Tiểu luận 7 sở lý luận về nhà nước pháp quyền môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Nhà nước là một khái niệm đa dạng và phức tạp, được nhiều ngànhkhoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Nhưng nhìn chung, ta có thể hiểu “Nhà nước là tổ chứcquyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chínhquyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương(HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47028186 lOMoAR cPSD| 47028186
1. 7 sở lý luận về nhà nước pháp quyền
1.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền
Nhà nước là một khái niệm đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành khoa học
nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Nhưng nhìn chung, ta có thể hiểu
“Nhà nước là tổ chứcquyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư
và chínhquyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật
tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Khái niệm: Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi côngdân
đều được giáo dục và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, phápluật phải
đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhànước, phải có sự
kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân
1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN ở VN
Bản chất này của nhà nước tiếp tục được khẳng định trong các Cương lĩnh, các
văn kiện của Đảng trong thời kỳ đổi mới, được thể chế hoá rõ trong Hiến
pháp 2013. Cách trình bày có thể khác nhau, song về bản chất có thể quy về các giá
trị có tính tổng quát sau:
Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ
Thứ hai, nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
Thứ ba, Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người
trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội
Thứ tư, quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực
hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực
Thứ năm, nhà nước pháp quyền găn với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp
THứ sáu, trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn
trong các mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội
Như vậy, những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa màViệt
Nam chúng ta đang xây dựng đã thể hiện được các tinh thần cơ bản của một nhà
nước pháp quyền nói chung. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự khác biệt so với các
nhà nước pháp quyền khác: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
mang bản chất giaicấp công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; nhà nước là công
cụ chủ yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. 1 lOMoAR cPSD| 47028186
1.3 Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền ở mỗi quốc gia
Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi hàng loạt yếu tố.
Các yếu tố này được xác định bởi các điều kiện về lịch sử, truyền thống - văn hoá,
tâm lý xã hội của mỗi một dân tộc, các chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá và
môi trường địa lý. Các yếu tố đó không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của
mỗi một dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển của mình mà
còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền.
- Thực tiễn xây dựng và vận hành của nhà nước pháp quyền tại các nước cho thấy,
mỗi một nước đều có cách thức xây dựng, tổ chức nhà nước pháp quyền theo cách
riêng của mình. Các khảo sát kinh nghiệm xây dựng nhà nước pháp quyền tại các
nước Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Vương quốc Anh, Cộng hoà Ý đã
cho thấy ở các nước này, mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền được tổ chức vừa
thống nhất vừa đa dạng, phản ánh các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền,
đồng thời các giá trị đặc thù của từng quốc gia. Thực tiễn này cũng đã được xác
nhận tại Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và nhiều nước khác.
2. Quá trình nhận thức và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Mặc dù ra đời trong điều kiện lịch sử rất đặc biệt “vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc”, “vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh”, với xuất phát điểm từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến, nền tảng kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhưng bằng những
tư tưởng đúng đắn, sáng tạo và nghệ thuật lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhân dân Việt Nam đã xây dựng được một nhà nước kiểu mới thực sự của
dân, do dân và vì dân, là nền tảng chính trị - pháp lý có ý nghĩa quyết định cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng thành công chế độ mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Một là, Nhà nước pháp quyền do dân là chủ và dân làm chủ.
“Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam” - đó là tư
tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong phiên họp Hội đồng Chính phủ
ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị tiến hành cuộc Tổng tuyển cử.
Người khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn
những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng
tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là
công dân thì có quyền đi bầu cử… Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra
Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Ch’[;
+6ính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân”. Quyền lực nhà nước là
quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy thác cho các cơ quan trong bộ máy nhà 2 lOMoAR cPSD| 47028186
nước. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nhân dân có quyền kiểm soát đại
biểu mà mình đã bầu ra.
Thứ hai, nhà nước hợp hiến, hợp pháp, quản lý xã hội bằng pháp luật, kết hợp
với giáo dục đạo đức
Một nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn pháp
luật và đạo đức trong quản lý nhà nước và xã hội. Là một người Á Đông vốn thấu
hiểu bản chất và những giới hạn vốn có của pháp trị cũng như thấu hiểu sự trường
tồn và vai trò của đức trị nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không tuyệt đối hoá một
trong hai công cụ quản lý nhà nước ấy. Theo Người, đạo đức là gốc của pháp luật,
còn pháp luật chính là đạo đức chuẩn mực trong xã hội. Chính vì vậy, cuộc đời Chủ
tịch Hồ Chí Minh vừa là tấm gương sáng ngời về tinh thần đề cao, tôn trọng pháp
luật song song với việc kiên trì và bền bỉ trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng.
Thứ ba, nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền
lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” . Tư tưởng Hồ Chí
Minh về quyền con người không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng, quyền sống,
quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mà Người còn bàn tới quyền làm chủ,
quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, quyền làm công dân, quyền hôn
nhân và xây dựng gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo
Thứ tư, nhà nước có hệ thống pháp luật dân chủ, thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân
Tính dân chủ của pháp luật không chỉ thể hiện ở chỗ nội dung các đạo luật ghi
nhận quyền và lợi ích của nhân dân mà còn thể hiện ở chỗ nhân dân trực tiếp tham
gia xây dựng các đạo luật. Việc xây dựng pháp luật phải xuất phát từ sáng kiến của
nhân dân, có sự tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan đoàn thể và mọi tầng lớp
nhân dân.. Để đảm bảo pháp luật thực sự của nhân dân, trong quá trình xây dựng
Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Bản Hiến pháp mà chúng ta đã thảo
ra… phải tiêu biểu được các nguyện vọng của nhân dân... Sau khi thảo xong chúng
ta cần phải trưng cầu ý kiến của nhân dân cả nước một cách thật rộng rãi. Có như thế
bản Hiến pháp của chúng ta mới thật sự là bản Hiến pháp của chế độ dân chủ”
Thứ năm, nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước nhân dân, công dân
phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm pháp lý của Đảng, Nhà nước và cán
bộ đảng viên nếu không làm tốt chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình: “Nếu dân
đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt
là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” . Nhà nước 3 lOMoAR cPSD| 47028186
công nhận và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình,
còn công dân phải làm tròn các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội, đặc biệt là nghĩa
vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Thứ sáu, có biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước, đấu tranh chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, ngày 23/11/1945, Hồ
Chủ tịch ký Sắc lệnh thành lập Ban thanh tra đặc biệt với nhiệm vụ thanh tra tất cả
các công việc và các nhân viên của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ.
Người nhấn mạnh: “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị
quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai
làm qua chuyện, chỉ một cách, là khéo kiểm soát.
Thứ bảy, nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân phải có đội ngũ cán
bộ, công chức chuyên nghiệp, trong sạch, thực sự là công bộc của nhân dân
Hồ Chủ tịch đã đề ra những yêu cầu đối với cán bộ, công chức, đó là: “Những
người tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong đấu tranh; những người
liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn luôn chú ý đến lợi ích
của dân chúng…; những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những
hoàn cảnh khó khăn…; những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật”
Có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền
của dân, do dân, vì dân đã phát triển tới một đỉnh cao, phản ánh sự hoàn thiện của tư
duy vừa khoa học, tiến bộ vừa nhân văn cao cả, hướng tới xây dựng một nhà nước
chứa đựng đầy đủ những giá trị cao quý nhất của nền văn minh thế giới, của thời
hiện đại, đó là những chân giá trị của chế độ nhà nước dân chủ và pháp quyền.
2.2 Lý do Việt Nam lại lựa chọn xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân
2.2.1 Là nguyện vọng của dân, phù hợp với quy luật và thực tiễn ở nước ta
_ Trước năm 1945, chúng ta đã phải chứng kiến một giai đoạn lịch sử bị thương khi
mọi giai tầng trong xã hội bị áp bức, bóc lột dưới ách thống trị tàn bạo, vô nhân tính
của bọn thực dân. Sống trong cảnh lầm than ấy, họ chỉ có duy nhất một khát vọng,
đó là Đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc..
_ Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhànước
được xây dựng theo hướng: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt
Nam”, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Bộ máy nhà nước từ Trung ươngđến cơ sở
được xây dựng ngày càng hoàn thiện; Nhân dân phát huy “quyền bính” của mình,
cùng Nhà nước vượt qua khó khăn, thách thức, giành đượcnhiều thành tựu to lớn 4 lOMoAR cPSD| 47028186
trong các cuộc kháng chiến, cũng như cải tạo xã hội cũ,xây dựng xã hội mới. Đời
sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên,
2.2.2 Bảo đảm quyền dân chủ thực sự của nhân dân lao động
_ Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọngcủa nhân
dân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan cách mạng đè
đầu dân như trong thời kì dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật mà là công bộc của nhân dân.
_ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chức năng của Nhà nước là thể chế hoá bằng pháp
luật, quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân lao động và quản lý kinh tế, xã hội
theo pháp luật. Nhà nước ta phải bảo đảm quyền dân chủ thật sự củanhân dân lao
động, đồng thời kiên quyết trừng trị những kẻ vi phạm quyền làm chủ của nhân dân
2.2.3 Đoàn kết toàn dân, phát huy tối đa sức mạnh của bộ máy nhà nước
_ Trong đó, nhân dân là người trực tiếp tham gia, xây dựng và thực thi chínhsách
của Ðảng và Nhà nước là xây dựng nhà nước lấy dân làm gốc, dựa vàodân, tin dân,
bảo vệ dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân. Tin tưởng sẽ là nềntảng tạo nên khối
đại đoàn kết toàn dân
_ Nhà nước bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, quyền lực nhà nước đượctổ chức
thống nhất, nhưng có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quannhà nước,
dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động củacả bộ máy nhà
nước. Thông qua nguyên tắc này, quyền lực nhà nước thật sựthuộc về nhân dân, bảo
đảm sự thống nhất tổ chức và hành động, phát huy tối đasức mạnh của bộ máy nhà
nước. Nhờ đó, Hiến pháp, pháp luật được thực thi,quyền lực của nhân dân được bảo đảm.
3 Tính tất yếu của xây dựng nhà nước pháp quyền
3.1. Chức năng vai trò của nhà nước pháp quyền
3.1.1 Chức năng bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
Đây là một trong những chức năng chủ yếu của nhà nước, bởi vì tất cả
những chức năng đối nội của nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ có thể được thực
hiện khi Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được bảo vệ vững chắc. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định rõ: "Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, 5 lOMoAR cPSD| 47028186
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và
lợi ích quốc gia, dân tộc"
3.1.2 Chức năng tổ chức quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Chức năng tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước là một hoạt động của
nhà nước, hoạt động này thể hiện vai trò của nhà nước đối với sự phát triển
của nền kinh tế. Nhà nước ban hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô; xây
dựng kế hoạch để phát triển kinh tế quốc dân, xác định các trương trình, mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội,đề ra các biện pháp cụ thể đạt tới mục tiêu đó
trong từng thời kì nhất định; sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng
phát huy vai trò tạo ra các yếu tố kích thích hay hạn chế sự phát triển của các
quan hệ kinh tế theo hướng nhất định. Nhà nước quản lí kinh tế vĩ mô bằng
pháp luật, đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống công cụ quản lí kinh tế
vĩ mô của nhà nước ở nền kinh tế thị trường. 3.1.3 Chức năng xã hội
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển
văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội", Văn kiện Đại hội X nêu rõ "chúng ta nhận
thức ngày càng sâu sắc rằng, xã hội, văn hóa là những lĩnh vực thể hiện rõ
nhất chức năng của nhà nước nói chung và chức năng xã hội của nhà nước
nói riêng luôn gắn liền với các phạm trù như "bản chất nhà nước" và "vai trò của nhà nước
3.1.4 Chức năng bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Đây là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ. Trong sự
nghiệp đổi mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm tốt trật tự, an toàn
xã hội nhằm duy trì ổn định và trật tự, tạo điều kiện quan trọng để thực hiện
đầy dủ quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp đã ghi nhận. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa phải có đủ sức mạnh và kịp thời dập tan mọi âm mưu
và hành động của các thế lực thù địch chống đối cách mạng, đồng thời đấu
tranh chống, phòng ngừa có hiệu quả tội phạm và các vi phạm pháp luật khác,
làm cho xã hội luôn luôn ổn định, trật tự pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa
được giữ gìn và phát triển. 6 lOMoAR cPSD| 47028186
3.1.5 Chức năng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, hợp tác và hữu nghị với các dân tộc vì hoà bình, ổn định và phát triển
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu
và phát tiển trong quan hệ ngoại giao quốc tế hiện đại. Việc chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và hữu nghị với các dân tộc theo tinh thần Việt
Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng
quốc tế vì hoà bình, độc lập và phát triển là một trong những nguyên tắc rất
quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Củng cố duy trì tình hữu nghị với các nước láng giềng cũng
như có cơ hội giao thương hợp tác phát triển là mục tiêu mở rộng quan hệ
ngoại giao của nhà nước
3.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng nhà nc pháp quyền XHCN ở nước ta
3.2.1 Pháp luật là phương tiện hiểu quả để quản lí mọi mặt của đời sống xã hội
- Đầu tiên, pháp luật đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:Để
đảm bảo an ninh chính trị và an toàn đất nước, Nhà nước phải sử dụng sức
mạnh của mình để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu gây rối, phá hoại,bạo
loạn, xâm hại đến an ninh quốc gia, ổn định chính trị, giữ vững an ninhchính
trị, thiết lập an toàn xã hội, tạo điều kiện hoà bình, ổn định cho công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mọi hành động xâm phạm tới an ninh, trật
tự an toàn xã hội đều có khả năng bị phát hiện và xử lý thích đáng
- Tiếp theo, pháp luật đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợiích
hợp pháp của công dân:Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong
việc thực hiện bảo vệquyền con người. Tính sắc bén của pháp luật trong việc
thực hiện bảo vệ quyềncon người được thể hiện ở các quy định về quyền con
người trong pháp luậtđược đảm bảo bằng bộ máy, cách thức tác động quyền
lực của Nhà nước, khicần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng
chế trên cơ sở tiến hành cácbiện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho nội
dung quyền con người, quyền công dân được thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh
đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệpháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con
người, quyền công dân đều có khảnăng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời
3.2.2 Pháp luật góp phần phát triển ý thức đạo đức con người
_ Đồng thời, giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác
độngtương hỗ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, 7 lOMoAR cPSD| 47028186
ngoài cácbiện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và
ý thức phápquyển. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành
nghiêm chỉnh thìđạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục
của đạo đức càngđược mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực
đến mọi hành vi, mọimối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội
3.3.3 Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước
Bộ máynhà nước là một thiết chế phức tạp bao gồm nhiều bộ phận
(nhiều loại cơ quanquốc gia). Để bộ máy đó hoạt động có hiệu quả đòi hỏi
phải xác định đúng chứcnăng, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan,
mỗi cơ quan; phải xác lậpmối quan hệ đúng đắn giữa chúng; phải có những
phương pháp tổ chức và hoạtđộng thích hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ
trong quá trình thiết lập và thực thiquyền lực quốc gia. Tất những điều đó chỉ
có thể thực hành được khi dựa trêncơ sở vững chắc của những nguyên tắc và
quy định cụ thể của luật pháp
Thực tế cho thấy khi chưa có một hệ thống quy phạm luật pháp về tổ
chức đầy đủ, đồng bộ, hiệp và chính xác để làm cơ sở cho việc củng cố và
hoàn thiệnbộ máy quốc gia thì dễ dẫn đến tình trạng trùng, chồng chéo, thực
hành khốngđúng chức năng, thẩm quyền của một số cơ quan quốc gia, bộ
máy sẽ sinh racồng kềnh và kém hiệu quả
3.2.4 Pháp luật thúc đẩy phát triển kinh tế, cải cách xã hội xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam còn thúc đẩy nền kinhtế
một cách mạnh mẽ, kèm theo cải cách xã hội. Nhất là về kinh tế thị
trường,tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ có nhà nước pháp quyền mới có
đủ côngbằng, đảm bảo phát triển đất nước, giữ được nền độc lập, hội nhập
quốc tế mộtcách vững chắc. Cũng nhờ đó mà nước ta có một hành lang pháp
lý an toàn, bảovệ cả mình, cả những đối tác quốc gia khác
Tuy nhiên pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó, và pháp
luậtcũng có thể tác động trở lại tới sự phát triển của kinh tế theo hai hướng,
kìmhãm hoặc thúc đẩy. Một khi pháp luật phù hợp và phản ánh đúng trình độ
pháttriển của kinh tế, nó sẽ thúc đẩy kinh tế đi lên, ngược lại, khi những quy
địnhcủa pháp luật cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ phát triển kinh tế, nó
sẽ kìmhãm sự phát triển đó, thậm chí dẫn tới khủng hoảng
3.2.5 Pháp luật giúp mở rộng, phát triển quan hệ quốc tế 8 lOMoAR cPSD| 47028186
Sự ổn định của mỗi nhà nước là điều kiện quan trọng để tạo ra niềm tin,
làcơ sở để mở mang các mối bang giao với các nước khác. Khởi nguồn từ nhu
cầu đó, hệ thống luật phápcủa mỗi nước cũng có bước phát triển mới: Bên
cạnh những văn bản luật phápquy định và điều chỉnh các quan hệ tầng lớp có
liên quan đến các chủ thể luậtpháp trong nước còn cần có đầy đủ các văn bản
pháp luật quy định và điềuchỉnh các quan hệ có nhân tố nước ngoài, ví dụ,
luật đầu tư, luật về khoa học, và công nghệ
Trong một nhà nước mà tất cả mọi cá nhân, tổ chức, thiết chếcông và tư,
kể cả nhà nước đều thượng tôn pháp luật, được công bố công khai, được thực
thi và áp dụng bình đẳng trong thực tế và được tài phán một cách độclập, phù
hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế là điều kiệnrất cơ
bản để mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển mối quan hệ giữa các quốc
giakhông những về chính trị mà cả về kinh tế và các lĩnh vực khác. Các
nguyên tắc pháp quyền được đề cao và thực hiện trên thực tế của mỗi quốc
gia trong điềukiện ngày nay trở thành lòng tin và sự lựa chọn trong quan hệ quốc tế 3.3
Lợi ích và giá trị mang lại khi xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
- Bảo vệ quyền và lợi ích của công dân: Nhà nước pháp quyền XHCN đảm
bảo quyền tự do và bình đẳng cho tất cả công dân. Nó bảo vệ quyền của
người lao động, đảm bảo điều kiện công bằng trong lao động và đảm bảo
quyền lợi của người dân trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, an sinh xã hội.
Dẫn chứng: Đất nước phải đối phó với đại dịch Covid-19, Ðảng, Nhà nước và
Chính phủ đã kịp thời có chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn, như ban
hành Nghị quyết 68 về gói chính sách hơn 62 nghìn tỷ đồng hỗ trợ nhân dân,
người lao động mất việc làm
- Tạo ra sự ổn định và an ninh: Nhà nước pháp quyền XHCN đảm bảo trật tự
xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo an toàn cho tất cả công dân. Nó
tạo ra một môi trường ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh tế và xã hội.
Dẫn chứng: Theo số liệu sơ bộ về công tác đấu tranh phòng chống tội phạ
tháng 5/2023 (từ 15/4/2023-14/4/2023) của Bộ Công an, toàn quốc xảy ra
3.954 vụ; khám phá 3.178 vụ; bắt giữ, xử lý 6.396 đối tượng; tỷ lệ khám phá
đạt 80,37%; triệt phá 13 băng, nhóm. Việc phát hiện và xử lí tội phạm đảm
bảo an ninh, trật tự quốcgia cũng như an toàn cho người dân
- Xây dựng một xã hội công bằng và công lý: Nhà nước pháp quyền XHCN
đảm bảo sự công bằng và công lý trong hành vi của mọi cá nhân và tổ chức. 9 lOMoAR cPSD| 47028186
Nó đảm bảo rằng không ai được phân biệt đối xử và tất cả mọi người đều
được phải chịu trách nhiệm pháp lí nếu phạm tội.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững: Nhà nước pháp quyền XHCN tạo ra một
môi trường pháp lý ổn định và dự đoán được cho hoạt động kinh tế. Điều này
tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, phát triển kinh tế và tạo ra việc làm. Nó
cũng bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai.
- Tăng cường uy tín và danh tiếng quốc tế: Việc xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, tăng
cường uy tín và danh tiếng của quốc gia trên trường quốc tế. Điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
văn hóa của đất nước.
Dẫn chứng: Nhờ việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, uy
tín quốc của Việt Nam ngày càng được nâng cao, đã và đang thu hút các
nguồn vốn lớn từ nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore,... Từ
đó tạo việc làm cho hàng triệu người dân Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển về
kinh tế và xã hội của đất nước. Kết luận
Sau khi nghiên cứu đề tài Tính tất yếu của xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
trong quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với các nội dung chủ yếu là Cơ sở lý
luận về nhà nước pháp quyền, Quá trình nhận thức và xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN trong quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Tính tất yếu của xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
cho phép tác giả rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Thứ nhất là Nhà nước pháp quyền XHCN là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa
xã hội, đảm bảo quyền lợi và tự do của các thành viên trong xã hội. Nó tạo ra một
hệ thống pháp luật công bằng và minh bạch, đảm bảo công lý xã hội và phát triển bền vững.
Thứ hai là Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi sự nhận thức
và ý thức của người dân về quyền và trách nhiệm của họ trong việc tuân thủ pháp
luật và tôn trọng quyền lợi của nhau. Đồng thời, cần có hệ thống pháp luật và cơ
chế quản lý công bằng, minh bạch và hiệu quả. Thứ ba là Thứ tư là 10 lOMoAR cPSD| 47028186
Cuối cùng là, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là tất yếu trong quá trình lên
Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mang lại lợi ích và giá trị quan trọng như đảm bảo
quyền lợi và tự do, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, xây dựng một xã hội
công bằng và công lý, tăng cường niềm tin và ổn định, và tăng cường quyền lực và
vai trò của nhân dân trong xã hội. 11 lOMoAR cPSD| 47028186 12