Thực trạng quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương mại | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Thương mại
Thực trạng quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương mại | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM01)
Trường: Đại học Thương Mại
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Thực trạng quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương mại
1. Về mặt tích cực
a. Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, hội viên, sinh viên.
● Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách và tấm gương
Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm. Tích cực
tuyên truyền, làm cho nhiều xung quanh mình có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về
vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích to lớn của tinh thần trách nhiệm, trung
thực, nói đi đôi với làm; chỉ rõ tác hại của những hành vi vô trách nhiệm, sự giả
dối, nói một đàng làm một nẻo, hoặc "nói thì hay mà làm thì dở" đối với bản thân, gia đình và xã hội.
● Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen tốt cho bản thân làm theo
lời Bác dạy. Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh thần trách nhiệm,
tính trung thực, luôn nói đi đôi với làm để cho người khác noi theo.
● Nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ
qua cho hoàn cảnh hay người khác. Sẵn sàng nhận lỗi và gánh chịu hậu quả xấu
đến với mình khi mình không hoàn thành nhiệm vụ, không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác.
● Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên
của Đoàn trường, của thành phố, của TW. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh
hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình
nguyện tốt, Hội nhập tốt.
● Chú ý phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các gương điển hình thanh niên, sinh
viên hoặc các cơ sở Đoàn, Hội có những ý tưởng, sáng kiến, cách làm hiệu quả
trong thực hành theo tư tưởng, tấm gương của Bác về tinh thần trách nhiệm, trung
thực nói đi đôi với làm.
● Chủ động học tập kiến thức, tích cực tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, có lối
sống lành mạnh, không vướng vào tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan không lành mạnh,
không nói dối thầy cô, cha mẹ.
● Chung tay bảo vệ, gìn giữ môi trường sống, cảnh quan trường lớp. Chấp hành tốt
nguyên tắc xếp hàng khi chờ thang máy.
● Nhặt được tài sản, của rơi trả lại người đánh mất thông qua đội truyền thông của
trường, thầy cô cán bộ quản lý.
b. Trong học tập, rèn luyện, thực hành, tu dưỡng đạo đức: nêu cao tinh thần trách
nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm.
● Nâng cao nhận thức về phẩm chất trung thực, trách nhiệm trong học tập, công
việc và trong cuộc sống, coi đó là đức tính cần thiết và quý báu, là phẩm giá của mỗi người.
● Sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trung
thực, trách nhiệm với chính mình, với gia đình, người thân, bạn bè, đồng chí, với Tổ quốc và nhân dân.
● Mỗi hội viên, sinh viên tự xây dựng lối sống trong sáng, giản dị, chân tình. Tự
giác phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tự phê bình, cầu thị, sửa chữa khuyết điểm,
khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, phát huy ưu điểm và mặt tích cực.
● Lên án, phê phán tình trạng thiếu trung thực, dối trá với mọi người. Chống lại thói
ích kỷ, tính tham lam; kiên quyết đấu tranh với thói vô cảm, "đục nước béo cò"
khi người khác gặp hoạn nạn.
● Tích cực tham gia sáng tạo, thiết kế, nghiên cứu Khoa học của khoa, trường, thành phố, quốc gia.
● Vận dụng linh hoạt kiến thức học được từ nhà trường, lớp, bạn bè, thầy cô để áp
dụng vào cuộc sống hằng ngày, vào công việc.
● Châm chỉ tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới lạ có chọn lọc từ sách báo, giáo
trình, tài liệu tham khảo trên thư viện hay các thư viện trường đại học đào tạo cùng khối ngành.
● Tích cực cải thiện những kỹ bản thân cảm thấy chưa tốt như kỹ năng mềm:
Thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp thông minh, kỹ năng tin học văn
phòng,..có thể học từ bạn bè, thầy cô.
● Đặt mục tiêu bản thân, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp. Hăng hái, tích cực
tham gia các cuộc thi được tổ chức bởi khoa, nhà trường và doanh nghiệp đạt học
bổng toàn phần không chỉ ở quy mô nhà trường mà còn để giao lưu với các trường trong khối ngành.
2. Về mặt tiêu cực
a. Trong đời sống, sinh hoạt thường ngày.
● Vẫn còn tình trạng sinh viên đánh nhau, gây gổ. Bên cạnh đó, tình trạng
sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân, tình trạng nạo phá thai vẫn diễn ra.
● Hình ảnh những bạn sinh viên tụ tập nhau đua xe, không tuân theo luật giao
thông: chở 3 người trở lên, không đội mũ bảo hiểm,…
● Tính ăn chơi trác tán, sa đà vào game, các trò cá độ hoặc lô đề để thua lỗ
phải cầm cố tài sản: điện thoại, xa máy, vật có giá trị,... Rồi sinh ra trộm cắp
tiền, tài sản của người sơ hở để trả nợ.
● Bị ảnh hưởng quá nhiều từ phim ảnh, tranh ảnh sách báo không có chọn lọc,
cách sử dụng mạng xã hội không đúng cách nên cách ăn mặc, đầu tóc, cư
xử, suy nghĩ đều thể hiện một cách thái quá, lố lăng, không phù hợp với
thuần phong mỹ tục, quy định của trường lớp.
● Tình trạng nói tục, chửi bậy vẫn diễn ra với tần suất khá nhiều. Nhiều lúc
được thầy cô nhắc nhở nhưng không biết rút kinh nghiệm.
● Tình trạng một số bạn sinh viên nữ bị tấn công mạng xã hội, bị đe dọa tinh
thần do nhiều lý do khác nhau.
b. Trong học tập, rèn luyện, thực hành, tu dưỡng đạo đức.
● Vẫn còn xuất hiện đâu đây một số tình trạng quay cóp, học hộ, thi hộ,
bằng giả, mua bán tri thức, gian lận trong thi cử,…
● Học tập một cách chống chế, không nghiêm túc, mất tập trung khi dành
quá nhiều thời gian vào mạng xã hội một cách tiêu cực.
● Một số cá nhân có suy nghĩ sai lệch về việc học đại học, cho rằng cứ có
bằng đại học là hơn nhiều người không học, không cần học sau khi ra
trường tự khác có việc.
● Nhút nhát, tự ti về bản thân, lười phát triển bản thân, ỷ lại, trông chờ
người khác sẽ làm hộ mình.
● Vẫn còn tình trạng Taowork, mặc kệ trước công việc cho rằng sẽ không
đem lại lợi ích gì cho mình. Còn thờ ơ trước nhiệm vụ nhóm.