tháng chưa kịp thời. Do các Bộ phận, phòng ban trong Công ty còn
buông lỏng việc cập nhật các chứng từ về nguyên vật liệu…và đôi khi
cũng chưa thật chính xác, chưa thật hợp lý. Do vậy Công ty cần phải đưa
ra chính sách quản lý thật đúng đắn, chặt chẽ để công tác kế toán hoạt
động có hiệu quả hơn, chính xác hơn.
Về tổ chức công tác quản lý, theo dõi NVL: Hiện nay vẫn còn tình
trạng ở 2 kho khác nhau đều có những vật tư giống nhau nên việc mã hóa
vật tư gặp rất nhiều khó khăn, cùng một tên vật tư nhưng lại có hai mã
khác nhau ở 2 kho khác nhau. Để tiện cho việc mã hóa vật tư được chính
xác những thứ vật tư giống nhau cần được đưa về một kho để tiện cho
việc mã hóa, bảo quản, bảo dưỡng, cấp phát được kịp thời, chính xác
không gây ứ đọng vốn.
2.3 Phân tích ma trận SWOT
Cơ hội (O)
Nguy cơ (T) O1- Kinh tế trong nước T1- Sự thâm nhập
phát triển ổn định và thu
thị trường của đối thủ
nhập của người dân ngày cạnh tranh mới từ càng cao. nước ngoài.
O2- Tiềm năng thị trường T2- Sự gia tăng đầu
Ma trận SWOT
xi măng trong nước còn lớn. tư vào sản xuất kinh
O3- Nhu cầu về xây lắp , doanh của các doanh 37
xây dựng , sửa chữa ngày nghiệp hoạt động càng cao. trong lĩnh vực xi măng trong nước. T3- Khả năng cạnh tranh về giá.
Mặt mạnh (S)
Chiến lược SO: Sử dụng
Chiến lược ST: Sử
các điểm mạnh để tận dụng dụng các điểm
cơ hội bên ngoài
mạnh để hạn chế và
né tránh các mối đe
dọa từ môi trường bên ngoài S1- Thương hiệu 1- Sử dụng các điểm Tận dụng điểm
mạnh, được người tiêu mạnh S1, S2, S3, S5, mạnh S3, S4, S5 để dùng tín nhiệm.
S6, S7 để tận dụng các vượt qua đe dọa T1, S2- Mạng lưới phân cơ hội O1, O2, O3 T2, T3 (Chiến lược phối rộng.
(Chiến lược phát triển khác biệt hóa sản S3- Hệ thống máy thị trường). phẩm). móc và dây chuyền sản 2- Sử dụng các điểm xuất hiện đại. mạnh S3, S4, S5 để S4- Hoạt động tận dụng các cơ hội nghiên cứu và phát O2, O3 (Chiến lược triển mạnh. phát triển sản phẩm S5- Tiềm lực tài mới). chính lớn mạnh. 3- Sử dụng điểm mạnh S6- Giá thành sản
S5 để tận dụng cơ hội phẩm hợp lý. O1, O2 (Chiến lược S7- Chất lượng sản phát triển công nghệ phẩm đảm bảo. mới).
Mặt yếu (W)
Chiến lược WO: Khắc
Chiến lược WT: Tối
phục điểm yếu để nắm bắt
thiểu hóa các điểm 38
cơ hội và tận dụng cơ hội
yếu để tránh khỏi
để hạn chế điểm yếu
mối đe dọa W1- Chưa khai thác
Hạn chế điểm yếu W1 để Tối thiểu hóa điểm
hết công suất của thiết tận dụng các cơ hội O1, O2 yếu W1 để tránh đe bị, máy móc.
(Chiến lược nâng cao năng dọa T3, T4 (Chiến W2- Quản lý nguyên lực sản xuất). lược cạnh tranh về vật liệu tồn kho chưa giá). hiệu quả.
Một số giải pháp:
❖ Chiến lược SO: Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội bên ngoài
1. Chiến lược phát triển thị trường
- Kết hợp S1, S2 và O2: tận dụng thương hiệu tốt để quảng bá, giới thiệu
rộng rãi tới khách hàng đồng thời với mạng lưới phân phối rộng có thể
marketing trực tiếp để thu hút thị phần, thúc đẩy nâng cao doanh số, tiếp
cận khách hàng và mở rộng thị trường khi tiềm năng thị trường xi măng trong nước còn lớn
- Kết hợp S5 và O1: tận dụng tài chính mạnh để nâng cao tổng sản lượng
quốc nội làm nền tảng vươn ra các nước bạn khi thị trường trong nước
dần phát triển để làm bàn đạp
- Kết hợp S3 và O3: tận dụng hệ thống máy móc, dây chuyền hiện đại để
tăng lượng sản phẩm đầu ra ( lượng cung )nhằm giảm giá thúc đẩy lượng
cầu khi cầu về xây dựng, sửa chửa ngày càng cao từ đây dễ dàng mở rộng
thị trường bằng cách tăng đầu ra
- Kết hợp S6, S7 và O2: tận dụng điểm mạnh giá thành hợp lí, chất lượng
dễ dàng tìm kiếm đối tác và nhà phân phối khi cơ hội về thị trường xi
măng trong nước lớn ( có nhiều người buôn bán nhỏ lẻ, có thể làm đại lí cho họ )
2. Chiến lược phát triển sản phẩm mới 39
- Kết hợp S4 và O3 tận dụng điểm mạnh là hoạt động tích cực trong việc
nghiên cứu để tạo ra sản phẩm độc quyền tiện dụng đáp ứng nhu cầu mà
cầu hết các doanh nghiệp khác chưa có để gây ấn tượng, thu hút lượng thị
phần lớn bằng sản phẩm độc quyền khi cơ hội là nhu cầu xây dựng và sửa chữa tăng
- Kết hợp S3 và O3: tận dụng điểm mạnh về thiết bị hiện đại để sản xuất ra
nhiều sản phẩm hơn, chất lượng lớn khi nhu cầu về xây dựng, sửa chửa tăng
- Kết hợp S5 và O2: tận dụng tài chính mạnh để nâng cao chất lượng đầu
vào như đội ngũ nghiên cứu giỏi, lao động tốt, nguyên – vật liệu tốt... để
tăng chất lượng sản phẩm nhằm khai thác tối đa cơ hội, trở thành người
dẫn đầu khi cơ hội là tiềm năng thị trường xi măng còn lớn
3. Chiến lược phát chiển công nghệ mới
- Kết hợp S5 và O1: tận dụng tài chính mạnh để quảng bá, chiến lược
marketing trong thời đại 4.0 để dễ dàng tìm kiếm khách hàng khi thu nhập
người dân tăng và kinh tế ổn định
- Kết hợp S5 và O2: tận dụng tài chính mạnh để nhập các đầu vào công
nghệ hiện đại như máy móc điều khiển từ xa, các trang thiết bị hiện đại để
sản xuất ra lượng đầu ra lớn và chất lượng, khai thác tối đa cơ hội khi
tiềm năng thị trường xi măng trong nước phát triển mạnh
❖ Chiến lược ST: Sử dụng các điểm mạnh để hạn chế và né tránh các
mối đe dọa từ môi trường bên ngoài
- Kết hợp S3 và T3: tận dụng hệ thống và dây chuyền sản xuất hiện đại để
sản xuất nhiều đầu ra hơn, chất lượng hơn đồng thời giảm giá mạnh do
sản xuất nhiều hơn tạo ưu điểm và ưu thế hơn so với các doanh nghiệp
khác làm giảm nguy cơ bị cạnh tranh về giá
- Kết S4 với T1: tận dụng họa động nghiên cứu mạnh để tạo ra sản phẩm
độc quyền nhằm giữ chân khách hàng, sản phẩm đáp ứng thỏa mãn cho
khách hàng hơn nhằm giảm nguy cơ, mối đe dọa từ đối thủ nước ngoài 40
- Kết hợp S5 với T2: tận dụng tài chính để nhập đầu vào chất lượng, đồng
thời tạo lượng đầu ra nhiều hơn tiêu chuẩn hơn, sản phẩm tốt, hoặc có thể
marketing thương hiệu để tạo điểm nhấn trong lòng khách hàng giảm
nguy cơ bị mất khách hàng khi các doanh nghiệp cùng ngành đẩy mạnh
đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh
❖ Chiến lược WO: Khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội và tận dụng
cơ hội để hạn chế điểm yếu:
- Kết hợp W1 và O1, O2: khắc phục điểm yếu bằng cách thuê thêm lao
động, cho lao động động tăng ca hoặc làm thêm giờ nhằm tận dụng cơ
hội thu nhập dân chúng tăng và kinh tế ổn định đồng thời tiềm năng thị
trường xi măng trong nước tăng nhằm thúc đẩy cung, cũng như nâng cao năng suất bình quân.
❖ Chiến lược WT: Tối thiểu hóa các điểm yếu để tránh khỏi mối đe dọa:
- Kết hợp W1 để tránh T3,T4: thuê thêm lao động hoặc cho lao động làm
thêm giờ nhằm tạo ra năng suất bình quân lớn lớn, tăng lượng đầu ra khi
năng suất lớn sẽ dễ dàng giảm giá thành và né tránh nguy cơ bị mất khách
hàng do cạnh tranh về giá hay sự gia tăng đầu tư vào sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp cùng ngành 41
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xi măng
Vicem Sông Thao, tuy thời gian không nhiều nhưng dưới sự chỉ bảo,
hướng dẫn tận tình của các cô chú, anh chị Phòng Tài chính - kế toán và
GVHD: TS. Nguyễn Hải Núi, chúng em đã có được những kinh nghiệm
thực tiễn quý báu qua việc tìm hiểu các đặc điểm, tình hình khinh doanh
của công ty. Từ đó phần nào nắm bắt được phần nào những công việc cần
phải làm đối với một phần hành kế toán.
Nhìn lại kết quả đạt được và so sánh với những mục tiêu đặt ra ban
đầu cho bài báo cáo cũng như quá trình thực tập thì bài báo cáo đã hoàn
thành hầu như tất cả những mục tiêu ban đầu đề ra. Cụ thể:
Qua việc tìm hiểu về đặc điểm và tình hình kinh doanh của công ty,
chúng em đã biết thêm về bộ máy quản lý, cách thức làm việc của đơn vị
là như thế nào. Thấy được đơn vị có bộ máy tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với
quy mô của doanh nghiệp. Nhóm em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến
với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Khi tìm hiểu các chứng từ, báo cáo tài chính 3 năm gần nhất của
công ty, chúng em đã nắm bắt được thêm các thông tin về tình hình tài sản
ngắn hạn , dài hạn và nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong 3 năm và qua đó rút ra những so sánh và nhật xét.
Tìm hiểu về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phân xi măng vicem sông Thao chúng em đã biết thêm về quy trình hoạt
động và sản xuất của một nhà máy xi măng. Công ty cổ phần xi măng
vicem Sông Thao có nhiệm vụ sản xuất xi măng nhằm phục vụ khách
hàng thông qua các Nhà phân phối chính. Trên thực tế công ty gặp phải sự 42
cạnh tranh của các thương hiệu vốn có trên thị trường. Chính vì vậy mà để
thu hút khách hàng công ty không ngừng nâng cao chất lượng, uy tín của
sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm tiêu thụ chủ
yếu của Công ty là: Clinker, xi măng rời, xi măng bao.
Nắm bắt được công tác kế toán trong doanh nghiệp cần có những gì( Tìm
hiểu được hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty, Biết thêm về các chứng từ,
các tài khoản, hệ thống báo cáo, phần mềm kế toán mà công ty sử dụng, phương
pháp hạch toán hàng tồn kho, thực trạng công tác kế toán NVL....). Trong quá
trình hạch toán của công ty mọi kế toán viên từ kế toán NVL, kế toán tiền
lương,... đến kế toán trưởng đều phải chịu trách nhiệm về phần hành kế toán của
mình. Tạo thành các mắt xích quan trọng trong dây chuyền hạch toán nhằm đảm
bảo thu nhận chứng từ và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính
của công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.
3.2 Kiến nghị
Trên cơ sở tìm hiểu khái quát chung về Công ty và tình hình thực tế tại
Công ty cổ phần xi măng vicem Sông Thao, nhóm em xin mạnh dạn đề xuất một
số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Các giải pháp chủ yếu bao gồm:
Hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của doanh nghiệp để kế toán thực hiện
tốt chức năng là công cụ quản lý đắc lực của doanh nghiệp.
Luôn đi sát, kiểm tra thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đó
phát hiện những khó khăn để có những giải pháp kịp thời, đúng đắn.
Quan tâm hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệp về vốn, công nghệ và của
nhân viên về vật chất cũng như tinh thần để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Công ty cần có sự luân chuyển công việc giữa các kế toán viên, nâng cao
trình độ nhân viên và thay đổi tác phong làm việc cho nhân viên
Trong đó vấn đề quan trọng nhất là Công ty phải không ngừng tạo điều
kiện cho đội ngũ kế toán được học hỏi cập nhật các quyết định mới và nâng cao
trình độ để việc hạch toán được chính xác, kịp thời, đúng quy định. 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Nguyên lý kế toán. Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
2. Giáo trình Kế toán tài chính 1. Trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
2. Giáo trình Kế toán tài chính 2. Trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
4. Bộ Tài chính. Chuẩn mực Kế toán Việt Nam.
5. Bộ Tài chính. Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp.
6. Chính phủ. Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013.
7. Các tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần xi măng vicem sông Thao.
8. Phòng tổ chức lao động Công ty Cổ Phần xi măng vicem sông Thao. Báo cáo
tình hình lao động năm 2018, 2019, 2020.
9. Thông tin Công ty Cổ Phần xi măng vicem sông Thao, Website: http://ximangsongthao.com.vn 44 45 i