Thực trạng bất bình đẳng trong gia đình Việt Nam hiện nay | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thực trạng bất bình đẳng trong gia đình Việt Nam hiện nay | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40439748
Thực trạng bất bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam hiện nay 1. Khái niệm:
- Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới: “ Bình đẳng giới là việc nam, nữ có
vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực
của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụ như
nhau về thành quả của sự phát triển đó”
- Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về cơ hội, sự
tham gia, tiếp cận, kiểm soát và thụ hưởng các nguồn lực. Sự phân biệt đối
xử giữa nam giới và phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể xem như
yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ. 2. Thực trạng
Với sự phát triển chung của xã hội, vai trò và địa vị của gia đình của người
phụ nữ ngày càn được nâng cao. Những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới của Nhà
nước phần nào đã mang lại kết quả. “Việt Nam là một nước dẫn dầu thế giới về
tỉ lệ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước được coi là tiến bộ
về bình đẳng giới. Là quốc gia đạt được sự thay đôi nhanh chóng về xóa bỏ
khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Nam Á”, báo cáo đánh giả
tình hình ở Việt Nam (tháng 12/ 2006) của ngân hàng thế giới (WP), ngân hàng
phát triển Châu Á (ADB), vụ phát triển quốc tế Anh (DFDI), và cơ quan quốc tế Canada (CIDA).
Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có
nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hểt các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những
chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, xét về vấn đề giới trong lOMoAR cPSD| 40439748
gia đình vẫn còn những bức xúc như: phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội
trợ là chủ yếu vẫn còn tư tưởng trọng nam kinh nữ trong quá trình sinh con và
nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình, tình trạng bạo lực trong gia
đình vẫn còn tồn tại và xảy ra ở một số nơi. 3. Hậu quả:
- Về kinh tế: Chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ cùng một vị trí công việc
vẫn tồn tại, cơ hội để phụ nữ tiếp cận những việc làm có thu nhập cao vẫn
thấp hơn so với nam giới, lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao
động nam, là đối tượng dễ bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp
có nhu cầu cắt giảm nhân lực.
- Về chính trị – xã hội: Tỷ lệ nữ giới làm công tác quản lý, lãnh đạo tuy
đãđược cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các vị trí quản lý, lãnh đạo nói
chung, so với sự gia tăng của lực lượng lao động nữ nói riêng.
- Trong gia đình: Phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu;
vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con,
chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình. Ngoài ra, phụ nữ còn gặp phải
những vấn đề khác như bạo lực gia đình, nạn nhân của buôn bán người,
bóc lột lao động, xâm hại tình dục.
- Về vị thế xã hội: sở hữu tài sản, nam giới chiếm ưu thế trong kiểm soát đất
đai và các tài sản giá trị cao. Hầu hết các giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất được cấp mang tên chủ hộ là nam giới. Tình trạng này có thể khiến phụ
nữ bị mất quyền sở hữu trong trường hợp ly hôn hay hưởng thừa kế. Nam
giới thường ra quyết định về đầu tư kinh doanh của hộ gia đình và việc sử
dụng thu nhập. Hạn chế trong sở hữu tài sản làm giảm khả năng tiếp cận
của phụ nữ tới các cơ hội tín dụng và đầu tư. lOMoAR cPSD| 40439748
4. Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam hiện nay -
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình là do ảnh
hưởng của tư tưởng phong kiến gia trưởng, hầu như nam giới chưa thay đổi quan
niệm trụ cột của mình. Họ cho rằng việc bếp núc, nội trợ, chăm sóc con cái là việc của phụ nữ
Ngoài ra cũng còn các nguyên nhân khác như:
+ Vì định kiến xã hội về giới, về vai trò , vị trí của phụ nữ còn ăn sâu vào nhận
thức của mọi người. Trong xã hội vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng công việc
gia đình là trách nhiệm của phụ nữ, phụ nữ không có khả năng lãnh đạo, nam giới
phù hợp với công việc lãnh đạo cần nhiều trí tuệ… + Bản thân phụ nữ còn tự ti, không chịu phấn đấu.
Nhận thức của xã hội về giới và bình đẳng giới còn hạn chế. Nhiều cán bộ lãnh
đạo, chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề giới, dẫn đến việc
chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước về giới và bình đẳng
giới, chưa quan tâm tới quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, chưa quan tâm giao việc
cho phụ nữ, thiếu công bằng giới
+ Sự phân công lao động trong gia đình giữa người vợ và người chồng + Thách
thức về vấn đề đóng góp kinh tế trong gia đình. Từ xưa đến nay, trong gia đình
người đàn ông luôn là trụ cột kinh tế gia đình. Có rất nhiều trường hợp, người vợ
ở nhà nội trợ bị coi là ăn bám, không có tiếng nói trong gia đình. Nhưng ngược
lại, có nhiều trường hợp chính người phụ nữ phải tự bươn chải, lo toan cuộc sống gia đình. 5. Giải pháp
- Thứ nhất: Cần tăng cường tuyên truyền giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng
giới trong gia đình được quy định trong các chủ trương, chính sách của
Đảng,pháp luật của Nhà nước. Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một
công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó, mỗi lOMoAR cPSD| 40439748
người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, trách nhiệm bình
đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của
mỗi gia đình và toàn xã hội;là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình “no
ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”
- Thứ hai:Tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn
lên, tự giải phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức
để khẳng định vai trò vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Phụ
nữ cần phải dịu dàng,khéo léo thuyết phục, kêu gọi sự cảm thông, sẻ chia
trách nhiệm của người chồng trong công việc gia đình, vợ chồng phải tôn
trọng nhau “Chồng nóng thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa mấy đời cơm khê”
- Thứ ba: Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường (đặc
biệt là các trường THPT), giúp cho thanh thiếu niên nhận thức được những
vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống. Giúp các em
ý thức được trách nhiệm trong xây dựng gia đình sau này.
- Thứ tư: Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng
giới. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về bình đẳng giới. Kiên quyết
đấu tranh loại bỏ các hành vi bạo lực gia đình. Gia đình là tế bào của xã
hội, mỗi thành viên trong gia đình được bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau thì
xã hội sẽ đạt được dân chủ, công bằng và văn minh