Thuyết trình triết học: Lý luận nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Thuyết trình triết học: Lý luận nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
10:57 4/8/24
Thuyết trình triết học Mác-Lênin
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN
CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH: LÝ LUẬN NHẬN THỨC Nhóm sinh viên thực hiện
: Hà Minh Phương - CATBD49-A4-0115
Chu Hồng Ngọc - CATBD49-A4-0106
Chu Thanh Thảo - CATBD49-A4-0129
Ngô Ngọc Khánh - CATBD49-A4-0063
Nguyễn Thị Thủy - CATBD49-A4-0139
Chu Thị Kim Oanh - CATBD49-A4-0111
Lê Văn Luân - CATBD49-A4-0090 Lớp : TQH49A4 Giảng viên : Nguyễn Thị Hiền Hoàng Thị Thúy An 1 about:blank 1/7 10:57 4/8/24
Thuyết trình triết học Mác-Lênin MỤC LỤC
1. Khái niệm lý luận nhận thức.......................................................................3
2. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức.......................................3
3. Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi...........................................................4
4. Quan điểm của thuyết không thể biết........................................................4
5. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác..........................................5
6. Các nguyên tắc xây dựng lí luận nhận thức của chủ ngĩa duy vật biện
chứng.........................................................................................................6
7. Nguồn tài liệu.............................................................................................6 2 about:blank 2/7 10:57 4/8/24
Thuyết trình triết học Mác-Lênin
1. KHÁI NIỆM LÝ LUẬN NHẬN THỨC Nguồn gốc:
Lý luận nhận thức có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ, được ghép từ hai từ
“Gnosis” là tri thức và “Logos” là lời nói, học thuyết. Định nghĩa:
Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của
nhận thức, những hình thức, các giai đoạn của nhận thức, con đường để
đạt chân lý, tiêu chuẩn của chân lý...
Lý luận nhận thức là khía cạnh thứ 2 của vấn đề cơ bản của triết học, phải
giải quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người đối với hiện thực
xung quanh, trả lời câu hỏi con người có thể nhận thức được thế giới hay không? Ví dụ:
Về sự xuất hiện của loài người, nếu không có tìm hiểu thì chúng ta sẽ cho
rằng con người được Nữ Oa nặn thành hoặc do Chúa tạo ra nhưng sau khi
ta đã tìm hiểu về nguồn gốc của loài người theo cách khoa học, thì ta biết
được rằng con người được tiến hóa từ loài vượn cổ, trải qua nhiều thời kỳ
mới hoàn thiện như ngày nay.
2. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM VỀ NHẬN THỨC
Trong quá trình tồn tại và phát triển, chủ nghĩa duy tâm đã thừa nhận khả
năng nhận thức của mình. Tuy nhiên, trong chủ nghĩa duy tâm lại chia ra
thành hai hình thức đó là “chủ nghĩa duy tâm khách quan” và “chủ nghĩa duy tâm chủ quan”
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Không phủ nhận khả năng nhận thức của
con người nhưng giải thích một cách duy tâm thần bí về vấn đề nhận thức
của con người. Tiêu biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan về nhận thức
là Plato thời cổ đại và Hegel thời kỳ triết học cổ điển Đức. Plato cho rằng,
khả năng đó là khả năng linh hồn của vh tri, Hegel coi đó là khả năng của tinh thần thế giới.
Mặc dù không phủ nhận khả năng nhận thức thế giới, song coi nhận thức
chng không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan mà chỉ là sự tự
nhận của ý niệm, tư tưởng tồn tại ở đâu đó ngoài con người.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Tất cả mọi cái đang tồn tại đều là phức hợp
những cảm giác của con người. Do đó, nhận thức, theo họ, chẳng qua là
sự nhận thức cảm giác, biểu tượng của con người. Tiêu biểu của chủ nghĩa
duy tâm chủ quan là Berkeley và E.Makhơ. Berkeley cho chân lý là sự phù
hợp giữa suy diễn về sự vật với chính bản than sự vật trên thực tế. Các 3 about:blank 3/7 10:57 4/8/24
Thuyết trình triết học Mác-Lênin
nhà duy tâm chủ quan cho rằng, nhận thức không phải là sự phản ánh thế
giới khách quan bởi con người mà chỉ là sự phản ánh trạng thái chủ quan của con người.
Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức: Không thừa nhận thế giới
vật chất tồn tại độc lập với ý thức, do đó không thừa nhận nhận thức là sự
phản ánh hiện thực khách quan.
3. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA HOÀI NGHI
Các đại biểu của thuyết hoài nghi đã nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, thậm
chí có người đã nghi ngờ cả bản thân sự tồn tại khách quan của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ:
Khi nghĩ tới những hành tinh trong vũ trụ con người cho rằng đó là những thứ có thật
nhưng cũng cho rằng hình như không có thật từ đó họ nghi ngờ vào sự hiểu biết của chính
con người về vũ trụ hình như đúng, cũng hình như là sai.
Nhà triết học Copernicus nghi ngờ khi có quan điểm cho rằng trái đất đứng yên và là
trung tâm của vũ trụ nhưng ông lại không nghi ngờ chuyện có tồn tại một vũ trụ bên
ngoài trái đất vì vậy vấn đề ông đặt ra cũng được coi là chủ nghĩa hoài nghi.
Ở phương đông, Phật giáo đem lại nguồn dồi dào cho chủ nghĩa hoài nghi.
Có những đại biểu có quan điểm hoài nghi, nhưng đó là hoài nghi lành mạnh, chứa đựng
các yếu tố tích cực đối với nhận thức khoa học. Ví dụ:
Tư tưởng nghi ngờ của Decacto đã góp phần tích cực vào việc chống tôn giáo, triết học
kinh viện, mặc dù nguyên tắc “nghi ngờ”, nguyên tắc xuất phát điểm nhận thức của ông,
còn hạn chế, tạo kẽ hở cho chủ nghĩa duy tâm nảy sinh.
Về thực chất, các nhà hoài nghi chủ nghĩa đã không hiểu được trên thực tế biện chứng của quá trình nhận thức. Ví dụ:
Khi đứng giữa một cuộc tranh luận về cái cây bị chết ông A đưa ra quan điểm của mình
về cái chết có thể do các tác động tự nhiên như khô hạn thiếu nước hay bị con người đốn
gốc mà chết, còn ông B đưa ra quan điểm của mình do sự sống thượng đế ban tặng cho
cây đó đã hết nên cái cây phải chết, cả hai quan điểm mặc dù khác nhau nhưng đều được
cho là đúng. Khi đó, mang trong mình quan điểm hoài nghi chúng ta sẽ nghĩ rằng ai sẽ
đúng và ai là người sai.
4. QUAN ĐIỂM CỦA THUYẾT KHÔNG THỂ BIẾT (THUYẾT BẤT KHẢ TRI)
Về mặt nhận thức lí luận: 4 about:blank 4/7 10:57 4/8/24
Thuyết trình triết học Mác-Lênin
Thuyết không thể biết (Thuyết bất khả tri) là con người không thể hiểu
được bản chất thật sự của đối tượng; các hiểu biết của con người về tính
chất, đặc điểm… của đối tượng dù có tính xác thực trong chừng mực nhất
định chng không đồng nhất với bản chất thực sự của đối tượng.
Thuyết không thể biết (Thuyết bất khả tri) không tuyệt đối phủ nhận
những thực tại siêu nhiên hay thực tại được cảm giác của con người,
nhưng vẫn khẳng định ý thức con người không thể đạt tới thực tại tuyệt
đối hay thực tại vốn có của nó, vì mọi thực tại tuyệt đối đều nằm ngoài
kinh nghiệm của con người về thế giới. Thuyết bất khả tri chng không đặt
vấn đề về niềm tin, mà chỉ phủ nhận khả năm vô hạn của nhận thức.
Nguồn gốc thuật ngữ:
“Thuyết bất khả tri” được đưa ra năm 1869 bởi T.H Huxley (1825-1895),
nhà triết học tự nhiên người Anh, người đã khái quát thực chất của lập
trường này từ các tư tưởng triết học của D.Hume và Kant.
Nguồn gốc ra đời:
Thuyết không thể biết (Thuyết bất khả tri) ít nhiều liên quan đến sự ra đời
của trào lưu hoài nghi luận từ triết học Hy Lạp cổ đại. Những người theo
hoài nghi luận nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét
tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan.
Quan điểm của các nhà triết gia về thuyết không thể biết và vật tự nó:
Mặc dù quan điểm bất khả tri của Kant không phủ nhận các thực tại siêu
nhiên như Hume, nhưng với thuyết về vật tự nó Kant đã tuyệt đối hóa sự
bí ẩn của đối tượng được nhận thức. Kant cho rằng con người không thể có
được những tri thức đúng đắn phải chân thực phải bản chất về những thực
tại nằm ngoài kinh nghiệm có thể cảm giác được. Việc khẳng định về sự
bất lực của trí tuệ trước thế giới thực tại đã làm nên quan điểm bất khả tri
vô cùng độc đáo của Kant.
Trong lịch sử triết học, thuyết bất khả tri và quan niệm vật tự nó của Kant đã bị Feuerbach
(Phoiơbắc) và Hegel phê phân gay gắt. Trên quan điểm duy vật biện
chứng, Ph. Ăngghen tiếp tic phê phân Kant, khi khẳng định khả năng
nhận thức vô tận của con người. Theo Ph.Ăngghen, con người có thể nhận
thức được và nhận thức được một cách đúng đắn bản chất của mọi sự vật
và hiện tượng. Không có một ranh giới nào của “vật tự nó” mà nhận thức
của con người không thể vượt qua được. Ph. Ăngghen khẳng định: “Nếu
chúng có thể chứng minh được tính chính xác của quan điểm của chúng ta
về một hiện tượng tự nhiên nào đó, bằng cách tự chúng ta làm ra hiện 5 about:blank 5/7 10:57 4/8/24
Thuyết trình triết học Mác-Lênin
tượng ấy, bằng cách tạo ra nó từ những điều kiện của nó, và hơn nữa, còn
bắt nó phải phic vi mic đích của chúng ta, thì sẽ không còn cái “vật tự
nó” không thể nắm được của Cantơ nữa.
5. QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC C.MÁC
Các đại biểu trước C.Mác công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người, họ đều coi
thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức con người. Bảo vệ nguyên tắc nhận thức là
phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên, quan niệm của họ về phản ánh và
nhận thức còn hạn chế. Hạn chế:
Do tính chất siêu hình:
+ Phản ánh chỉ là sự sao chép giản đơn.
+ Lý luận nhận thức còn mang tính siêu hình, máy móc.
+ Theo nhận thức chỉ như một sự phản ánh thụ động giản đơn, không có quá trình vận động
biến đổi, nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn, không phải là quá trình biện chứng.
Do tính chất trực quan:
+ Phản ánh chỉ là sự tiếp nhận thụ động 1 chiều những tác động trực tiếp của sự vật lên giác quan của con người.
+ Các nhà duy vật trước C.Mác chưa hiểu rõ vai tò của nhận thức trong thực tiễn.
C.Mác đã từng nói: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến
nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được,
chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được
nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan.”
6. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG LÍ LUẬN NHẬN THỨC CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Nguyên tắc thừa nhận sự khách quan tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người:
+ Là nguyên tắc nền tảng của lí luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
+ Khẳng định các sự vật tồn tại khách quan, độc lập với ý thức với cảm
giác của con người và loài người nói chung mặc dù ta có thể chưa biết đến chúng.
Ví dụ: Có nhiều sự thật hiển nhiên là con người không phải siêu nhân
như người nhện thần tiên được. 6 about:blank 6/7 10:57 4/8/24
Thuyết trình triết học Mác-Lênin
Cảm giác, tri giác,ý thức nói chung là hình ảnh của thế giới khách quan.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cảm giác của chúng ta đều là sự
phản ánh,đều là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan,nhưng
không phải sự phản ánh thi động,cứng đờ của hiện thực khách quan
giống như sự phản ánh vật lí của cái gương trong quan niệm của chủ
nghĩa duy vật trước C.Mác. Đó chính là quan niệm trực quan của chủ
nghĩa duy vật siêu hình,không đánh giá đúng mức vai trò tích cực của
chủ thể,của nhân cách và hoạt động thực tiễn của con người trong phản ánh.
Ví dụ: Cùng học ở một lớp nhưng do bộ não tiếp nhận và phân tích
khác nhau nên khả năng tiếp thu của mỗi người khác nhau do đó có sự
khác nhau giữa học sinh giỏi và kém.
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng hình ảnh sai của
cảm giác,ý thức nói chung. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng,thực
tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng hình ảnh sai của cảm
giác,ý thức nói chung là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí.
Ví dụ: Ta có cảm giác mình vừa làm rơi một cái bút,hình ảnh cái bút rơi
đang ở trong đầu ta,nên để kiểm tra hình ảnh của ta có đúng hay
không thì nhìn xuống thực tiễn sẽ biết.
Nguồn tài liệu : Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. 7 about:blank 7/7