Thực trạng kĩ năng giao tiếp sinh viên hiện nay | Giao tiếp trong kinh doanh

Thực trạng kĩ năng giao tiếp sinh viên hiện nay | Giao tiếp trong kinh doanh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Giao tiếp không phải chỉ là hoạt đông giao lưu, trao đổi thông tin
giữa con người với con người mà còn là quá trình phát triển tư
duy, nhân cách và biểu hiện tâm lý của môt con người. Ngày nay
một trong những yêu cầu tuyển dụng được ưu tiên hàng đầu cho
các ứng cử viên đó là kĩ năng giao tiếp. Thực vậy đối với sinh viên,
kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập
và làm viêc sau này. Vì thế văn hóa giao tiếp của sinh viên tại nơi
công cộng hiện nay đang là một đề tài nổi cộm được bàn nhiều
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các diễn đàn.
Không phải ai cũng có văn hóa giao tiếp, bởi đó là kết quả của
một quá trình giáo dục dài và kỹ lưỡng. Do đó, rất dễ hiểu khi một
số bộ phận không biết hoăc rất kém kỹ năng giao tiếp. Nhưng
đáng buồn, phần lớn lại là các bạn sinh viên – những con người
được hưởng nền giáo dục tốt nhất của xã hội. Điều này khiến các
bạn mới ra trường với tấm bằng giỏi nhưng vẫn không xin được
việc làm. Thậm chí còn gặp nhiều khó khăn trong công việc và
cuộc sống. Vì vậy cần phản ánh thực trạng giao tiếp nơi công
cộng của sinh viên hiện nay.
-Ngoài nhà trường:
Đa số các sinh viên vẫn không biết cách giao tiếp, nhiều sinh viên
giao tiếp với người xung quanh rất hồn nhiên, thiếu thưa gửi,
không biết cách xưng hô với người trên, dưới sao cho phải lẽ.
Hiện tượng bình thường hoá nói tục, chửi thề thành ngôn ngữ giao
tiếp hàng ngày với nhau của giới trẻ, đặc biệt lại là học sinh, sinh
viên đang trong quá trình tiếp nhận văn hoá tại môi trường giáo
dục như trường học, là vấn đề nhức nhối. Khi đến căng tin, hàng
quán, điểm chờ xe bus hay khi vào khu kí túc xá nghe được những
câu nói tục, chửi bậy vô văn hóa của sinh viên khiến người xung
quanh phải lắc đầu ngao ngán. Chửi thề, nói tục được xem như là
một “hội chứng tập thể” của các “nam thanh nữ tú” hiện đại.
Nhiều bạn trẻ cho rằng, chửi thề nói tục là một phương pháp hiệu
quả để giảm căng thẳng, thậm chí còn cho đó là “cá tính”, dám
nói tức là dám thể hiện cá tính.
Xã hội Việt Nam đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng
mặt kéo theo đó là luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì
vậy tạo ra thực trạng sinh viên học theo và sáng tạo ra những từ
ngữ mới kì lạ, khó hiểu, những câu thơ đoạn nhạc được cải biên kì
dị tạo thành xu hướng mang vào sử dụng trong cuộc sống thường
ngày khiến người nghe không hiểu được gây ra nhiều hiểu lầm.
Ngoài ra, sinh viên còn có cách nói chuyện là sử dụng từ ngữ
chuyên ngành hay tiếng nước ngoài khi nói chuyện với mọi người
xung quanh - những người không có hiểu biết về chuyên ngành đó
để như một cách thể hiện sự am hiểu, kiến thức của bản thân sinh
viên. Sự cẩu thả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, sự thiếu tinh tế
trong lựa chon ngôn từ, sự sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới chẳng
những không làm phong phú thêm vốn từ của cá nhân mà đôi khi
còn làm nghèo nàn thêm vốn ngôn ngữ của chính người sử dụng
và sự trong sáng của tiếng Việt.
Không chỉ qua lời nói, khi đi ngoài đường, một bộ phận sinh viên
không lo ngại mà thể hiện sự giao tiếp thiếu văn hoá qua cả hành
động, như thô lỗ với người lớn tuổi: không biết chào hỏi lại còn
dùng những từ ngữ phản cảm để bàn tán mọi người xung quanh
hoặc không nhường ghế cho người già, phụ nữ mang thai và trẻ
em trên phương tiện công cộng, cố tình gây ra tiếng ồn nơi riêng
tư, hoặc dùng câu từ nói tục, chửi thề trước mặt trẻ em, không
những vậy còn dạy trẻ em những từ ngữ khó nghe, nhạy cảm khi
gặp người lớn mà đối với người lớn đó là những vấn đề rất tế nhị.
Cuộc sống xa nhà giúp các bạn sinh viên sống tự lập nhưng một
số bạn lại lựa chọn cho mình một cách sống lệch lạc như: sử dụng
tiền gia đình tru cấp cho việc học để tụ tập bạn bè nhậu nhẹt tán
gẫu, thậm chí trong lúc không tỉnh táo để xảy ra những cãi vã lời
qua tiếng lại dẫn đến đánh nhau, … Có không ít trường hợp các
sinh viên gây lộn, đánh nhau vì những lý do rất nhỏ như: nhìn đểu,
ghen tức, nói móc… Lôi kéo để đánh nhau, một số khác lại thản
nhiên theo dõi việc đánh nhau và quay video đăng lên mạng.
Các bạn sinh viên ngày nay có điều kiện đầy đủ để học tập, nâng
cao trình độ, có
đầy đủ các phương tiện vui chơi giải trí hơn các bạn sinh viên
trước đây, đó là điều
mà ai cũng phải công nhận. Tuy nhiên với những điều kiện và cơ
hội thuận lợi ấy, nhiều bạn đã thể hiện đẳng cấp văn hóa cho
xứng tầm với những gì mà bản thân được hưởng thụ. Đôi khi ta có
thể bắt gặp tình huống sinh viên có những lời nói, hành động
thiếu tôn trọng, bất kính với những người làm công việc chân tay
như lao công, bảo vệ, người giúp việc, công nhân…
Một khía cạnh khác của việc thiếu kĩ năng giao tiếp trong sinh
viên là có những bạn rụt rè, thụ động, lúng túng, e thẹn trong giao
tiếp nơi công cộng, ít bộc lộ cảm xúc, quan điểm trước đám đông.
Những bạn sinh viên giao tiếp với gia đình luôn ở mức tốt và bình
thường. Cho thấy gia đình là một môi trường mà sinh viên cảm
giác an toàn và thoải mái trong giao tiếp. Bên cạnh đó, sinh viên
khi phải giao tiếp với người lạ lại ở mức yếu và bình thường. Cho
thấy khi phải giao tiếp với người lạ thì sinh viên còn e dè và ngại
ngùng thể hiện bản thân trước đám đông. Chứng tỏ rằng, giao
tiếp kém và ngần ngại trong giao tiếp đã trở thành biểu hiện
thường gặp của các sinh viên. Các bạn ngại giao tiếp vì nhút nhát,
sợ hãi đa phần là những người tự ti, cảm thấy ngại ngùng khi nói
chuyện với người lạ. Vì vậy những sinh viên đó thường ít ra ngoài,
hoặc ra ngoài nhưng ở chỗ vắng vẻ hơn, lặng lẽ tự làm việc ngại
mở lời nhờ vả khi gặp khó khăn hay không dám thể hiện ý kiến,
năng khiếu, sở trường bản thân trước mọi người…
Bên cạnh đó vẫn có những ưu điểm của sinh viên như năng động,
linh hoạt, sáng tạo, thích ứng nhanh. Qua nghiên cứu thực tiễn
cho thấy, nhiều sinh viên đã ý thức được tầm quan trọng của giao
tiếp và luôn rèn luyện, học hỏi, thậm chí tham gia các khóa đào
tạo bên ngoài nhà trường về kỹ năng giao tiếp.
Để có được kĩ năng giao tiếp tốt không phải viêc nhất thời là làm
được, các bạn sinh viên cần phải có thời gian rèn luyện, trau dồi
liên tục thì mới có thể thành công.
| 1/3

Preview text:

Giao tiếp không phải chỉ là hoạt đông giao lưu, trao đổi thông tin
giữa con người với con người mà còn là quá trình phát triển tư
duy, nhân cách và biểu hiện tâm lý của môt con người. Ngày nay
một trong những yêu cầu tuyển dụng được ưu tiên hàng đầu cho
các ứng cử viên đó là kĩ năng giao tiếp. Thực vậy đối với sinh viên,
kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập
và làm viêc sau này. Vì thế văn hóa giao tiếp của sinh viên tại nơi
công cộng hiện nay đang là một đề tài nổi cộm được bàn nhiều
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các diễn đàn.
Không phải ai cũng có văn hóa giao tiếp, bởi đó là kết quả của
một quá trình giáo dục dài và kỹ lưỡng. Do đó, rất dễ hiểu khi một
số bộ phận không biết hoăc rất kém kỹ năng giao tiếp. Nhưng
đáng buồn, phần lớn lại là các bạn sinh viên – những con người
được hưởng nền giáo dục tốt nhất của xã hội. Điều này khiến các
bạn mới ra trường với tấm bằng giỏi nhưng vẫn không xin được
việc làm. Thậm chí còn gặp nhiều khó khăn trong công việc và
cuộc sống. Vì vậy cần phản ánh thực trạng giao tiếp nơi công
cộng của sinh viên hiện nay. -Ngoài nhà trường:
Đa số các sinh viên vẫn không biết cách giao tiếp, nhiều sinh viên
giao tiếp với người xung quanh rất hồn nhiên, thiếu thưa gửi,
không biết cách xưng hô với người trên, dưới sao cho phải lẽ.
Hiện tượng bình thường hoá nói tục, chửi thề thành ngôn ngữ giao
tiếp hàng ngày với nhau của giới trẻ, đặc biệt lại là học sinh, sinh
viên đang trong quá trình tiếp nhận văn hoá tại môi trường giáo
dục như trường học, là vấn đề nhức nhối. Khi đến căng tin, hàng
quán, điểm chờ xe bus hay khi vào khu kí túc xá nghe được những
câu nói tục, chửi bậy vô văn hóa của sinh viên khiến người xung
quanh phải lắc đầu ngao ngán. Chửi thề, nói tục được xem như là
một “hội chứng tập thể” của các “nam thanh nữ tú” hiện đại.
Nhiều bạn trẻ cho rằng, chửi thề nói tục là một phương pháp hiệu
quả để giảm căng thẳng, thậm chí còn cho đó là “cá tính”, dám
nói tức là dám thể hiện cá tính.
Xã hội Việt Nam đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng
mặt kéo theo đó là luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì
vậy tạo ra thực trạng sinh viên học theo và sáng tạo ra những từ
ngữ mới kì lạ, khó hiểu, những câu thơ đoạn nhạc được cải biên kì
dị tạo thành xu hướng mang vào sử dụng trong cuộc sống thường
ngày khiến người nghe không hiểu được gây ra nhiều hiểu lầm.
Ngoài ra, sinh viên còn có cách nói chuyện là sử dụng từ ngữ
chuyên ngành hay tiếng nước ngoài khi nói chuyện với mọi người
xung quanh - những người không có hiểu biết về chuyên ngành đó
để như một cách thể hiện sự am hiểu, kiến thức của bản thân sinh
viên. Sự cẩu thả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, sự thiếu tinh tế
trong lựa chon ngôn từ, sự sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới chẳng
những không làm phong phú thêm vốn từ của cá nhân mà đôi khi
còn làm nghèo nàn thêm vốn ngôn ngữ của chính người sử dụng
và sự trong sáng của tiếng Việt.
Không chỉ qua lời nói, khi đi ngoài đường, một bộ phận sinh viên
không lo ngại mà thể hiện sự giao tiếp thiếu văn hoá qua cả hành
động, như thô lỗ với người lớn tuổi: không biết chào hỏi lại còn
dùng những từ ngữ phản cảm để bàn tán mọi người xung quanh
hoặc không nhường ghế cho người già, phụ nữ mang thai và trẻ
em trên phương tiện công cộng, cố tình gây ra tiếng ồn nơi riêng
tư, hoặc dùng câu từ nói tục, chửi thề trước mặt trẻ em, không
những vậy còn dạy trẻ em những từ ngữ khó nghe, nhạy cảm khi
gặp người lớn mà đối với người lớn đó là những vấn đề rất tế nhị.
Cuộc sống xa nhà giúp các bạn sinh viên sống tự lập nhưng một
số bạn lại lựa chọn cho mình một cách sống lệch lạc như: sử dụng
tiền gia đình tru cấp cho việc học để tụ tập bạn bè nhậu nhẹt tán
gẫu, thậm chí trong lúc không tỉnh táo để xảy ra những cãi vã lời
qua tiếng lại dẫn đến đánh nhau, … Có không ít trường hợp các
sinh viên gây lộn, đánh nhau vì những lý do rất nhỏ như: nhìn đểu,
ghen tức, nói móc… Lôi kéo để đánh nhau, một số khác lại thản
nhiên theo dõi việc đánh nhau và quay video đăng lên mạng.
Các bạn sinh viên ngày nay có điều kiện đầy đủ để học tập, nâng cao trình độ, có
đầy đủ các phương tiện vui chơi giải trí hơn các bạn sinh viên
trước đây, đó là điều
mà ai cũng phải công nhận. Tuy nhiên với những điều kiện và cơ
hội thuận lợi ấy, nhiều bạn đã thể hiện đẳng cấp văn hóa cho
xứng tầm với những gì mà bản thân được hưởng thụ. Đôi khi ta có
thể bắt gặp tình huống sinh viên có những lời nói, hành động
thiếu tôn trọng, bất kính với những người làm công việc chân tay
như lao công, bảo vệ, người giúp việc, công nhân…
Một khía cạnh khác của việc thiếu kĩ năng giao tiếp trong sinh
viên là có những bạn rụt rè, thụ động, lúng túng, e thẹn trong giao
tiếp nơi công cộng, ít bộc lộ cảm xúc, quan điểm trước đám đông.
Những bạn sinh viên giao tiếp với gia đình luôn ở mức tốt và bình
thường. Cho thấy gia đình là một môi trường mà sinh viên cảm
giác an toàn và thoải mái trong giao tiếp. Bên cạnh đó, sinh viên
khi phải giao tiếp với người lạ lại ở mức yếu và bình thường. Cho
thấy khi phải giao tiếp với người lạ thì sinh viên còn e dè và ngại
ngùng thể hiện bản thân trước đám đông. Chứng tỏ rằng, giao
tiếp kém và ngần ngại trong giao tiếp đã trở thành biểu hiện
thường gặp của các sinh viên. Các bạn ngại giao tiếp vì nhút nhát,
sợ hãi đa phần là những người tự ti, cảm thấy ngại ngùng khi nói
chuyện với người lạ. Vì vậy những sinh viên đó thường ít ra ngoài,
hoặc ra ngoài nhưng ở chỗ vắng vẻ hơn, lặng lẽ tự làm việc ngại
mở lời nhờ vả khi gặp khó khăn hay không dám thể hiện ý kiến,
năng khiếu, sở trường bản thân trước mọi người…
Bên cạnh đó vẫn có những ưu điểm của sinh viên như năng động,
linh hoạt, sáng tạo, thích ứng nhanh. Qua nghiên cứu thực tiễn
cho thấy, nhiều sinh viên đã ý thức được tầm quan trọng của giao
tiếp và luôn rèn luyện, học hỏi, thậm chí tham gia các khóa đào
tạo bên ngoài nhà trường về kỹ năng giao tiếp.
Để có được kĩ năng giao tiếp tốt không phải viêc nhất thời là làm
được, các bạn sinh viên cần phải có thời gian rèn luyện, trau dồi
liên tục thì mới có thể thành công.