Tiểu luận cá nhân phương pháp học đại học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Tiểu luận cá nhân phương pháp học đại học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA LOGISTIC VÀ THƯƠNG MẠI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN Tên đề tài:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở CÁC THÀNH PHỐ. LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của đất nước ta.ngày nay đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh, việc xây
dựng chất lượng sống của người dân ngày càng nâng cao. Từ đó, hàng loạt các khu công
nghiệp được dựng lên cùng nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến cho sản xuất để phục vụ
cho đời sống. Xã hội đang dần hiện đại hoá, càng có nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường sống. Trên thế giới có đến 92% dân số đang sống trong hiện trạng bầu không
khí bị ô nhiễm. Đặt biệt ở các thành phố, tình trạng ô nhiễm không khí đang diễn ra cao
đến mức báo động. Không khí là nguồn sống tất yếu của con người nhưng lại bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Vì vậy việc đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục do
hiện trạng này mang lại là việc làm vô cùng cấp bách. Thực trạng ô nhiễm không khí ở
các thành phố không ngừng tăng mà nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do con người. Chúng
ta nên chung tay thực hiện các giải pháp để bảo vệ bầu không khí nơi đây được xanh và đẹp. 2 NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu về ô nhiễm môi trường không khí ở các thành phố. 1. Khái niệm.
Ô nhiễm không khí là sự tồn tại của các thành phần tạp chất hoặc bụi bẩn trong
không khí. Điều đó tác động xấu đến sức khoẻ con người, thực vật và động vật trong hệ sinh thái. 2. Thực trạng.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở thành thị hiện đang ở mức báo
động. Theo thông tin từ EPI (The Environmental Performance Index) do Mỹ thực
hiện cho thấy Việt Nam là 1 trong 10 nước có mật độ ô nhiễm không khí cao hàng
đầu châu á. 2 thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Hồ Chí Minh được nhận
định có mức ô nhiễm nặng nề nhất. Ghi chép đến tháng 2 năm 2020 Việt Nam có
đến gần 3,6 triệu xe hơi và hơn 4,5 triệu xe gắn máy. Đây cũng là một trong nhưng
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ô nhiễm nặng nề tại các khu vực thành thị. Cho
đến năm 2021 kết quả thống kê AQI (Air Quality Index) cho thấy mức độ ô nhiễm
của cả 2 thành phố đã có sự cải thiện rõ rệt. Nguyên nhân cốt lỏi đến từ sự bùng
phát đại dịch COVID-19, chính phủ ban hành chỉ thị cách ly tại nhà khiến cho
lượng khói bụi từ phương tiện giao thông giảm đi đáng kể.
Chương 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí ở các thành phố. 3
1. Giao thông vận tải.
Hơn thế nữa, các khí thải độc hại như CO, CO2, NO2, các loại khí thải,... từ các
phương tiện giao thông vận chuyển không ngừng tạo ra một lượng hỗn hợp khí
độc hại khổng lồ. Chưa kể đến các loại phương tiện thô sơ, hệ thống máy móc cũ
kĩ khiến lượng khí gây ô nhiễm thải thải ra càng lớn dẫn đến nồng độ các chất khí
tăng cao và liên tục. Hơn thế nữa, các khí thải hoá chất CO, CO2, NO2, các loại
khói khí thải,... từ các phương tiện giao thông vận chuyển không ngừng tạo ra một
lượng hỗn hợp khí độc hại khổng lồ. Chưa kể đến các loại phương tiện thô sơ, hệ
thống máy móc cũ kĩ khiến lượng khí gây ô nhiễm thải thải ra càng lớn dẫn đến
hàm lượng các chất khí tăng cao và liên tục.
2. Hoạt động sản xuất trong công nghiệp.
Bên cạnh Việt Nam, những quốc gia đang phát triển đều vướng phải tình trạng
tương tự. Cùng với sự tiên tiến của công nghiệp hiện nay, nhiều nhà máy mọc lên
trong khu vực thành thị. Khí thải thoát ra từ các nhà máy công nghiệp chứa hàm
lượng lớn những tạp chất hoá học độc hại tác động tiêu cực đến sức khoẻ con
người như CO2, CO, SO2, NO,…Đây cũng là nguyên nhân thiết yếu gây mưa Axit trong tự nhiên.
3. Hoạt động sinh hoạt.
Nhu cầu của con người ngày càng cao, dẫn theo lượng rác thải trung bình mỗi
ngày tăng không ngừng. Rác thải ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, vì cuộc
sống xung quanh chúng ta rác thải hầu như đều có ở mọi nơi. Việc sử dụng quá
nhiều và không kịp xử lý dẫn đến lượng rác thải ra quá tải làm cho mùi hôi thối
bốc ta. Ngoài ra, ở một số hộ gia đình có những cách xử lý rác theo kiểu thủ công
như đem đốt hay độn lâu dần ở một nơi mà không phân loại. Bầu không khí sẽ ô
nhiễm nặng do mùi hôi thối bóc ra từ khói đốt hay rác thải lâu ngày không được
xử lý. Bên cạnh các nguyên nhân chính vẫn còn nhiều yếu tố khác tác động đến
tình trạng không khí ở các khu thành thị như việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhà ở,
chung cư với lượng khí bụi của những nguyên vật liệu xây dựng thải ra môi
trường hoặc các hoạt động sinh hoạt gia đình như đốt khí gas, đốt than. Tất cả các
nguyên nhân hầu như đều xuất phát từ con người và hơn ai hết họ sẽ có trách
nhiệm trong việc gánh chịu hậu quả.
Chương 3: Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí.
1. Đối với tự nhiên.
Các tạp chất hoá học có trong khí thái gây thiệt hại nặng nề cho nền sinh vật
trong tự nhiên. Những hoá chất lẫn trong không khí ô nhiễm như H2S và HF dẫn
đến triệu chứng tắc nghẽn khí quản ở động vật, làm thực vật rụng lá hàng loạt.
Các chất NO2 hay SO2 trong khí thải còn gây ra hiện tượng mưa Axit làm chết
các vi sinh vật, đất đai ô nhiễm, thiếu dưỡng chất khiến thực vật không còn nơi
sinh sống. Hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến sự ô nhiễm môi trường nước
khi mưa axit đổ xuống khiến nước cuả ao, hồ, sông, suối bị lẫn tạp chất có hại,
sinh vật sống dưới nước bị ngộ độc, làm chuỗi thức ăn trong tự nhiên bị xáo trộn.
2. Đối với con người.
Ô nhiễm không khí làm số người bị mắc bệnh ung thư,đường ruột , hô hấp…
tăng cao. Việc phải sinh sống trong bầu không khí nhiều tạp chất có hại khiến sức 4
khoẻ suy giảm, các cơ quan hô hấp bị tổn thương nặng dẫn đến viêm phổi, ung
thư. Đặc biệt ở những khu thành thị đông người dân sinh sống nơi hội tụ nhiều
nhất của những nhà máy, khu công nghiệp và các loại phương tiện đi lại bằng
xăng khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh do ô nhiễm không khí cao hơn rất nhiều so
với vùng nông thôn. Việc tiêu thụ các loài động thực vật bị ảnh hưởng bởi mưa
Axit có thể dẫn đến ngộ độc, hay nặng hơn là để lại các di chứng dạ dày, bao tử và
các bộ phận tiêu hoá khác. Những loại bụi mịn trong môi trường sinh hoạt hằng
ngày đặc biệt là PM2.5, một loại bụi cực nhỏ trong không khí với kích thước chỉ
khoảng 3% so với đường kính một sợi tóc, loại bụi này có thể gián hoặc trực tiếp
đi vào hệ thống tuần hoàn gây ra nhiều tác hại cực kì nguy hiểm cho cơ thể như
suy tim, đột quỵ, suy nhược thần kinh…
Chương 4: Cách khắc phục sự ô nhiễm không khí.
1. Đổi mới thói quen sinh hoạt.
Đổi mới thói quen sinh hoạt của từng cá thể là một cách vô cùng tối ưu để giảm
đi tình hình khí thải hiện nay. Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông khi không
cần thiết hoặc ưu tiên sử dụng xe bus hoặc xe lửa sẽ giúp làm thuyên giảm đi tình
hình khí thải. Sử dụng các loại bếp điện thay vì bếp củi hay bếp gas, vừa an toàn
lại không gây ô nhiễm. Xử lí rác thải đúng cách, không nên đốt hay vứt rác bừa bãi.
2. Xử lí khí thải công nghiệp hợp lí.
Chất khí thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp nên được qua kiểm tra, lọc khuẩn
trước khi thải ra môi trường theo đúng quy định của nhà nước và chính sách pháp
luật để bảo vệ mội trường không khí và sức khoẻ của con người là chủ yếu. Đối
với tình trạng các công ty, doanh nghiệp vi phạm luật môi trường do không xử lý
khí thải hợp lí cần được nghiêm khắc kiểm soát và áp dụng những quy định xử
phạt một cách thích đáng.
Trong sản xuất công nghiệp nên được ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến để
giảm bớt lượng khí thải ra do máy móc lâu năm không đạt chất lượng. Bên cạnh
đó, việc tận dụng nguồn năng lượng từ thiên nhiên góp phần rất lớn đến việc bảo
vệ bầu không khí trong lành. Các năng lượng do thiên nhiên mang đến có thể
không quá cao nhưng một khi được đưa vào công nghiệp để sử dụng sẽ làm giảm
mạnh lượng khí độc ra bên ngoài môi trường.
3. Quy hoạch trồng cây xanh.
Trồng cây cũng là một cách giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm. Cây xanh có khả
năng quang hợp giúp lọc không khí. Trồng nhiều cây xanh ở những khu đô thị và
công viên có thể làm tình hình ô nhiễm giảm thiểu và không khí trở nên trong lành hơn. 5 KẾT LUẬN
Tình hình môi trường không khí bị ô nhiễm ở các thành phố không chỉ tác động xấu đến
vấn đề mỹ quan đô thị mà còn đe doạ nghiêm trọng đến nền sinh vật kể cả con người.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tồi tệ trên là từ con người, từ những thói quen sinh
hoạt đến hoạt động sản xuất. Thay vì cứ đỗ lỗi chon nhau chúng ta cần chung tay để bảo
vệ môi trường ta đang sống đó là môi trường không khí xung quanh ta. Việc nhận thức
của mỗi người là điều mang ý nghĩa to lớn, nó là nhân tố quyết định thay đổi, làm cho
cuộc sống được trở nên xanh, sạch, đẹp. 6 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG
Chương 1. Giới thiệu ô nhiễm môi trường không khí ở các thành phố. 1. Khái niệm. 2. Thực trạng.
Chương 2. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí ở các thành phố. 1. Giao thông vận tải.
2. Hoạt động sản xuất công nghiệp.
3. Hoạt động sinh hoạt.
Chương 3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí
1. Đối với tự nhiên.
2. Đối với con người.
Chương 4. Giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí.
1. Cải thiện thói quen sinh hoạt. 7
2. Xử lí khí thải công nghiệp đúng quy trình.
3. Quy hoạch trồng cây xanh. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Wikipedia.
2. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Nguyên nhân gây tình trạng ô
nhiễm môi trường không khí và giải pháp khắc phục, truy cập ngày 15/12/2022.
3. World Health Organization, Ô nhiễm không khí, truy cập ngày 15/12/2022. 8