-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thực vật có vai trò gì đối với động vật? | Sinh học lớp 6
Đặc điểm của thực vật là gì, khác với động vật như thế nào? Thực vật có vai trò gì đối với động vật? Bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của quý bạn đọc. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Khoa học tự nhiên 8 40 tài liệu
Khoa học tự nhiên 8 1 K tài liệu
Thực vật có vai trò gì đối với động vật? | Sinh học lớp 6
Đặc điểm của thực vật là gì, khác với động vật như thế nào? Thực vật có vai trò gì đối với động vật? Bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của quý bạn đọc. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Khoa học tự nhiên 8 40 tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 8 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 8
Preview text:
Đặc điểm của thực vật là gì, khác với động vật như thế nào? Thực vật có vai trò gì đối với động vật? Bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của quý bạn đọc.
1. Thực vật là gì?
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lạp lục của thực vật. Thực vật là một nhóm chính các sinh vật, bao gồm các sinh vật rất quen thuộc như cây gỗ, cây hoa, cây cỏ, dương xỉ hay rêu. Có khoảng 350.000 loài thực vật, được xác định như là thực vật hạt, rêu, dương xỉ và các dạng gần giống như dương xỉ, đã được ước tính là đang tồn tại.
Sự đa dạng của thực vật được biểu hiện bằng số lượng loài và cá thể của loài trong các môi trường sống tự nhiên. Việt Nam có sự đa dạng về thực vật khá cao, trong đó nhiều loài có giá trị nhưng đang bị giảm sút do bị khai thác và môi trường sống của chúng bị tàn phá, nhiều loài trở nên hiếm.
Đặc điểm chung của thực vật:
- Thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp vào ban ngày và quá trình hô hấp vào ban đêm giúp duy trì sự sống cho cây;
- Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực hiển hiển vi có khả năng chuyển động được;
- Thực vật phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.
Vai trò chung của thực vật bao gồm:
- Thực vật có vai trò điều hòa khí hậu: Thực vật giúp giữ cho hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí luôn được ổn định nhờ vào quá trình quang hợp của cây. Khi qung hợp, nhờ vào ánh sáng cây lấy vào khí CO2 và thải ra khí O2 để tổng hợp chất hữu cơ để nuôi cây. Đồng thời, thực vật đống vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, tăng lượng mưa, giúp cho khí hậu trở nên ôn hòa hơn;
- Thực vật có vai trò trong bảo vệ nguồn đất và nước: Rễ của thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn, tán lá cây giữ lại một phần nước trước khi rơi xuống đấy, cây xanh giúp làm chậm tốc độ của dòng nước giúp giữ nước, giữ đất và chống xói mòn khi lượng mưa lơn và kéo dài. Đồng thời thực vạt giúp bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mưa rơi xuống rừng cây, sẽ được giữ lại một phần và thấm xuống các lớp đất tạo thành dòng chảy ngầm vào các vùng trũng tạo thành sông, suối. Đây là nguồn nước chính cung cấp cho sinh họa và sản xuất cho cuộc sống;
- Thực vật có vai trò đối với con người: Thực vật cung cấp oxi, đem lại bầu không khí trong lành, giảm ô nhiễm môi trường dưới tác động của con người; hạn chế các hiện tượng như hạn hán, lũ lụt, sát lở đất, bão, ngập mặn, ... bảo vệ đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Bên cạnh đó, thực vật còn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người , nó cũng là nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp và một số vai trò khác của thực vật.
2. Động vật là gì?
Động vật là một nhóm đa bào, nhân chuẩn, giúp chúng phân biệt với các loại vi khuẩn và hầu hết các sinh vật đơn bào. Động vật được chia thành nhiều nhóm nỏ, một vài trong số đó là động vật có xương sống (chim, động vật có vú, lưỡng cư, bò sát , cá); động vật thân mềm (trai, hàu, bạch tuộc, mực, ốc sên); động vật chân khớp (cuốn chiếu, rết, côn trùng, nhện, bọ cạp, tôm hùm, tôm); giup đốt (giun đất, đỉa); bọt biển và sứa.
Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở số lượng loài và môi trường sống. Ở Việt Nam có sự đa dạng về động vật khá phong phú vì nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa có đầy đủ gió và độ ẩm tạo điều kiện cho giới động thực vật phát triển; nước ta nằm ven biển Đông và có bờ biển tương đối dài nên phong phú động vật biển; 3/4 lãnh thổ nước là rừng núi nên động vật rừng cung phong phú không kém; cùng với đó nước ta kéo dài nhiều vĩ độ, nhận nhiều chế độ khí hậu khác nhau nên quần tụ được nhiều động vật có nguồn gốc từ nhiều vùng khác nhau.
Động vật là thuật ngữ cũng được định nghĩa trong Luật thú y năm 2015, động vật bao gồm:
- Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;
- Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.
Đặc điểm chung của động vật:
- Động vật là một loài có hệ cơ, có khả năng di chuyển để tìm kiếm thức ăn;
- Động vật có hệ thần kinh và giác quan. Đây là loài có hệ thần kinh phát triển nhấy (đặc biệt là đối với các động vật bậc cao) nên chúng có khả năng phản ứng nhanh, điều chỉnh linh hoạt cơ thể, thích ứng cao với biến đổi của môi trường sống;
- Động vật có khả năng dị dưỡng, tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Động vật là loài không có khả năng quang hợp, chúng sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ sẵn có của các cơ thể khác.
Vai trò chung của động vật bao gồm:
- Cung cấp nguyên liệu, thực phẩm phục vụ cuộc sống con người và sản xuất như là thực phẩm (thịt, sữa), lông, da, ... ;
- Cung cấp các nguồn dược liệu quý hiếm như: sứng, nhung hươu, mật gấu, ...;
- Dùng làm thí nghiệm phục vụ cho các công trình khoa học, y tế và trong quá trình học tập như thử nghiệm thuốc, cộng cụ giải phẫu, ... ;
- Dùng trong việc hỗ trợ con người thực hiện các nhu cầu về giải trí, du lịch, lao động và an ninh;
- Có vai trò sức kéo quan trọng trong chăn nuôi, trồng trọt.
Bên cạnh đó, động vật cũng gây hại không nhỏ đối với con người như truyền, gây bệnh (như trùng số rét, ruồi, muỗi, rơi,...)
3. Vai trò của thực vật đối với động vật
Thực vật luôn có những vai trò quan trọng trong môi trường, đặc biệt là có vai trò đối với động vật trong một số trường hợp sau:
- Thực vật cung cấp oxi cho thực vật: Nhờ vào quá trình quang hợp mà tự tổng hợp được các chất hữu cơ nuôi sống chính mình, cùng với quá trình đó thực vật tạo ra lượng khí oxi vào khí quyển. Lượng oxi mà thực vật đã tạo ra cung cấp cho hoạt động hô hấp của động vật, giúp động vật có thể sống và phát triển. Các chất hữu cơ thực vật tạo ra được tích lũy ở tất cả ác bộ phận của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt) không chỉ cung cấp cho chính thức vật mà còn cung cấp cho con người và động vật. Nếu không có thực vật thò động vật sẽ không có oxi để hô hấp và không thể tồn tại được.
- Thực vật là thức ăn của động vật: Động vật có rất nhiều loại, trong đó có một số loài động vật ăn thực vật như: thỏ, chim, hươu cao cổ, voi, khỉ, chuột, ... Do đó, thực vật có vai trò qun trong là nguồn nguyên liệu thức ăn chính cho động vật ăn cỏ. Ngoài vai trò làm thức ăn cho động vật ăn thực vật thì có một số loài thực vật còn gây hại cho động vật chứ: một số loài tảo khi sinh sản quá nhanh (hiện tượng nước nở hoa, nước màu hồng, nước màu đỏ) sau khi chết làm ô nhiễm môi trường nước, đầu độc cho cá và các loại động vật khác sống dưới nước, không thể sinh trưởng được. Đồng thời cũng có một số loại nấm độc, cây độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của động vật khi ăn phải.
- Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật: Từ xa xưa, thực vật đã luôn được coi là ngôi nhà to lớn của động vật. Có rất nhiều loài động vật sử dụng thực vật là nơi ở và nơi sinh sản cho mình như khỉ, nhím, chim sóc và các động vật hoang dã khác. Ví dụ như loài chim chủ yếu sống và sinh sản ở trên cây, những chú chim còn mang những cành, lá hay những cọng rơm về làm tổ.
Như vậy, thực vật không chỉ cung cấp khí oxi, thức ăn mà còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. Thực vật luôn có vai trò quan trọng đối với cuộc sống và sự phát triển giống loài của động vật.