-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận "Biểu tượng hoa trong ca dao"
Tiểu luận "Biểu tượng hoa trong ca dao"
Dẫn luận ngôn ngữ và thực hành Tiếng Việt 24 tài liệu
Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Tiểu luận "Biểu tượng hoa trong ca dao"
Tiểu luận "Biểu tượng hoa trong ca dao"
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ và thực hành Tiếng Việt 24 tài liệu
Trường: Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Quy Nhơn
Preview text:
lOMoARcPSD|208 990 13
BIỂU TƯỢNG HOA TRONG CA DAO
Ca dao - tiếng nói tâm tình của người dân, nơi bộc lộ tâm lí, tập quán, quan niệm
sống và văn hóa của một dân tộc.
Ca dao đã ăn sâu trong đời sống tinh thần của mỗi người dân đất Việt. Bất cứ ai trong
chúng ta cũng thuộc một vài câu ca dao. Vì từ khi sinh ra, chúng ta đã được tắm mình trong
những câu ca dao qua lời ru của các bà, các mẹ, các chị. Những câu ca ấy đi vào tiềm thức
của mỗi người, do đó, dù có đi đâu ta cũng không thể quên nguồn cội, quê hương. Có thể
nói ca dao Việt Nam là thành trì bảo tồn nền văn hóa dân tộc, là vũ khí chống lại sự xâm
nhập văn hóa của các nước ngoại bang. Các biểu tượng trong ca dao chính là những biểu
tượng văn hóa của dân tộc. Ví như, văn hóa nông nghiệp của người Việt được thể hiện qua
biểu tượng cây lúa trong ca dao. Hay hình tượng cây đa là biểu hiện nét văn hóa cộng đồng
làng xã của dân tộc Việt. Hình ảnh hoa trong ca dao cũng là một biểu tượng văn hóa của dân
tộc Việt Nam. “Hoa” giữ một vị trí quan trọng trong đời sống con người. Người ta dùng hoa
để biểu đạt tình cảm của mình trong nhiều bối cảnh và với những đối tượng khác nhau.
“Hoa” được dùng để dâng cúng thần linh, trời phật. “Hoa” tràn ngập phố phường những
ngày lễ hội. “Hoa” đón chào một sinh linh mới ra đời. “Hoa” dùng để tiễn đưa người về cõi
vĩnh hằng,... Hiếm ai có thể dửng dưng trước cái đẹp rực rỡ sắc màu của hoa. Hoa dễ khiến
lòng người xốn xang, xao xuyến và gợi lên những mơ ước xa xôi hay tha thiết yêu đời... Dù
kiêu sa, đài các hay hoang dại bên đường, tất cả các loài hoa đều góp phần tạo nên bức tranh
đa sắc trên hành tinh chúng ta. Chính những điều đó đã khiến cho hoa gắn bó mật thiết với
đời sống văn hoá của mỗi tộc người. Hoa trong ca dao của người Việt tượng trưng cho
người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ đẹp; tượng trưng cho nhân cách, phẩm giá,
nhân duyên của người con gái Việt. Trong bài viết này, chúng tôi bước đầu giới thiệu về một
số Biểu tượng hoa trong ca dao người Việt. Đây là nhóm biểu tượng xuất hiện với tần số
cao trong sinh hoạt ca hát dân gian, nó đã đem lại cho người tiếp nhận những ấn tượng sâu
sắc, thú vị về bản chất thẩm mỹ của loại thơ ca dân gian đặc biệt này.
1. Các loài hoa trong ca dao:
Theo khảo sát bước đầu của chúng tôi, trong Kho tàng ca dao người Việt có gần 130
tên các loài hoa được nhắc đến.
Hoa bèo, hoa bí, hoa bầu, hoa bắp, hoa bách, hoa bạc, hoa bòng, hoa bông, hoa bồng
bồng, hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa cà, hoa cải, hoa cam, hoa cau, hoa cậy, hoa chanh, hoa
chè, hoa chiêng chiếng, hoa chuối, hoa cúc, hoa cúc tần, hoa cỏ may, hoa cối, hoa dạ hợp,
hoa đại, hoa dành, hoa dạo, hoa đào, hoa dâu, hoa đậu, hoa đèn, hoa điều, hoa đề, hoa điệp, 1 lOMoARcPSD|208 990 13
hoa đỗ, hoa đồng, hoa dưa, hoa dừa, hoa dứa, hoa gạo, hoa hiên, hoa hòe, hoa hồi, hoa hồng
(hường), hoa hải đường, hoa hồng bì, hoa huệ, hoa khế, hoa khoai, hoa kiểng, hoa kim cải,
hoa lài (nhài), hoa lan, hoa lăng, hoa lê, hoa lúa, hoa lựu, hoa lau, hoa lí (thiên lí), hoa mai,
hoa mận, hoa mẫu đơn, hoa mây, hoa mơ, hoa mua, hoa mùi, hoa muội nồi, hoa muống, hoa
mướp đắng, hoa mè, hoa muỗm, hoa na, hoa ngải, hoa ngâu, hoa ổi, hoa ớt, hoa phù dung,
hoa quế, hoa quỳ, hoa quýt, hoa riềng, hoa sen, hoa sim, hoa sói, hoa sứ, hoa sung, hoa
súng, hoa tầm xuân, hoa trang, hoa tam xướng, hoa trinh nữ, hoa táo, hoa thông, hoa thuốc,
hoa tía tô, hoa trà, hoa tre, hoa trúc, hoa từ bi, hoa tùng, hoa vả, hoa vải, hoa vang, hoa vàng,
hoa vối, hoa vông, hoa vồng, hoa vừng…
Tên các loài hoa xuất hiện trong ca dao tương đối nhiều, từ các loài hoa quý phái,
kiêu sa như sen, hồng, lan, hải đường,…đến các loài hoa đơn sơ, bình dị như hoa khoai, hoa
chuối, hoa muống, hoa chanh, hoa bưởi,… Tất cả chúng đều mang trong mình một phẩm
chất, một nét đẹp riêng không lẫn vào đâu được. Điều này chứng tỏ ông cha ta rất quan tâm
đến thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, đồng thời thể hiện được sức ảnh hưởng của hoa trong đời
sống con người. Việc chúng có thật trong thực tế hay không thì ở đây chưa đề cập đến.
2. Hoa biểu tượng cho con người:
Hoa là tinh túy của cỏ cây, nó tô điểm cho cuộc sống của con người thêm thi vị. Trái
đất này sẽ khô cằn, xám xịt nếu thiếu đi sắc màu rực rỡ của cỏ hoa. Nó sẽ là quả cầu chết vì
thiếu đi sức sống. Còn con người là tinh hoa của tạo hóa. Chính vì thế hoa được dùng để
làm biểu tượng cho con người. Trong Kho tàng ca dao người Việt, hoa được dùng làm biểu
tượng cho người tốt, khôn ngoan, có văn hoá, biết đạo nghĩa ở đời:
Hoa thơm ai chẳng muốn đeo
Người khôn ai chẳng nâng niu bên mình Hay
Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng kính yêu một bề
Những người như thế mới được người ta yêu mến, tôn trọng.
Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nặng lời đến ai.
Sự biểu trưng này được xác lập dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ tương đồng
về tính chất, giữa hương hoa và lòng người, vẻ đẹp của hoa và vẻ đẹp tâm hồn.
3. Hoa là biểu tượng chỉ người phụ nữ: 2 lOMoARcPSD|208 990 13
Nét nghĩa biểu tượng của hoa được tập trung thể hiện khi được dùng làm hình ảnh so
sánh tu từ hay ẩn dụ tu từ. Nhìn chung, hoa trong ca dao Việt có nghĩa biểu tượng chủ yếu là
chỉ người phụ nữ:
Ra về ủ dột nét hoa
Bước đi một bước ruột rà quặn đau.
Người phụ nữ thường được ví như những cánh hoa, bông hoa xinh đẹp nhưng mỏng manh, yếu đuối.
Em như hoa mọc góc rừng
Thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay.
Đặc biệt, hoa thường được dùng để chỉ người con gái đẹp:
Thân em như thể hoa hường
Anh xem cho có ý, kẻo mắc đường chông gai
Hoa hồng là loài hoa đẹp, được xem như chúa tể của các loài hoa. Người con gái xinh
đẹp, khôn khéo mới được ví như hoa hồng. Để nói về người con gái đẹp, nhưng không phải
vẻ đẹp rực rỡ phô bày ra bên ngoài mà là vẻ đẹp đằm thắm, nết na, dịu dàng lặn vào bên
trong như nét duyên ngầm, dân ta thường dùng hình ảnh hoa lài để tả:
Thân em như thể hoa lài
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.
Dân gian dùng hình ảnh hoa nhài để so sánh với người con gái đẹp duyên dáng vì:
“Càng thắm thì lại càng phai / Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu”, hay “Hoa lí là
chị hoa lài / Hoa lí có tài, hoa lài có duyên”.
Hoa ngát hương và rực rỡ sắc màu nhưng lại chóng phai, mau nhạt. Đời hoa thường
ngắn ngủi “sớm nở tối tàn” và dẫu có dài như phong lan hay hoa bất tử thì cũng được mấy
mùa trăng? Cái yểu mệnh ấy của hoa được ví với tuổi xuân của người con gái:“Đàn bà
như cánh hoa rơi / Nở ra chỉ được một thời mà thôi”. Dù có xinh đẹp đến đâu chăng nữa thì
lấy chồng cũng là chôn vùi tuổi xuân: “Hoa tươi trong độ gió đông/ Gái xinh, xinh đến có
chồng thì thôi”. Ở đây hình ảnh hoa được so sánh với người phụ nữ nhưng không phải ở nét
tương đồng về sắc hương mà là sự tồn tại ngắn ngủi của nó. Cái đẹp chóng phai theo thời
gian. Không chỉ nói về nhan sắc chóng tàn, về tuổi xuân mau hết, đằng sau câu ca dao còn
cho thấy cả một đời cay đắng của kiếp hồng nhan. Có vui chăng chỉ được một thời xuân sắc,
tháng ngày dài còn lại là chồng chất bao nỗi lo toan cùng sự trói buộc bởi tam tòng tứ đức
của lễ giáo phong kiến.
Hình ảnh hoa tàn, hoa tàn nhị úa, hoa xàu, hoa mất nhị, hoa thơm mất tuyết được
dùng để biểu trưng cho người con gái không còn xuân sắc hoặc không còn thanh tân. 3 lOMoARcPSD|208 990 13 -
“Hoa thơm mất nhị đi rồi
Còn thơm đâu nữa mà người ước ao” -
“Hoa thơm mất nhị đi rồi
Dù rằng trang điểm cũng người vô duyên”.
- “Hoa tàn bướm chẳng vãng lai
Tình nghĩa anh đã phụ, trúc mai sá gì”
Nhị hoa là cái tinh túy nhất của một bông hoa, nhờ có nó hoa mới có mùi hương, nếu
mất đi thì sẽ có sắc mà không có hương, coi như là đồ bỏ đi. Giống như thân phận người
con gái, nếu không còn xuân sắc, không còn thanh tân thì chẳng chàng trai nào muốn kết
duyên, thậm chí còn bị người đời khinh rẻ.
Trên cơ sở một nét nghĩa chung phổ biến là biểu thị cho người con gái, mỗi biểu
tượng lại thể hiện những nét nghĩa, những sắc thái ý nghĩa khác biệt nhau, không trùng lắp,
phục vụ đắc lực cho nhu cầu giãi bày tâm tư, tình cảm của dân gian ở nhiều khía cạnh trong đời sống hàng ngày.
4. Hoa biểu tượng cho phẩm chất con người:
Hoa còn được dùng để biểu trưng cho những phẩm chất cao quý của con người. Dù
gặp bất kì khó khăn nào, dù sống trong hoàn cảnh nào cũng không thay đổi, vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp:
Hoa thơm trồng dựa cạnh rào
Gió nam gió chướng, hướng nào cũng thơm
Hoa sen tượng trưng cho sự thuỷ chung, lòng tự hào, tính kiên trinh bất khuất: “Hoa
sen mọc bãi cát lầm / Tuy rằng lấm láp cũng mầm hoa sen”; “Hoa sen sao khéo giữ màu /
Nắng nồng không nhạt, mưa dầm không phai”; “Càng thắm thì lại càng phai / thoang
thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu”. Hình ảnh hoa cụ thể là hoa sen ở đây có nét nghĩa giống
như hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai trong văn chương cổ.
Hoa khoai tượng trưng cho phẩm chất chịu thương chịu khó của người phụ nữ lao
động nói riêng, người nông dân nói chung. “Thiếu chi hoa lí hoa lài / Mà anh lại chuộng
hoa khoai trái mùa?/ - Hoa khoai chịu nắng chịu mưa / Hoa lài, hoa lí chưa trưa đã rầu”.
Nhờ đức tính này mà người phụ nữ có được tình yêu của chàng trai, mặc dù không có sắc
đẹp rực rỡ như hoa lí, không có hương thơm mê hoặc như hoa lài. Nàng chinh phục trái tim
người con trai bằng chính nét đẹp cần cù, chăm chỉ trong lao động.
5. Hoa biểu tượng của tình yêu:
Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca. Trong tình yêu, từ cổ chí kim chưa bao giờ
vắng bóng những cánh hoa tươi rực rỡ hương sắc. Từ các chàng trai, cô gái đang yêu đơn 4 lOMoARcPSD|208 990 13
phương cho đến những cặp tình nhân đều mượn hoa để thể hiện tình yêu đắm say của mình
với đối phương. Bởi vậy, hình ảnh hoa luôn xuất hiện trong tình yêu đôi lứa.
Hoa trong ca dao Việt được dùng với nét nghĩa biểu tượng là một cuộc tình:
Vì hoa nên phải tìm hoa
Vì tình nên phải vào ra vì tình
Những cánh hoa trong ca dao biểu tượng cho các giai đoạn, các cung bậc của tình
yêu lứa đôi. Từ giây phút dò hỏi, tỏ tình cho đến lúc thành đôi phải lứa, lúc nào cũng có
bóng dáng của những bông hoa, chúng như cầu nối đưa những kẻ si tình đến với nhau. Ướm hỏi:
“ Bấy lâu còn lạ chưa quen
Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ?
- Hồ còn leo lẻo nước trong
Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi sen”. Tỏ tình:
“Đồn đây có nhánh hoa mai
Cho xin một chút họa may nên gần” Thành đôi:
“- Thân em như thể hoa hường
Anh xem cho có ý, kẻo mắc đường chông gai
- Thân anh như thể giọt sương
Đêm đông tươi mát cho hoa hường tốt tươi”.
Hoa còn được dùng để thể hiện các cung bậc của tình cảm lứa đôi. Sự băn khoăn của
người con gái trước khi bước vào vườn yêu: “Thân em như đóa hoa rơi / Phải chăng chàng
thật là người yêu hoa?”. Nhớ nhung: “Sen xa hồ, sen khô, hồ cạn / Lựu xa đào, lựu ngả,
đào nghiêng”. Trách móc: “Thân thiếp như cánh hoa đào / Đang tươi tốt thiếp trao cho
chàng / Bây giờ nhụy rữa hoa tàn / Vườn xuân nó kém, sao chàng lại chê?”. Hạnh phúc:
“Thiếp gặp chàng như hoa gặp chậu / Chàng gặp thiếp như hạc đậu lưng quy” . Đau khổ
khi tan vỡ: “Ai làm cho bướm lìa hoa / Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng / Ai đi muộn
dặm non sông / Để ai chất chứa sầu đông vơi đầy”.
Hình ảnh hoa cũng có khi được dùng để chỉ sự thay đổi tình cảm, thiếu thủy chung
trong tình yêu hay về thế thái nhân tình: “Có hoa sói, tình phụ hoa ngâu”.
Hoa và tình yêu là những thứ không thể thiếu cho cuộc sống con người, chúng tô
điểm, đem lại sắc màu, niềm vui, hạnh phúc, cũng có khi đau khổ nhưng chúng ta không thể
sống thiếu chúng được.
6. Các nét nghĩa biểu tượng khác của hoa: 5 lOMoARcPSD|208 990 13
Ngoài các nét nghĩa biểu tượng trên, hoa còn được dùng với các nét nghĩa biểu tượng
khác là “trẻ”, “khỏe”, “tươi”, “đẹp”, thậm chí là “ngon” [Hữu Đạt;57]:
- “Trai ba mươi tuổi đang hoa
Gái ba mươi tuổi đã toan về già”
- “Đàn ông nằm với đàn ông
Như gốc như gác như chông như chà
Đàn ông nằm với đàn bà
Như lụa như lĩnh như hoa trên cành”
- “Bát cơm em nấu như hoa
Bát canh em nấu như là mật ong”
“Sự đa dạng trong biểu tượng ngữ nghĩa đối với từ “hoa” của người Việt còn thể hiện
ở chỗ, khi hoa kết hợp với các từ khác để tạo thành các từ ghép hợp nghĩa, nó lại được dùng
để chỉ tính cách con người” [Hữu Đạt;58]. Khi hoa kết hợp với nguyệt tạo thành nguyệt
hoa, hoa nguyệt thì nghĩa biểu tượng chung của tổ hợp này lại chỉ tính cách lẳng lơ hay sự
ăn chơi đàng điếm, một cuộc tình không đứng đắn.
- “Anh đánh thì tôi chịu đòn
Tính tôi hoa nguyệt mười con chẳng chừa”
- “Trăng rằng trăng chẳng nguyệt hoa
Sao trăng chứa cuội trong nhà hỡi trăng”
Từ những bông hoa cụ thể trong đời sống cho đến những bông hoa biểu tượng trong
ca dao là cả một quá trình quan sát, trải nghiệm, tích lũy … lâu dài của dân gian. Dựa vào
những mối quan hệ phức tạp của hoa trong tự nhiên, dân gian phát hiện ra những nét tương
đồng giữa thế giới các loài hoa và thế giới con người. Từ đó khái quát nên các mối liên
tưởng thơ ca hình thành nhóm biểu tượng hoa qua ca dao.
Xuất phát từ những quan sát của dân gian về thế giới các loài hoa trong thiên nhiên,
những biểu tượng về con người, về phẩm chất của con người, đặc biệt là về người phụ nữ,
về tình yêu đã được hình thành. Mỗi loài hoa với những tính chất, đặc điểm không giống
nhau, hay cùng một loài hoa nhưng ở các trạng thái khác nhau … đã gợi cho dân gian những
liên tưởng phong phú, đa đạng về đời sống con người. Dù vòng đời của hoa ngắn ngủi
nhưng nó vẫn luôn tái sinh để dâng hiến hương sắc cho cuộc đời. Nhưng sự tái sinh kì diệu
nhất của hoa không phải ở quy trình sinh học, trong môi trường tự nhiên mà chính trong tác
phẩm nghệ thuật. Hoa sẽ mãi khoe sắc trong thi ca, sẽ luôn toả hương trong ca dao qua 6 lOMoARcPSD|208 990 13
những nét nghĩa biểu tượng mà nó thể hiện. Những biểu tượng ấy thể hiện cách nghĩ, tâm
hồn và trí tuệ của người Việt; là phong tục tập quán, là quê hương đất nước; là quan niệm
nhân sinh...hay nói chung là bản sắc văn hoá của người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nghệ sĩ ưu tú Lê Ngọc Canh (1999), Văn hóa dân gian – những thành tố,
NXB Văn hóa thông tin, Trường Cao đẳng Văn hóa TP.HCM, H.
2. Chu Xuân Diên (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
3. Chu Xuân Diên (2008), Nghiên cứu văn hóa dân gian, NXB Giáo dục.
4. PGS.TS. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.
6. GS. Vũ Ngọc Khánh (2003), Văn hóa dân gian, NXB Nghệ An.
7. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên), (2001), Kho tàng ca dao người Việt
(tập 1,2), NXB văn hóa – thông tin.
8. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, H.
9. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 7
Document Outline
- BIỂU TƯỢNG HOA TRONG CA DAO
- 1. Các loài hoa trong ca dao:
- 2. Hoa biểu tượng cho con người:
- 3. Hoa là biểu tượng chỉ người phụ nữ:
- 4. Hoa biểu tượng cho phẩm chất con người:
- 5. Hoa biểu tượng của tình yêu:
- 6. Các nét nghĩa biểu tượng khác của hoa:
- TÀI LIỆU THAM KHẢO