Thuyết trình ôn tập môn - Lịch sử đảng | Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Thuyết trình ôn tập môn - Lịch sử đảng | Đại học Công nghệ Giao thông vận tải được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
I. Bối cảnh lịch sử: 1. Quốc tế:
Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang,
chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang,
hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
- Thế giới đang từng bước tiến hành cuộc cách mạng khoa học, kinh tế đang dần
đượcphụchồivàpháttriển,xãhộiổnđịnh.
- Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng
cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.
- Quá trình chuyển dịch từ đối đầu sang đối thoại trong quan hệ quốc tế và giữa
các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau thực tế được bắt đầu từ cuối
những năm 1960, đầu những năm 1970, lại càng trở thành yêu cầu cấp bách
trong chiến lược của các nước, đặc biệt là các nước lớn vào giữa những năm 1980
- Những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của Liên Xô đối với bạn
bè, sự hoà dịu ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh... đã tạo ra một
môi trường hoàn toàn mới. Từ chỗ là những quốc gia có sức mạnh vượt trội
trong hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, nhưng do hậu quả của
cuộc chạy đua vũ trang lâu dài và tốn kém, cả Mỹ và Liên Xô ở mức độ khác
nhau, đều lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế lẫn chính trị,
đánh mất dần hoặc suy giảm vai trò chi phối trong từng hệ thống và trong quan
hệ quốc tế. Nước Mỹ từ chiếm hơn 50% nền kinh tế thế giới vào năm 1945,
đến năm 1993 chỉ còn chiếm 21% của nền kinh tế thế giới. Riêng ngân sách
quân sự của Mỹ từ năm 1980 đến 1986 đã tăng đến 50%. Cho đến năm 1985,
trong sự so sánh với Mỹ, tổng giá trị sản phẩm của Liên Xô chỉ bằng 40%, thu
nhập quốc dân bằng 50%, năng suất lao động công nghiệp bằng 55%, năng suất
lao động nông nghiệp chỉ bằng 20 - 25%. Trong khi đó hai nền kinh tế Đức
và Nhật Bản cộng lại cùng thời điểm năm 1993 đã chiếm đến 26% nền kinh tế thế
giới. Đối với Liên Xô, với một ngân sách quốc phòng chiếm tới 18% tổng thu
nhập quốc dân đã khiến cho nền kinh tế Liên Xô hoạt động không thể bình
thường được, nó làm cho các chương trình xã hội quy mô lớn không thể tiến
hành và là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện trongxãhộiLiênXô.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng do bệnh chủ quan duy ý chí,
xem thường các quy luật kinh tế khách quan, duy trì quá lâu cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp, không thừa nhận sản xuất hàng hoá và quy luật giá trị cùng
với sai lầm về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức; cộng với sự tấn công từ
nhiều phía của các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài đã đặt Liên Xô trước
những thách thức sống còn. Để cứu vãn tình thế, từ năm 1987 đến 1991, Liên
Xô bước vào công cuộc cải tổ rộng lớn cả về chính trị và kinh tế. Thất bại trong
việc chuyển nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có điều tiết của nhà nước đã đẩy Liên Xô lún sâu vào tình trạng khủng
hoảng,rốirenvàmấtphươnghướng.
- Sự tan rã của Liên Xô là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị thế
giới. Sự tan rã của một trong hai siêu cường của trật tự thế giới hai cực đã tạo
ra một khoảng trống lớn trong không gian chính trị quốc tế, làm tan vỡ sự cân
bằng toàn cầu đã tồn tại trong gần 50 năm qua từ Hội nghị Yalta 1945.
- Quan hệ quốc tế toàn cầu lúc này rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về lý
luận lẫn thực tiễn. Đối với Việt Nam, những sự kiện năm 1989 ở Đông Âu và
sự sụp đổ của Liên Xô hai năm sau đó đã đưa đến sự sắp xếp lại một cách cơ bảncáncânđốingoại.
➔ Chính những sự ảnh hưởng của tình hình thế giới, nên Đại hội Đảng lần thứ
VIII được diễn ra để đưa ra những kế hoạch, mục tiêu,… dựa trên sự thất bại
của các nước lớn mà rút ra được những bài học để có thể thúc đẩy sự phát triển
về mọi mặt của Việt Nam hướng tới một đất nước có nền kinh tế phát triển và xã hội văn minh. 2. Trong nước:
Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm và đạt được nhiều
thành tựu quan trọng về mọi mặt. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã
hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân, giữ vững ổn
định chính trị, quốc phòng, an ninh được củng cố. Đồng thời, thành tựu 10 năm
đổi mới đã tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiệnđạihoáđấtnước.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII diễn ra trong bối cảnh đất nước
đã trải qua việc thực hiện công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng
sản Việt Nam VI hơn 10 năm và đạt được những thắng lợi to lớn, được nhân dânvàquốctếủnghộ.
Đại hội đã tổng kết đánh giá, kiểm điểm 10 năm thực hiện đường lối đổi mới
của Đại hội VI và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đề ra chủ trương,
nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt được; điều
chỉnh bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới
của đất nước tiến lên. Xuất phát từ đặc điểm tình hình đất nước và từ nhận
định Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội cũng như căn cứ
vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội,
Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh nước ta đã chuyển sang thời kỳ
phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng
cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.
Dự Đại hội có 1.198 đại biểu đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên
trong cả nước. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII bao gồm 170 uỷ viên.