THUYẾT TRÌNH MỸ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI
Trước khi bước vòa nội dung chính , phát video ngắn để có cái nhìn tổng quát về nghệ thuật hội
họa thời kì này. ( Phát video)
—> khái quát: khi nhắc về Hy Lạp cổ đại , đây chính là một trong những thời kỳ vĩ đại nhất của
lịch sử Châu Âu nói riêng và lịch xử nhân loại nói chung, là một nền văn minh thống trị phần lớn
Địa Trung Hải từ hàng ngàn năm trước. Đây là nơi sản sinh ra văn hóa và nghệ thuật châu Âu,
đặc biệt là trong các lĩnh vực nghệ thuật, văn học và triết học.
1. BỐI CẢNH RA ĐỜI-
-Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đề cập đến nghệ thuật thịnh hành trong thế giới Hy Lạp cổ và các
khu vực lân cận từ thế kỷ 15 trước Công nguyên đến thế kỷ 1 trước Công nguyên
-Cùng với những đề tài thần thoại phong phú, người Hy Lạp cổ đại có thể phát triển tự do và tạo
ra nghệ thuật đặc sắc với tinh thần cổ điển đại diện cho nguồn gốc của văn hóa và nghệ thuật
phương Tây. . Người Hy Lạp cổ đại được ghi nhận là một trong những người đầu tiên tạo ra
nghệ thuật chỉ vì mục đích nghệ thuật chứ không phải vì mục đích tôn giáo hoặc thực dụng. Họ
thường sử dụng các tác phẩm điêu khắc của mình để đại diện cho những câu chuyện trong thần
thoại Hy Lạp, thường là những tác phẩm tôn vinh các vị thần và anh hùng Hy Lạp.
-Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại thường được chia theo phong cách thành bốn giai đoạn: hình học,
Cổ xưa, cổ điển, và Hy Lạp hóa. Niên đại của phong cách hình học thường được đặt vào khoảng
năm 1000 TCn, mặc dù trong thực tế ít biết về nghệ thuật ở Hy Lạp trong giai đoạn 200 năm
trước đó(theo truyền thống được gọi là kỉ nguyên Hy Lạp tăm tối), thời kì thế kỷ thứ 7 trước
Công nguyên đã chứng kiến sự phát triển chậm của phong cách cổ xưa như được minh chứng
bằng kiểu tranh vẽ men đen trên đồ gốm. Sự khởi đầu của các cuộc chiến tranh với Ba Tư (từ
năm 480 trước Công nguyên đến năm 448 trước Công nguyên) thường được coi là sự phân chia
giữa giai đoạn cổ xưa và các thời kỳ cổ điển, và Triều đại của Alexandros Đại Đế (từ năm 336
TCN đến năm 323 TCN) được coi là thời điểm chia tách thời kì cổ điển khỏi thời kì Hy Lạp
hóa.
Trong thực tế, không có quá trình chuyển đổi mạnh từ một thời kì này tới một thời kì khác.
Các hình thức nghệ thuật phát triển với tốc độ khác nhau trong các phần khác nhau của thế giới
Hy Lạp, và như trong bất kỳ thời đại, một số nghệ sĩ làm việc với phong cách sáng tạo hơn hơn
những người khác. Truyền thống địa phương đặc thù, bảo thủ trong đặc điểm, và các điều kiện
của văn hóa địa phương, cho phép các nhà sử học xác định được nguồn gốc của bất cứ sự thay
đổi nghệ thuật nào.
2 NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ĐỊNH HÌNH:
Tiếp thu và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Crète, Ai Cập, Babylone, người Hy Lạp (từ
thế kỷ V TCN) đã tạo nên nền nghệ thuật hoàn mỹ, đậm tính hiện thực, tính dân tộc “đem
lại cho chúng ta sự thỏa mãn về thẩm mỹ, được dùng làm tiêu chuẩn, mẫu mực mà chúng
ta khó có thể vươn tới”
Hy Lạp là nơi tiếp giáp của ba Châu, vì vậy người dân nơi đây có điều kiện thuận lợi để
tiếp xúc với nền văn minh phương Đông cổ đại và phát triển nên một nền văn minh độc
đáo với nhiều thành tựu rực rỡ, trong đó có nghệ thuật tạo hình. Những công trình điêu
khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu chịu ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật phương Đông,
nhưng nghệ thuật tạo hình và điêu khắc đạt đến đỉnh cao là ở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ
5 đến thế kỷ 4 TCN).
Chế độ xã hội ở đây là chế độ dân chủ chủ nô, chế độ đó mở đường cho các nhà khoa
học, những nghệ sĩ, công dân tự do này được phát triển tài năng, trí sáng tạo. Điều đó
giúp nghệ thuật Hy lạp cổ đại phát triển mạnh. Nghệ thuật Hy Lạp còn được nuôi dưỡng
bằng một nguồn đất đặc biệt - nguồn thần thoại Hy Lạp. Quan niệm của người Hy Lạp cổ
đại là quan niệm “thần nhân đồng hình”. Quan niệm này chi phối tới việc xây cất các
công trình kiến trúc. Những câu chuyện gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ sĩ tạo
hình. Họ tìm thấy ở đây chất thơ, chất cảm xúc, thúc đẩy họ sáng tạo ra những tác phẩm
nghệ thuật bất hủ, thấm đượm tinh thần nhân văn.
3. (như slide)
4 nhận định giá trị nghệ thuật
đặc trưng tư duy sáng tạo nghệ thuật hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ của Hy lạp cổ đại có
những nét tiêu biểu, xuất phát từ nghệ thuật đảo Cretơ.
Đối tượng là hình tượng các thần thánh và con người siêu phàm, được thể hiện hài hòa, tỷ
lệ đẹp, khả năng diễn đạt hình khối và tỷ lệ đạt đến độ hoàn chỉnh tuyệt hảo. Các nghệ sĩ
thường là kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia và mỗi người có phong cách riêng, có những
phong cách đến ngày nay vẫn còn sử dụng. Có thể kể đến như Mirông, Pôliclét,
Prấcxiten,...
.Sự ảnh hưởng về sau :
Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc. Sau thời kỳ Phục
hưng ở châu Âu, thẩm mỹ nhân văn và các tiêu chuẩn kỹ thuật cao từ nghệ thuật Hy Lạp
đã là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ châu Âu. Vào thế kỷ 19, các truyền thống cổ điển
bắt nguồn từ Hy Lạp đã thống trị nghệ thuật của thế giới phương Tây. Nền văn hoá cổ
điển của Hy Lạp, đặc biệt là về triết học, đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến La Mã cổ
đại, mà đã giúp truyền bá nó đến nhiều vùng đất khác nhau của khu vực Địa Trung Hải
và Châu Âu. Vì lý do này, nền văn hóa Hy Lạp cổ điển thường được coi là cội nguồn văn
hóa mà góp phần tạo ra nền tảng cho nền văn hoá phương Tây thời kỳ cận đại và còn
được coi là cái nôi của nền văn minh phương Tây.
thành tưu
Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đã đóng góp vào nền văn minh nhân loại những tác phẩm lớn trong
lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc, hội họa ( tranh gốm)
*kiến trúc
-1 đền thờ parthenon thờ nữ thần athena
Công trình nà được đánh giá là một trong những tòa nhà tốt nhất mọi thời đại . Các nhà khoa học
hiện đại đã thừa nhận rằng – bất chấp việc Parthenon là tòa nhà được sao chép nhiều nhất trong
lịch sử – ngay cả với công nghệ hiện đại và các kỹ thuật kiến trúc đương thời, thì ngày nay chúng
ta vẫn gần như không thể tái lập công trình này một cách hoàn toàn chính xác.
-Đền Erechtheion :nằm ở phía Bắc khu vực Acropolis trên đất nước Hy Lạp xinh đẹp. Ngôi đền
được xây dựng từ những năm 421 đến 406 TCN , là không gian thờ tự linh thiêng của cả hai vị
thần Athena và Poseidon.
- ngoài ra còn 1 số công trình kiến trúc khác như đền thờ thần zeus, Thành cổ Acropolis ,
Nhà hát giảng đường Epidaurus
*điêu khăc
- một số các công trình nổi tiếng đã được đề cập và phân tích như tượng ngừoi ném đĩa, venus
de milo , laocoon
Ngoài ra còn số các tác phẩm điêu khắc khác như :
+ Bức tượng Diadumenos : được cho là tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Hy Lạp
Polycitus, được đặt ở viện bảo tàng quốc gia tại Athens. Tượng Diadumenos có nghĩa là
“người đeo vòng nguyệt quế” Hy Lạp.
+ Bức tượng Venus Braschi: , được tạc bởi nhà điêu khắc nổi tiếng Praxiteles của Athens
khoảng thế kỷ thứ 4 TCN , hiện đang được trưng bày ở viện bảo tàng ở Munich. Đây là
một trong những đại diện có kích thước thật sự đầu tiên của hình dạng nữ khỏa thân trong
lịch sử Hy Lạp, hiển thị một ý tưởng thay thế cho ảnh khỏa thân anh hùng nam.
+Bức tượng đất nung khắc họa thần zeus và anh hùng Ganymede được tìm thấy ở thành phố
Olympia cổ xưa, nay là thành phố Ellis, được tạc năm 470 trước công nguyên , là một nhóm bức
tượng đất nung đa hình
”fun fact:
1Người Hy Lạp cổ đại thường ăn tối trong khi nằm nghiêng.
2 Họ đã phát minh ra yo-yo được coi là đồ chơi lâu đời thứ 2 trên thế giới sau búp bê.
3 Khoảng một phần ba dân số là nô lệ.
4 Pheidippides là một anh hùng Hy Lạp người chạy 150 dặm từ Marathon đến Sparta để có
được sự giúp đỡ chống lại người Ba Tư. Sau khi người Hy Lạp giành chiến thắng, ông chạy 25
dặm từ Marathon đến Athens để công bố chiến thắng. Đây là lý do cuộc đua chạy marathon có
tên của nó.
5. Sự hùng mạnh và tầm ảnh hưởng của nền văn minh Hy Lạp chính là nhờ một vị vua kiệt xuất
của lịch sử thế giới- Alexandros Đại Đế.. Ông kiệt xuất không chỉ bởi vì ông khiến cho Hy Lạp
hùng mạnh, mà còn bởi vì nền văn minh Hy Lạp nhờ ông mà lan truyền và trở thành cái nôi của
văn minh châu Âu.
Và cuối cùng để kết thúc buổi thuyết trình, xin mời thầy và các bạn đón nghe 1 bài hát vui nhộn
về hy lạp cổ đại: bài hát tên: ancient Greece song

Preview text:

THUYẾT TRÌNH MỸ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI
Trước khi bước vòa nội dung chính , phát video ngắn để có cái nhìn tổng quát về nghệ thuật hội
họa thời kì này. ( Phát video)
—> khái quát: khi nhắc về Hy Lạp cổ đại , đây chính là một trong những thời kỳ vĩ đại nhất của
lịch sử Châu Âu nói riêng và lịch xử nhân loại nói chung, là một nền văn minh thống trị phần lớn
Địa Trung Hải từ hàng ngàn năm trước. Đây là nơi sản sinh ra văn hóa và nghệ thuật châu Âu,
đặc biệt là trong các lĩnh vực nghệ thuật, văn học và triết học.
1. BỐI CẢNH RA ĐỜI-
-Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đề cập đến nghệ thuật thịnh hành trong thế giới Hy Lạp cổ và các
khu vực lân cận từ thế kỷ 15 trước Công nguyên đến thế kỷ 1 trước Công nguyên
-Cùng với những đề tài thần thoại phong phú, người Hy Lạp cổ đại có thể phát triển tự do và tạo
ra nghệ thuật đặc sắc với tinh thần cổ điển đại diện cho nguồn gốc của văn hóa và nghệ thuật
phương Tây. . Người Hy Lạp cổ đại được ghi nhận là một trong những người đầu tiên tạo ra
nghệ thuật chỉ vì mục đích nghệ thuật chứ không phải vì mục đích tôn giáo hoặc thực dụng. Họ
thường sử dụng các tác phẩm điêu khắc của mình để đại diện cho những câu chuyện trong thần
thoại Hy Lạp, thường là những tác phẩm tôn vinh các vị thần và anh hùng Hy Lạp.
-Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại thường được chia theo phong cách thành bốn giai đoạn: hình học,
Cổ xưa, cổ điển, và Hy Lạp hóa. Niên đại của phong cách hình học thường được đặt vào khoảng
năm 1000 TCn, mặc dù trong thực tế ít biết về nghệ thuật ở Hy Lạp trong giai đoạn 200 năm
trước đó(theo truyền thống được gọi là kỉ nguyên Hy Lạp tăm tối), thời kì thế kỷ thứ 7 trước
Công nguyên đã chứng kiến sự phát triển chậm của phong cách cổ xưa như được minh chứng
bằng kiểu tranh vẽ men đen trên đồ gốm. Sự khởi đầu của các cuộc chiến tranh với Ba Tư (từ
năm 480 trước Công nguyên đến năm 448 trước Công nguyên) thường được coi là sự phân chia
giữa giai đoạn cổ xưa và các thời kỳ cổ điển, và Triều đại của Alexandros Đại Đế (từ năm 336
TCN đến năm 323 TCN) được coi là thời điểm chia tách thời kì cổ điển khỏi thời kì Hy Lạp hóa.
Trong thực tế, không có quá trình chuyển đổi mạnh từ một thời kì này tới một thời kì khác.
Các hình thức nghệ thuật phát triển với tốc độ khác nhau trong các phần khác nhau của thế giới
Hy Lạp, và như trong bất kỳ thời đại, một số nghệ sĩ làm việc với phong cách sáng tạo hơn hơn
những người khác. Truyền thống địa phương đặc thù, bảo thủ trong đặc điểm, và các điều kiện
của văn hóa địa phương, cho phép các nhà sử học xác định được nguồn gốc của bất cứ sự thay đổi nghệ thuật nào.
2 NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ĐỊNH HÌNH:
Tiếp thu và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Crète, Ai Cập, Babylone, người Hy Lạp (từ
thế kỷ V TCN) đã tạo nên nền nghệ thuật hoàn mỹ, đậm tính hiện thực, tính dân tộc “đem
lại cho chúng ta sự thỏa mãn về thẩm mỹ, được dùng làm tiêu chuẩn, mẫu mực mà chúng
ta khó có thể vươn tới” 
Hy Lạp là nơi tiếp giáp của ba Châu, vì vậy người dân nơi đây có điều kiện thuận lợi để
tiếp xúc với nền văn minh phương Đông cổ đại và phát triển nên một nền văn minh độc
đáo với nhiều thành tựu rực rỡ, trong đó có nghệ thuật tạo hình. Những công trình điêu
khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu chịu ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật phương Đông,
nhưng nghệ thuật tạo hình và điêu khắc đạt đến đỉnh cao là ở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ 5 đến thế kỷ 4 TCN). 
Chế độ xã hội ở đây là chế độ dân chủ chủ nô, chế độ đó mở đường cho các nhà khoa
học, những nghệ sĩ, công dân tự do này được phát triển tài năng, trí sáng tạo. Điều đó
giúp nghệ thuật Hy lạp cổ đại phát triển mạnh. Nghệ thuật Hy Lạp còn được nuôi dưỡng
bằng một nguồn đất đặc biệt - nguồn thần thoại Hy Lạp. Quan niệm của người Hy Lạp cổ
đại là quan niệm “thần nhân đồng hình”. Quan niệm này chi phối tới việc xây cất các
công trình kiến trúc. Những câu chuyện gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ sĩ tạo
hình. Họ tìm thấy ở đây chất thơ, chất cảm xúc, thúc đẩy họ sáng tạo ra những tác phẩm
nghệ thuật bất hủ, thấm đượm tinh thần nhân văn. 3. (như slide)
4 nhận định giá trị nghệ thuật
đặc trưng tư duy sáng tạo nghệ thuật hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ của Hy lạp cổ đại có
những nét tiêu biểu, xuất phát từ nghệ thuật đảo Cretơ. 
Đối tượng là hình tượng các thần thánh và con người siêu phàm, được thể hiện hài hòa, tỷ
lệ đẹp, khả năng diễn đạt hình khối và tỷ lệ đạt đến độ hoàn chỉnh tuyệt hảo. Các nghệ sĩ
thường là kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia và mỗi người có phong cách riêng, có những
phong cách đến ngày nay vẫn còn sử dụng. Có thể kể đến như Mirông, Pôliclét, Prấcxiten,... 
.Sự ảnh hưởng về sau :
Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc. Sau thời kỳ Phục
hưng ở châu Âu, thẩm mỹ nhân văn và các tiêu chuẩn kỹ thuật cao từ nghệ thuật Hy Lạp
đã là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ châu Âu. Vào thế kỷ 19, các truyền thống cổ điển
bắt nguồn từ Hy Lạp đã thống trị nghệ thuật của thế giới phương Tây. Nền văn hoá cổ
điển của Hy Lạp, đặc biệt là về triết học, đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến La Mã cổ
đại, mà đã giúp truyền bá nó đến nhiều vùng đất khác nhau của khu vực Địa Trung Hải
và Châu Âu. Vì lý do này, nền văn hóa Hy Lạp cổ điển thường được coi là cội nguồn văn
hóa mà góp phần tạo ra nền tảng cho nền văn hoá phương Tây thời kỳ cận đại và còn
được coi là cái nôi của nền văn minh phương Tây. thành tưu
Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đã đóng góp vào nền văn minh nhân loại những tác phẩm lớn trong
lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc, hội họa ( tranh gốm) *kiến trúc
-1 đền thờ parthenon thờ nữ thần athena
Công trình nà được đánh giá là một trong những tòa nhà tốt nhất mọi thời đại . Các nhà khoa học
hiện đại đã thừa nhận rằng – bất chấp việc Parthenon là tòa nhà được sao chép nhiều nhất trong
lịch sử – ngay cả với công nghệ hiện đại và các kỹ thuật kiến trúc đương thời, thì ngày nay chúng
ta vẫn gần như không thể tái lập công trình này một cách hoàn toàn chính xác.
-Đền Erechtheion :nằm ở phía Bắc khu vực Acropolis trên đất nước Hy Lạp xinh đẹp. Ngôi đền
được xây dựng từ những năm 421 đến 406 TCN , là không gian thờ tự linh thiêng của cả hai vị thần Athena và Poseidon.
- ngoài ra còn 1 số công trình kiến trúc khác như đền thờ thần zeus, Thành cổ Acropolis ,
Nhà hát giảng đường Epidaurus *điêu khăc
- một số các công trình nổi tiếng đã được đề cập và phân tích như tượng ngừoi ném đĩa, venus de milo , laocoon
Ngoài ra còn số các tác phẩm điêu khắc khác như :
+ Bức tượng Diadumenos : được cho là tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Hy Lạp
Polycitus, được đặt ở viện bảo tàng quốc gia tại Athens. Tượng
Diadumenos có nghĩa là
“người đeo vòng nguyệt quế” Hy Lạp.

+ Bức tượng Venus Braschi: , được tạc bởi nhà điêu khắc nổi tiếng Praxiteles của Athens
khoảng thế kỷ thứ 4 TCN , hiện đang được trưng bày ở viện bảo tàng ở Munich. Đây là
một trong những đại diện có kích thước thật sự đầu tiên của hình dạng nữ khỏa thân trong
lịch sử Hy Lạp, hiển thị một ý tưởng thay thế cho ảnh khỏa thân anh hùng nam.
+Bức tượng đất nung khắc họa thần zeus và anh hùng Ganymede được tìm thấy ở thành phố
Olympia cổ xưa, nay là thành phố Ellis, được tạc năm 470 trước công nguyên , là một nhóm bức tượng đất nung đa hình  ”fun fact:
1Người Hy Lạp cổ đại thường ăn tối trong khi nằm nghiêng.
2 Họ đã phát minh ra yo-yo được coi là đồ chơi lâu đời thứ 2 trên thế giới sau búp bê.
3 Khoảng một phần ba dân số là nô lệ.
4 Pheidippides là một anh hùng Hy Lạp người chạy 150 dặm từ Marathon đến Sparta để có
được sự giúp đỡ chống lại người Ba Tư. Sau khi người Hy Lạp giành chiến thắng, ông chạy 25
dặm từ Marathon đến Athens để công bố chiến thắng. Đây là lý do cuộc đua chạy marathon có tên của nó.
5. Sự hùng mạnh và tầm ảnh hưởng của nền văn minh Hy Lạp chính là nhờ một vị vua kiệt xuất
của lịch sử thế giới- Alexandros Đại Đế.. Ông kiệt xuất không chỉ bởi vì ông khiến cho Hy Lạp
hùng mạnh, mà còn bởi vì nền văn minh Hy Lạp nhờ ông mà lan truyền và trở thành cái nôi của văn minh châu Âu.
Và cuối cùng để kết thúc buổi thuyết trình, xin mời thầy và các bạn đón nghe 1 bài hát vui nhộn
về hy lạp cổ đại: bài hát tên: ancient Greece song