Thuyết trình môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | USSH

Mẫu kịch bản thuyết trình môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu gồm 11 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần. Mời bạn đọc đón xem!

KỊCH BẢN THUYẾT TRÌNH
Cảnh 1: Thời hiện đại (Kỹ thuật: Tuyết Ngọc)
Con: Mẹ ơi, con về rồi
Mẹ: Ơi...hôm nay học vui không con?
Con: Không vui gì cả mẹ ơi
Mẹ: Sao, có chuyện gì kể mẹ nghe?
Con: Hôm nay ở lớp con có học về CMT8 đó mẹ, có cái nội dung cô nói mà
con không hiểu, cái gì mà "ngàn cân treo sợi tóc ấy". Xong con bạn cùng bàn
của con cứ nói cái gì nhảm nhảm xàm xàm không à.
TH: Cái gìiiiii? Mày mới nhảm với xàm ak
HG: Ủa, mày chui từ đâu vô được nhà tao vậy?
TH: Tao lén theo mày về nhà để hỏi mẹ mày cho ra lẽ...để rồi xem tao đúng
hay mày đúng
HG: Chắc chắn là tao đúng rồi...
Mẹ: (Cản 2 đứa lại)
Mẹ: Chà, mẹ biết là 2 bạn hôm nay đã học rất chăm chỉ rồi nè. Tuy nhiên,
môn Lịch sử đôi khi sẽ có nhiều chỗ khiến con chưa thể hiểu hết được, ví dụ
như hôm nay, hai đứa vẫn còn lăn tăn ở câu nói "ngàn cân treo sợi tóc" của
cô đúng hông? Um, "ngàn cân treo sợi tóc" đây là câu nói đã gói gọn tình
hình cả nước ta trong những ngày đầu CMT8 vừa mới thành công đó hai đứa
à... Tụi con biết không, bà ngoại của Hà Giang ngày xưa từng là một nữ du
kích dũng cảm trong CMT8. Ngày trước, bà hay kể mẹ nghe về những mẩu
chuyện thời chiến đầy gian lao và cảm tử, và trong đó còn còn cả những
ngày đầu của nước VNDCCH với muôn trùng khó khăn thử thách.
Mẹ: Nhiều năm rồi mà mẹ vẫn còn nhớ như in lời kể của bà, thỉnh thoáng
nhớ bà, mẹ lại mở cuốn hồi kí này ra xem... Con xem này, quyển nhật ký đã
sờn cũ và loang lổ những vết ố của thời gian rồi, nhưng đối với mẹ, đây là kỉ
vật vô giá bà để lại, là ngọn lửa bắt đầu niềm đam mê của mẹ đối với lịch sử
nước nhà.
Đây rồi, i dòng của con viết v tình hình sau CMT8
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
(clip)
Cảnh 2: Quá khứ (Kỹ thuật: Khánh Quân)
ANH CÁN BỘ: Hôm nay, cấp trên cử tôi xuống đây để nắm tình hình nhân
dân cũng như lắng nghe những nguyện vọng, góp ý của bà con sau quãng
thời gian dài quân dân ta đã cùng kề vai sát cánh để kháng chiến chống bọn
thực dân Pháp đang quay lại xâm lược.
Từ những ý kiến đóng góp của bà con, chính quyền ta có thể xem xét và rút
kinh nghiệm từ thực tiễn để ngày một hoàn thiện hơn. Dạo này đời sống bà
con nông dân sao rồi anh, có khó khăn lắm không?
ANH NÔNG DÂN: (than thở, tâm sự)
- Dạ thưa cán bộ, bây giờ cuộc sống của bà con nông dân chúng tui cũng đỡ
cơ cực phần nào rồi!! Nhiều đêm nằm nhớ lại những cái ngày mình mới
giành được chính quyền, cứ hễ nhớ tới là thấy thương Cách mạng mình quá
chừng!!. Lúc đó, tình hình khó khăn trăm bề - Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc á thì
gần 20 vạn quân Trung Quốc nó lấy danh nghĩa là giải giáp quân Nhật,
nhưng thực chất lại mang theo bọn phản động Việt QuốcViệt Cách để chống
phá chính quyền cách mạng mình.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam á thì bọn quân Anh nó cũng lấy danh nghĩa là
giải giáp quân Nhật nhưng mà thiệt ra là nó tạo điều kiện cho thằng Pháp
quay lại xâm lược miền Nam ta. Chưa có hết, mấy cái thế lực trong nước thì
cứ tìm cách chống phá chính quyền mới, chính quyền cách mạng thì vừa mới
thành lập, cũng chưa được củng cố vững vàng, lực lượng vũ trang lại còn
non yếu nữa.
- Nông nghiệp, sản xuất thì vốn đã lạc hậu, lại còn bị chiến tranh tàn phá
nặng nề nữa. Tui vẫn nhớ như in cái nạn đói năm 1945, hậu quả của nó
khủng khiếp lắm! Chưa kể, lũ lụt thiên tai thì kéo tới làm vỡ hết mấy cái đê
ở 9 tỉnh Bắc bộ, hạn hán kéo dài, đất không thể canh tác,... thôi nhiêu đó là
đủ hiểu đời sống sản xuất của bà con khổ cỡ nào.
- Còn xoay qua bên văn hóa á, thì cái tụi thực dân, phong kiến nó để lại tàn
dư văn hoá lạc hậu quá trời, gần như cả nước mình số người biết chữ đếm
trên đầu ngón tay.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
- Tui còn nhớ lúc đó chính quyền cách mạng mình chưa quản lý được ngân
hàng Đông Dương nữa, mà trong khi đó ngân sách Nhà nước thì trống rỗng.
Bọn Trung Quốc nó tung ra thị trường mấy loại tiền mất giá làm nền kinh tế
của mình không đâu vô đâu hết! (Tiền tệ)
=> Mà nói gì thì nói, chứ khó khăn lớn nhất mà nguy hiểm nhất của mình lúc
đó cho tới tận giờ này luôn, đó là bọn thực dân Pháp á, tụi nó lúc nào cùng
rình rập nền độc lập của mình hết. Lúc đó mình phải đánh đuổi nó ra khỏi
đất nước thì mới an tâm giải quyết mấy khó khăn trong nước được!
Chị du kích: (an ủi, đôi mắt sáng rực niềm tin vào Đảng). Nhớ lại lúc đó
thật oanh liệt anh nhỉ, có gian khổ nào mà chúng ta chưa đi qua. Tuyên ngôn
Độc lập cũng đã đọc, bây giờ chúng ta là những người dân tiên phong của
nước VNDCCH, phải tin tưởng vào Đảng và CT HCM
- Tớc mắt là về tình hình trong nước, đã có nhiều sự thay đổi lớn thuận
lợi cho cách mạng Việt Nam chúng ta, chính quyền nhân dân của nước ta đã
được kiến lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã
làm chủ được vận mệnh của dân tộc. Lực lượng vũ trang nhân dân thì đang
phát triển. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Dưới sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn
dân, toàn quân đoàn kết một lòng trong mặt trận dân tộc thống nhất, quyết
tâm giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc.
- Ngoài nước cũng có những thuận lợi không nhỏ, góp phần thúc đẩy cách
mạng nước ta phát triển đó ạ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín và địa
vị của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế, Liên Xô trở thành thành
trì của chủ nghĩa xã hội. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều
kiện phát triển, nhiều nước ở Đông và Trung Âu đã phát triển theo CNXH.
Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ, đưa đến các
trong trào thuộc địa ở Châu Á, Phi, Mỹ Latinh dâng cao.
ANH CÁN BỘ (QT): (nêu cao tinh thần) Phải rồi, đó là thời điểm nhạy
cảm, quân dân chúng ta đã đồng lòng đồng sức đến cùng nên mới có ngày
cách mạng thắng lợi thế như hôm nay. Ngày đó, chúng ta đã có những chủ
trương kịp thời và đúng lúc sẽ để đẩy cách mạng tiến gần đến thành công,
điển hình như:
- Thứ nhất, để sự nghiệp kháng chiến kiến quốc giành được thắng lợi,
nhiệm vụ trung tâm đó là củng cố chính quyền nhân dân. Ngày đó, trước
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
hoàn cảnh bọn đế quốc phản động ra sức cản trở, Đảng ta đã kiên quyết lãnh
đạo, tổ chức cuộc tổng tuyển cử, để có những dấu mốc đáng nhớ không thể
nào quên như....:
+Ngày 6-1-1946, nhân dân đã tự mình chọn lựa bầu những đại biểu chân
chính của mình vào Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp kỳ thứ nhất đã bầu Hồ Chí Minh giữ chức
Chủ tịch Chính phủ và trao quyền cho Người lập chính phủ chính thức
Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
+Tháng 11-1946, kì họp thứ hai, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quyền làm chủ nước nhà, quyền và nghĩa vụ
của mọi công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Đồng bào khắp nơi
cũng hăng hái đi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp...
+ Lực lượng vũ trang cũng được xây dựng và hoàn thiện, Việt Nam giải
phóng quân đã đổi thành Vệ quốc đoàn (9/1945), rồi đổi thành Quân đội
quốc gia Việt Nam (22/5/1946).
- Mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng, đưa đến sự ra đời của Hội Liên
hiệp quốc dân Việt Nam (tháng 5-1946) gọi tắt là Hội Liên Việt. Các tổ chức
quần chúng như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam... cũng lần lượt ra đời. - Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đã tạo
cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khẳng
định lòng ủng hộ son sắc của cả dân tộc đối với Đảng và Chính phủ cách
mạng trước những âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc và tay sai.
CHỊ CÁN BỘ (HP): (tiếp) Thưa các đồng chí, Thứ hai, Đảng và Chủ tịch
HCM cũng đưa ra những biện pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn
về nạn đói, nạn dốt và tài chính.
- V nạn đói,
+Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”, lập “Hũ
gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”
+Phát động quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả
nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ, không dùng gạo, ngô, khoai, sắn
để nấu rượu.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
+Thực hiện bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác. Tiến hành tịch thu
ruộng đất của đế quốc, Việt gian để chia cho nông dân nghèo, chia lại ruộng
đất công một cách công bằng.
+Giảm tô 25%, miễn thuế cho nông dân vùng bị thiên tai, chủ trương cho mở
lại các nhà máy do Nhật để lại nhằm tiến hành khai thác mỏ, khuyến khích
kinh doanh.
- Nói đến nạn dốt, xóa bỏ nạn mù chữ là một mục tiêu cấp bách.
+ Ngày 8/9/1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu
gọi nhân dân xóa nạn mù chữ. Từ 9/1945 đến 9/1946, trên toàn quốc gần 76
nghìn lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.
+Các trường học từ tiểu học trở lên lần lượt được khai giảng, còn có thêm
nhiều trường đại học mới, nâng cao nền giáo dục của nước ta.
- V tài chính, cái mà tưởng chừng là khó nhằn nhất cũng đã cơ bản được
giải quyết nhờ những biện pháp như:
+ Nhà nước xây dựng “Quỹ độc lập” và phát động “Tuần lễ vàng”, kêu gọi
tinh thần tự nguyện đóng góp của đồng bào cả nước, kết quả đã thu được
370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm
phụ quốc phòng”.
+ Và mừng nhất là ngày 23/11/1946. Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam
trong cả nước. Nghe tới đây, đúng là phải nói Cách mạng VN mình đã làm
nên kỳ tích hen! Thiệt ra thì chuyện gì cũng có cách giải quyết cả, quan
trọng là toàn dân phải đồng lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta!
DU KÍCH: Sau khi đã Củng cố chính quyền nhân dân, Đảng và nhà nước đã
tiếp tục đưa ra những biện pháp triệt để trong công cuộc Kháng chiến kiến
quốc, bảo vệ nền độc lập đó là chống giặc ngoại xâm và nội phản đung
không cán bộ?
QUANG THÀNH: Đúng vậy đó đồng chí, để nói về bọn ngoại xâm, có 2
giai đoạn quan trọng mà bà con chúng ta cần phải lưu tâm, đó là: Trước
6/3/1946: (Tình hình)
+ Lúc đó chỉ mới ba tuần sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, đêm
23/9/1945, được sự giúp đỡ trực tiếp của quân Anh, thực dân Pháp đã nổ
súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
+Trước tình hình đó, ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã
ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, và chỉ rõ: Kẻ thù chính của nhân dân
Đông Dương là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh
vào chúng.
+Trong thời gian đó, thì thực dân Pháp vừa tiến công mở rộng chiếm đóng ở
Nam Bộ và Nam Trung Bộ, vừa khẩn trương đàm phán với quân Trung Hoa
Dân Quốc để tìm cách đưa quân ra Bắc. Đến ngày 28/2/1946, chính quyền
Tưởng Giới Thạch và Chính phủ Pháp ký kết Hiệp ước Pháp - Hoa, thực dân
Pháp sẽ thay thế quân đội Tưởng tước vũ khí của Nhật ở miền Bắc Việt Nam
và Pháp sẽ nhượng lại một số quyền lợi về kinh tế cho Tưởng (Chủ trương)
HIỂU PHƯƠNG: Trước tình hình đó, thì
+ 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời đề ra chủ trương
sáng suốt là: hòa với Pháp để phá tan âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và bọn
phản động, bảo toàn được lực lượng, đồng thời kéo dài thời gian để chuẩn bị
cuộc chiến đấu mới, tiến đến giành độc lập hoàn toàn. (Biện pháp)
Từ đó, Đảng ta đã đưa ra đối sách đầy khôn khéo đó là:
- Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản Hiệp định Sơ bộ Pháp-
Việt. Theo Hiệp định Sơ bộ thì Chính phủ Pháp phải công nhận nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp
Pháp. Hai bên sẽ mở cuộc đàm phán tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn
hoặc Paris.
Anh nông dân: Phải công nhận, đường lối và chủ trưởng mà Đảng vạch ra
vô cùng đúng đắn và rõ ràng. - Tuy là nông dân ăn học ít, nhưng mà tui có
thể thấy được tầm nhìn của Đảng khi thực hiện sách lược hòa hoãn đó là:
tranh thủ thời gian Thứ nhất, giúp nước ta tranh thủ thời gian củng cố, xây
dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
toàn quốc Thứ hai là tránh việc phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc
sẽ gây nhiều bất lợi cho ta.
Chị du kích: Riêng tôi thì khâm phục và tự hào nhất về Đảng Cộng sản VN
ta ở giai đoạn sau 6/3/1946 với những sách lược vô cùng tinh tế và khéo léo
trước tình hình có nhiều biến chuyển bất lợi:
- Còn nhớ, sau 6/3/1946, Tình hình đã có nhiều biến chuyển lớn:
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
+ Hiệp định Sơ bộ chỉ là thỏa thuận tạm thời thôi. Vì vậy, hai nước Việt Nam
và Pháp cần tiếp tục đàm phán để ký hiệp định chính thức. Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chủ trương tìm mọi cách hòa hoãn, đẩy lùi nguy cơ chiến
tranh.
+ Sau khi cái Hội nghị trù bị Việt - Pháp (gì đó..) tại Đà Lạt bị tan vỡ do lập
trường hiếu chiến của Pháp, thì phái đoàn Quốc hội mới của VN ta đã chủ
động sang thăm thiện chí, hữu nghị với Quốc hội Pháp từ cuối tháng 4 đến
cuối tháng 5.
+Tiếp đó hé, ngày 31/5, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm nước Pháp cùng
với phái đoàn đàm phán của Chính phủ VN mình. Trong gần 100 ngày ở trên
đất Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hàng chục cuộc hội đàm, gặp gỡ
nhằm nêu rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam, không muốn chiến tranh với
Pháp. Người còn tích cực chỉ đạo Đoàn đàm phán Việt Nam ở cuộc đàm
phán chính thức với Đoàn đại biểu Pháp tại Fontainebleau.
Và chủ trương Đảng và CT HCM ta đưa ra trong thời điểm đó vẫn là:
Hòa để tiến. (Biện pháp) (tiếp)
Thế là sau hơn hai tháng đàm phán (từ 6/7 đến 10/9), Hội nghị
Fontainebleau không đi đến kết quả do phía Pháp không thực tâm đàm phán.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định nán lại nước Pháp thêm ít ngày, trực tiếp
gặp và đàm phán với Marius Moutet, Bộ trưởng Bộ nước Pháp ở Hải ngoại
(thường gọi là Bộ Thuộc địa) ký một bản Tạm ước về quan hệ Việt Nam -
Pháp ngày 14/9/1946. (Tác dụng) (tiếp)
Thật tình mà nói, ký Tạm ước lúc đó là quyết định sáng suốt nhất luôn, bởi
vì: -Tạm ước là cái “nhịp nghỉ” cần thiết, có lợi cho cách mạng Việt Nam lúc
bấy giờ đó: bản Tạm ước giúp ta có thêm thời gian để chuẩn bị lưc lượng về
mọi mặt nè, chuẩn bị tiến tới cuộc kháng chiến toàn quốc chống TDP.
- Tạm ước thể hiện rõ thiện chí giải quyết căng thẳng với Pháp bằng biện
pháp hòa bình, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận Pháp và nhân dân yêu
chuộng hòa bình trên thế giới. -Tạm ước còn thể hiện biện pháp ngoại giao
“dĩ bất biến ứng vạn biến”, tức là có thể linh hoạt, “mềm dẻo trong sách
lược” nhưng vẫn “cứng rắn trên nguyên tắc”, nhượng bộ cho Pháp một số
quyền lợi, nhưng nhất định không vi phạm độc lập dân tộc.
QUANG THÀNH: Tui đồng ý với chị hai tay luôn! Việc kí Hiệp định Sơ bộ
đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình và sự lựa chọn sáng suốt của Đảng theo cái
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
phương châm “hòa để tiến” nhằm loại trừ bớt kẻ thù, tranh thủ thời cơ để
chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài về sau, từng bước đưa đất
nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
CHÂU ĐOAN: Ê tui cũng hiểu nè, cái việc ký Tạm ước gì đó có thể coi như
là cái bước nhân nhượng (cần thiết nhưng mà là) cuối cùng của bên mình để
ngăn nguy cơ chiến tranh, vãn hồi hòa bình phải hong?
HIỂU PHƯƠNG: Đúng vậy, trong khi Hiệp định Sơ bộ giúp ta phân hóa
hàng ngũ đối phương, tránh cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù, thì Tạm ước
thể hiện rõ tính trì hoãn của ta, nhằm tạo điều kiện tiếp tục củng cố chính
quyền, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến “dài hơi” không thể tránh
khỏi. Mặc dù hai hiệp định này đều mang tính chất sơ bộ, nhưng nó phản
ánh một chủ trương nhất quán của Việt Nam mình đó là, trong bất cứ hoàn
cảnh nào cũng không muốn gây chiến tranh, tìm mọi cách để bảo vệ nền hòa
bình vừa mới giành được!
Du kích: Haizz, nhưng mà rốt cục cả hai hiệp định cũng không ngăn chặn
được chiến tranh nổ ra nhưng trong hoàn cảnh đất nước gặp muôn vàn khó
khăn về kinh tế, xã hội, thù trong, giặc ngoài như vậy, vận mệnh dân tộc như
“ngàn cân treo sợi tóc”, tui thấy việc ký Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước là
nước cờ ngoại giao xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn. Tôi,
cũng như tất cả những đồng chí có mặt tại đây, hoàn toàn tin tưởng vào
những sách lược đã đề ra và cũng xin dốc lòng dốc sức, sát cánh cùng các
đồng chí cán bộ đây thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Cảnh 3: Thời hiện đại (Kỹ thuật: Tuyết Ngọc)
Mẹ: Đó, con thấy đó, có được nền hòa bình ngày hôm nay, thế hệ trước đã
bỏ ra biết bao nhiêu công sức, không tiếc máu xương hi sinh cho thế hệ mai
sau. Con biết không, những chính sách, chủ trương của Đảng sau đưa ra thời
điểm sau CMT8 cũng đã để lại cho chúng ta vô vàn ý nghĩa và bài học kinh
nghiệm cho mai sau, con có biết là gì không? (Về ý nghĩa)
HG: Đầu tiên thì chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” đã thể hiện một tầm nhìn
chiến lược, nhãn quan chính trị xuất sắc của một chính Đảng là đảng Cộng
sản, phải không mẹ?
TH: Con thì thấy á, mấy cái chủ trương chính sách á đã tạo tiền đề để đất
nước tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội sau năm 1954 nè; xác định đúng
kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam mình là thực dân Pháp xâm lược nè, đồng
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
thời đề ra nhiệm vụ chiến lược mới là xây dựng và bảo về đất nước phải
hông cô?
HG: Chưa hết đâu nha, tao còn biết là - Việc giải quyết nạn đói, nạn dốt
và khó khăn về tài chính đã thể hiện được bản chất, tính ưu việt của chế độ
mới đó, mày có thấy được hong?
TH: Còn tao thì thấy nha... - Chiến lược của Đảng lúc đó đã tǎng cường
thực lực cách mạng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, vǎn hoá tư tưởng,
đồng thời phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân đó, thấy tao giỏi hong?
Ngoài ra hé còn phản ánh được tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, vận
dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều
kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể nữa đó!!!
HG: Mà mẹ ơi, sau tất cả thì con thấy là - Tư tưởng của Đảng đã được
thấm nhuần và đã góp phần nêu cao tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước
của dân tộc Việt Nam ta đó mẹ ơi!!!
Mẹ: Đúng rồi, hai đứa giỏi quá nè. Qua đó, thì Đảng và Nhà nước ta
cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá đó, cụ thể là: -
Trải qua tất cả những khó khăn thử thách, Đảng và nhân dân ta đã rút ra
quy luật cách mạng đó là: xây dựng chế độ mới phải luôn đi đôi với bảo vệ
chế độ mới. - Bài quan trọng tiếp theo đó là giữ vững quan điểm độc lập
dân tộc trong hoạch định đường lối cứu nước, thống nhất chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ - Bên canh đó, quan điểm hòa bình, hữu nghị luôn luôn được
nêu cao và phát huy trong mọi điều kiện, mọi tình huống, hết sức tranh thủ
sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài. - Và cuối cùng là, đối với những lực lượng
đế quốc, phản động, Đảng giữ vững nguyên tắc bảo vệ quyền lợi tối cao của
dân tộc, hết sức mềm dẻo, phân hóa kẻ thù, không để chúng câu kết chống
phá cách mạng.
HÀ GIANG: Qua những dòng nhật ký của bà, lời dạy của mẹ khiến cho con
càng thấy yêu thêm lịch sử đất nước ta. Càng tìm hiểu về lịch sử nước mình,
con càng thấy biết ơn và ngưỡng mộ thế hệ đi trước vô cùng vì không tiếc
mình hi sinh cho thế hệ mai sau, cho hòa bình của dân tộc
MẸ: Đúng đó con, lịch sử dân tộc phải được lưu truyền và phát huy từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Vậy mẹ hỏi hai đứa nè, qua lời dạy của mẹ hôm
nay, đối với vai trò là học sinh thì hai đứa có liên hệ được những bài học nào
cho bản thân mình không?
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
THU HƯƠNG: Dạ có ạ, theo con á cô, nếu mai này con trở thành những
người lãnh đạo đất nước, để có thể thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì nhất định con phải biết: - Phát
huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đồng lòng chung sức khắc phục mọi khó
khăn, gian khổ phải hong cô?
MẸ: Đúng rồi, giỏi quá, ngoài ra thì con còn phải: - Kế thừa và phát huy
bài học về tôn trọng thực tế, nắm vững quan điểm thực tiễn, sáng tạo trong
hành động để đạt được mục đích cao nhất nè. - Bên cạnh đó, con phải giúp
cho mỗi người dân Việt Nam xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phải cho nhân dân
hiểu rõ, cần đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hàng đầu để tạo ra s
ổn định về chính trị và đồng thuận trong xã hội. - Nếu mai sau, là một người
lãng đạo Đảng, thì còn cần phải biết chú trọng và đảm bảo quyền lợi chính
đáng của cộng đồng nha, phải giải quyết hài hòa giữa lợi ích của các giai
tầng trong xã hội, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước nhé! - Và cuối cùng, còn phải nhớ là tăng cường đoàn kết, mở
rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế nha!
THU HƯƠNG: Những bài học kinh nghiệm trong vai trò người lãnh đạo
mà nãy giờ cô nói cho con vs HG nghe á, con đã ghi nhớ hết rồi, sau này con
nhất định sẽ làm tốt hơn thế nữa luôn!!!
HÀ GIANG: Còn lỡ mà trong tương lai sắp tới con đậu đại học á, trở
thành một sinh viên như các anh chị ngồi tại đây hôm nay nghe con nói
thì cần ứng dụng bài học kinh nghiệm từ những giải pháp giải quyết khó
khăn sau CMT8 của Đảng theo một góc độ khác, đó là: - Tích cực nghiền
ngẫm những bài học của cô dạy môn LSD trên lớp, sau đó linh hoạt vận
dụng khéo léo, không cứng nhắc trong áp dụng lý luận, quan sát tình hình áp
dụng hợp lí. - Khi làm việc nhóm thì cần phải tin tưởng vào khả năng của
chính mình, có trách nhiệm với bản thân và tập thể. Thực hiện tốt vai trò
đảm nhận, đảm bảo tính tập thể được đề cao. - Kế thừa những tri thức và lý
luận nền tảng, vận dụng sáng tạo bài học vào thực tiễn, đổi mới tư duy để
truyền tải một cách thủ vị hơn như cách mà Đảng ta đã thực hiện và thành
công trong CMT8 nè!!!
THU HƯƠNG: Còn hổng mấy lỡ mà con đậu vào nguyện vọng 1 vào cái
ngành TTDPT của trường KHXH&NV, DHQGTPHCM ak, thì con sẽ
áp dụng: - Thực hiện Truyền thông đại chúng đúng đắn, hợp lý, đúng thời
điểm như ông bà ta đã kêu gọi, tuyên truyền và tổ chức "ngày đồng tâm",
"hũ gạo cứu đói"... Đã giúp nhân dân từng bước vượt qua nạn đói năm
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
1945). - Bên cạnh đó, khi làm truyền thông cần cố gắng trau dồi kiến thức,
nắm bắt tình hình nhanh chóng, chính xác, để từ đó sử dụng các phương tiện
truyền thông đại chúng một cách linh hoạt để truyền đạt thông tin chuẩn xác
và nhanh chóng đến mọi người. như Tờ Cứu Quốc đã giúp chính quyền
thông tin hoạt động "Tuần lễ vàng" đến người dân thời bấy giờ dễ dàng và
rộng rãi hơn.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
| 1/11

Preview text:

lOMoARcPSD|35919223
KỊCH BẢN THUYẾT TRÌNH
Cảnh 1: Thời hiện đại (Kỹ thuật: Tuyết Ngọc)
Con: Mẹ ơi, con về rồi
Mẹ: Ơi...hôm nay học vui không con?
Con: Không vui gì cả mẹ ơi
Mẹ: Sao, có chuyện gì kể mẹ nghe?
Con: Hôm nay ở lớp con có học về CMT8 đó mẹ, có cái nội dung cô nói mà
con không hiểu, cái gì mà "ngàn cân treo sợi tóc ấy". Xong con bạn cùng bàn
của con cứ nói cái gì nhảm nhảm xàm xàm không à.
TH: Cái gìiiiii? Mày mới nhảm với xàm ak
HG: Ủa, mày chui từ đâu vô được nhà tao vậy?
TH: Tao lén theo mày về nhà để hỏi mẹ mày cho ra lẽ...để rồi xem tao đúng hay mày đúng
HG: Chắc chắn là tao đúng rồi...
Mẹ: (Cản 2 đứa lại)
Mẹ: Chà, mẹ biết là 2 bạn hôm nay đã học rất chăm chỉ rồi nè. Tuy nhiên,
môn Lịch sử đôi khi sẽ có nhiều chỗ khiến con chưa thể hiểu hết được, ví dụ
như hôm nay, hai đứa vẫn còn lăn tăn ở câu nói "ngàn cân treo sợi tóc" của
cô đúng hông? Um, "ngàn cân treo sợi tóc" đây là câu nói đã gói gọn tình
hình cả nước ta trong những ngày đầu CMT8 vừa mới thành công đó hai đứa
à... Tụi con biết không, bà ngoại của Hà Giang ngày xưa từng là một nữ du
kích dũng cảm trong CMT8. Ngày trước, bà hay kể mẹ nghe về những mẩu
chuyện thời chiến đầy gian lao và cảm tử, và trong đó còn còn cả những
ngày đầu của nước VNDCCH với muôn trùng khó khăn thử thách.
Mẹ: Nhiều năm rồi mà mẹ vẫn còn nhớ như in lời kể của bà, thỉnh thoáng
nhớ bà, mẹ lại mở cuốn hồi kí này ra xem... Con xem này, quyển nhật ký đã
sờn cũ và loang lổ những vết ố của thời gian rồi, nhưng đối với mẹ, đây là kỉ
vật vô giá bà để lại, là ngọn lửa bắt đầu niềm đam mê của mẹ đối với lịch sử nước nhà.
Đây rồi, vài dòng của bà con viết về tình hình sau CMT8
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223 (clip)
Cảnh 2: Quá khứ (Kỹ thuật: Khánh Quân)
ANH CÁN BỘ: Hôm nay, cấp trên cử tôi xuống đây để nắm tình hình nhân
dân cũng như lắng nghe những nguyện vọng, góp ý của bà con sau quãng
thời gian dài quân dân ta đã cùng kề vai sát cánh để kháng chiến chống bọn
thực dân Pháp đang quay lại xâm lược.
Từ những ý kiến đóng góp của bà con, chính quyền ta có thể xem xét và rút
kinh nghiệm từ thực tiễn để ngày một hoàn thiện hơn. Dạo này đời sống bà
con nông dân sao rồi anh, có khó khăn lắm không?
ANH NÔNG DÂN: (than thở, tâm sự)
- Dạ thưa cán bộ, bây giờ cuộc sống của bà con nông dân chúng tui cũng đỡ
cơ cực phần nào rồi!! Nhiều đêm nằm nhớ lại những cái ngày mình mới
giành được chính quyền, cứ hễ nhớ tới là thấy thương Cách mạng mình quá
chừng!!. Lúc đó, tình hình khó khăn trăm bề - Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc á thì
gần 20 vạn quân Trung Quốc nó lấy danh nghĩa là giải giáp quân Nhật,
nhưng thực chất lại mang theo bọn phản động Việt QuốcViệt Cách để chống
phá chính quyền cách mạng mình.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam á thì bọn quân Anh nó cũng lấy danh nghĩa là
giải giáp quân Nhật nhưng mà thiệt ra là nó tạo điều kiện cho thằng Pháp
quay lại xâm lược miền Nam ta. Chưa có hết, mấy cái thế lực trong nước thì
cứ tìm cách chống phá chính quyền mới, chính quyền cách mạng thì vừa mới
thành lập, cũng chưa được củng cố vững vàng, lực lượng vũ trang lại còn non yếu nữa.
- Nông nghiệp, sản xuất thì vốn đã lạc hậu, lại còn bị chiến tranh tàn phá
nặng nề nữa. Tui vẫn nhớ như in cái nạn đói năm 1945, hậu quả của nó
khủng khiếp lắm! Chưa kể, lũ lụt thiên tai thì kéo tới làm vỡ hết mấy cái đê
ở 9 tỉnh Bắc bộ, hạn hán kéo dài, đất không thể canh tác,... thôi nhiêu đó là
đủ hiểu đời sống sản xuất của bà con khổ cỡ nào.
- Còn xoay qua bên văn hóa á, thì cái tụi thực dân, phong kiến nó để lại tàn
dư văn hoá lạc hậu quá trời, gần như cả nước mình số người biết chữ đếm trên đầu ngón tay.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
- Tui còn nhớ lúc đó chính quyền cách mạng mình chưa quản lý được ngân
hàng Đông Dương nữa, mà trong khi đó ngân sách Nhà nước thì trống rỗng.
Bọn Trung Quốc nó tung ra thị trường mấy loại tiền mất giá làm nền kinh tế
của mình không đâu vô đâu hết! (Tiền tệ)
=> Mà nói gì thì nói, chứ khó khăn lớn nhất mà nguy hiểm nhất của mình lúc
đó cho tới tận giờ này luôn, đó là bọn thực dân Pháp á, tụi nó lúc nào cùng
rình rập nền độc lập của mình hết. Lúc đó mình phải đánh đuổi nó ra khỏi
đất nước thì mới an tâm giải quyết mấy khó khăn trong nước được!
Chị du kích: (an ủi, đôi mắt sáng rực niềm tin vào Đảng). Nhớ lại lúc đó
thật oanh liệt anh nhỉ, có gian khổ nào mà chúng ta chưa đi qua. Tuyên ngôn
Độc lập cũng đã đọc, bây giờ chúng ta là những người dân tiên phong của
nước VNDCCH, phải tin tưởng vào Đảng và CT HCM
- Trước mắt là về tình hình trong nước, đã có nhiều sự thay đổi lớn thuận
lợi cho cách mạng Việt Nam chúng ta, chính quyền nhân dân của nước ta đã
được kiến lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã
làm chủ được vận mệnh của dân tộc. Lực lượng vũ trang nhân dân thì đang
phát triển. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Dưới sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn
dân, toàn quân đoàn kết một lòng trong mặt trận dân tộc thống nhất, quyết
tâm giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc.
- Ngoài nước cũng có những thuận lợi không nhỏ, góp phần thúc đẩy cách
mạng nước ta phát triển đó ạ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín và địa
vị của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế, Liên Xô trở thành thành
trì của chủ nghĩa xã hội. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều
kiện phát triển, nhiều nước ở Đông và Trung Âu đã phát triển theo CNXH.
Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ, đưa đến các
trong trào thuộc địa ở Châu Á, Phi, Mỹ Latinh dâng cao.
ANH CÁN BỘ (QT): (nêu cao tinh thần) Phải rồi, đó là thời điểm nhạy
cảm, quân dân chúng ta đã đồng lòng đồng sức đến cùng nên mới có ngày
cách mạng thắng lợi thế như hôm nay. Ngày đó, chúng ta đã có những chủ
trương kịp thời và đúng lúc sẽ để đẩy cách mạng tiến gần đến thành công, điển hình như:
- Thứ nhất, để sự nghiệp kháng chiến kiến quốc giành được thắng lợi,
nhiệm vụ trung tâm đó là củng cố chính quyền nhân dân. Ngày đó, trước
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
hoàn cảnh bọn đế quốc phản động ra sức cản trở, Đảng ta đã kiên quyết lãnh
đạo, tổ chức cuộc tổng tuyển cử, để có những dấu mốc đáng nhớ không thể nào quên như....:
+Ngày 6-1-1946, nhân dân đã tự mình chọn lựa bầu những đại biểu chân
chính của mình vào Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp kỳ thứ nhất đã bầu Hồ Chí Minh giữ chức
Chủ tịch Chính phủ và trao quyền cho Người lập chính phủ chính thức
Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
+Tháng 11-1946, kì họp thứ hai, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quyền làm chủ nước nhà, quyền và nghĩa vụ
của mọi công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Đồng bào khắp nơi
cũng hăng hái đi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp...
+ Lực lượng vũ trang cũng được xây dựng và hoàn thiện, Việt Nam giải
phóng quân đã đổi thành Vệ quốc đoàn (9/1945), rồi đổi thành Quân đội
quốc gia Việt Nam (22/5/1946).
- Mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng, đưa đến sự ra đời của Hội Liên
hiệp quốc dân Việt Nam (tháng 5-1946) gọi tắt là Hội Liên Việt. Các tổ chức
quần chúng như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam... cũng lần lượt ra đời. - Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đã tạo
cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khẳng
định lòng ủng hộ son sắc của cả dân tộc đối với Đảng và Chính phủ cách
mạng trước những âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc và tay sai.
CHỊ CÁN BỘ (HP): (tiếp) Thưa các đồng chí, Thứ hai, Đảng và Chủ tịch
HCM cũng đưa ra những biện pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn
về nạn đói, nạn dốt và tài chính.
- Về nạn đói,
+Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”, lập “Hũ
gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”
+Phát động quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả
nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ, không dùng gạo, ngô, khoai, sắn để nấu rượu.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
+Thực hiện bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác. Tiến hành tịch thu
ruộng đất của đế quốc, Việt gian để chia cho nông dân nghèo, chia lại ruộng
đất công một cách công bằng.
+Giảm tô 25%, miễn thuế cho nông dân vùng bị thiên tai, chủ trương cho mở
lại các nhà máy do Nhật để lại nhằm tiến hành khai thác mỏ, khuyến khích kinh doanh.
- Nói đến nạn dốt, xóa bỏ nạn mù chữ là một mục tiêu cấp bách.
+ Ngày 8/9/1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu
gọi nhân dân xóa nạn mù chữ. Từ 9/1945 đến 9/1946, trên toàn quốc gần 76
nghìn lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.
+Các trường học từ tiểu học trở lên lần lượt được khai giảng, còn có thêm
nhiều trường đại học mới, nâng cao nền giáo dục của nước ta.
- Về tài chính, cái mà tưởng chừng là khó nhằn nhất cũng đã cơ bản được
giải quyết nhờ những biện pháp như:
+ Nhà nước xây dựng “Quỹ độc lập” và phát động “Tuần lễ vàng”, kêu gọi
tinh thần tự nguyện đóng góp của đồng bào cả nước, kết quả đã thu được
370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”.
+ Và mừng nhất là ngày 23/11/1946. Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam
trong cả nước. Nghe tới đây, đúng là phải nói Cách mạng VN mình đã làm
nên kỳ tích hen! Thiệt ra thì chuyện gì cũng có cách giải quyết cả, quan
trọng là toàn dân phải đồng lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta!
DU KÍCH: Sau khi đã Củng cố chính quyền nhân dân, Đảng và nhà nước đã
tiếp tục đưa ra những biện pháp triệt để trong công cuộc Kháng chiến kiến
quốc, bảo vệ nền độc lập đó là chống giặc ngoại xâm và nội phản đung không cán bộ?
QUANG THÀNH: Đúng vậy đó đồng chí, để nói về bọn ngoại xâm, có 2
giai đoạn quan trọng mà bà con chúng ta cần phải lưu tâm, đó là: Trước
6/3/1946: (Tình hình)
+ Lúc đó chỉ mới ba tuần sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, đêm
23/9/1945, được sự giúp đỡ trực tiếp của quân Anh, thực dân Pháp đã nổ
súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
+Trước tình hình đó, ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã
ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, và chỉ rõ: Kẻ thù chính của nhân dân
Đông Dương là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
+Trong thời gian đó, thì thực dân Pháp vừa tiến công mở rộng chiếm đóng ở
Nam Bộ và Nam Trung Bộ, vừa khẩn trương đàm phán với quân Trung Hoa
Dân Quốc để tìm cách đưa quân ra Bắc. Đến ngày 28/2/1946, chính quyền
Tưởng Giới Thạch và Chính phủ Pháp ký kết Hiệp ước Pháp - Hoa, thực dân
Pháp sẽ thay thế quân đội Tưởng tước vũ khí của Nhật ở miền Bắc Việt Nam
và Pháp sẽ nhượng lại một số quyền lợi về kinh tế cho Tưởng (Chủ trương)
HIỂU PHƯƠNG: Trước tình hình đó, thì
+ 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời đề ra chủ trương
sáng suốt là: hòa với Pháp để phá tan âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và bọn
phản động, bảo toàn được lực lượng, đồng thời kéo dài thời gian để chuẩn bị
cuộc chiến đấu mới, tiến đến giành độc lập hoàn toàn. (Biện pháp)
Từ đó, Đảng ta đã đưa ra đối sách đầy khôn khéo đó là:
- Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản Hiệp định Sơ bộ Pháp-
Việt. Theo Hiệp định Sơ bộ thì Chính phủ Pháp phải công nhận nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp
Pháp. Hai bên sẽ mở cuộc đàm phán tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris.
Anh nông dân: Phải công nhận, đường lối và chủ trưởng mà Đảng vạch ra
vô cùng đúng đắn và rõ ràng. - Tuy là nông dân ăn học ít, nhưng mà tui có
thể thấy được tầm nhìn của Đảng khi thực hiện sách lược hòa hoãn đó là:
tranh thủ thời gian Thứ nhất, giúp nước ta tranh thủ thời gian củng cố, xây
dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
toàn quốc Thứ hai là tránh việc phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc
sẽ gây nhiều bất lợi cho ta.
Chị du kích: Riêng tôi thì khâm phục và tự hào nhất về Đảng Cộng sản VN
ta ở giai đoạn sau 6/3/1946 với những sách lược vô cùng tinh tế và khéo léo
trước tình hình có nhiều biến chuyển bất lợi:
- Còn nhớ, sau 6/3/1946, Tình hình đã có nhiều biến chuyển lớn:
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
+ Hiệp định Sơ bộ chỉ là thỏa thuận tạm thời thôi. Vì vậy, hai nước Việt Nam
và Pháp cần tiếp tục đàm phán để ký hiệp định chính thức. Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chủ trương tìm mọi cách hòa hoãn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh.
+ Sau khi cái Hội nghị trù bị Việt - Pháp (gì đó..) tại Đà Lạt bị tan vỡ do lập
trường hiếu chiến của Pháp, thì phái đoàn Quốc hội mới của VN ta đã chủ
động sang thăm thiện chí, hữu nghị với Quốc hội Pháp từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5.
+Tiếp đó hé, ngày 31/5, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm nước Pháp cùng
với phái đoàn đàm phán của Chính phủ VN mình. Trong gần 100 ngày ở trên
đất Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hàng chục cuộc hội đàm, gặp gỡ
nhằm nêu rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam, không muốn chiến tranh với
Pháp. Người còn tích cực chỉ đạo Đoàn đàm phán Việt Nam ở cuộc đàm
phán chính thức với Đoàn đại biểu Pháp tại Fontainebleau.
Và chủ trương Đảng và CT HCM ta đưa ra trong thời điểm đó vẫn là:
Hòa để tiến. (Biện pháp) (tiếp)
Thế là sau hơn hai tháng đàm phán (từ 6/7 đến 10/9), Hội nghị
Fontainebleau không đi đến kết quả do phía Pháp không thực tâm đàm phán.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định nán lại nước Pháp thêm ít ngày, trực tiếp
gặp và đàm phán với Marius Moutet, Bộ trưởng Bộ nước Pháp ở Hải ngoại
(thường gọi là Bộ Thuộc địa) ký một bản Tạm ước về quan hệ Việt Nam -
Pháp ngày 14/9/1946. (Tác dụng) (tiếp)
Thật tình mà nói, ký Tạm ước lúc đó là quyết định sáng suốt nhất luôn, bởi
vì: -Tạm ước là cái “nhịp nghỉ” cần thiết, có lợi cho cách mạng Việt Nam lúc
bấy giờ đó: bản Tạm ước giúp ta có thêm thời gian để chuẩn bị lưc lượng về
mọi mặt nè, chuẩn bị tiến tới cuộc kháng chiến toàn quốc chống TDP.
- Tạm ước thể hiện rõ thiện chí giải quyết căng thẳng với Pháp bằng biện
pháp hòa bình, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận Pháp và nhân dân yêu
chuộng hòa bình trên thế giới. -Tạm ước còn thể hiện biện pháp ngoại giao
“dĩ bất biến ứng vạn biến”, tức là có thể linh hoạt, “mềm dẻo trong sách
lược” nhưng vẫn “cứng rắn trên nguyên tắc”, nhượng bộ cho Pháp một số
quyền lợi, nhưng nhất định không vi phạm độc lập dân tộc.
QUANG THÀNH: Tui đồng ý với chị hai tay luôn! Việc kí Hiệp định Sơ bộ
đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình và sự lựa chọn sáng suốt của Đảng theo cái
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
phương châm “hòa để tiến” nhằm loại trừ bớt kẻ thù, tranh thủ thời cơ để
chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài về sau, từng bước đưa đất
nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
CHÂU ĐOAN: Ê tui cũng hiểu nè, cái việc ký Tạm ước gì đó có thể coi như
là cái bước nhân nhượng (cần thiết nhưng mà là) cuối cùng của bên mình để
ngăn nguy cơ chiến tranh, vãn hồi hòa bình phải hong?
HIỂU PHƯƠNG: Đúng vậy, trong khi Hiệp định Sơ bộ giúp ta phân hóa
hàng ngũ đối phương, tránh cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù, thì Tạm ước
thể hiện rõ tính trì hoãn của ta, nhằm tạo điều kiện tiếp tục củng cố chính
quyền, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến “dài hơi” không thể tránh
khỏi. Mặc dù hai hiệp định này đều mang tính chất sơ bộ, nhưng nó phản
ánh một chủ trương nhất quán của Việt Nam mình đó là, trong bất cứ hoàn
cảnh nào cũng không muốn gây chiến tranh, tìm mọi cách để bảo vệ nền hòa
bình vừa mới giành được!
Du kích: Haizz, nhưng mà rốt cục cả hai hiệp định cũng không ngăn chặn
được chiến tranh nổ ra nhưng trong hoàn cảnh đất nước gặp muôn vàn khó
khăn về kinh tế, xã hội, thù trong, giặc ngoài như vậy, vận mệnh dân tộc như
“ngàn cân treo sợi tóc”, tui thấy việc ký Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước là
nước cờ ngoại giao xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn. Tôi,
cũng như tất cả những đồng chí có mặt tại đây, hoàn toàn tin tưởng vào
những sách lược đã đề ra và cũng xin dốc lòng dốc sức, sát cánh cùng các
đồng chí cán bộ đây thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Cảnh 3: Thời hiện đại (Kỹ thuật: Tuyết Ngọc)
Mẹ: Đó, con thấy đó, có được nền hòa bình ngày hôm nay, thế hệ trước đã
bỏ ra biết bao nhiêu công sức, không tiếc máu xương hi sinh cho thế hệ mai
sau. Con biết không, những chính sách, chủ trương của Đảng sau đưa ra thời
điểm sau CMT8 cũng đã để lại cho chúng ta vô vàn ý nghĩa và bài học kinh
nghiệm cho mai sau, con có biết là gì không? (Về ý nghĩa)
HG: Đầu tiên thì chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” đã thể hiện một tầm nhìn
chiến lược, nhãn quan chính trị xuất sắc của một chính Đảng là đảng Cộng sản, phải không mẹ?
TH: Con thì thấy á, mấy cái chủ trương chính sách á đã tạo tiền đề để đất
nước tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội sau năm 1954 nè; xác định đúng
kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam mình là thực dân Pháp xâm lược nè, đồng
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
thời đề ra nhiệm vụ chiến lược mới là xây dựng và bảo về đất nước phải hông cô?
HG: Chưa hết đâu nha, tao còn biết là - Việc giải quyết nạn đói, nạn dốt
và khó khăn về tài chính đã thể hiện được bản chất, tính ưu việt của chế độ
mới đó, mày có thấy được hong?
TH: Còn tao thì thấy nha... - Chiến lược của Đảng lúc đó đã tǎng cường
thực lực cách mạng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, vǎn hoá tư tưởng,
đồng thời phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân đó, thấy tao giỏi hong?
Ngoài ra hé còn phản ánh được tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, vận
dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều
kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể nữa đó!!!
HG: Mà mẹ ơi, sau tất cả thì con thấy là - Tư tưởng của Đảng đã được
thấm nhuần và đã góp phần nêu cao tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước
của dân tộc Việt Nam ta đó mẹ ơi!!!
Mẹ: Đúng rồi, hai đứa giỏi quá nè. Qua đó, thì Đảng và Nhà nước ta
cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá đó, cụ thể là: -
Trải qua tất cả những khó khăn thử thách, Đảng và nhân dân ta đã rút ra
quy luật cách mạng đó là: xây dựng chế độ mới phải luôn đi đôi với bảo vệ
chế độ mới. - Bài quan trọng tiếp theo đó là giữ vững quan điểm độc lập
dân tộc trong hoạch định đường lối cứu nước, thống nhất chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ - Bên canh đó, quan điểm hòa bình, hữu nghị luôn luôn được
nêu cao và phát huy trong mọi điều kiện, mọi tình huống, hết sức tranh thủ
sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài. - Và cuối cùng là, đối với những lực lượng
đế quốc, phản động, Đảng giữ vững nguyên tắc bảo vệ quyền lợi tối cao của
dân tộc, hết sức mềm dẻo, phân hóa kẻ thù, không để chúng câu kết chống phá cách mạng.
HÀ GIANG: Qua những dòng nhật ký của bà, lời dạy của mẹ khiến cho con
càng thấy yêu thêm lịch sử đất nước ta. Càng tìm hiểu về lịch sử nước mình,
con càng thấy biết ơn và ngưỡng mộ thế hệ đi trước vô cùng vì không tiếc
mình hi sinh cho thế hệ mai sau, cho hòa bình của dân tộc
MẸ: Đúng đó con, lịch sử dân tộc phải được lưu truyền và phát huy từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Vậy mẹ hỏi hai đứa nè, qua lời dạy của mẹ hôm
nay, đối với vai trò là học sinh thì hai đứa có liên hệ được những bài học nào cho bản thân mình không?
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
THU HƯƠNG: Dạ có ạ, theo con á cô, nếu mai này con trở thành những
người lãnh đạo đất nước, để có thể thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì nhất định con phải biết: - Phát
huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đồng lòng chung sức khắc phục mọi khó
khăn, gian khổ phải hong cô?
MẸ: Đúng rồi, giỏi quá, ngoài ra thì con còn phải: - Kế thừa và phát huy
bài học về tôn trọng thực tế, nắm vững quan điểm thực tiễn, sáng tạo trong
hành động để đạt được mục đích cao nhất nè. - Bên cạnh đó, con phải giúp
cho mỗi người dân Việt Nam xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phải cho nhân dân
hiểu rõ, cần đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hàng đầu để tạo ra sự
ổn định về chính trị và đồng thuận trong xã hội. - Nếu mai sau, là một người
lãng đạo Đảng, thì còn cần phải biết chú trọng và đảm bảo quyền lợi chính
đáng của cộng đồng nha, phải giải quyết hài hòa giữa lợi ích của các giai
tầng trong xã hội, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước nhé! - Và cuối cùng, còn phải nhớ là tăng cường đoàn kết, mở
rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế nha!
THU HƯƠNG: Những bài học kinh nghiệm trong vai trò người lãnh đạo
mà nãy giờ cô nói cho con vs HG nghe á, con đã ghi nhớ hết rồi, sau này con
nhất định sẽ làm tốt hơn thế nữa luôn!!!
HÀ GIANG: Còn lỡ mà trong tương lai sắp tới con đậu đại học á, trở
thành một sinh viên như các anh chị ngồi tại đây hôm nay nghe con nói
thì cần ứng dụng bài học kinh nghiệm từ những giải pháp giải quyết khó
khăn sau CMT8 của Đảng theo một góc độ khác, đó là: - Tích cực nghiền
ngẫm những bài học của cô dạy môn LSD trên lớp, sau đó linh hoạt vận
dụng khéo léo, không cứng nhắc trong áp dụng lý luận, quan sát tình hình áp
dụng hợp lí. - Khi làm việc nhóm thì cần phải tin tưởng vào khả năng của
chính mình, có trách nhiệm với bản thân và tập thể. Thực hiện tốt vai trò
đảm nhận, đảm bảo tính tập thể được đề cao. - Kế thừa những tri thức và lý
luận nền tảng, vận dụng sáng tạo bài học vào thực tiễn, đổi mới tư duy để
truyền tải một cách thủ vị hơn như cách mà Đảng ta đã thực hiện và thành công trong CMT8 nè!!!
THU HƯƠNG: Còn hổng mấy lỡ mà con đậu vào nguyện vọng 1 vào cái
ngành TTDPT của trường KHXH&NV, DHQGTPHCM ak, thì con sẽ
áp dụng: - Thực hiện Truyền thông đại chúng đúng đắn, hợp lý, đúng thời
điểm như ông bà ta đã kêu gọi, tuyên truyền và tổ chức "ngày đồng tâm",
"hũ gạo cứu đói"... Đã giúp nhân dân từng bước vượt qua nạn đói năm
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
1945). - Bên cạnh đó, khi làm truyền thông cần cố gắng trau dồi kiến thức,
nắm bắt tình hình nhanh chóng, chính xác, để từ đó sử dụng các phương tiện
truyền thông đại chúng một cách linh hoạt để truyền đạt thông tin chuẩn xác
và nhanh chóng đến mọi người. như Tờ Cứu Quốc đã giúp chính quyền
thông tin hoạt động "Tuần lễ vàng" đến người dân thời bấy giờ dễ dàng và rộng rãi hơn.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)