Thuyết tội phạm thừa kế trong tội phạm học học phần Xã hội học pháp luật
Thuyết tội phạm thừa kế trong tội phạm học học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật (ĐHLHN)
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngay từ thời cổ đại, người xưa đã có giải thích về nguyên nhân của tội phạm, tuy
nhiên các giải thích này còn mang nặng tính thần bí, siêu nhiên. Theo vòng quay của
lịch sử, xã hội ngày càng phát triển. Lịch sử đã bắt đầu xuất hiện những tư tưởng
đầu tiên liên quan đến tội phạm học. Tuy nhiên, trong suốt một thời kỳ lâu dài, vẫn
chưa xuất hiện một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm học. Chỉ đến
khi ra đời tác phẩm. “Tội phạm và hình phạt” của Cessa Beccara vào năm 1764 đã
đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng cho sự ra đời và hình thành một ngành
khoa học mới của nhân loại – Tội phạm học và mãi đến tận năm 1885, thuật ngữ Tội
phạm học mới ra đời. Một trong các thuyết giải thích về nguyên nhân của tội phạm
là thuyết tội phạm thừa kế. Sau đây nhóm chúng em sẽ đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh ra
đời, nội dung và sự đóng góp của học thuyết tội phạm thừa kế trong ngành khoa học
tội phạm học, qua đó nêu lên khả năng ứng dụng của học thuyết ở Việt Nam.
GIẢI THÍCH VẤN ĐỀ
I. Hoàn cảnh ra đời và nội dung của thuyết phạm tội thừa kế
Thuyết phạm tội thừa kế là một trong những thuyết sinh học điển hình tồn tại cho
đến nay. Ngay từ đầu thế kỷ XVIII, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về
vấn đề nguyên nhân phạm tội là do gen di truyền. Tuy nhiên, phải đến khi Richard
Louis Dugdale (1841 – 1883) nghiên cứu và cho ra đời công trình khoa học của mình
thì khi đó mới hình thành thuyết phạm tội thừa kế trong tội phạm học. ► Về hoàn
cảnh ra đời và nội dung của thuyết phạm tội thừa kế, ta có những vấn đề sau: ●
Thời gian: thuyết phạm tội thừa kế là một dạng cụ thể của thuyết sinh học
điểnhình, tồn tại từ năm 1930 đến nay ●
Học giả tiêu biểu cho thuyết này là: Richard Louis Dugdale (1841- 1883); HenryGoddard (1866 - 1957). lOMoARc PSD|27879799 ●
Nội dung của thuyết là: khẳng định sự phạm tội là đặc điểm được thừa kế
thôngqua gen, nguyên nhân của tội phạm chính là do người phạm tội đã thừa kế gen
tồi tệ của thế hệ trước.
Nguyên nhân tội phạm được giải thích theo quan điểm của những người đi theo
thuyết phạm tội thừa kế được chứng minh cụ thể qua các nghiên cứu của hai đại diện
tiêu biểu là Richard Louis Dugdale và Henry Goddard.
Nghiên cứu của Dugdale: ông đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời công trình khoa
học “Dòng họ Juke: Sự nghiên cứu về tội phạm, tình trạng bần cùng, bệnh tật và sự
di truyền” (1875). Ta có thể hình dung thí nghiệm của Dugdale qua sự mô tả sau:
ông nghiên cứu cuộc đời của hơn 1000 thành viên gia đình của dòng họ Juke. Ông
đã bắt đù quan tâm đến gia đình dòng họ Juke khi ông tiến hành kiểm tra các nhà tù
và phát hiện ra dòng họ này đang có sáu người ở trong các nhà tù ở ngoại ô New
York. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu một chi của những hậu duệ của Ada
Jukes (ông đã cho rằng đây là mẹ của tội phạm- lấy Ada Jukes làm mốc), ông đã tìm
thấy trong số gần 1200 thành viên gia đình là hậu duệ của Ada Juke có tới 280 người
bần cùng, 60 người phạm tội trộm cắp tài sản, 7 người phạm tội giết người, 90 người
phạm tội khác , 40 người mắc bệnh hoa liễu, 50 người hành nghề gái điếm. Cuối
cùng ông đưa ra kết luận: một vài dòng họ sinh ra những thế hệ tội phạm, họ chắc
đã được di truyền một đặc điểm thoái hoá dọc theo giống. Đồng thời, ông đã tiến
hành nghiên cứu và so sánh dòng họ Ada Juke với dòng họ Jonathan Edwards (một
dòng họ có tiếng là trong sạch khi đó). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Jonathan
Edwards từng làm việc tại một trường đại học – giữ chức hiệu trưởng. Hậu duệ của
Edwards có người từng làm tổng thống và phó thổng thống Mỹ, nhiều người thành
công trong kinh doanh và điều đáng lưu ý là không một ai trong dòng họ Edwards
được xác định là có vi phạm pháp luật.
Henry Goddard đã nghiên cứu về gia phả dòng họ của chiến sỹ cách mạng Martin lOMoARc PSD|27879799
Kallikak. Cách thức nghiên cứu đó là: ông tiến hành cuộc nghiên cứu của mình theo
hai nhánh nghiên cứu khác nhau. Trong đó, nhánh nghiên cứu thứ nhất là về hậu duệ
cuộc tình ngoài giá thú của Martin Kallikak với một cô gái bán bar. Còn nhánh
nghiên cứu thứ hai là hậu duệ người con trai của Martin Kallikak với người vợ hợp
pháp sau này. Kết quả cuối cùng là ông đã tìm thấy tỉ lệ phạm tội đặc biệt cao trong
các hậu duệ của người con trai ngoài giá thú của Martin Kallikak trong khi ở nhánh
thứ hai ông thấy được hậu duệ của nhánh nà hầu như không có người phạm tội. Cuối
cùng, Henry Goddard đi đến kết luận rằng: rất nhiều tội phạm trong số những hậu
duệ của người con ngoài giá thú của Kallikak hơn là những hậu huệ của người con
trai sinh ra bởi cuộc hôn nhân sau đó với “một phụ nữ trong cùng tầng lớp”.
Ngoài những nghiên cứu của hai nhà đại diện tiêu biểu nói trên, thuyết phạm tội thừa
kế còn được làm rõ qua nghiên cứu của Arthur H. Estabrook về một chi khác của
dòng họ Ada Jukes. Chi khác của dòng họ này có tất cả 715 người thì sau quá trình
nghiên cứu đã cho thấy: có tới 378 người trong số đó hành nghề mại dâm, 170 người
ở tình trạng bần cùng và 118 người khác là phạm tội. Như vậy ngay cả khi đã nghiên
cứu ở một chi khác nhưng dòng họ Ada Jukes vẫn có tỉ lệ người phạm tội, người
hành nghề mại dâm, người trong tình trạng bần cùng rất cao. Tất cả những công trình
nghiên cứu trên đã giúp ta làm sáng tỏ nhận định ban đầu về nội dung thuyết phạm tội thừa kế.
II. Sự đóng góp của thuyết tội phạm thừa kế trong tội phạm học
Từ kết quả nghiên cứu của Richard Louis Dugdale đã chỉ ra rằng có một số dòng họ
đã sản sinh ra những thế hệ tội phạm, họ chắc chắn đã di truyền một số đặc điểm
thoái hóa nào đó từ đời này sang đời khác. Đồng thời ông lại nghiên cứu dòng họ
này với một dòng họ khác có tiếng là trong sạch – dòng họ Jonathan Edwards, không
ai trong dòng họ này bị xác định là tội phạm và vi phạm pháp luật. Sau đấy vào năm
1916, Arthur H. Estabrook đã xuất bản công trình nghiên cứu của mình sau công
trình của Dugdale cũng khẳng định một chi khác của dòng họ Ada Jukes cũng có lOMoARc PSD|27879799
những đặc điểm của tội phạm thừa kế. Sau đấy Henry Gorddard đã phát triển mạnh mẽ hơn nữa thuyết.
Sự ra đời và phát triển của thuyết phạm tội thừa kế đã dẫn đến sự ra đời và phát triển
của phong trào ưu sinh những năm 1920 và đến đầu năm 1930. Phong trào này sau
đó đã phát triển mạnh mẽ và dẫn đến sự ra đời của tội phạm học ưu sinh. Quan điểm
của tội phạm học ưu sinh đã giải thích nguyên nhân tội phạm là do một số người của
thế hệ sau đã di truyền gen tồi tệ của thế hệ trước. Và phải phòng ngừa bằng cách
không để cho các đặc điểm của người phạm tội được di truyền sang thế hệ sau. Vì
vậy, một số cơ quan chuyên trách nghiên cứu gia phả những dòng họ phạm tội đã
được thành lập. Đầu thế kỉ XX, ở Mỹ, ra đời văn phòng lưu trữ ưu sinh liên bang.
Chính sách xã hội ưu sinh được trợ giúp ko chỉ riêng cơ quan này mà vào năm 1927,
Tòa án tối cao Mỹ cũng đã lên tiếng ủng hộ. Vào năm 1924, Bang Virginia (cũng
như phần lớn các ban g lớn khác của Mỹ) đã ban hành Đạo luật triệt sản đối với
những người phạm tội. Trong vụ án Buck v,Bell, thẩm phán Tòa án tối cao, ông
Oliver Wendell Holmes, Jr., đã ủng hộ Bang Virginia ủng hộ biện pháp triệt sản đối
với người phạm tội. Ông đã tuyên bố: “Sẽ là tốt hơn cho toàn thế giới nếu thay vì
việc chờ đợi sự thoái hóa của con cháu họ về các đặc điểm tội phạm, hoặc để hệ chết
đói về hành động ngu dại của mình, xã hội có thể ngăn chặn những người rõ ràng
không thích hợp bằng việc triệt sản…” Sau khi Buck bị triệt sản, hơn 8000 người
phạm tội khác ở Bang Virginia cũng bị triệt sản vì bị cho rằng có chứa gen tồi tệ
(Đạo luật này sau đó bị sửa đổi vào năm 1974, Thông đốc bang Virginia đã phải xin
lỗi những gia đình có người bị triệt sản vì hành vi này). Phong trào ưu sinh phát triển
và lan rộng khắp nước Mỹ cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó lan
rộng ra Châu Âu. Phong trào này sau đó đã bị phát xít Đức triệt để lợi dụng để tàn sát người Do Thái.
Những quan điểm của tội phạm học này đã có những đóng góp rất quan trọng đối
với bộ môn tội phạm học. Quan điểm này đã giải thích nguyên nhân của tội phạm là lOMoARc PSD|27879799
do một số người của thế hệ sau đã kế thừa (di truyền những gen tồi tệ của thế hệ
trước). Do vậy, để kiểm soát được tội phạm cần phòng ngừa bằng cách không để cho
đặc điểm của người phạm tội được di truyền sang thế hệ sau (cần triệt sản đối với người phạm tội) .
Như vậy, theo thuyết này thì nguyên nhân chính của tội phạm chính là hệ quả di
truyền của các gen xấu từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau. Nó đã góp phần mở
rộng thêm các nguyên nhân của tội phạm vào đóng góp thêm vào ngành khoa học
tội phạm. Đồng thời thuyết cũng chỉ ra một khía cạnh nguyên nhân của tội phạm là
do di truyền học để lại. Điều này cũng giải thích phần nào những gì về tội phạm mà
từ trước tới nay các nhà nghiên cứu tội phạm học chưa lí giải được.
Hơn nữa, việc nghiên cứu thuyết tội phạm thừa kế đã đưa công trình nghiên cứu tội
phạm lên một bước phát triển mới. Đây cũng là một công trình nghiên cứu khoa học
giá trị, mang tính học liệu cao. Nhất là đối với bộ môn tội phạm học của Việt Nam,
một môn học còn non trẻ nhưng đã đạt được không ít thành tựu.
Tuy nhiên, thuyết tội phạm thừa kế đã đưa ra biện pháp triệt sản đối với tội phạm,
việc làm này là vô nhân đạo và vi phạm nhân quyền của con người. Chính vì vậy,
thuyết này cho đến ngày nay không được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên những giá trị
nghiên cứu mà nó đề lại sẽ còn mãi.
III. Khả năng ứng dụng của học thuyết phạm tội thừa kế vào Việt Nam Ở Việt
Nam, thuyết phạm tội thừa kế vẫn được ứng dụng để giải thích nguyên nhân của tội
phạm trong một số vụ án cụ thể. Tuy nhiên, sự ứng dụng này ở Việt Nam là không
nhiều, không phổ biến và rộng rãi và cũng không được các nhà nghiên cứu tội phạm
học Việt Nam đồng tình ủng hộ. Vì cách giải lí giải về nguyên nhân của tội phạm
theo thuyết phạm tội thừa kế còn rất hạn chế khi nó chỉ nhấn mạnh tới đặc tính sinh
học của người phạm tội – tức là vấn đề “người phạm tội thừa kế gen tồi tệ của thế
hệ trước”. Các nhà tội phạm học của Việt Nam đã bác bỏ quan điểm của thuyết phạm
tội thừa kế khi thuyết này chỉ đề cập tội phạm với tư cách là hiện tượng cá nhân mà lOMoARc PSD|27879799
chưa đề cập tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội. Con người không chỉ là
thực thể tự nhiên mà còn là một thực thể xã hội. Trong mỗi con người, quá trình xã
hội hóa do tính tích cực và khả năng cảm nhận môi trường của người đó trở thành
thuộc tính cá nhân. Không thể giải thích nguyên nhân của tội phạm thuần túy dựa
vào tính duy truyền của con người. Thuyết phạm tội thừa kế cũng đã phủ nhận vai
trò của môi trường sống cũng như tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường sống
khi lí giải về nguyên nhân của tội phạm. Khi tìm hiểu bất kì vụ án cụ thể nào, ta sẽ
thấy tội phạm phát sinh là do tác động của nhiều nhân tố khác nhau và không phải
là tác động chỉ từ nhân tố nào đó. Các nhân tố được coi là “tác nhân” làm phát sinh
tội phạm có sự tác động qua lại với nhau và trong tình huống cụ thể, nhất định mới
có thể làm phát sinh tội phạm. Chính vì vậy, chúng ta không thể kết luận nguyên
nhân làm phát sinh tội phạm là do thế hệ sau đã kế thừa những gen tồi tệ của thế hệ trước.
Sự ra đời và phát triển của “thuyết phạm tội thừa kế” đã dẫn đến sự hình thành và
phát triển của phong trào ưu sinh. Đặc biệt, biện pháp phòng ngừa tội phạm mà
trường phái “tội phạm học ưu sinh” đưa ra do ảnh hưởng của “thuyết phạm tội thừa
kế” là rất cực đoan, vô nhân đạo, chà đạp lên quyền con người. Chính vì vậy, Việt
Nam cũng như các nước trên thế giới đã không còn áp dụng trên thực tế biện pháp
này để phòng ngừa tội phạm.
Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu,
bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Do vậy,khả năng áp dụng của thuyết tội phạm
học thừa kế áp vào Việt Nam là rất hạn chế vì thuyết đã phủ nhận hết tất cả vai trò
của môi trường sống cũng như sự giáo dục của gia đình, xã hội,.. không phù hợp với
mục tiêu phát triển đất nước ta.
Để tiến tới xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh cần phải có các
biện pháp đấu tranh và phòng ngừa tội phạm một cách hiệu quả, lí giải đúng bản
chất nguyên nhân của việc thực hiện tội phạm bằng cách tiếp cận nhiều yếu tố mang lOMoARc PSD|27879799
tính khách quan, có căn cứ rõ ràng phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm, dự báo tội phạm,...
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tội phan học là ngành khoa học xã hội có vai trò đắc lực trong kiểm soát, đẩy lùi tội
phạm, duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội. Với tính chất là khoa học đa ngành
nghiên cứu về tội phạm, việc nghiên cứu về tội phạm nói chung, nguyên nhân của
tội phạm nói riêng để làm sáng tỏ vấn đề tại sao con người ta phạm tội cũng như tìm
ra hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm hữu hiệu.