Thuyết trình môn Triết học Mác-Lênin | Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố HCM
Thuyết trình môn Triết học Mác-Lênin | Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố HCM được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (POMAL)
Trường: Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI a) Khái niệm:
– Tồn tại xã hội là thuật ngữ dùng để mô tả đời sống vật chất và các điều kiện hoạt
động vật chất của xã hội, là các mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với thiên
nhiên và giữa con người với nhau.
– Trong đó, quan hệ giữa con người với thiên nhiên và quan hệ vật chất, tinh thần giữa
con người với thiên nhiên là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ trên xuất hiện
trong quá trình hình thành xã hội con người và nó không lệ thuộc vào ý thức xã hội.
VD: Thời tiền sử, các bộ lạc săn bắt, hái
lượm, sử dụng đá cuội làm công cụ. Công
cụ còn rất thô sơ nhưng đã có những tiến
bộ đáng kể trong kĩ thuật chế tạo, có nhiều
loại hình cố định để phục vụ cuộc sống.
Thời kì này con người nhận biết và sử
dụng nhiều loại vật liệu từ đá cuội, đất,
xương, ngà voi, tre nứa. .. Bên cạnh đó điều
kiện thời tiết thuận lợi cùng với sự phong phú của những loài thực vật tạo
thành nguyên liệu vô cùng quý giá.
b) Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội:
Phương thức sản xuất ra của cải vật chất là cách thức mà con người dùng để làm ra
của cải vật chất cho mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Theo cách đó con
người có những quan hệ với nhau trong sản xuất.
VD: Phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước
là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt
vật chất truyền thống của người Việt Nam.
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý như điều kiện đất đai, khí hậu,
sông ngòi, biển, động thực vật, nguyên liệu, khoáng sản… Đây là điều kiện thường
xuyên và tất yếu của sự tồn tại và phát triển của xã hội, nó có thể gây ảnh hướng khó
khăn hoặc thuận lợi cho đời sống con người và cả sản xuất xã hội
VD: Các điều kiện khí hậu đất đai sông hồ,… tạo nên
đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội.
Các yếu tố về dân số và mật độ dân số bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất
lưu dân cư, mô hình tổ chức dân cư… Đây là điều kiện đối với đời sống xã hội vì nó
có ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn đối với đời sống và sản xuất.
VD: Cấu trúc dân cư nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam, với tổ chức làng xã ổn
định có những khác biệt khá lớn so với cấu trúc dân cư của các cộng đồng dân
du mục thường xuyên di động. Sự phân bố và tổ chức dân cư trong xã hội nông
nghiệp truyền thống cũng có sự khác biệt cơ bản với xã hội công nghiệp
2. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU, TÍNH GIAI CẤP VÀ CÁC HÌNH THÁI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
a. Khái niệm về ý thức xã hội:
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan
điểm tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng... của những cộng đồng xã hội, nảy
sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển
nhất định (nói chung YTXH thuộc về mặt tinh thần của đời sống xã hội) -Ví dụ:
Truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam
Tình thần yêu nước, đoàn kết Hiếu học Cần cù, chăm chỉ
b. Kết cấu của ý thức xã hội
Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn
tại xã hội có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận:
- Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thứcnhững quan
niệm,... của những con người trong một cộng đồng người nhất định, được
hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày chưa được
hệ thống hóa, khải quát hóa thành lý luận.
– Ý thức lý luận là những tư tưởng quan điểm đã được hệ thống hóa, khái
quát hóa thành các học thuyết xã hội được trình bảy dưới dạng những khái
niệm phạm trù, qui luật. Ý thức lý luận có khả năng phản ảnh hiện thực
khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác vạch ra các mối liên
hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Ý thức lý luận đạt trình độ cao
và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng.
Cũng có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương
thức phản ánh đối với tồn tại xã hội đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội
– Tâm lý xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen,
tập quán... của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội
hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và
phản ánh đời sống đó.Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan
trọng của tâm lý xã hội trong sự phát triển của ý thức xã hội
Ví dụ: Trong xã hội Việt Nam hiện nay, tình cảm yêu nước là một
tình cảm xã hội phổ biến. Tình cảm yêu nước được thể hiện qua
nhiều hành động cụ thể như: tham gia bảo vệ Tổ quốc, giúp đỡ
người nghèo, bảo vệ môi trường,...
– Hệ tư tưởng xã hội là khái niệm chi trình độ cao của ý thức xã hội,
được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc về những điều kiện sinh
hoạt vật chất của mình, là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã
hội như: chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo. Tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng xã hội là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý
thức xã hội đối với cùng một tồn tại xã hội, chúng có mối quan hệ biện
chứng với nhau, tuy nhiên, không phải tâm lý xã hội tự nó sản sinh ra hệ tư tưởng xã hội.
Ví dụ: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa tư
bản, chủ nghĩa xã hội,...
-Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội là hai trình độ, hai phương thức phản
ánh khác nhau của ý thức xã hội đối với cùng một tồn tại xã hội, chúng có
mối quan hệ biện chứng với nhau, tuy nhiên, không phải tâm lý xã hội tự
nó sản sinh ra hệ tư tưởng xã hội
-Ý thức xã hội có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó tác động trở
lại tồn tại xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
c. Tính giai cấp của ý thức xã hội:
Trong những xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau có điều kiện vật
chất khác nhau, có lợi ích và địa vị xã hội khác nhau thì ý thức xã hội của
các giai cấp đó cũng khác nhau. Vì vậy Ý thức xã hội phản ánh điều
kiện sinh hoạt vật chất và lợi ích khác nhau, đối lập nhau giữa các giai cấp.
Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện cả ở tâm lý xã hội lẫn ở hệ tư
tưởng. Nếu ở trình độ tâm lý xã hội mỗi giai cấp xã hội đều có tình cảm,
tâm trạng, thói quen, thiện cảm hay ác cảm riêng thì ở trình độ hệ tư tưởng
tính giai cấp thể hiện rõ rệt và sâu sắc hơn nhiều. Ở trình độ này sự đối lập
giữa các hệ tư tưởng của những giai cấp khác nhau thường là không dung
hòa nhau. Và khi đó, hệ tư tưởng thống trị trong xã hội là hệ tư tưởng của
giai cấp thống trị. Ý thức của giai cấp thống trị là ý thức thống trị, nó
chỉ phối cả kinh tế lẫn chính trị.,
Ví dụ về tính giai cấp của ý thức xã hội:
• Tình cảm: Ví dụ, giai cấp thống trị thường có tình cảm yêu nước
hẹp hòi, ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích của giai cấp mình, còn
giai cấp bị trị thường có tình cảm yêu nước rộng lớn, bao trùm toàn dân tộc.
• Ý chí: Ví dụ, giai cấp thống trị thường có ý chí quyết tâm bảo vệ
chế độ, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, còn giai cấp bị trị thường
có ý chí đấu tranh cho quyền lợi của mình.
• Tư tưởng: Ví dụ, giai cấp thống trị thường có tư tưởng bảo vệ
chế độ tư bản chủ nghĩa, còn giai cấp bị trị thường có tư tưởng
cách mạng, đấu tranh cho một xã hội mới
• Hệ tư tưởng: Ví dụ, hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa là hệ tư tưởng
của giai cấp tư sản, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản.
Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong các xã hội có giai cấp đối kháng
bao giờ cũng bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị, của chế độ
người bóc lột người. Trái lại, hệ tư tưởng của giai cấp bị trị bao giờ cũng
bảo vệ quyền lợi của những người bị bóc lột, của đông đảo quần chúng
nhân dân bị áp bức nhằm lật đổ chế độ người bóc lột người đó.
=>Tuy vậy, ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại và ảnh
hưởng lẫn nhau. Không chỉ giai cấp bị thống n chịu ảnh hường tư tưởng của giai
cấp thống trị mà giai cấp thống trị cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp bị thống trị.
d.Các hình thái của ý thức xã hội
Những hình thái chủ yếu của ý thức xã hội bao gồm: ý thức chính trị, ý thức pháp
quyền, ý thức đạo đức, ý thức lý luận (hay ý thức khoa học), ý thức thẩm mỹ (hay ý
thức nghệ thuật), ý thức tôn giáo. *Ý thức chính trị
Hình thái ý thức chính trị là hình thái ý thức chỉ xuất hiện và tồn tại trong các xã hội
có giai cấp và nhà nước.
- Phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ chính trị cũng như
mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia cũng như thái độ của
các giai cấp đối với quyền lực nhà nước.
- Ý thức chính trị phản ánh trực tiếp và tập trung rõ nhất vào lợi ích của giai cấp.
- Ý thức chính trị được thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối của các chính
sách của đảng chính trị cũng như trong luật pháp chính sách nhà nước đồng thời
là công cụ của giai cấp thống trị, hệ tư tưởng chính trị được hình thành một cách
tự giác. Nó được các nhà tư tưởng của giai cấp xây dựng và truyền bá.
- Ý thức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Hệ tư
tưởng tiến bộ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các mặt của đời sống xã hội;
ngược lại, hệ tư tưởng chính trị lạc hậu, phản động sẽ kìm hãm, thậm chí kéo lùi sự phát triển đó.
- Hệ tư tưởng chính trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội và
xâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội.
Ví dụ: Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin là khoa học
về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, khoa học về cách mạng của quần
chúng bị áp bức và bị bóc lột, khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản. Đảng ta,định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho hành
động và nêu cao tư tuởng Hồ Chí Minh. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin
là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột người. Vì vậy, trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta tất nhiên phải lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin làm kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh điều kiện
cụ thể của nước ta; mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công
nhân và chủ nghĩa yêu nước của nhân dân ta.
* Ý thức pháp quyền
Ý thức pháp quyền có mỗi quan hệ chặt chẽ với ý thức chính trị
- Giống như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền ra đời cùng với xã hội có giai cấp
và nhà nước, vì thế nó cũng mang tính giai cấp
Ý thức pháp quyền phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ pháp
luật. Nhưng do pháp luật là ý chí củ giai cấp thống trị thể hiện thành luật lệ nên trong