-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiền công tiền lương - Quản trị nhân lực | Trường Đại Học Công Đoàn
Chủ đề 1: Phân biệt tiền lương, tiền công, tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế. Anh/chị hãy cho biết các lí thuyết và mô hình tổ chức tiền lương, tiền công. Bằng việc trải nghiệm thực tế và việc nghiên cứu anh/chị hãy cho biết lịch sử chính sách tiền lương từ năm 1984 tại Việt Nam cho đến nay. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Quản trị nhân lực (CĐ) 13 tài liệu
Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Tiền công tiền lương - Quản trị nhân lực | Trường Đại Học Công Đoàn
Chủ đề 1: Phân biệt tiền lương, tiền công, tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế. Anh/chị hãy cho biết các lí thuyết và mô hình tổ chức tiền lương, tiền công. Bằng việc trải nghiệm thực tế và việc nghiên cứu anh/chị hãy cho biết lịch sử chính sách tiền lương từ năm 1984 tại Việt Nam cho đến nay. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Quản trị nhân lực (CĐ) 13 tài liệu
Trường: Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công Đoàn
Preview text:
lOMoARcPSD|47207367 lOMoARcPSD|47207367 Nhóm 10: 1.Lê Quỳnh Mai 6. Dương Thị Thảo 2.Đoàn Văn Duy 7. Nguyễn Thị Bích Ngọc 3.Đỗ Thị Hiền 8. Nguyễn Thảo Quỳnh 4.Cao Anh Thơ 9. Đỗ Thị Phương 5.Đinh Thị Xuân lOMoARcPSD|47207367
Chủ đề 1: Phân biệt tiền lương, tiền công, tiền lương danh nghĩa, tiền lương
thực tế. Anh/chị hãy cho biết các lí thuyết và mô hình tổ chức tiền lương, tiền
công. Bằng việc trải nghiệm thực tế và việc nghiên cứu anh/chị hãy cho biết lịch
sử chính sách tiền lương từ năm 1984 tại Việt Nam cho đến nay. Phân tích và
làm rõ những điểm mới trong chính sách tiền lương và lộ trình cải cách tiền
lương của NQTW Đảng lần thứ 13. Bài làm
I. Tiền lương và tiền công. 1.
Khái niệm tiền lương.
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo
thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc
chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. (theo khoản1 điều 90 bộ luật lao động năm 2019)
Ví dụ như việc trả lương cho NLĐ trong các doanh nghiệp, văn phòng đại
diện, cơ quan nhà nước… 2.
Khái niệm tiền công.
Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực
hiện một khối lượng công việc, hoặc trả cho một thời gian làm việc (thường là
theo giờ), trong những hợp đồng lao động thỏa thuận thuê nhân công, phù hợp
với pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê mướn lao động. [Nguyễn
Tiệp (chủ biên) và Lê Thanh Hà (2007), Giáo trình Tiền lương Tiền công, ĐH
Lao động - Xã hội, NXB LĐ-XH]
Ví dụ, tiền công trả cho thuê lao động làm một khối lượng công việc cụ
thể như thuê khuân vác một khối lượng vật liệu xây dựng, quét sơn một phòng
làm việc, thuê gia sư làm việc trong 2 giờ, thuê giúp việc gia đình ngày 10 giờ
… Đối với các công việc có quy mô khối lượng công việc không lớn hoặc thời
gian làm việc ngắn (ví dụ, 1 giờ dạy toán trong công việc gia sư, chuyển 1m2
vật liệu xây dựng …), việc trả công lao động thường được trả một lần sau khi đã
hoàn thành khối lượng công việc nhất định hoặc cho một thời gian làm việc. Đối lOMoARcPSD|47207367
với các công việc lớn thì, thời gian làm việc dài hơn, trả công lao động có thể
theo một số lần, phụ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành hoặc số thời gian đã làm việc. 3.
Phân biệt tiền lương và tiền công Giống nhau:
- Đều giống về bản chất
- Đều là giá cả lao động
- Có sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ
- Xác định trên cơ sở giá trị của sức lao động
- Tuân theo quy luật cung cầu của thị trường và theo quy định pháp luật của Nhà nước Khác nhau: Tiêu chí Tiền lương Tiền công Tính chất phức tạp đơn giản Hình thức lặp đi lặp lại khoán, thời vụ
Phương thức trả lương theo tháng, tuần giờ, ngày, tuần Chế độ BHXH BHXH, BHYT, BHTN không có BH đi kèm Loại hợp đồng dài hạn ngắn hạn áp dụng thời gian công áp dụng thời gian Sự cấu thành việc dài công việc ngắn lấy từ ngân sách nhà lấy từ kết quả sản Nguồn chi trả nước xuất kinh doanh lOMoARcPSD|47207367
II. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
Theo định nghĩa của Mac thì: tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người
công nhân nhận được sau khi đã làm việc cho chủ tư bản. Hay nói một cách
khác, thì nó chính là giá trị sức lao động được nhà tư bản tính bằng tiền để trả
cho người công nhân. Tiền lương danh nghĩa không phản ánh rõ mức sống của người công nhân.
Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp.
[Nguyễn Tiệp (chủ biên) và Lê Thanh Hà (2007), Giáo trình Tiền lương Tiền
công, ĐH Lao động - Xã hội, NXB LĐ-XH]
Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà NLĐ trao đổi
được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế,
khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định, do đó có thể nói rằng, chỉ có tiền
lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của NLĐ trong các thời
điểm. [Nguyễn Tiệp (chủ biên) và Lê Thanh Hà (2007), Giáo trình Tiền lương
Tiền công, ĐH Lao động - Xã hội, NXB LĐ-XH]
* Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế với giá cả hàng hóa
Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ
nghịch với chỉ số giá cả.
Ta có công thức xác định mối quan hệ trên như sau: I I LDN LTT = IG Trong đó: ILTT
: Chỉ số tiền lương thực tế.
ILDN : Chỉ số tiền lương danh nghĩa IG : Chỉ số giá cả Chỉ số giá
Chỉ số tiền lương danh nghĩa
Chỉ số tiền lương thực tế lOMoARcPSD|47207367 cả =
Chỉ số giá cả là chỉ số tương đối nói lên sự thay đổi của tổng mức giá cả của
các nhóm hàng hóa nhất định (lương thực, thực phẩm, dịch vụ …) trong thời kỳ
này so với thời ký khác xem là kỳ gốc. Nếu tiền lương danh nghĩa không tăng
mà chỉ số giá cả tăng lên thì có nghĩa là tiền lương thực tế giảm xuống.
Có thể lấy ví dụ sau để minh họa cho các mối quan hệ từ công thức trên: Nếu ILDN = 1,2; IG =0,9 I 1,2 I LDN LTT = = = 1,33 IG 0,9
Khi đó, từ công thức trên có thể đưa ra một số trường hợp làm tăng tiền lương thực tế:
- Nếu ILDN tăng và IG ổn định thì ILTT tăng;
- Nếu ILDN tăng và IG giảm thì ILTT tăng;
- Nếu ILDN tăng và IG tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn ILDN thì ILTT vẫn tăng;
- Nếu ILDN ổn định và IG giảm thì ILTT tăng;
- Nếu ILDN giảm với tốc độ thấp hơn tốc độ giảm của IG thì ILTT tăng;
Thực tế cho thấy, việc giảm ILDN ít được sử dụng do không tạo được động lực
trong lao động, và trong điều kiện trình độ của nền kinh tế ngày càng nâng cao
và xã hội phát triển thì điều quan trọng nhất là tiền lương danh nghĩa phải như
thế nào để đảm bảo được tiền lương thực tế của của các tầng lớp lao động không
ngừng được nâng lên và kiểm soát được chỉ số giá cả.
Phân biệt tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế Giống nhau
Tăng giảm theo sự biến động trong quan hệ cung cầu về hàng hóa
sức lao động trên thị trường
Phụ thuộc vào giá cả vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ
Là giá cả của sức lao động lOMoARcPSD|47207367
Là tiền lương mà người lao động nhận được dưới dạng tiền Khác nhau Tiêu chí
Tiền lương thực tế đề Tiền lương danh nghĩa cập đến khoản bồi là khoản thanh toán cho Định nghĩa
thường có tính đến lạm
lao động được thực hiện phát trong bảng trong một tổ chức
được xác định bởi tỷ lệ Yếu tố quyết
được xác định bởi các lạm phát và xem xét sức định quy định của chính phủ mua của một khoản bồi thường nhất định
như tiền lương tối thiểu
duy trì sức mua trong để bù đắp thời gian và Mục đích
những thay đổi trong nỗ lực hoàn thành
điều kiện thị trường như lạm phát nhiệm vụ được giao có tính đến các khoảng Khung thời
thời gian khác nhau, ví chỉ xem xét thời điểm gian
dụ như các điều kiện thị hiện tại. trường trong những năm qua lOMoARcPSD|47207367
III. Lí thuyết và mô hình tổ chức tiền lương, tiền công 1. Tiền lương
1.1 Lý thuyết tiền lương
Lý thuyết tiền lương được các nhà kinh tế thuộc trường phái Kinh tế cổ điển
đề cập vào những năm cuối của thế kỷ 18. Những tác giả nổi bật của trưởng phái
này bao gồm William Petty, Adam Smith và David Ricardo. Đây là những
người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho nguyên lý giá trị của lao động. Lý
thuyết về tiền lương của các tác giả được xây dựng trên cơ sở nguyên lý giá trị của lao động này.
W. Petty coi lao động là hàng hóa và tiền lương là giá cả tự nhiên của lao
động. Theo W. Petty, người lao động được trả lương cao hơn sẽ lười lao động
hơn. Ông cho rằng tiền lương của công nhân không thể vượt quá những tư liệu
sinh hoạt cần thiết. Ông ủng hộ đạo luật cấm tăng lương.
Adam Smith coi tiền lương là một phần thu nhập của công nhân làm thuê, là
một phần của sản phẩm lao động. Ông ủng hộ việc trả lương cao. Ông cũng đã
phân biệt được sự khác nhau giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa.
D. Ricardo coi lao động là hàng hóa, cho rằng tiền lương là giá cả thị trường
của lao động, và được xác định trên cơ sở giá cả tự nhiên của hàng hóa lao động.
Giá cả tự nhiên của lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công
nhân và gia đình họ. W. Pettey, D. Ricardo chù trương những tư liệu đó chỉ
ở mức tối thiểu. Nói cách khác D. Ricardo và W. Petty ủng hộ “quy luật sắt về tiền lương"
Lý luận tiền lương của Mác đã vạch rõ bản chất của tiền lương dưới chủ
nghĩa tư bản thực chất là giá cả sức lao động chứ không phải là giá cả của lao
động. Cái mà người công nhân bản và các nhà tư bản mua là sức lao động.
Những luận điểm của Mác về tiền lương vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Việc hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý về tiền lương của các trường
phái Kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa lOMoARcPSD|47207367
rất lớn. Cải cách chính sách tiền lương sẽ có ảnh hưởng đến lợi ích và đời sống của người lao động. Khái niệm
Tiền lương được các nhà kinh tế học tư sản giải thích là giá cả của lao động
hoặc là giá cả của dịch vụ hay sản phẩm lao động. Theo Karl Marx, tiền lương
chính là giá cả của hàng hóa sức lao động. Dưới chủ nghĩa tư bản, người công
nhân bán sức lao động của mình cho nhà tư bản và nhận được tiền lương với tư cách là vật ngang giá.
Hai loại tiền lương đó là tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được
phân biệt lần đầu tiên trong nghiên cứu của Adam Smith.
Các hình thức cơ bản của tiền lương: tiền lương theo thời gian và tiền lương khoán.
Tiền lương theo thời gian là lượng tiền lương phụ thuộc vào thời gian làm
việc. Tiền lương theo thời gian có thể được tính theo giờ/ngày/tuần/tháng.
Tiền lương khoán là lượng tiền lương phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản
xuất ra. Đây là một hình thức chuyển hóa của tiền lương theo thời gian, dựa vào
kinh nghiệm hoặc thông qua việc quan sát bấm giờ đối với lao động, người ta
quy định mức sản lượng
Lý thuyết về tiền lương hiện đại (theo kinh tế học) cho rằng, tiền lương được
quyết định bởi yếu tố cung và cầu lao động theo từng điều kiện thị trường lao động cụ thể.
Các lý thuyết về tiền lương
Lý thuyết mức lương đủ sống (Subsistence wage theory) của David Ricardo
(1772-1823) hay còn gọi là “quy luật sắt về tiền lương”, lý thuyết này có các giả
định đó là: có sự tồn tại của quy luật lợi ích giảm dần, dân số tăng hay giảm phụ
thuộc vào mức lương trả cho người lao động, nhu cầu về lao động là không đổi,
và không có sự phân biệt trong trả lương. Lý thuyết này cho rằng tiền lương
được trả cho lao động chỉ đủ mua những tư liệu sinh hoạt tối thiểu nuôi sống
người công nhân và gia đình họ. lOMoARcPSD|47207367
Lý thuyết về quỹ lương (Wage fund theory) của Adam Smith (1723-1790)
cho rằng quỹ lương được định trước và tiền lương trả cho người lao động được
lấy từ quỹ lương đó. Độ lớn của quỹ lương sẽ quyết định nhu cầu về lao động,
và mức lương trả cho lao động. Quỹ lương càng lớn thì nhu cầu lao động càng
cao và mức lương trả cho lao động cũng cao tương ứng và ngược lại. Theo A.
Smith, quỹ lương thường là không thay đổi, mức lương sẽ được quyết định bởi
cung và cầu lao động. Vì vậy, để tăng lương, theo A. Smith có hai việc cần làm
đó là hoặc tăng quỹ lương hoặc giảm số lượng lao động. Tuy nhiên, lý thuyết
này có hạn chế là không chỉ rõ quỹ lương do đâu mà có, không có sự phân biệt
giữa hiệu quả lao động và năng suất lao động, và không đề cập đến sự khác biệt trong tiền lương.
Lý thuyết thỏa thuận về tiền lương của John Davidson (1898), theo lý thuyết
này, mức tiền lương của công nhân phụ thuộc vào khả năng đàm phán của người
lao động, của công đoàn – tổ chức đại diện cho công nhân và người sử dụng lao
động. Lý thuyết này được vận dụng nhiều cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức
hoạt động trong khu vực chính thức. Nếu tổ chức công đoàn đủ mạnh, thì người
công nhân được trả mức lương cao và ngược lại.
Lý thuyết cung và cầu lao động quyết định mức lương của lao động, theo
Alfred Marshall (thuộc trường phái kinh tế Tân cổ điển), những yếu tố tác động
đến việc trả lương cho người lao động đó là hàng loạt các yếu tố tác động làm
thay đôi và cầu lao động. Tuy nhiên, giá cung của lao động phụ thuộc vào năng
suất lao động biên của từng người.
Mức lương được trả cho lao động phụ thuộc vào các yếu tố như khu vực làm
việc, thời gian và điều kiện làm việc, loại sản phẩm sản xuất ra, quy mô doanh
nghiệp và các yếu tố khác. Trong cùng một ngành, mức lương cũng khác nhau
giữa các công nhân có trình độ tay nghề khác nhau, hoặc công nhân có cùng
trình độ kỹ năng và tay nghề nhưng làm việc ở những ngành khác nhau và khu
vực khác nhau. Chẳng hạn, lao động làm việc cho các công ty đa quốc gia bao
giờ cũng được trả cao hơn. lOMoARcPSD|47207367 lOMoARcPSD|47207367
1.2 Mô hình tổ chức tiền lương
Quy tắc Taylor là mô hình chính sách tiền tệ được giới thiệu bởi Giáo sư
Taylor năm 1993 mô tả lãi suất chính sách ngắn hạn của Fed được đo lường
bằng hai thành tố chủ yếu là độ lệch lạm phát giữa mức lạm phát thực tế so với tỉ
lệ lạm phát mục tiêu và độ lệch sản lượng giữa mức sản lượng thực tế so với sản
lượng tiềm năng. Mô hình giảng giải mức độ ảnh hưởng của tỉ lệ tăng trưởng
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực và tỉ lệ lạm phát có tính chất cơ bản quyết
định đến sự thay đổi chính sách của Fed và như vậy lãi suất được điều chỉnh khi
hai biến số kinh tế này tách khỏi xu hướng (biến số GDP) và mức độ mục tiêu
của chúng (biến số lạm phát). Một cách khái quát, quy tắc Taylor là hàm phản
ứng của NHTW trước cục diện kinh tế thay đổi (tỉ lệ lạm phát và độ lệch sản lượng).
FFR là lãi suất điều hòa vốn dự trữ giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) cho
nhau vay nhằm khắc phục việc thiếu hụt tạm thời vốn dự trữ bắt buộc của TCTD
ký quĩ tại Fed. FFR là lãi suất của các khoản vay qua đêm trên thị trường vốn dự
trữ, một chỉ tiêu nhạy cảm về chi phí vốn vay của ngân hàng vay vốn dự trữ từ
các ngân hàng khác và là lập trường của CSTT (Mishkin 2010, trang 31).
Vốn dự trữ là khoản tiền ký gửi của các ngân hàng trong tài khoản mở tại Fed và
lượng tiền mặt trong ngân quĩ của các ngân hàng. Vốn dự trữ tăng lên dẫn đến
lượng tiền gửi ngân hàng tăng và vì vậy, cung tiền tăng (Mishkin 2010, trang 347).
1.2. Ưu điểm và lợi thế của quy tắc
Taylor Ưu điểm của quy tắc Taylor: - Đơn giản;
- Phản ánh chính xác diễn biến LSCS của Fed về giai đoạn 1987-1992;
- Là công cụ mang tính hướng dẫn trong việc hoạch định CSTT của các NHTW;
- Là công cụ giúp xem xét và đánh giá CSTT của các NHTW qua các thời kỳ khác nhau. lOMoARcPSD|47207367
- Được nghiên cứu và phát triển dưới nhiều dạng khác nhau bởi các nhà kinh tế
học và các NHTW trên thế giới.
Kahn (2010) đã trình bày các lợi thế của quy tắc Taylor như sau:
- Mô tả cách thức các nhà hoạch định chính sách phản ứng đến môi trường kinh tế thay đổi.
- Giúp các nhà hoạch định chính sách đạt mục tiêu lạm phát qua thời gian dài hạn.
- Giúp các nhà hoạch định chính sách chuyển tải sự hợp lý (và bản chất phụ
thuộc vào số liệu) đối với quyết định của họ đến với công chúng.
- Giúp các nhà hoạch định chính sách đảm bảo hành động trong ngắn hạn phù
hợp với các mục tiêu dài hạn.
- Giảm sự không chắc chắn về các quyết sách lãi suất chính sách hôm nay và trong tương lai.
- Giúp công chúng hiểu rõ được trách nhiệm về quyết định lãi suất chính sách
của các nhà hoạch định chính sách.
IV. Lịch sử chính sách tiền lương từ năm 1984 đến nay
Chính sách và chế độ tiền lương ở nước ta mặc dù được ban hành từ năm
1960 nhưng mãi đến năm 1985, nghĩa là 25 năm sau chúng ta mới có điều kiện
thay đổi chính sách tiền lương do chiến tranh và những hậu quả nặng nề của
chiến tranh và sự kém phát triển của nền kinh tế. Những thay đồi tiếp theo của
chính sách tiền lương (năm 1993 và 2004) đã làm cho chính sách tiền lương của
nước ta ngày càng hoàn thiện hơn và đáp ứng hơn yêu cầu của nền kinh tế và
của người dân lao động.
Chính sách tiền lương Việt Nam được phát triển qua các thời kỳ với nội
dung chủ yếu trong từng thời kỳ như sau:
a. Chính sách tiền lương theo Nghị định 235/HĐBT ngày 18/9/1985
+ Mức lương tối thiểu: Mức lương tối thiểu 220 đồng/ tháng, được . quy
định căn cứ vào định lượng 44 mặt hàng (gồm 12 mặt hàng ăn uống và chất đốt lOMoARcPSD|47207367
và 32 mặt hàng về nặc, đồ dùng văn hoá dịch vụ), trong đó chi cho | bàn thân
160 đồng và chi cho con ăn theo 60 đồng.
+ Quan hệ tiền lương chung: 1 - 1,32-3,5, nghĩa là hệ số mức lương tối
thiểu là 1, người có hệ số mức lương trung bình (bậc I của tốt nghiệp đại học) là
1,32 và hệ số mức lương cao nhất (của Bộ trưởng) là 3,5.
+ Hệ thống thang bảng lương: Hệ thống thang lương của công nhân sản
xuất gồm có 20 thang; hệ thống bảng lương chức vụ lãnh đạo của cán bộ quản lý
xí nghiệp gồm 6 bảng theo 3 cấp độ tổ chức: liên hiệp xí nghiệp hoặc tổng công
ty; công ty, xí nghiệp hoặc tương đương; phân xưởng, đội, kho; hệ thống bảng
lương chức vụ của cán bộ, viên chức hành chính, sự nghiệp gồm 3 bảng và hệ
thống bảng lương của lực lượng vũ trang gồm 4 bảng
Cơ chế quản lý tiền lương: Theo mô hình kinh tế kế hoạch học tập trung, theo
đó mọi tổ chức đều phải xây dựng kế hoạch quỹ lương và hoàn toàn phụ thuộc
vào ngân sách Nhà nước chi trả; tiền lương tối thiểu cũng như hệ thống thang
bảng lương được thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
b. Chính sách tiền lương tháng 4 năm 1993.Trong quá trình phát triển của
đất nước, nhất là sau khi Đảng ta khởi xưởng công cuộc đổi mới đất nước (năm
1986), nền kinh tế nước ta đã chuyển từ trì trệ sang phát triển ngày càng mạnh,
với tốc độ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới chính sách tiền lương.
Mặt khác, chính sách tiền lương của nước ta qua 8 năm (từ 1985 đến 1993) đã
bộc lộ nhiều hại chế, không thích ứng với giai đoạn phát triển nhanh của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, bối cảnh thế giới diễn ra sau sự sụp đổ của các nước XHCN
Đông Âu đã có những tác động không thuận lợi đối với tình hình kinh tế, chính
trị và xã hội trong nước. Vì thế, tháng 4 năm 1993 Đảng và Nhà nước đã quyết
định cải cách chính sách tiền lương. Mục tiêu của cải cách chính sách tiān lưong năm 1993 là: lOMoARcPSD|47207367
- Chính sách tiền lương mới phải làm cho tiền lương trở thành thước đo
giá trị sức lao động, có thể áp dụng ở mọi thành phần kinh tế khi có quan hệ lao động.
- Tiền lương phải đảm bảo tải sản xuất
sức lao động, là nguồn thu nhập chính.
- Khắc phục những hạn chế cơ bản của chế
độ tiền lương năm 1985, thực hiện tiền tệ hoá tiền lương, xoá bao cấp để giảm
dần gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. hà nước thực hiện quản lý và kiểm soát
tiền lương và thu nhập bếng các công cụ điều tiết thích hợp.
Chính sách tiền lương năm 1993 có các nội dung chủ yếu sau:
+ Mức lương tối thiểu được quy định là 120.000 đồng/tháng.
+ Quan hệ tiền lương giữa tối thiểu -trung bình - tối đa là 1,0 - 1,9 . 10 (Chủ tịch nước).
+ Hệ thống thang bảng lương: có 4 hệ thống thang bảng lương: hệ thống
băng lượng chức vụ bầu cử (bao gồm chức vụ dân cử tử thư ký Hội
Chính sách tiền lương năm 2000
1. Nâng mức lương tối thiểu từ 180.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định
số 175/1999/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 1999 và Nghị định số 10/2000/NĐ-
CP ngày 27 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ lên 210.000 đồng/tháng áp dụng
đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách
nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp;
2. Tăng mức sinh hoạt phí hàng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang
công tác và đã nghỉ hưu quy định tại Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15
tháng 12 năm 1999 của Chính phủ tương ứng với mức nâng tiền lương tối thiểu
từ 180.000 đồng lên 210.000 đồng/tháng; lOMoARcPSD|47207367
3. Tăng mức lương hưu và mức trợ cấp hàng tháng theo chế độ bảo hiểm xã hội
quy định tại Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 1999 của
Chính phủ và Quyết định số 234/1999/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 1999 của
Thủ tướng Chính phủ tương ứng với mức nâng tiền lương tối thiểu từ 180.000
đồng lên 210.000 đồng/tháng;
4. Tăng thêm 26,7% quỹ trợ cấp, phụ cấp đối với người có công so với quỹ hiện
hành quy định tại Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ.
Chính sách tiền lương năm 2003:
1. Nâng mức lương tối thiểu từ 210.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định
số 77/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ lên 290.000
đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng hưởng lương và phụ cấp từ nguồn
kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp
(trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
2. Tăng thêm mức sinh hoạt phí hàng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn
đang công tác và đã nghỉ hưu quy định tại Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày
15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ tương ứng với mức tăng lương tối thiểu từ
210.000 đồng/tháng lên 290.000 đồng/tháng.
3. Tăng thêm lương hưu và trợ cấp xã hội hàng tháng so với quy định tại Nghị
định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ như sau:
a) Tăng thêm 46% lương hưu đối với những người nghỉ hưu theo Nghị định số
218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Chính phủ, Nghị định số 161/CP ngày
30 tháng 10 năm 1964 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung ban hành
trước ngày 18 tháng 9 năm 1985. lOMoARcPSD|47207367
b) Tăng thêm 42% lương hưu đối với những người nghỉ hưu theo Nghị định số
236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
c) Tăng thêm 38,1% lương hưu đối với những người nghỉ hưu theo Nghị định số
43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993, Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm
1993, Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 và Nghị định số 45/CP
ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ.
d) Tăng thêm 38,1% trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với
những người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
4. Tăng thêm 38,1% quỹ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công so với quỹ hiện
hành (đối tượng của năm 2003) tính theo quy định tại Nghị định số
77/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ.
c. Chính sách tiền lương trong giai đoạn hiện nay (từ năm 2004 đến nay)
_ Trên cơ sở đánh giá những mặt tích cực
cũng như hạn chế của chính Sách tiền lương từ tháng 4 năm 1993, Nhà
nước đã quyết định cải cách tiền,lương, thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu cải
cách chính sách tiền lương Nhà nước. Ban chỉ đạo đã nghiên cứu đề xuất đề án
cải cách tiền lương giai đoạn 2002 - 2007, mà việc thay đổi thang bảng lương và
chế độ phụ cấp trong tháng 10 năm 2004 vừa qua chỉ là một trong những bước
đi ban đầu trong việc thực hiện đề án. Mục tiêu chủ yếu của cải cách chính sách
tiền lương giai đoạn này là:
- Chống bao cấp, giảm bớt bình quân; thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động.| lOMoARcPSD|47207367
Từng bước tách rõ giữa chính sách tiền lương của cán bộ, công chức
hành chính với cán bộ, viên chức sự nghiệp; thực hiện tự chủ về tài chính, về sử
dụng biên chế trong các đơn vị sự nghiệp.
- Nâng các mức lương thấp và mức lương trung bình, khuyến khích cán
bộ, công chức, viên chức phát triển chuyên môn nghiệp vụ; có chính sách đãi
ngộ hợp lý đối với các nhà khoa học, văn nghệ sỹ tài năng.
- Thực hiện công khai minh bạch về tiền lương và thu nhập để tiền lương
trở thành nguồn thu nhập chính.
Nội dung chủ yếu cải cách tiền lương:
+ Về mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu chung năm 2004: 290
nghìn, năm 2005: 300 nghìn, năm 2006: 320 nghin và năm 2007: 340 nghìn
đồng/tháng; riêng trong khu vực hưởng lương NSNN năm 2005: 320 nghìn, năm
2006: 350 nghin và năm 2007: 400 nghìn đồng. (Thực tế hiện nay,tháng 1/2003:
290 nghìn, tháng10/ 2004: 350 nghin, tháng 10/2006: 450 nghi vàtháng 1/2008:
540 nghìn đồng, tức tăng nhanh hơn do với dự kiến do sự tác động mạnh của giá
cả và yêu cầu cải thiện đời sống của người lao động)
+ Quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình và tối đa: 1- 2,34 - 10 (chuyên gia cao cấp bậc 3).
+ Hệ thống thang bảng lương: rút gọn còn 6 hệ thống thang bảng lương,
rút bớt Số bậc trong ngạch và áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, cụ thể:
• Đối với cán bộ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong các cơ quan của |
Đảng và Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể từ Trung ương đến cấp xã phường
áp dụng chế độ tiền lương chức vụ (ở Trung ương tử Bộ trưởng trở lên), từ Thứ
trưởng và tương đương trở xuống đều xếp lương chuyên môn cộng với phụ cấp
chức vụ lãnh đạo để thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển cán bộ. lOMoARcPSD|47207367
- Đối với cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ hành chính Nhà •
nước, Đảng, Đoàn thể, áp dụng chung 1 bảng lương công chức hành chính.
Đối với cán bộ, viên chức ở các ngành sự nghiệp áp dụng chung 1 bảng
lương viên chức sự nghiệp.
- Đối với lực lượng vũ trang vốn được coi là “một ngành lao động đặc :
biệt” nên có bảng lượng riêng và giữ mức ưu đãi như hiện nay.
- Thang bảng lương của khối sản xuất kinh doanh.
- Bảng lương của viên chức thừa hành, phục vụ (viên chức loại C và D).
+ Chế độ phụ cấp: Bỏ chế độ phụ cấp đất đỏ; điều chỉnh chế độ phụ cấp
chức vụ lãnh đạo từ 0,1 đến 1,1 lên 0,15 đến 1,3; bổ sung thêm phụ cấp thâm
niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, tổ chức khác; phụ cấp
đối với quân binh chủng, đặc biệt thuộc quân đội và công an.
+ Cơ chế quản lý tiền lương: Đối với cơ quan hành chính tiếp tục thực
hiện thí điểm khoản biên chế và kinh phí quản lý hành chính, thực hiện phân cấp
và giao quyền chủ động cho Thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc quyết
định xếp lương, nâng bậc, thi nâng ngạch đối với cán bộ công chức thuộc phạm
vi quản lý, đối với các đơn vị sự nghiệp thực hiện hạch toán thu - chi, được
quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ về quản lý và sử dụng lao động, tự chủ về
quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính và tự chủ về trà lương cho người lao động.
- Sự phát triển của chính sách tiền lương của Việt Nam trong suốt hơn hai
mươi năm qua, như vừa nêu ở trên, cho thấy, chính sách đó đã ngày càng hoàn
thiện hơn, đầy đủ hơn, vì thế, các chính sách đó đã phát huy được tác dụng,
động viên mọi người hăng hái lao động, nhất là trong giai đoạn đầu thực thi
chính sách. Tuy nhiên, kinh tế nước ta hội nhập, phát triển nhanh, yêu cầu cải
thiện, nâng cao mức sống của người lao động trong khi khả năng kinh tế còn có lOMoARcPSD|47207367
hạn hẹp là những yếu tố khách quan, bên cạnh yếu tố chủ quan, tác động đến
chính sách tiền lương, làm cho chúng chóng trở nên lạc hậu so với yêu cầu.
Một số nhận xét về các đợt cải cách tiền lương ở nước ta vừa qua
- Thứ nhất, từ việc phân tích các giai đoạn cải cách chính sách tiền lương
của Việt Nam có thể nhận thấy quá trình phát triển, hoàn thiện tư duy lý luận về
chính sách tiền lương của Đảng và Nhà nước Việt Nam: từ chỗ chỉ bó hẹp trong
khu vực Nhà nước và phụ thuộc vào ngân sách sang thực hiện đồng bộ ở cả hai
khu vực: nhà nước và doanh nghiệp; từ chỗ chỉ quan tâm đến vấn đề cải thiện
mức lương tối thiểu cho người lao động sang đổi mới chính sách tiền lương một
cách toàn diện; từ chỗ xuất phát từ yếu tố chủ quan, duy ý chí chính trị và đạo
đức đến ngày càng phù hợp hơn với các quy luật, nguyên tắc thị trường, với tăng
năng suất lao động, kết quả lao động và nguồn lực tài chính; cũng như có tính
đến các yếu tố về đạo đức và xã hội; từ chỗ cải cách chính sách tiền lương mang
tính đơn lẻ, độc lập hướng đến cải cách đồng bộ, toàn diện gắn với những vấn
đề/chính sách có liên quan của thể chế chính sách; từ chỗ thực hiện mang tính bị
động/đối phó/chạy theo và thực hiện ngay lập tức sang thực hiện mang tính dự
báo/chủ động/tích cực và thực hiện theo lộ trình; từ chỗ coi chính sách tiền
lương là vấn đề thuần túy có tính chất chi phí nguồn lực sang là vấn đề đầu tư
cho phát triển bền vững. Đối với khu vực doanh nghiệp, Nhà nước giảm dần sự
can thiệp hành chính, quản lý tiền lương thông qua quy định mức lương tối thiểu
vùng là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế. Thay đổi cơ chế
xác lập mức lương tối thiểu vùng, từ ấn định của Nhà nước sang dựa trên kết quả thương lượng 3 bên
- Thứ hai, từ thực tiễn cải cách chính sách tiền lương, nhất là từ giai đoạn từ
1992 đến nay cho thấy những nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, cải cách
chính sách tiền lương của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Ðảng và Nhà
nước Việt Nam đã sớm quan tâm và có nhiều cố gắng trong việc cải cách