-
Thông tin
-
Quiz
Thực trạng và những giải pháp thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng hiện nay | Tiểu luận xây dựng đảng
Từ khi quốc tế cộng sản được thành lập năm 1919, nguyên tắc tập trung dân chủ được coi là hòn đá thử đối với các đảng cộng sản. Với việc thực hiện các nguyên tắc tập trung dân chủ nhiều đảng cộng sản đã xây dựng cho mình thành đội tiền phong. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Xây dựng Đảng 56 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thực trạng và những giải pháp thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng hiện nay | Tiểu luận xây dựng đảng
Từ khi quốc tế cộng sản được thành lập năm 1919, nguyên tắc tập trung dân chủ được coi là hòn đá thử đối với các đảng cộng sản. Với việc thực hiện các nguyên tắc tập trung dân chủ nhiều đảng cộng sản đã xây dựng cho mình thành đội tiền phong. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Xây dựng Đảng 56 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG *
TIỂU LUẬN
XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ (NÂNG CAO) Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN TỐT NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ
TRONG ĐẢNG HIỆN NAY
Giảng viên: TS Nguyễn Thị Ngọc Loan
Học viên: Nghiêm Ngọc Hoan
Mã học viên: 3088260031
Lớp : Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước K30.1B
Hà Nội - 2024 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1: TẬP TRUNG DÂN CHỦ – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 4
TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
1.1. Cơ sở lý luận hình thành nguyên tắc Tập trung dân chủ 4
1.2. Tập trung dân chủ là tất yếu khách quan trong xây dựng tổ chức sinh hoạt 6
và hoạt động của Đảng cộng sản
1.3. Nội dung và bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ 7
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG 11
DÂN CHỦ TRONG ĐẢNG TA HIỆN NAY 2.1. Ưu điểm 11 2.2. Hạn chế 12
2.3. Một số bài học kinh nghiệm 14
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN TỐT 16
NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nguyên tắc tập trung dân 16 chủ
3.2. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, quy chế hóa nguyên tắc tập trung dân chủ 16
cho từng mặt, từng lĩnh vực công tác
3.3. Phát huy dân chủ rộng rãi trong nội bộ Đảng và trong nhân dân. 16
3.4. Phải tăng cường kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh trong Đảng, làm cơ sở để 17
thiết lập kỷ cương, duy trì trật tự an toàn xã hội ở địa phương
3.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều 17
lệ Đảng, chấp hành đường lối, chính sách và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương
3.6. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách 18
3.7. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp ủy với chính quyền và các tổ chức 19
khác trong hệ thống chính trị
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 3
MỞ ĐẦU
Từ khi Quốc tế cộng sản được thành lập năm 1919, Nguyên tắc Tập trung
dân chủ được coi là hòn đá thử đối với các Đảng cộng sản. Với việc thực hiện
nguyên tắc Tập trung dân chủ nhiều Đảng cộng sản đã xây dựng cho mình thành
đội tiền phong chiến đấu có tổ chức chặt chẽ, vượt qua mọi khó khăn thử thách
khốc liệt, lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi. Ngày nay nhờ kiên trì nguyên tắc
Tập trung dân chủ, các Đảng cầm quyền còn lại đã giữ vững đội ngũ, vượt qua thời
kỳ khó khăn nhất, đang từng bước cải cách đổi mới thành công tạo dựng niềm tin về Chủ nghĩa xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn lấy tập trung dân
chủ làm nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của đảng, nguyên tắc quan trọng
nhất chỉ đạo mọi hoạt động của tổ chức, sinh hoạt của Đảng
Hiện nay các thế lực thù địch đang tiếp tục công kích vào các Đảng Cộng sản
nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong đó có Đảng
Cộng sản Việt Nam. Chúng tập trung tấn công vào các lĩnh vực tư tưởng, chính trị
và tổ chức. Đặc biệt là tấn công vào nguyên tắc tập trung dân chủ dưới chiêu bài
“tự do dân chủ”, “tự do tư sản”, “nhân quyền”, “đa nguyên, đa đảng”, chúng cho
rằng nguyên tắc tập trung dân chủ đến nay đã lỗi thời; tập trung dân chủ hiện nay
trong Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là “đồ rởm” là vật trang trí cho tập trung quyền
lực mà thôi; Đảng thực hiện tập trung dân chủ song đã tập trung thì làm gì có dân
chủ, những Đảng nào thực hiện nguyên tắc đó đều là “Đảng trị”.
Do đó, mỗi cán bộ đảng viên phải nhận thức đúng đắn về nguyên tắc tập
trung dân chủ trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Để làm rõ
hơn việc thực hiện nguyên tắc này của đội ngũ cán bộ đảng viên hiện nay, em lựa
chọn đề tài “Thực trạng và những giải pháp thực hiện tốt nguyên tắc Tập trung
dân chủ trong Đảng hiện nay” làm tiểu luận môn học Xây dựng Đảng về tổ chức và cán bộ (nâng cao). 4 Chương 1
TẬP TRUNG DÂN CHỦ – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
1.1. Cơ sở lý luận hình thành nguyên tắc Tập trung dân chủ
* Quan điểm Mác – Ăngghen về Tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ (TTDC) được Mác – Ăngghen đề cập đến vào
năm 1847 trong Điều lệ của “Liên đoàn những người cộng sản”, sau đó, được tập
trung khẳng định trong tổ chức “Hội liên hiệp công nhân quốc tế” (1864), nhưng
hai ông vẫn chưa dùng khái niệm nguyên tắc TTDC.
Hai ông đã đề cập một số nội dung nguyên tắc TTDC:
+ Vấn đề bầu cử dân chủ bình đẳng.
+ Quyền thảo luận, thông qua Cương lĩnh, đường lối
+ Cấp dưới phùng tùng cấp trên, thiểu số phùng tùng đa số.
+ Mọi thành viên đều có trách nhiệm thực hiện kỷ luật như nhau
Điều lệ đã quy định đảng viên phải sinh hoạt trong một chi bộ, phải chịu sự
quản lý của chi bộ (điều 11). Nhiều chi bộ hợp thành công xã, nhiều công xã hợp
thành quận. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đồng minh hằng năm và giữa nhiệm kỳ
đại hội là BCHTW. Đồng minh được xây dựng trên cơ sở dân chủ triệt để. Mọi
đảng viên bình đẳng và tham gia bầu ra các cơ quan lãnh đạo của mình. Các cơ
quan lãnh đạo có thể bị thay thế và bãi miễn.
Hai ông cũng đã nhấn mạnh dân chủ phải thống nhất với tập trung, bộ phận
phải phục tùng toàn thể, thiểu số phải phục tùng đa số, cá nhân phải phục tùng tập
thể và hai ông chủ trương thực hiện chế độ trung ương tập quyền là nhiệm vụ của một đảng cách mạng.
Trong hoạt động thực tiễn, Mác và Ăngghen đã nêu cao tấm gương đấu tranh
có nguyên tắc để củng cố thống nhất về tư tưởng và tổ chức của các tổ chức vô sản. 5
Hai ông kiên quyết chống bọn cơ hội, xét lại và những người không tôn trọng và
chấp hành kỷ luật Đảng.
* Quan điểm của Lênin về TTDC
Lênin là người kế thừa và phát triển sáng tạo nguyên tắc TTDC phù hợp với
điều kiện lịch sử và thời đại mới. Lênin khái quát và khẳng định TTDC là nguyên
lý xây dựng Đảng kiểu mới về mặt tổ chức của giai cấp công nhân.
Quan điểm của Lênin nhận thức về TTDC được phát triển ngày càng đầy đủ,
sâu sắc và hoàn thiện hơn:
Năm 1903 tại Đại hội II của Đảng Dân chủ - Xã hội Nga Lênin đã đưa ra các
nguyên lý về Đảng kiểu mới, trong đó nhấn mạnh đến nguyên lý: Tập trung dân
chủ là nguyên tắc cơ bản xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.
Khái niệm “TTDC” được Lênin sử dụng lần đầu tiên tại Hội nghị
Tammécpho (năm 1905): Lênin đề nghị đưa nguyên tắc TTDC vào chương trình
nghị sự của Hội nghị và được hội nghị chấp thuận, tuy nhiên nguyên tắc TTDC vẫn
chưa được đưa vào Điều lệ của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga vì còn những ý kiến khác nhau.
Năm 1906, Đảng công nhân Dân chủ - xã hội Nga họp Đại hội từ 23/4 đến
ngày 8/5 để thống nhất lực lượng và nguyên tắc tổ chức của Đảng. Đại hội nhất trí
thông qua Điều lệ mới của Đảng Điều lệ ghi rõ “Tất cả các tổ chức đảng đều phải
được xây dựng theo nguyên tắc TTDC”
Được các đảng trong Quốc tế III thừa nhận và khẳng định: Các Đảng gia
nhập quốc tế cộng sản phải được xây dựng theo nguyên tắc TTDC
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc TTDC.
Hồ Chí Minh trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin về TTDC, đồng thời bổ
sung, phát triển tư tưởng đó trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngay từ năm 1927, Người đã chỉ ra cách tổ chức Công hội “theo cách dân chủ tập trung” 6
Năm 1929 trong Điều lệ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một tổ chức
tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ này được thông qua tại Đại hội Đại
biểu Toàn quốc lần thứ I của Hội (5-1929).
Trong Điều lệ vắn tắt và Chương trình tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam
do Người trực tiếp khởi thảo đã ghi rõ “Bất cứ vấn đề nào đảng viên đều phải hết
sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tất cả đảng viên phải
phục tùng mà thi hành”.
Trong cuốn Thường thức chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1953)
đánh dấu sự hoàn thiện từng bước tư tưởng của Người về nguyên tắc TTDC,
nguyên tắc đó có nghĩa là: “có đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan
lãnh đạo thống nhất. Cá nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phục tùng số nhiều, cấp
dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương”.
Hồ Chí Minh hoàn thiện nguyên tắc TTDC và coi nó là một nguyên tắc thống nhất
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành tuyệt
đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về TTDC. Trong điều lệ Đảng từ khi ra đời cho đến
nay đều đề cập đến nguyên tắc TTDC.
1.2. Tập trung dân chủ là tất yếu khách quan trong xây dựng tổ chức
sinh hoạt và hoạt động của Đảng cộng sản
TTDC là nguyên tắc xây dựng đảng đã được kiểm nghiệm lâu dài và có hiệu
quả nhất đối với việc xây dựng tổ chức, là cơ sở vững chắc cho hoạt động của Đảng
Cộng sản. Nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết xây dựng Đảng cộng sản theo nguyên
tắc TTDC bắt nguồn trước hết từ:
* Xuất phát từ vị trí, vai trò của ĐCS.
Đảng là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, đòi hỏi
Đảng phải có tổ chức, phải là đội ngũ có tổ chức và là hình thức tổ chức chặt chẽ
nhất để thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Vì vậy Đảng phải có nguyên
tắc tổ chức: đó chính là nguyên tắc TTDC. 7
Đảng là liên minh tự nguyện của những người công nhân ưu tú và những
người lao động cùng chung chí hướng cộng sản xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Đảng phải được tổ chức và hoạt động theo lối dân chủ mới phù hợp với bản
chất giai cấp công nhân và mục đích của Đảng.
Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân thì phải thực hiện
nguyên tắc TTDC là một tất yếu.
* Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của Đảng Cộng sản.
Đảng Cộng sản có nhiệm vụ tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân
lao động thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình, đó là xóa bỏ ách áp bức
bất công, lật đổ giai cấp tư sản bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhưng các
cuộc cách mạng này không đơn giản mà nó diễn ra: gay go, quyết liệt, toàn diện,
triệt để. Đòi hỏi Đảng phải tổ chức theo lối dân chủ để phát huy mọi tiềm năng trí
tuệ, lực lượng của đảng viên và các tổ chức trong toàn Đảng, lại phải vừa tổ chức
theo lối tập trung, có tổ chức chặt chẽ, thống nhất, kỷ luật nghiêm minh mới đủ sức
hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đó.
* Xuất phát từ kinh nghiệm lịch sử của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế
Mọi thành công hay thất bại trong cuộc đấu tranh để xây dựng tổ chức
Đảng, thực hiện mục đích của Đảng, đều tùy thuộc vào nhận thức và hoạt động
đúng hay không đúng nguyên tắc TTDC trong tổ chức và hoạt động lãnh đạo của
Đảng, Đảng nào vi phạm hoặc xa rời nguyên tắc TTDC đều dẫn đến giảm sút sức
chiến đấu, phân liệt, thậm chí tan rã.
Nguyên tắc TTDC là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong tổ chức và hoạt
động của chính đảng chính trị. Do đó việc thực hiện nguyên tắc này trong các Đảng
Cộng sản là tất yếu khách quan. Là điều kiện tiên quyết để thực hiện xây dựng
Đảng Cộng sản Mác xít thực sự.
1.3. Nội dung và bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ
* Nội dung nguyên tắc TTDC của Đảng Cộng sản Việt Nam 8
Ngay từ ngày thành lập đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam luôn trung thành
và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về TTDC. Nhờ đó mà
Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cả hai cuộc kháng chiến đầy
gian nan và khốc liệt. Đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước với
một bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, một lần nữa
nguyên tắc TTDC được lấy làm nguyên cơ tắc bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng ta.
Khẳng định trong Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt
Nam tổ chức theo nguyên tắc TTDC” (Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương
2, điều 9). Nội dung cơ bản của nguyên tắc bao gồm 6 vấn đề sau:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ
quan lãnh đạo ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ
Đại hội, cơ quan lãnh đạo của đảng là Hội nghi BCHTW; ở mỗi cấp là Ban chấp
hành Đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ)
3. Cấp uỷ các cấp phải báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình
trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình
hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình
4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của đảng; Thiểu số
phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ
chức trong toàn đảng phục tùng Đại hội đại biểu và Ban chấp hành trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của đảng chỉ có giá trị thi hành khi
có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Khi biểu quyết mỗi thành
viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số có
quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp trên cho đến Đại hôi đại biểu toàn quốc, song
phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá những ý kiến trái 9
với nghị quyết Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền xem xét ý kiến đó; không được phân
biệt đối xử đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức đảng quyết định những vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của
mình, song không được trái với nguyên tắc của tổ chức, đường lối chính sách của
đảng, pháp luật của nhà nước và nghị quyết của cấp trên
* Sự thống nhất giữa tập trung và dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ
- Tập trung chính là sự tập trung trí tuệ, ý chí hành động của toàn thể cán bộ
đảng viên, tổ chức đảng, quần chúng nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo của đảng.
Tập trung trong Đảng thể hiện:
+ Đảng có một cương lĩnh chính trị thể hiện sự tập trung ý chí của đảng viên
và cương lĩnh đó được mọi đảng viên thừa nhận
+ Đảng có một điều lệ thống nhất thể hiện tiêu chuẩn mà mọi đảng viên và tổ chức phải tuân thủ
+ Đảng có một trung tâm lãnh đạo thống nhất, lãnh đạo mọi tổ chức mọi cá
nhân. Quyền lực của Đảng được giao cho cơ quan lãnh đạo của Đảng và người lãnh đạo Đảng.
+ Đảng phải có một kỷ luật thống nhất áp dụng cho mọi cá nhân và tổ chức
+ Tập trung không chỉ quyền uy về mặt tư tưởng mà còn quyền uy về mặt vật chất
- Dân chủ trong đảng là quyền của mọi đảng viên, quần chúng tham gia ý
kiến đóng góp vào nghị quyết, cương lĩnh của Đảng để đi đến thống nhất ý chí và
phát huy tính sáng tạo và chủ động
Biểu hiện của dân chủ trong Đảng:
+ Quyền chính đáng của đảng viên trong việc quản lý của tổ chức Đảng;
trong việc đóng góp ý kiến văn kiện đảng; bầu ra các cơ quan lãnh đạo hay nói cách
khác cơ quan quyền lực của đảng là do đảng viên giao cho. 10
+ Quyền phê bình chất vấn người lãnh đạo, cơ quan lãnh đạo của Đảng,
người lãnh đạo, cơ quan lãnh đạo của Đảng có trách nhiệm phải chịu sự giám sát và
trả lời chất vấn của đảng viên
TTDC là một nguyên tắc thống nhất biện chứng, chứ không phải là sự kết
hợp giữa hai mặt tập trung và dân chủ, sự tồn tại của mặt này là tiền đề cho sự tồn
tại và khả năng thực hiện của mặt kia. Sự thống nhất, biện chứng đó được thể hiện
trên hai vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: tập trung trên nền tảng DC.
+ Tập trung phải trên nền tảng dân chủ mới đảm bảo cho tập trung chân
chính tránh được tình trạng tập trung quan liêu, chuyên quyền độc đoán.
+ Tập trung trên nền tảng dân chủ qua đó sẽ phát huy được trí tuệ của toàn
dân, toàn đảng, đảm bảo được sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm
cho tính dân chủ ngày càng mở rộng
Như vậy, tập trung chỉ đảm bảo được tính đúng đắn chính xác khi dựa trên
nền tảng dân chủ. Nếu không dựa trên cơ sở dân chủ thì tập trung sẽ trở thành quan
liêu độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng và sẽ biến Đảng thành một tổ chức bè phái xa rời quần chúng.
DC dưới sự chỉ đạo của TT
+ Tập trung là tiền đề, làm điều kiện đảm bảo cho dân chủ chân chính được
phát huy và mở rộng. Muốn phát huy và mở rộng được dân chủ thì trước hết phải
tập trung được mọi tầng lớp, mọi giai cấp lại, cùng thống nhất mục tiêu khi đó sẽ
phát huy được sức mạnh của nhân dân và Đảng sẽ đề ra được đường lối chủ trương
đúng đắn đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân.
+ Dân chủ đặt dưới sự chỉ đạo của tập trung làm cho dân chủ có mục đích, có
định hướng. Tránh cho toàn Đảng và các tổ chức đảng không bị phân tán, chia rẽ,
bè phái, biến Đảng thành một câu lạc bộ bàn cãi suông mà khi đi đến quyết định,
hành động thì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. 11
Nếu dân chủ không đặt dưới sự chỉ đạo của tập trung thì sẽ kìm hãm dân chủ
chân chính và trở thành dân chủ vô chính phủ, dân chủ cực đoan thậm chí phá vỡ
luôn cả dân chủ chân chính.
- Bản chất nguyên tắc TTDC:
TTDC là một nguyên tắc thống nhất biện chứng của 2 mặt tập trung và dân
chủ, tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải đi đôi với tập trung. Coi nhẹ
hoặc vi phạm một trong 2 mặt tập trung hoặc dân chủ đều phá vỡ nguyên tắc tập
trung dân chủ, chuyển sang quan liêu, độc đoán hay tình trạng phân tán, dân chủ vô chính phủ…
Tùy tình hình nhiệm vụ của Đảng trong từng thời kỳ, cách thực hiện nội
dung và phạm vi áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ có sự khác nhau, nhưng
điều đó không có nghĩa coi tập trung hay dân chủ là chính còn mặt kia là phụ.
Tuyệt đối hoá mặt tập trung hay dân chủ đều có thể dẫn tới những sai lầm có hại
cho sự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đó còn là cơ sở nảy sinh những “ông
quan cách mạng” mà Bác Hồ đã nhiều lần nhắc nhở, phê phán. Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ
TRONG ĐẢNG TA HIỆN NAY 2.1. Ưu điểm
Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới đến nay, việc nhận thức và thực hiện
nguyên tắc Tập trung dân chủ trong Đảng có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong những
năm gần đây, những tiến bộ thực hiện dân chủ trong Đảng là:
- Chế độ tập trung, kỷ cương, kỷ luật trong Đảng được giữ vững.
Không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, kiên quyết thực hiện con đường đổi
mới, hội nhập kinh tế quốc tế nhưng “đổi mới không đổi mầu”, “hội nhập nhưng không hòa tan”. 12
- Các cấp ủy Đảng từ trung ương đến cơ sở đã coi trọng việc cụ thể hóa và
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, những quyết định lớn của Đảng đã được tổ
chức thảo luận rộng rãi trong các tổ chức đảng. Sinh hoạt trong Đảng nhất là sinh
hoạt trong các cấp ủy và chi bộ được tiến hành DC, cởi mở hơn. Cụ thể: Dự thảo
văn kiện Đại hội, Cương lĩnh xây dựng đất nước…đều được lấy ý kiến của nhân
dân bằng nhiều hình thức, phương pháp.
- Việc thực hiện tất cả các khâu của quy trình công tác cán bộ được thực hiện
dân chủ, minh bạch, công khai hơn trước.
+ Công khai tiêu chuẩn về từng chức danh.
+ Thực hiện các bước quy hoạch cán bộ chặt chẽ:
+ Tuyển dụng công chức: Dân chủ (Công khai chỉ tiêu tuyển, tổ chức thi công chức)
+ Bổ nhiệm cán bộ có kỳ hạn
- Việc ban hành quy chế làm việc của các cấp ủy từ Ban chấp hành trung
ương đến các chi ủy, Đảng ủy cơ sở, các ban cán sự hay Đảng đoàn ở các tổ chức
đảng trong hệ thống chính trị và các tổ chức kinh tế đã xác định rõ trách nhiệm và
quyền hạn của mỗi cấp lãnh đạo, cũng như mỗi người trong cấp lãnh đạo đó để
tránh sự tùy tiện thay đổi khi có sự thay đổi về nhân sự để mỗi đảng viên có thể
giám sát công việc của cấp ủy Đảng. Đây cũng là một bước phát triển việc thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện dân chủ trong Đảng.
Những tiến bộ đó có ý nghĩa hết sức quan trọng để Đảng ta giữ vững tập
trung và mở rộng DC.
2.2. Hạn chế
Trong xây dựng Đảng còn không ít vấn đề về tập trung cũng như về dân chủ
Những hiện tượng tập trung, quan liêu, chuyên quyền, độc đoán, hạn chế dân
chủ hoặc dân chủ hình thức diễn ra trên nhiều mặt xây dựng Đảng, nhất là trong
công tác tổ chức cán bộ 13
Trong một số tổ chức đảng đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn còn hiện tượng
chưa thống nhất cao. Chưa thống nhất cao về thực hiện nhiệm vụ trong chi bộ, có
tình trạng khi biểu quyết thì 100 % thông qua, nhưng khi bỏ phiếu thì ngược lại,
không thống nhất. Điều này do nhận thức chưa đúng về nguyên tắc TTDC, do cá
nhân chủ nghĩa: hẹp hòi, ích kỉ “nói một đằng làm một nẻo”
Tình trạng tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật, không chấp hành chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, báo cáo không trung
thực. Nghị quyết của Đảng nhiều đảng viên cố tình lợi dụng làm sai, luồn lách pháp luật
Một số cấp ủy, tổ chức đảng thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng
viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới. Một số cán bộ lãnh đạo độc đoán, mệnh lệnh, trù
dập, ức hiếp quần chúng.
Thực tế trong sinh hoạt chi bộ quyền của đảng viên chưa được phát huy,
người chủ trì nói hết, có phát biểu thì một vài ý kiến của lãnh đạo chủ trốt. Khi
đảng viên nói thẳng nói thật, đụng vào lợi ích cá nhân thì cán bộ lãnh đạo độc đoán, trù dập.
Trong các tổ chức đảng vừa có tình trạng mất dân chủ hoặc dân chủ hình
thức, vừa có tình trạng dân chủ cực đoan, tự do vô kỷ luật, vừa có hiện tượng tuyệt
đối hóa tập thể coi nhẹ ý kiến thiểu số, vừa có hiện tượng đề cao thiểu số, tự do
tuyên truyền ý kiến cá nhân trái với nghị quyết của Đảng.
Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã thẳng thắn
chỉ ra những khuyết điểm trong thực hiện nguyên tắc Tập trung dân chủ hiện nay,
đó là: Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện,
vừa chưa được quy định cụ thể. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trên
thực tế nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối
quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót không ai nhận khuyết điểm. Do vậy,
vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không
khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình tâm huyết; tạo khe hở cho cách làm 14
việc tắc trách, trì trệ hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân. * Nguyên nhân
Nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc TTDC là do:
- Chưa có nhận thức đúng về nguyên tắc TTDC.
- Nguyên tắc TTDC chưa được cụ thể hóa một cách đầy đủ như một cơ chế
bắt buộc mọi tổ chức mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành
- Nhân thức đúng về nguyên tắc TTDC, nhưng không gương mẫu hoặc cố tình thực hiện sai.
- Công tác kiểm tra, giám sát ở nhiều tổ chức đảng chưa nghiêm túc.
2.3. Một số bài học kinh nghiệm
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của mình, Đảng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là phải kiên trì đường lối đổi mới toàn diện, giữ vững và tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, kiên định Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và
mục tiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội.
Hai là Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp
ủy, cán bộ, đảng viên về nguyên tắc TTDC.
Giáo dục về lý luận chính trị: để nâng cao nhận thức chính trị.
Giáo dục về đạo đức lối sống: có thái độ với chủ nghĩa cá nhân, độc đoán chuyên quyền.
Giáo dục đạo đức cách mạng: thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ba là Phát huy dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật.
Đảng viên phải tuân thủ: + Điều lệ Đảng
+ Quy định 47-QĐ/TW về những đ ề
i u đảng viên không được làm 15
Bốn là Xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ bản lĩnh chính
trị, phẩm chất trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn. Đồng thời, tăng cường và
nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát.
Cán bộ đảng viên thực hiện tốt:
+ Về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng
+ Về tổ chức cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 16 Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN TỐT NGUYÊN TẮC
TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nguyên tắc tập trung dân chủ
Cần làm rõ nội dung, yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tình hình mới.
Đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ.
3.2. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, quy chế hóa nguyên tắc tập trung
dân chủ cho từng mặt, từng lĩnh vực công tác
Tập trung dân chủ là một nguyên tắc có nội dung phong phú, phạm vi áp
dụng rộng rãi, nhưng rất trừu tượng, dễ bị vận dụng tùy tiện, nên cần phải cụ thể
hóa, quy phạm hóa bằng những quy chế, chế độ công tác rõ ràng. Chú ý quy định
về chế độ bảo lưu ý kiến.
3.3. Phát huy dân chủ rộng rãi trong nội bộ Đảng và trong nhân dân
Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, chứ một mình Đảng không đủ sức
mạnh. Đảng lãnh đạo là định hướng chứ không phải áp đặt. Chỉ có khai thác được
dân chủ mới phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của đảng viên và quần chúng. Và chỉ
có mở rộng dân chủ thì mới tạo điều kiện cuốn hút hết thảy mọi đảng viên và đông
đảo nhân dân tham gia xây dựng các chủ trương, nghị quyết của đảng bộ, chi bộ,
những mục tiêu, biện pháp để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh
thần của nhân dân địa phương.
Muốn vậy cần thực hiện:
+ Mọi đường lối, Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đều được
lấy ý kiến của đảng viên, tổ chức đảng và nhân dân tham gia. 17
+ Thực hiện chế độ thông tin trong nội bộ Đảng và mở rộng thông tin trong
nhân dân. (đài truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, mạng internet, trang web của
Đảng Cộng sản (dangcongsan.vn), chính phủ (chinhphu.vn),…).
+ Tổ chức thường xuyên chế độ TPB và PB, tổ chức cho nhân dân tham gia
đóng góp cho cán bộ đảng viên.
+ Hoàn thiện và duy trì thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đặc biệt, Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn phải được triển khai thực
hiện sâu hơn nữa. Những nội dung công khai hóa theo phương châm “dân biết, dân
bàn, dân giám sát” phải được cấp ủy, chính quyền các địa phương thực hiện có
hiệu quả, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trên tất cả các lĩnh vực của đời sống;
3.4. Phải tăng cường kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh trong Đảng, làm cơ
sở để thiết lập kỷ cương, duy trì trật tự an toàn xã hội ở địa phương
Từng tổ chức đảng và đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc,
chế độ sinh hoạt đảng, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và nghị quyết của cấp mình.
Đảng viên ở mọi cương vị phải gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân
chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và các chính sách của Nhà nước, các
quy định của chính quyền địa phương.
Xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh, chính xác các hiện tượng vi phạm
kỷ luật đảng. Những hiện tượng vi phạm pháp luật, nhất thiết phải xử lý theo pháp
luật, không bao che, nhân nhượng để xử lý nội bộ, không để tình trạng “trên nhẹ, dưới nặng” xẩy ra.
3.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành
Điều lệ Đảng, chấp hành đường lối, chính sách và thực hiện nhiệm vụ chính trị
của địa phương 18
Kiểm tra là công việc thường xuyên càng những lúc khó khăn, trong những
nhiệm vụ quan trọng, lại càng phải coi trọng và tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, nhằm bảo đảm cho các chủ trương, nghị quyết được triệt để chấp hành,
Mặt khác, có kiểm tra mới nắm được điển hình tiên tiến để nhân rộng ra và
kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót, lệch lạc trong chấp hành, hoặc bổ sung,
hoàn chỉnh các chủ trương, nghị quyết.
3.6. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách
Trong nguyên tắc TTDC thì tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là một tiêu
chuẩn, một biểu hiện của nguyên tắc bởi vì thông qua đó giúp cho tổ chức tránh
được chủ quan, sai lầm khi ra Nghị quyết đồng thời khắc phục tình trạng vô trách
nhiệm, ỷ lại, dựa dẫm vào tập thể của cá nhân.
Thực tế trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần như không có sự tham gia của đông
đảo đảng viên, những nghị quyết không sát thực tế, vẫn mang năng ý kiến chủ quan
của bí thư chi bộ. Có tình trạng đảng viên đi họp, sinh hoạt chỉ là nghĩa vụ, không
biết mình có nhiệm vụ gì, vai trò lãnh đạo tập thể còn mờ nhạt.
Để nâng cao tính lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách trong sinh hoạt cấp ủy cần:
+ Xây dựng quy trình ra nghị quyết, bảo đảm mọi chủ trương, nghị quyết của
cấp ủy thực sự là sản phẩm của trí tuệ tập thể. Vì vậy, các cấp ủy cần khơi dậy
được trí tuệ tập thể, đặc biệt vai trò của người phụ trách.
+ Thường xuyên thông báo những thông tin cần thiết đến các cấp ủy viên
+ Mỗi kỳ họp phải thông báo thời gian, chương trình làm việc và những nội
dung quan trọng cần thảo luận để từng đảng viên chuẩn bị trước.
+ Phải có chế độ đi cơ sở, sâu sát quần chúng để nắm chắc tình hình, hiểu
được tâm tư nguyện vọng của quần chúng.
+ Phải xây dựng được bầu không khí làm việc thực sự dân chủ, thảo luận, tranh luận.
+ Mỗi cấp ủy viên, nhất là người lãnh đạo chủ chốt, phải thực sự tôn trọng ý
kiến của tập thể với thái độ xây dựng đoàn kết, khiêm tốn, thực sự cầu thị, lắng 19
nghe ý kiến, nhất là những ý kiến trái với ý kiến của mình, không thành kiến, trù dập.
+ Phải duy trì chặt chẽ chế độ sinh hoạt, học tập của cấp ủy, coi trọng việc
đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật những kiến thức mới, nâng dần trình độ toàn diện cho các cấp ủy viên.
3.7. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp ủy với chính quyền và các tổ
chức khác trong hệ thống chính trị
Trong thực tế diễn ra hiện tượng lãnh đạo chung chung, không biết thực tiễn
ở cơ sở. Hoặc Đảng ôm sân, can thiệp quá sâu, làm thay công việc quản lý của Nhà
nước. Muốn giải quyết tốt mối quan hệ này cần thực các biện pháp sau:
+ Cấp ủy đảng phải cùng với cơ quan chính quyền xây dựng và thống nhất
quy chế làm việc thiết thực, phù hợp với đặc điểm của địa phương. + Làm rõ trách nhiệm:
Đảng lãnh đạo toàn diện: Đảng lãnh đạo bằng nghị quyết, công tác tư tưởng,
công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát không can thiệp quá sâu vào công tác
quản lý của Nhà nước và hoạt động của các đoàn thể.
Chính quyền: thực hiện quản lý
Đoàn thể: phát huy dân chủ trong nhân dân
Quyền lực thuộc về nhân dân
Thực tế cho thấy, khi nguyên tắc TTDC của Đảng được thực hiện có nền
nếp, sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp không chỉ trong Đảng mà sẽ lan tỏa đến tất cả
các tổ chức khác của hệ thống chính trị. 20
KẾT LUẬN
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản về xây dựng tổ chức, sinh hoạt và
hoạt động của Đảng Cộng sản. Sức mạnh của nó được thể hiện trực tiếp ở hoạt
động của các tổ chức đảng - nhất là tổ chức cơ sở đảng và mỗi đảng viên. Bởi vậy,
việc thực hiện nguyên tắc này là trách nhiệm của toàn Đảng. Các tổ chức đảng chỉ
thực sự làm tròn và xứng đáng vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, khi biết
quán triệt và vận dụng một cách sáng tạo những nội dung cơ bản của nguyên tắc
Tập trung dân chủ trong xây dựng tổ chức sinh hoạt và hoạt động của mình.
Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ có thể thực hiện đúng trên cơ sở đảng viên
của Đảng phải thực sự là những người ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động, tức là những người có trí tuệ, có giác ngộ cách mạng, có tính tích cực
chính trị cao và luôn gương mẫu cương quyết trong hành động. Bởi vậy, muốn
nguyên tắc tập trung dân chủ được thực hiện đúng đắn, không bị bóp méo, phải đặc
biệt quan tâm xây dựng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.