Tiến trình lịch sử văn hóa việt nam chia thành bao nhiêu giai đoạn ?
Tiến trình lịch sử văn hóa việt nam chia thành bao nhiêu giai đoạn ?
Môn: Cơ sở văn hóa việt nam (CSVH)
Trường: Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36006477
TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM CHIA THÀNH BAO NHIÊU GIAI ĐOẠN
6 GIAI ĐOẠN VÀ 3 LỚP TẠO THÀNH : •
LỚP VĂN HOÁ BẢN ĐỊA : được hình thành qua 2 giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc. •
Giai đoạn 1 : văn hoá tiền sử
-Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa tiền sử của cư dân Nam-Á là sự hình thành nghề nông nghiệp lúa nước.
- phức thể văn hoá lúa nước có ba yếu tố: văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển ( đồng bằng chủ đạo)
-Đông Nam Á chính là trung tâm nông nghiệp cổ xưa nhất
-Xuất hiện kể từ thời thượng cổ đến khi hình thành nước Văn Lang -
Công cụ lao động đa dạng hơn về chất liệu: đá, đất sét, xương, tre, gỗ.
-Địa bàn cư trú: hang động núi đá vôi.
-Tác dụng chung : chuyển từ kinh tế khai thác sang kinh tế sản xuất, thực sự bước vào lĩnh vực sáng tạo
văn hoá, làm thành một trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá xưa nhất thế giới.
Giai đoạn 2 : Văn hóa Văn Lang – Âu Lạc
-Giai đoạn này kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn hóa. Nếu dựa vào thư tịch
cổ và truyền thuyết thì có thể hình dung giai đoạn này khởi đầu từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước Công nguyên. -Quốc gia
đầu tiên ra đời được gọi là Văn Lang. Sau khi An Dương Vương đổi tên là Âu Lạc, Thời đại Hùng Vương kết
thúc với triều đại Triệu Đà kế tiếp.
-Thời kì kim khí( cách đây 4000 năm) : +Văn hóa Đông Sơn (Văn Lang -Âu Lạc)
Nhiều học giả đã thừa nhận văn hoá Đông Sơn hình thành trực tiếp từ ba nền văn hoá ở lưu vực sông Hồng, sông Mã,
sông Cả.Đã hình thành xã hội gồm các bộ lạc có tương tác
Trong giai đoạn này, con người vẫn sử dụng đá, gỗ, tre,nứa, xương, sừng… để chế tạo công cụ và vũ khí. Đồ gốm
đạt độ nung cao hơn, dày và cứng hơn, đa số có màu xanh mốc
+Văn hóa Sa Huỳnh (Vương Quốc Chăm pa)
Thời gian: khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2.
Nền văn hoá này có quan hệ gốc gác với các nền văn hoá hậu kì đá mới, sơ kì thời đại đồng thau ven biển như văn
hoá Bàu Tró,Hoa Lộc, Hạ Long, nhất là văn hoá Bầu Tró, có không gian phân bố cận kề với văn hoá Sa Huỳnh
Văn hoá Sa Huỳnh là trung tâm hay đỉnh cao của văn hoá thời đại kim khí Việt Nam.VÌ:
1. Biết luyện kim đồng , sau chuyển qua dùng đồ sắt khá sớm
2. Người dân biết dệt,tạo ra các công cụ
3. Nghề gốm rất phát triển. Cư dân Sa Huỳnh năng khiếu thẩm mĩ. Họ dùng đồ trang sức (vòng, nhẫn,
khuyên tai…) bằng thuỷ tinh, mã não, đá, gốm, nephrit, nhiều nhất là mã não
4. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh còn biết nấu cát làm thuỷ tinh và dùng thuỷ tinh để chế tạo đồ trang sức
5. Tưng mở rộng giao thương ra rộng tới tận Trung quốc và Ấn độ.Ở ven biển miền Trung, vào
những thế kỉ trước, sau công nguyên đã hình thành một số tiền cảng thị hay cảng thị sơ khai.
+Văn hóa Đồng Nai (Vương Quốc Phù Nam).
Văn hoá Đồng Nai được coi như bước mở đầu cho truyền thống văn hoá tại chỗ ở Nam Bộ với bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt. lOMoARcPSD| 36006477
1. Đá là loại di vật phổ biến và có số lượng lớn.
2. Đây cũng là đặc điểm lớn nhất của văn hoá Đồng Nai- nơi mà công cụ, dụng cụ bằng đá lấn át mạnh
mẽ và dài lâu- kim loại do thiếu vắng các nguồn quặng đồng và hợp kim bản địa trong toàn miền.
3. Kĩ thuật chế tác đá mang nhiều tính chất thực dụng, tiết kiệm tối đa công sức và nguyên liệu.
4. Bộ công cụ đá mang đặc tính chuyên môn hoá cao. Chiếm số lượng nhiều nhất là công cụ sản xuất,
vũ khí (rìu, bôn, cuốc, mai, dao hái, đục, mũi nhọn- mũi tên). 5.
Loại hình trang sức thường
gặp là các loại vòng, vật đeo
-Tổ chức xh: tổ chức làng xóm dựa trên cơ cấu nông thôn kiểu Á châu; nhà nước hình thành công xã, đại diện
cho lợi ích chung của công xã; ở các vùng núi tổ chức bộ lạc.
-Chính những thành tựu của thế giới Đông Nam Á cổ đại mà trong đó có phần đóng góp của tổ tiên các dân tộc Việt Nam ấy đã
làm nên cái nền vững chắc cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam sau này. •
LỚP VĂN HOÁ GIAO LƯU VỚI TRUNG HOA VÀ KHU VỰC: •
Giai đoạn 3: giai đoạn văn hoá chống Bắc thuộc
-Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ trước công nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được
đất nước. Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa này là:
- Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc. Sự ra đời của quốc
hiệu “Nam Việt” từ trước Công nguyên. Trong đó yếu tố chỉ phương hướng “nam” lần đầu tiên xuất hiện (và sẽ tồn tại
trong hầu hết các quốc hiệu về sau) đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của dân tộc về hiểm họa xâm lăng thường
trực từ phía phong kiến phương Bắc mà từ đời Tần-Hán trở đi đã trở thành một đế quốc hùng mạnh bậc nhất khu vực.
-Đặc điểm thứ hai của giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc : là sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, sự suy tàn này bắt nguồn từ:
(1) sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao
(2) sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc.
-Đặc điểm thứ ba : Là giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc đã mở đầu cho quá trình giao lưu – tiếp nhận văn hóa Trung
Hoa và khu vực, cũng tức là mở đầu cho quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực. Điều thú vị ở đây là.
Tuy tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với Trung Hoa. Nhưng trong giai đoạn này. Việt Nam tiếp nhận văn hóa Trung
Hoa chưa nhiều, Nho giáo hầu như chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.
-Lí do của sự kiện này rất đơn giản. Đó là văn hóa đến theo vó ngựa xâm lăng, do kẻ xâm lược tìm cách áp đặt vào.
Trong khi đó thì Phật giáo đến Việt Nam (ban đầu trực tiếp từ Ấn Độ. Sau đó qua ngả đường Trung Hoa) một cách hòa
bình. Nên được người Việt Nam tự giác tiếp nhận. Cho nên. Cùng với sự chống Bắc thuộc quyết liệt về mặt chính trị. Nét
chủ đạo của giai đoạn này là xu hướng chống Hán hóa về mặt văn hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.
-Giai đoạn này không có thành tựu đáng kể
Có 2 khuynh hướng phát triển: hán hoá và việt hoá.
-Bọn phong kiến phương Bắc ra sức phá hủy, tiêu diệt thành tựu văn hóa dân tộc ta, nhưng không đạt được mục đích. lOMoARcPSD| 36006477 •
Giai đoạn 4 : Văn hoá Đại Việt thời tự chủ
-Bắt đầu từ thời Ngô Quyền dành được độc lập đến 1858.
-Giai đoạn này có nhiều biến đổi tự thân trong nội bộ quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng lại là thời kì có biến đổi nhiêu từ ngoại cảnh.
-Gồm có 10 triều đại phong kiến : Ngô - Đình - Tiền Lê - Lý - Trần - Hồ - Lê - Mạc -(Tây Sơn)- Nguyễn. -Các
vương triều liên tục thay thế nhau xây dựng một quốc gia tự chủ. Sự thay thế các vương triều không làm dứt đoạn
lịch sử mà vẫn khiến cho lịch sử là một dòng chảy liên tục. Đất nước được mở rộng dần về phướng Nam, đến giữa
thế kỉ XVIII, việc khai phá miền Nam Bộ đã cơ bản hoàn thành. Sau năm 1786 và năm 1802, đất nước Việt Nam
đã có một lành thổ thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau.
-3 thời khì thịnh vượng của giai đoạn này thời Lý - Trần, Hậu Lê, các triều đại nhà Nguyễn.
-Dân tộc ta khẩn trương tiếp thu văn hóa phong kiến Trung hoa, chủ yếu là hệ thống giáo dục nho giáo, phật giáo
Trung Hoa, kể cả đạo giáo, theo xu hướng "Tam giáo đồng quy".
-Với phương châm "Việt Nam Hóa" những thứ văn hóa ngoại lai,nghĩa là tiếp nhận văn hóa và vận dụng cho phù
hợp với hoàn cảnh và bản lĩnh, tính dân tộc Việt, nhân dân ta đã tạo ra một nền văn hóa Việt nam, phật giáo Việt Nam. •
LỚP VĂN HOÁ GIAO LƯU VỚI PHƯƠNG TÂY : •
Giai đoạn 5 : Văn hoá Đại Nam ( theo xu hướng Âu Hoá )
- Giai đoạn văn hóa Đại Nam được chuẩn bị từ thời các chúaNguyễn và kéo dài hết thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc.
- Đại Nam là quốc hiệu do nhà Nguyễn Minh Mạng đặt sau tên Việt Nam do Gia Long đặt. Sự giao lưu với phương
Tây mở đầu bằng giai đoạn Đại Nam đã thổi vào Việt Nam luồng gió mới với những tư tưởng của K. Marx, V.I. Lênin. Từ
những năm 30-40 trở lại đây
- Sau thời kì hỗn độn Lê - Mạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đến nhà Nguyễn Nho giáo lại được phục hồi làm quốc
giáo, nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa để bắt kịp phương Tây.
- Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam lOMoARcPSD| 36006477 •
Giai đoạn 6 : : Văn hóa hiện đại
- Giai đoạn văn hóa hiện đại được chuẩn bị từ trong lòng văn hóa Đại Nam: Sự giao lưu với phương Tây mở
đầubằng giai đoạn Đại Nam đã thổi vào Việt Nam luồng gió mới với những tư tưởng của K. Marx, V.I. Lênin. -
Khoa học xã hội - nhân văn nước ta vốn có một bề dài dày nhưng cần tiếp thu những phương pháp mới - Cơ sở
hạ tầng kĩ thuật bắt đầu xây dựng.
- Tiếng Pháp đưa vào dạy ở nhà trường.
- Hệ thống chữ quốc ngữ được sáng tạo.
- Hệ thống tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta.
-Văn học, nghệ thuật phương Tây gây ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn nghệ nước ta (giai đoạn 19301945).
Tư tưởng vô sản Mác- Lê Nin đã được tiếp thu sáng tạo vào Việt Nam qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc.
-Đây là giai đoạn mà, sau một thời kì suy thoái kéo dài, không những văn hóa Việt Nam sẽ phục hưng mà còn
phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện, đạt tới một đỉnh cao mới